logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/05/2019 lúc 11:21:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buôn bán chính ngạch là chính thức đưa hàng xuất cảng qua hàng rào quan thuế,
Tiểu ngạch là mua bán thẳng với nhau qua các cửa khẩu biên giới tiền trao cháo múc mà không cần tới một ràng buộc giấy tờ nào. Chỉ cần tờ khai, phí qua biên giới là xong.
Buôn bán tiểu ngạch giúp công ty trong nước bán được hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí, tiện thanh toán và dễ trốn thuế. Hàng hóa, ví dụ như nông sản, thu hoạch ngoài ruộng rẫy xong, cứ thế chất lên xe chạy thẳng một mạch tới biên giới. Khỏi như chính ngạch cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương… vô cùng rắc rối vì qua bao nhiêu ải để có những thứ giấy tờ ấy.
Loại buôn bán này quá sức đơn giản, xem chừng hạp với nhiều VN mặc dù chất chứa nhiều rủi ro trong đó. Khi xảy ra tranh chấp thường chịu thua thiệt vì chẳng có giấy tờ hợp lệ nào đưa ra chứng minh để cãi cọ.
Không có hợp đồng để buộc phải trả tiền khi nhận hàng tức là chẳng biết tương lai mịt mùng ra sao. Khách đặt hàng, thường là đặt miệng, rồi không nhận hàng hoặc nhận hàng không trả tiền ngay. Trả nhiều lần, trả một phần hoặc cuối cùng biến mất. Cháo múc đi rồi mà chẳng thấy tiền đâu.
Ngoài thị trường trong nước thì hàng hóa VN phải trông cậy vào việc xuất cảng. Thị trường Âu Mỹ, mặc dù rất chuộng nông sản vùng nhiệt đới nhưng VN khó mà đáp ứng nổi các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dính chút xíu thuốc trừ sâu, vỏ bị dập, thâm đen… hàng hóa đều bị trả về toàn bộ. Một doanh nghiệp bị lỗi con sâu làm rầu nồi canh, các doanh nghiệp khác chịu tiếng xấu lây. Việc xuất khẩu chính ngạch vì thế càng khó khăn.
VN có xuất nhập cảng tiểu ngạch với ba nước láng giềng là Lào, Campuchia và TQ. Trong đó, giao thương với TQ nhiều nhất vì thị trường rộng lớn và đường biên giới rộng dài qua bảy tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
VN thường xuất lương thực, thực phẩm, trà, cà phê, nông sản tươi, sơ chế… Nhập xăng dầu, trái cây, thuốc lá, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, quần áo… Nông sản số lượng nhiều chủ yếu đưa sang TQ. Thứ gì cũng có thể xuất qua xứ đông dân đó. Cũng có một số ít xuất khẩu chính ngạch như măng cụt, sữa nhưng hầu hết đều là xuất khẩu tiểu ngạch.
Trước kia người dân thường khổ sở vì chạy theo yêu cầu thương lái TQ. Cứ rộ những món hàng thu mua ồ ạt, được một thời gian, đột ngột bị ngưng mua chẳng hiểu lý do. Những món hàng xuất khẩu tiểu ngạch này rất lạ đời. Lái hết mua lá điều khô Bình Phước lại mua rễ tiêu Pleiku “nghe nói” làm thuốc bắc. Đồng Nai đua nhau chặt phá vườn tiêu để lấy rễ, thậm chí đào trộm rễ tiêu để bán, dân Quảng Ngãi bán cau non “nghe nói” để làm kẹo, bán ồ ạt kẻo trộm nó tới hái dùm. Vừa hái cau non bán vừa gấp gáp trồng thêm tới khi cau đậu trái thì chẳng thấy ma nào đoái hoài. Ngoài ra còn lá trầu Bình Định, chuối Phú Yên, lá khoai lang non Vĩnh Long, đuôi và móng trâu, rễ hồi, gỗ trắc non cả rễ, trâm cổ thụ… Ai cũng biết những cây trâm cổ thụ hàng trăm năm bị đốn đi sẽ khiến cây nhỏ chung quanh cũng chết vì không có gì giữ nước. Khi rừng trâm bị xóa sổ thì thương lái cũng biến mất để lại rừng xưa thành khu đất trọc…
Việc mua các loại hàng hóa có tính chất phá hoại như mua giun đất, lá non mãng cầu xiêm, nụ hoa thanh long, lá khoai lang (làm giảm tuổi thọ và năng suất của cây), mua tận diệt gốc cây dược liệu, dây giống, móng chân trâu, thu gom nguyên liệu hải sản bằng cách phá giá khiến doanh nghiệp chế biến VN khóc dở…
Huyện Củ Chi từng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất nuôi ốc bươu vàng. Không biết chế biến ra bao nhiêu tấn thức ăn gia súc nhưng đã tàn hại nhiều cánh đồng lúa. Khi nhận ra được hiểm họa ốc bươu vàng, thu hồi đất thì con ốc đã lan ra gần khắp huyện.
Suốt thời gian qua, VN đã quá quen thuộc với cảnh dội khẩu. Trong khi có những mặt hàng nông sản đang bị khai thác tận diệt để bán sang Trung Quốc thì một số nông sản khác tồn ứ, bỏ không do thương lái Trung Quốc ngừng mua. Hết dưa hấu, thanh long, hết chuối đến khoai mì, cá sấu, lợn dày mỡ…
Hết khổ vì dưa lại thua vì ớt là vậy. Cũng như dưa hấu, ớt là cây trồng lệ thuộc quá nhiều vào thị trường TQ với khoảng 80% sản lượng, chủ yếu xuất tiểu ngạch nên giá cả luôn bấp bênh. Việc trồng ớt với diện tích lớn, không theo quy hoạch do thấy giá cao thì ồ ạt xuống giống, dẫn đến thua lỗ cho nông dân là điều khó tránh khỏi. Các sản phẩm dội chợ này đổ đống bên vệ đường thống thiết kêu gọi người dân giải cứu. Ai nấy cũng mủi lòng, bảo nhau dân ta dùng hàng ta, xúm lại mua giúp nông dân. Nhưng mua dăm lần thì sự việc trở nên nhàm và ai nấy chán nản. Cần phải có cách giải quyết hữu hiệu chứ cả một nền kinh tế nông nghiệp cứ trông cậy vào lòng tốt người dân giải cứu hoài thì quá vô lý.
Các loại hàng hóa kể trên đến từ miền Trung và miền Nam đường xa tốn tiền vận chuyển ăn dầm nằm dề nơi biên giới tới mức thối hỏng, đành quay đầu xe bán tống tháo thị trường nội địa hoặc trút xuống vệ đường mặc kệ thành đống rác. Nhưng các loại nông sản trồng sát biên giới, tình hình cũng chẳng khấm khá hơn. Mùa dứa chín rộ ở Mường Khương, Lào Cai thuận tiện vận chuyển vì nhiều nơi chỉ cách TQ con suối nhỏ nhưng vẫn có lúc không bán được, chỉ chậm ba ngày là dứa hỏng, chủ hàng đành thuê người đem đổ cả xe tải bên đường, cũng như thanh long, dưa hấu, cà chua… ép đàn gia súc trâu bò ăn phát ngán.
Rồi chuối Khánh Hòa, khoai lang Vĩnh Long, chanh Long An, tôm hùm Phú Yên, heo Đồng Tháp… Tất cả giống nhau chỉ là một kịch bản duy nhất. Mua ồ ạt giá cao lúc đầu rồi dừng lại đột ngột để hàng dồn đọng lại. Nông sản VN xuất sang TQ rất nhiều, khi TQ muốn nhập giá cao, khi nhập đủ họ dừng lại, giá rớt, hàng ngàn tấn nông sản ứ đọng, các vùng chuyên canh lao đao gây thiệt hại rất lớn cho nông dân và các doanh nghiệp.
Xuất tiểu ngạch thường từ các doanh nghiệp nhỏ nên rất ít thông tin về việc thay đổi các chính sách của TQ, kết quả nhiều khi hàng lên đến cửa khẩu mới chưng hửng. Ví dụ vải chính vụ mỗi ngày qua cửa khẩu hàng vài ba trăm tấn. Thế nhưng bỗng nhiên tới một mùa, hàng tới biên giới khựng lại bởi hàng loạt quy định ngặt nghèo về nơi trồng, phương thức vận chuyển, giấy chứng nhận kiểm dịch chính thức, không được dùng thực vật như lá, hoa quả, rơm rạ làm vật liệu chèn lót, cành cuống không được quá 15cm… Thậm chí, nếu qua kiểm dịch phát hiện sinh vật hại, hoặc chất độc hại theo quy định của TQ, hàng sẽ bị tiêu hủy, giải quyết dịch hại, chi phí giải quyết chủ hàng phải chịu.
Bên cạnh đó là sự đổi thay xoành xoạch chẳng biết đàng nào mà lường. Chẳng hạn, hiện nay có khoảng 50 đến 60 % cao su xuất khẩu qua TQ theo đường tiểu ngạch, qua các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Bát Xát (Lào Cai), Tà Lùng (Cao Bằng). Khi giá cao su tăng mạnh, các doanh nghiệp vội vã đánh hàng sang TQ thì tại cửa khẩu, TQ hạn chế mua, buộc các doanh nghiệp VN phải kéo giá thấp. Các loại hàng hóa khác cũng thế. Các công ty VN thu mua nông sản, thuê container đóng hàng tới biên giới, rồi đứng đó xếp hàng đợi… người ta tới mua. Chẳng phải đơn giản người ta tới mua mà thông qua đầu nậu với đủ thứ chi phí và trăm điều khó dễ.
Ngoài thuận lợi về địa lý, việc đi lại tự do của cư dân biên giới hai nước và khi Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN – TQ có hiệu lực đã giúp việc trao đổi hàng hóa lưu thông hơn trước. Nhưng do sự cạnh tranh của hàng hóa TQ tốt hơn đã biến những thuận lợi trên thành bất lợi đối với VN. Thực tế, thương lái TQ chỉ muốn mua hàng của VN qua đường tiểu ngạch do được phía họ giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với phương thức này. Từ đó dễ mua hàng giá cao hơn doanh nghiệp trong nước thu mua. Ngược lại, phía TQ lại mua nguyên liệu thô qua đường chính ngạch vì được ưu đãi thuế để nhập các loại này.
VN nhập ồ ạt hàng hóa của TQ, đặc biệt là thực phẩm, nguyên phụ liệu, trái cây… Do hàng TQ chủ yếu được nhập theo đường tiểu ngạch nên việc kiểm tra chất lượng rất lỏng lẻo. Đa số đặc sản Đà Lạt đều có xuất xứ từ TQ từ mứt, trái cây như dâu, lựu, táo… đến chanh, khoai tây…
Trong khi phía TQ có hàng rào kỹ thuật gắt gao, việc kiểm tra hàng VN rất chặt chẽ tại các cửa khẩu thì hàng hóa kém chất lượng TQ lại dễ dàng xâm nhập VN như vào chỗ vườn không nhà trống. Một ví dụ cho tình trạng này là khách du lịch đi bằng đường bộ vào TQ sẽ không được mang theo bất kỳ loại trái cây nào; trong khi có thể mang ngược về VN thoải mái.
Sau này, nhiều nơi, không đợi hàng VN chở sang biên giới mà thương lái TQ sang đầu nguồn của VN để cất hàng. Họ vào tận vườn để chọn mua trái cây, thuê người chở đi, ra tận cảng cá chọn mua từng mẻ, mở luôn nhà máy sơ chế tại chỗ rồi mới vận chuyển sang TQ. Thậm chí nhờ người (hoặc lấy vợ VN) mua dùm, thuê đất trồng trọt, chăn nuôi…
Do chỉ xuất hàng thô, lại hàng thô từ gốc và giá cả bị thao túng như vậy, đầu nậu thu mua muốn cho giá bao nhiêu, nông dân, ngư dân… đành chịu vì không có sự chọn lựa nào khác. Thành thử hàng hóa VN một sương hai nắng cặm cụi làm lụng nhưng bán số lượng lớn vẫn chẳng được bao nhiêu lời. Bởi nói chung buôn bán tiểu ngạch chỉ giao dịch với đầu nậu chứ không thật sự tìm được đầu mối của cung và cầu.
Việc xuất cảng tiểu ngạch cũng lắm nhiêu khê, mệt mỏi. Hôm nay nhập cửa khẩu này, mai chuyển sang cửa khẩu khác qua những con đường hư hỏng khó đi, phân loại hàng ở chỗ này, giao hàng lại nơi khác, hàng ít thì không gom đủ hàng, hàng nhiều thì bị ách lại cho rớt giá, gian nan đủ điều mà doanh nghiệp VN vẫn phải bấm bụng lao theo.
Cũng phần nào do lối làm ăn của VN ăn xổi ở thì và không giữ uy tín như thường thấy. Dưa hấu thời gian đầu là loại trái cây ưa thích thị trường hút hàng. Thấy vậy, chỗ nào cũng đua nhau trồng, cả những nơi không hợp thổ nhưỡng, khí hậu vẫn rủ nhau xuống giống ào ạt. Kết quả chẳng những cung nhiều hơn cầu ế là đương nhiên mà chất lượng sản phẩm tệ tới nỗi mang ra chợ kêu gọi giải cứu, thiên hạ hăng hái giúp đỡ lắm nhưng mua phải những món hàng kém cỏi cũng đâm ra bớt nhiệt tâm. Trong nước còn vậy. Dội khẩu là đúng rồi! Nếu cứ bán hàng chất lượng dễ dãi sẽ dần dần phá hoại nền sản xuất. Đơn giản là doanh nghiệp buôn bán hàng hóa chất lượng thấp; không chịu đầu tư cải thiện mẫu mã, chất lượng thì cuối cùng hậu quả chính nông dân và doanh nghiệp sẽ gánh chịu hậu quả.
Đó là không kể sau một thời gian sang VN mua bán, tìm hiểu các loại nông sản, TQ đã tự phát triển nông nghiệp của mình. Đơn cử vải thiều VN nổi tiếng. Sau nhiều năm xuất khẩu ồ ạt sang TQ thì năm ngoái thị trường VN đã bắt đầu thấy xuất hiện quả vải TQ to hơn, đẹp hơn, ngọt hơn… Nhiều người ngay trên đất vải đã phải mua loại trái cây này vừa nếm thử quả lạ vừa không thể phủ nhận ưu điểm nổi trội của nó so với các loại nông sản trong nước ít có sự đầu tư nghiên cứu để cải tạo giống má.
Ai cũng biết rành rành như vậy nhưng thay đổi đế phát triển lên thì… khó quá. Làm không được!

SGCN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.