logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/05/2019 lúc 09:39:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong những ngày vừa qua, TT Trump tiếp tục bực mình và giận dữ trước những dư âm về bản báo cáo của Công Tố Viên Đặc Biệt Robert Mueller mà thoạt đầu ông tưởng rằng vụ tai tiếng này có lẽ đã tan biến với kết quả là không đủ bằng chứng để kết tội thông đồng với phía chính quyền Nga. Vì thế nên ông đã hăm he là sẽ quyết đấu lên đến Tối Cao Pháp Viện để chống lại các nỗ lực của các vị dân biểu phe Dân Chủ tại Hạ Viện. Mặc dù rằng theo Hiến pháp, các ủy ban thuộc Quốc Hội, tức là ngành lập pháp, có đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm để kiểm soát hay điều tra việc làm của ngành hành pháp tức là tổng thống và chính phủ.
Vì thế nên chuyện này có lẽ vẫn còn rắc rối và có lẽ sẽ không êm xuôi như TT Trump mong muốn, đặc biệt là những cáo buộc liên quan đến hành động mang tính cản trở công lý. Lý do là vì bản báo cáo này, cho dù đã được ông Tổng trưởng Tư pháp William Barr cho đục bỏ rất nhiều đoạn dài tổng cộng gần 60 trang gồm những chi tiết có thể bất lợi cho TT Trump, nhưng những phần còn lại cũng cho thấy là quả tình TT Trump đã có những hành động cụ thể và rõ ràng muốn ngăn cản cuộc điều tra này, cho dù là không đạt được kết quả bởi vì nhiều phụ tá của ông đã không chịu làm theo.
Vì thế vụ này vẫn là đề tài thời sự thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là việc tranh luận xem TT Trump có hành động cản trở công lý hay không. Sau khi bản báo cáo được nộp lên Bộ Tư Pháp, ông William Barr nói rằng TT Trump không có hành động cản trở công lý. Nhưng thật ra đó chỉ là kết luận chủ quan của ông, chứ ông Mueller không hề kết luận đơn giản như vậy?
Trong bản báo cáo, ông Mueller đã viết như sau: “Nếu như chúng tôi tin chắc rằng sau khi đã điều tra rõ mọi sự cho thấy TT Trump rõ ràng không hề có hành động nào gọi là cản trở công lý thì chắc chắn là chúng tôi sẵn sàng nói rõ như vậy. Nhưng dựa trên những sự kiện đã diễn ra và chiếu theo những tiêu chuẩn được quy định bởi luật pháp, chúng tôi không thể đi đế kết luận như vậy được. . . Vì thế nên tuy bản báo cáo này không kết luận rằng tổng thống đã phạm tội, nhưng nó cũng không hề minh oan cho ông.”
Như thế rõ ràng là bản báo cáo của ông Mueller đã không hề minh oan chút nào về tội cản trở công lý như lời của TT Trump đã vội hô hoán trong những ngày đầu.
Chính vì thế mà nhiều nhân vật của phe Cộng Hoà đã lên tiếng mạnh mẽ để kết án TT Trump sau khi đọc bản báo cáo. Đó là trường hợp của nghị sĩ Mitt Romney của Utah, cựu ứng cử viên TT đảng Cộng Hoà trong kỳ bầu cử 2012; hoặc là của trường hợp ông George Conway, một luật sư kỳ cựu của phe bảo thủ và cũng là chồng của bà Kellyanne Conway, phụ tá cao cấp của TT Trump. Nhưng ông Conway lại lên án TT Trump và cho rằng Quốc Hội cần phải lập thủ tục để luận tội truất phế, thường gọi là “đàn hặc” (impeachment).
Điều đáng chú ý nhất là một trong những người lên tiếng chỉ trích TT Trump mạnh mẽ nhất lại là một chuyên gia pháp lý nổi tiếng trên đài Fox News: đó là ông Andrew Napolitano, một cựu thẩm phán Toà sơ thẩm ở New Jersey và sau chuyển sang làm việc cho đài Fox News từ hơn 20 năm qua với chức vụ hiện nay là chuyên gia phân tích kỳ cựu trên các đề tài pháp lý.
Trong một bài viết mới nhất và sau đó cũng đọc trên đài truyền hình Fox News, ông Napolitano đã kể lại chi tiết về cuộc điều tra của ông Mueller.
Đầu tiên là ông Mueller muốn điều tra xem có một sự toa rập, hay thông đồng hay không giữa ban tham mưu của ông Trump và phía chính quyền Nga. Sau đó ông James Comey, cựu tổng giám đốc FBI nói rằng ông ta bị TT Trump cách chức vì ông ta không chịu tuân lệnh để bỏ qua vụ điều tra ông Michael Flynn là Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Trump về vụ nói dối có bí mật tiếp xúc với đại sứ Nga tại Hoa Thịnh Đốn. Vì thế nên ông Mueller cũng điều tra luôn xem TT Trump có hành động được xem là cản trở công lý, tức là tìm cách ngăn cản những cuộc điều tra của FBI hay không.
Giờ đây, người ta mới hiểu rõ hơn vì sao TT Trump muốn cơ quan FBI bỏ qua vụ điều tra ông Flynn. Lý do là vì ông Flynn đã nói chuyện với đại sứ Nga về chuyện có thể bãi bỏ một số biện pháp cấm vận của Mỹ do TT Obama quyết định, dù lúc đó ông Trump chưa nhậm chức tổng thống. Điều này được coi là phạm pháp vì vi phạm vào việc điều hành chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ.
Trên danh nghĩa, TT Trump đã cách chức ông Flynn về tội nói dối. Nhưng cuộc điều tra của ông Mueller cho biết ông Flynn, khi điều đình với ông Mueller để xin được khoan hồng, đã thú nhận rằng ông đã nói chuyện với đại sứ Nga là do theo lệnh của ông Trump vào lúc đó (dù chưa chính thức nhậm chức). Nếu như ông Trump chịu thú nhận việc này thì chính ông mới phạm pháp chứ không phải là ông Flynn. Nhưng TT Trump đã không hề lên tiếng thú nhận điều này.
Bài viết của ông Napolitano còn ghi thêm rằng tuy không đủ bằng chứng để cáo buộc tội thông đồng, nhưng hai phía Nga và các thuộc hạ của ông Trump đã liên lạc, tiếp xúc với nhau ít nhất 127 lần trong khoảng thời gian từ tháng 7/2015 đến tháng 11/2016. Trong khi đó, TT Trump lúc nào cũng lớn tiếng cho rằng không hề có một cuộc tiếp xúc nào.
Cũng giống như nhiều chuyên gia khác, ông Napolitano nói rằng lý do ông Mueller không đi đến kết luận cáo buộc TT Trump về tội cản trở công lý là vì ông muốn để cho Quốc Hội quyết định vì đó là thẩm quyền và trách nhiệm của ngành lập pháp. Quốc Hội thật ra cũng không có quyền lập bản cáo trạng buộc tội, nhưng có thể tiến hành thủ tục luận tội và bãi nhiệm. Theo đó, Hạ Viện có thể luận tội và đưa lên Tối Cao Pháp Viện xét xử nhưng quyết định bỏ phiếu lại thuộc về Thượng Viện nếu có đủ 2/3 nghị sĩ đồng ý kết tội thì tổng thống sẽ bị bãi nhiệm.
Tội cản trở công lý là một hành động phạm pháp tuy rằng nó hiếm khi nào được hoàn thành như mong muốn. Nói một cách khác, người cản trở công lý không cần phải đạt được kết quả như mong muốn thì mới bị kết tội là đã cản trở công lý. Bởi vì luật lệ đã quy định rõ ràng và cụ thể rằng bất cứ toan tính nào muốn ngăn cản hoặc xen lấn vào thủ tục điều tra của chính quyền nhằm mục đích thủ lợi riêng tư hoặc che đậy chuyện xấu xa nào đó đều phải bị nghiêm cấm.
Trong cuộc điều tra, ông Mueller đã đưa ra gần một chục hành động cản trở công lý của TT Trump. Chẳng hạn như chuyện ông đã yêu cầu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia là K.T. McFarland viết một bức thư nói dối về lý do ông Michael Flynn đã nói chuyện với Đại sứ Kislyak của Nga, đó là đã cản trở công lý. Rồi đến chuyện TT Trump đã yêu cầu phụ tá Corey Lewandowski hãy tìm cách bắn tiếng cho ông tổng trưởng tư pháp Sessions hãy cách chức ông Mueller, đó cũng là cản trở công lý.
Rồi đến việc TT Trump đã áp lực ông Don McGahn, luật sư cố vấn của Toà Bạch Ốc, phải sa thải ông Mueller nhưng ông McGahn từ chối, lại thêm một hành động cản trở công lý. Đến khi tờ báo New York Times tiết lộ chuyện này, TT Trump lại gọi ông McGahn vào văn phòng để áp lực ông lên tiếng cải chính là không hề có chuyện đó nhưng ông ta cũng không làm theo, như vậy là TT Trump cũng đã cản trở công lý.
TT Trump cũng đã cản trở công lý khi áp lực ông tổng trưởng Jeff Sessions là hãy rút lại lời tuyên bố không can dự vào vụ này để nhảy vô trở lại nhằm bảo vệ cho ông Trump bằng cách sa thải ông Mueller nhưng ông Sessions cũng không thi hành theo và đã bị TT Trump chỉ trích và chê bai thậm tệ một cách công khai.
Hoặc khi TT Trump đưa ra lời hứa với ông Michael Cohen là luật sư riêng của mình trong hơn 10 năm trời là ông có thể tha bổng nhờ đặc quyền của tổng thống để dụ dỗ ông Cohen hãy giữ im lặng chứ đừng có khai hết sự thật trong nội bộ với Công tố viên Mueller thì đó cũng là hành động cản trở công lý.
Với những bằng chứng rõ ràng như vậy, tại sao Công tố viên Mueller lại không đi đến kết luận cáo buộc TT Trump tội cản trở công lý, theo như nhận định bình thường và hợp lý của mọi người? Theo các chuyên gia và ông Napolitano, ông Mueller là một công bộc của nhà nước, làm việc theo đúng thiên chức và trách nhiệm được quy định nên ông phải tuân thủ theo những quyết định của cấp trên là các thứ trưởng và tổng trưởng Bộ Tư Pháp chứ không phải tự tiện quyết định theo đuổi những mục đích riêng tư theo bè phái.
Nói chung, mục đích của việc cản trở công lý là tìm cách lừa gạt, hay đánh lạc hướng nhằm khiến cho chính quyền không tìm ra sự thật. Đối với ông Mueller, vấn đề không phải là TT Trump có can tội cản trở công lý hay không. Mà là liệu các công tố viên có thể thành công trong việc kết tội TT Trump hay không. Bởi vì nói cho cùng, nhiệm vụ chính của một công tố viên là phải có đầy đủ bằng chứng mạnh mẽ để kết tội trước khi quyết định truy tố, bằng không thì họ sẽ không phí phạm thì giờ, công sức và tiền bạc cho một vụ truy tố ra toà án. Bởi vì các công tố viên là đại diện cho chính quyền để giữ vững công lý và trừng trị các can phạm, do đó họ không thiếu những can phạm khác để truy tố và kết tội.
Ông Mueller đã biết trước rằng ông tổng trưởng tư pháp William Barr là người được TT Trump lựa chọn nên ông không muốn làm điều gì bất lợi cho sếp lớn. Ông Barr sẽ ngăn cản quyết định truy tố TT Trump bởi vì ông có một cái nhìn hạn hẹp hơn về điều luật này. Dưới mắt ông Barr, một người bị cáo buộc tội cản trở công lý phải là một người đã thực hiện xong được công việc cản trở cuộc điều tra hoặc truy tó về tội phạm do chính mình gây ra. Do đó, dưới cái nhìn hạn hẹp này, bởi vì TT Trump đã không hề phạm tội thông đồng với chính quyền Nga, thì không thể nào cáo buộc ông tội đã cản trở cuộc điều tra của FBI về tội thông đồng này.
Ông cựu thẩm phán Napolitano giải thích tiếp bằng cách đưa ra một thí dụ để cho mọi người thấy rõ hơn. Đó là trường hợp của bà Martha Stewart, một phụ nữ nổi tiếng trên TV và thành công trước đây trên thương trường nhưng đã bị cáo buộc và đã phải vào tù về tội gọi là “insider trading”, tức là lợi dụng những thông tin kín trong nội bộ để đầu tư chứng khoán hầu hưởng lợi cho riêng mình.
Trong trường hợp này, bà Martha Stewart đã bị toà án kết tội ngăn cản một cuộc điều tra về hành động được gọi là hưởng lợi trái phép theo kiểu “insider trading”, dù rằng sau đó những tội danh này đã được tha bổng tại phiên toà xét xử. Nói tóm lại, tuy phiên toà xét xử sau đó đi đến phán quyết không kết tội về “insider trading”, nhưng bà Stewart cũng không tránh khỏi tội đã cản trở công lý.
Hiện nay, Bộ Tư Pháp nói riêng, cũng như chính phủ của TT Trump nói chung, chắc chắn sẽ chẳng làm gì hơn, và cũng không tiếp tục điều tra về những cáo buộc tội cản trở công lý khi mà người đứng đầu chính quyền là TT Trump đã luôn tìm cách dẹp bỏ nó từ gần hai năm qua, bất chấp mọi lời dèm pha hoặc những quy luật về đạo đức chính quyền theo truyền thống từ lâu đời. Và ở Thượng Viện cũng vậy, đa số các nghị sĩ phe Cộng Hoà tuy thỉnh thoảng lên tiếng chỉ trích TT Trump trước những lời nói và việc làm đầy sai trái của ông, nhưng khi cần đến việc biểu quyết, họ vẫn bỏ phiếu ủng hộ ông, với lý do được hiểu ngầm là họ không muốn bị khối cử tri ủng hộ ông Trump một cách cuồng nhiệt sẽ giận dữ và bỏ phiếu bất tín nhiệm trong các kỳ bầu cử sơ bộ trong đảng Cộng Hoà vào đầu năm sau.
Do đó, chỉ có phe Dân Chủ ở Hạ Viện là còn có khả năng đối phó để đòi hỏi công lý theo cái nhìn của họ. Tuy nhiên, các vị dân biểu phe Dân Chủ cũng đang đối diện trước một nan đề là không biết có nên xúc tiến thủ tục để luận tội và truất phế hay không. Phe Dân Chủ chắc chắn phải học kinh nghiệm gần đây là thủ tục luận tội để truy tố này chỉ có thể thành công khi có một sự đồng thuận rộng lớn trên toàn quốc ủng hộ việc này, cho dù là những bằng chứng về việc phạm tội có mạnh mẽ đến cỡ nào. Đó là trường hợp của ông Richard Nixon trong vụ tai tiếng Watergate, khi có một số khá đông các dân biểu và nghị sĩ phe Cộng Hoà cũng đồng ý cho rằng ông Nixon đã đi quá xa, chà đạp luật pháp và xem thường các ngành khác trong chính quyền.
Bằng không thì họ sẽ gặp thất bại nặng nề về mặt chính trị. Thí dụ điển hình là vụ các dân biểu phe Cộng Hoà nắm đa số tại Hạ Viện vào năm 1998 đã quyết định luận tội TT Bill Clinton về vụ lem nhem tình dục với cô Monica Lewinsky. Nhưng vào lúc ấy, đa số các vị dân biểu và nghị sĩ khác của phe Dân Chủ đã không đồng ý, vì cho rằng chuyện này chẳng có gì là nghiêm trọng. Kết quả là ông Clinton đã được Thượng Viện tha bổng, và phe Cộng Hoà đã thất bại sau đó về mặt chính trị. Trong cuộc bầu cử cuối năm 1998, phe Dân Chủ ở Hạ Viện cũng giành thêm được một số ghế, một điều trái ngược với chiều hướng thông thường là đảng cầm quyền bao giờ cũng gặp thất bại ở Hạ Viện trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ. Và tỉ lệ ủng hộ của dân chúng Mỹ giành cho ông Clinton cũng tăng cao thêm 10 điểm, lên đến 73% theo cuộc thăm dò của Gallup; và 68% dân Mỹ cho rằng Thượng Viện không nên kết tội.
Để kết luận, ông cựu thẩm phán Napolitano của đài Fox News nói rằng công việc chính của một vị tổng thống là thực thi luật pháp của chính phủ liên bang. Nếu như vị tổng thống đó ra lệnh trái phép những việc nào đó nhằm cứu mạng cho một nạn nhân vô tội nào hay thả tự do cho một công dân bị ngồi tù, người ta còn có thể biện minh cho hành động cản trở công lý của vị tổng thống này về mặt nhân đạo. Nhưng khi một tổng thống ra lệnh cản trở công lý một cách trái phép nhằm cứu cho ông ta thoát tội về những hành vị sai trái của mình, thì theo ông, rõ ràng đó là những hành động bất hợp pháp (unlawful), không thể biện hộ được (defenseless) và cũng cần được truy tố ra toà (condemnable).

Ngày 29 tháng 4/2019
Mai Loan


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.