logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/05/2019 lúc 11:02:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giới thiệu Tiểu Luận “Việc thu nhận Thuyền nhân Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức” của Frank Bösch (Phương Tôn phỏng dịch)

UserPostedImage

Mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư chúng ta luôn hồi tưởng đến những câu chuyện đau thương đã xảy ra cho gia đình bà con bạn bè ngày chúng ta bỏ nước ra đi, về thời gian ta đã nhỏ biết bao nhiêu là nước mắt khóc cho những người ở lại bị đày đọa trong ngục tù và đói khát thời gian sau đó. Theo với thời gian chúng ta đã có dịp nói cho nhau nghe nỗi đau của nhau nhiều hơn là cơ hội đi sâu vào các lãnh vực khác, để biết được rằng chúng ta không vô vọng, không lẻ loi trong hành trình tìm tự do của chúng ta sau ngày 30/4/1975.
Đã có nhiều quốc gia trên thế giới, nơi đó chính quyền và người dân dõi mắt trông theo bước chân người tị nạn Việt Nam, để rồi với nỗi xót xa đồng cảm họ đã hăng hái dấn thân và dang rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn Việt Nam lem luốc đói khát khô gầy sau nhiều ngày đêm lênh đênh trên biển cả, dưới cái nóng hừng hực như thiêu như đốt của mặt trời trong những ngày sau Tháng Tư Đen, hoặc sau những tháng ngày ngóng đợi trong các trại tị nạn. Khoahocnet xin mời qúy độc giả đọc bài Tiểu luân “Hoạt động cho người Tỵ nạn: Việc thu nhận thuyền nhân Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức” của Giáo sư Frank Bösch. Ông hiện đang giảng dạy môn Lịch sử Đức và Châu Âu Thế kỷ 20 tại Đại Học Potsdam. Giáo sư Frank Bösch cũng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sử Hiện Đại tại Đức Quốc.
Bài Tiểu luận dài khoảng 30 trang được chuyển dịch từ Tiếng Đức sang Tiếng Việt. Đi lần vào những trang viết của bài tiểu luân nầy chúng ta thấy rõ những nỗ lực rất tích cực của người dân Đức cho việc khởi động chương trình cứu vớt thuyền nhân Việt Nam. Họ đã thấy rõ được người dân Việt đã phải trải qua bao đớn đau cay nghiệt và oan khiên ngay sau khi Cộng Sản Việt Nam đặt bước chân ma quỷ dày xéo Miền Nam Việt Nam vào Ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Ngày mà hàng hàng lớp lớp người dân Việt vội vàng hốt hoảng buông bỏ nhà cửa tài sản ruộng vườn dứt áo ra đi, rời xa Quê Mẹ.
Bài tiểu luận dựa trên hồ sơ lưu trữ của các bộ, các tổ chức và các đại sứ quán ở Đông Dương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ, Quốc Hội Đức, các ủy ban của các đảng phái chính trị trong chính quyền Đức Quốc, các cơ quan truyền thông chính mạch, song song với tài liệu từ các tổ chức cứu vớt và cứu trợ thuyền nhân Việt Nam. Cũng như qua các cuộc nói chuyện với nhân chứng, điển hình phải kể đến vị ân nhân khả kính của Người Việt tị nạn tại Đức, ông Rupert Neudeck. Ông là người sáng lập Cap Anamur – Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e.V. (Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức). Tổ chức nầy đã vớt tổng cộng 10.375 thuyền nhân Việt Nam trên 226 chiếc thuyền và đưa họ sang Đức định cư. Những tổ chức dân sự được nói đến trong bài tiểu luận là những tổ chức đã tranh đấu kêu gọi và kiên nhẫn trong việc cứu người tị nạn Việt Nam.
Buông bỏ tất cả để vượt thoát ra đi với hai bàn tay trắng, chúng ta không thấy được mình sẽ về đâu, chỉ biết rằng sống với Cộng Sản Việt Nam là sống trong địa ngục trần gian, làm thân con người trong số phận oan nghiệt khổ đau không lối thoát. Năm tháng sẽ dài đăng đẳng tối đen, cuộc đời mình coi như bỏ đi, thế hệ con cháu mình sẽ cũng đen tối và không lối thoát dưới sự cai trị tàn độc của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thoát thân chạy trốn khỏi ách cai trị bất nhân của Đảng Cộng Sản Việt Nam chúng ta nhìn lại và thấy rằng quyết định ngày đó thật sự vô cùng sáng suốt. Lòng can đảm và trách nhiệm đem lại một đời sống có tự do dân chủ và nhân quyền cho con mình đã tạo sức chịu đựng và sự hy sinh vô bờ của những người mẹ, quyết tâm mãnh liệt của những người cha. Kết quả đã cho thấy một thế hệ trẻ của hàng con cháu chúng ta bây giờ đã thành công và thành nhân, nhờ được giáo dục bởi gia đình đầy ắp tình người, tình quê hương dân tộc, trọng nhân quyền và đầy bác ái. Nhờ được giáo dục ở một xã hội văn minh tự do và dân chủ, đầy tình nhân loại và con cháu chúng ta đã thành công.
Theo dõi bước chân đi tìm cái sống trong cái chết, vẻ kinh hoàng và nét khủng hoảng cùng bước chân thất thểu của người tị nạn Việt Nam trong thời điểm từ 1975, khi Cộng Sản Việt Nam cưỡng chiếm Miền Nam Nước Việt, người dân bỏ xứ ra đi rời xa Quê Mẹ mà không thấy trước được sẽ đi về đâu, chỉ ôm ấp niềm tin các quốc gia có tự do nhân quyền sẽ cứu giúp chúng ta. Chính quyền và người dân nhiều quốc gia trên thế giới đã với tình nhân loại biến niềm hy vọng của người tị nạn Việt Nam thành sự thật. Họ đã dang rộng vòng tay đón lấy chúng ta, nuôi dưỡng bảo bọc chúng ta. Xin mời đọc bài tiểu luận của Giáo sư Frank Bösch để thấy những vận động và nỗ lực song hành với nỗi khổ, niềm hy vọng mong manh, ước mong xa vời của chúng ta. Để thấy rằng thế giới thấy rõ mặt thật của đảng Cộng Sản Việt Nam qua những nỗ lực cứu vớt người tị nạn Việt Nam trong các chuyến vượt thoát đầy hiểm nguy.
Chúng ta không đơn hành trên con đường tìm tự do dân chủ. Đọc bài Tiểu Luận nầy, chúng ta thấy rõ phản ứng và công luận quốc tế về cuộc bỏ nước ra đi của chúng ta, khi Cộng Sản tràn vào Miền Nam và cai trị nhân dân ta.
Ước mơ đầu tiên của chúng ta ngày bỏ nước ra đi trốn ách cộng sản là đến được bến bờ tự do. Ước mơ thứ nhất đã thực hiện được. Ước mơ thứ hai trong phần đời còn lại là xây đựng một Việt Nam có tự do dân chủ và nhân quyền. Chúng ta đã nỗ lực nuôi dưỡng lửa nhân quyền và chúng ta biết rằng ngày đó sẽ đến. Phản ứng của người dân trước cái chết của Lê Đức Anh. “Sự kiện” sống/chết của Nguyễn Phú Trọng hiện nay đã cho chúng ta câu trả lời.
Xin mời đọc bài tiểu luận để thấy và để tri ân tình người rộng lớn của người dân từ các quốc gia tự do trên thế giới. Một thứ tình người, tình nhân loại Cộng Sản Việt Nam không bao giờ biết đến!

Xin bấm vào hai link dưới đây:

Hoạt động cho người Tỵ nạn: Việc thu nhận “thuyền nhân” Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức (phần 1)
 
Hoạt động cho người Tỵ nạn: Việc thu nhận “thuyền nhân” Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức (phần 2)
 

30/4/2019
UYÊN HẠNH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.