Việt Nam taHơn bốn ngàn năm văn hiến,
Bao nhiêu triều đại oai hùng.
Cũng không ít lần gặp cơn nguy biến,
Nhưng vua dân trên dưới một lòng.
Thuở ban đầuChiếc bánh Lang Liêu làm nên trung hiếu,
Ngựa sắt Phù Đổng quét sạch cuồng ngông.
Từ đấy người trung liệt thời nào cũng có,
Đến nay chí anh hào vẫn rạng núi sông.
Cao Lỗ xây thành, dấu xưa còn đó,
Lữ Gia diệt thù gương cũ sáng trong.
Khi vận nước suy vi, người người giữ đức luyện tài, rèn thêm ý chí,
Lúc thế nước hùng cường, lớp lớp tay cày tay cuốc, tô đẹp non sông.
Thế cho nênGần một ngàn năm, chìm trong áp bức,
Tiến lên làm lính, lui về làm nông.
Một trận vung gươm Nhị Trưng tống cổ Tô Định,
Triệu viên sỏi nhỏ muôn dân xóa dấu cột đồng.
Phá thế nô dịch Mâu Tử xuất chiêu “lấy giáo Tàu đâm Chệt” (1)
Trải lòng từ bi Tăng Hội ôm kinh “chống gậy đến Giang Đông” (2)
Giận lũ bạo tàn, phất cờ vàng Triệu Trinh Nương “đạp cơn sóng dữ”
Đuổi loài gian ác, thay quyền anh Triệu Quốc Đạt “chém kình biển Đông”
Đất giặc điêu linh, mà lòng giặc không vơi tham ác,
Nước nhà khốn khổ, mà lòng giặc không bớt bạo tàn.
Nắm lấy thời cơ, Nam Việt Đế khởi nghĩa binh, quét một trận sạch không kình ngạc,
Dựng chùa Khai quốc, Vạn Xuân làm nên quốc hiệu, mong nước nhà mãi một mùa xuân.
Cũng bởi lòng người chưa kết,
Cho nên vận nước chưa thông.
Nhưng ai cản được Mai Hắc Đế,
Sức nào ngăn nổi chí Phùng Hưng.
Không thành công, nhưng cũng rạng tấm lòng bất khuất,
Chưa chiến thắng, cũng nêu cao ý chí quật cường.
Chữ là chữ Tàu, lấy chữ Tàu vạch tội Tàu xâm lược,
Tiếng là tiếng Việt, nói tiếng Việt làm nên Việt giang sơn.
Ba đời họ Khúc xây nền tự chủ,
Một đời Diên Nghệ thành một Ngô Vương.
Góp gió bốn phương làm thành cơn thịnh nộ,
Sắc cọc hờn căm tạo nên ngọn sóng Bạch Đằng. (3)
Từ ĐâyĐất nước sạch quân xâm lược,
Lúa dâu xanh biếc non sông.
Vậy mà mắt giặc không thôi dòm dõ,
Cho nên ý dân luôn giữ chung lòng.
Lại Bạch Đằng Giang nổi sóng,
Thêm Hầu Nhân Bảo mạng vong. (4)
Giặc phải ngâm câu “Ngoài trời lại có trời soi rạng”,
Trời yên lành nên “Mặt nước đầm in bóng nguyệt trong”. (5)
Rồi vận nước đã đến hồi hưng thịnh,
Thế vững bền nên dáng dấp Thăng Long.
Câu thơ thần lại vang lên trong đêm Như Nguyệt,
Bọn giặc Tống lai co vòi tan nát đất Ung Khâm.
Vó ngựa xâm lăng ồn ào khắp Âu Á,
Đoàn quân Nguyên Mông phá nát cả Tây Đông.
Mà lại ba lần phải khiếp oai Đại Việt,
Vẫn học chưa xong ngọn sóng Bạch Đằng. (6)
Ngẫm mà xemMỗi một triều đại ngông cuồng, đã lắm lần mang thêm nhục nhã,
Mỗi một hành động tham lam, dăm ba lượt tanh tưởi máu bầm.
Biết vậy mà Liễu Thăng, Lương Minh vẫn mạng vong nơi ải Quỷ,
Biết vậy mà Vương Thông, Mã Anh phải xếp giáp chốn Đông Quan.
Cả nước lại vang lên lời Bình Ngô Đại Cáo,
Quân dân thuộc nằm lòng câu Phạt Nhi Tâm Công. (7)
Từ lâu chữ lễ nghĩa, hiếu hòa giữ trong tâm tưởng,
Ngàn thu chữ yêu thương, nương tựa để ở tấm lòng.
Thế nước có suy có thịnh,
Triều đại có hưng có vong.
Đất nước thì ngàn thu Đại Việt,
Nòi giống thì vạn đại Tiên Rồng.
Câu hát câu hò vẫn vang vang sông núi,
Lúa biếc dâu xanh vẫn lớp lớp ruộng đồng.
Mồ hôi nước mắt đầy người dựng xây giang sơn cẩm tú,
Tay cuốc tay cày không nghĩ điểm tô rạng rỡ non sông.
Nhưng đã là giặc thì bao giờ cũng giặc,
Hễ đã là tham thì chẳng hết tánh tham.
Ba mươi vạn quân xâm lược, thế như mây tuôn ngói đổ,
Chỉ năm ngày xuân Kỷ Dậu, còn lại xương trắng máu bầm.
Trương Sĩ Long tan xác, Sầm Nghi Đống thắt họng,
Hứa Thế Hanh bỏ mạng, Tôn Sĩ Nghị lội sông,
Thế rồiTừ Ải Nam Quan suốt về Hà Tiên trấn,
Nước sông Hồng đã liền mạch Cửu Long.
Đỉnh Lão Sơn mây với tay Trường Sơn tuôn về Đá Dựng,
Hoàng Trường Sa nối liền đảo Ngọc lấp lánh biển Đông.
Vậy màTrong cơn nguy biến, lại nãy sinh mấy thằng vong bản,
Giở trò láo toét, tìm đâu ra chủ nghĩa ngoại lai.
Tranh đoạt lấy chính quyền, gây nên nội chiến,
Tiếp tay cho xâm lược, chế độ du côn
Quân bành trướng Bắc Kinh thừa cơ xâm lược,
Bọn gian tà Cộng Sản bán rẻ non sông.
Cải cách ruộng đất, nướng nông dân trong lò bạo ngược,
Nhân văn Giai Phẩm, vùi văn nhân vào kiếp nhục nhằn.
Đánh chiếm miền Nam, gây nên tội ác,
Xương trắng đầy đồng, máu chảy thành sông.
Bản Giốc, Nam Quan về tay Tàu Khựa,
Hoàng Sa, Trường Sa dậy sóng Biển Đông.
Lời dối gian, láo toét ngày đêm ra rả,
Gây oán thù, chia rẽ suốt mấy mươi năm.
Đạo đức suy đồi đất trời hờn oán,
Thuế má nặng nề dân chúng lầm than.
Bóc lột nhân nhân trơ xương lòi mắt,
Khai thác tài nguyên bạt núi tàn rừng.
Xua người đi lao động nước ngoài, vét nguồn ngoại tệ,
Nhập hàng không chất lượng, dân chúng khật khừng.
Thả sức tư bản đỏ mặc tình bòn rút,
Mặc cho bọn Tàu gian quậy phá lung tung.
Cả một bầy chóp bu mặt bóng da trơn đô la chất đống,
Thêm ba triệu tép riu đầu trâu mặt ngựa nhà cửa bung xung.
Nay quy hoạch chỗ này hè nhau bốc hốt,
Mai giải tỏa chỗ nọ cả lũ ăn chung.
Tham nhủng tràn lan, lắm trò điên đảo,
Kinh tế tiêu điều, hãng xưởng rối bung.
Bước ra phố tướng ta đông như chó,
Khỏi đầu ngõ dân oan đi ngập đường,
Nông dân rồi chắc để ruộng cho cỏ mọc.
Công nhân rồi chắc để hãng xưởng trống không.
Tàu khựa thì từng phút từng giờ xâm lấn,
Vong nô thì cãi chày cãi cối bùng nhùng.
Ai phản đối, chê bai thì bắt đem nhốt,
Ai nghịch ý, không theo thì đánh cho chừa.
Nay thìCả nước nhất tề đứng dậy,
Chung nhau tiếng thét Diên Hồng
Trước tiêu diệt loài phản quốc,
Sau đánh đuổi bọn xâm lăng.
Không thể để quê hương tăm tối mãi,
Mà thẹn cùng lịch sử bốn ngàn năm.
Tôi nayCũng là một người con nước Việt,
Viết bài này xin gởi đến toàn dân.
Vũ Bất Khuất
_________________________________________
Chú thích:
(1). Mâu Tử, người Thương Ngô (thuộc nước Nam Việt xưa) viết Lý Hoặc Luận khẳng định: “Dĩ thử quan chi. Hán địa vị tất vi thiên trung dã”, “Hãy nhìn thử xem. Hán quốc không hẳn là trung tâm của trời đất”
(2). Khương Tăng Hội là một thiền sư người Việt lai Tuockistan mang Lục Độ Tập Kinh, một bản kinh của người Việt sang Giang Đông để truyền bá đạo Bụt.
(3). Chiến thắng Bạch Đằng Giang lần thứ 1 năm 938. Ngô Vương Quyền giết giặc Nam Hán, Hoằng Thao, mở đầu thời kỳ độc lập.
(4). Chiến thắng Bạch Đằng Giang lần thứ 2 năm 981. Vua Lê Đại Hành giết giặc Tống, Hầu Nhân Bảo
(5). Hai câu chót của bài thơ mà Lý Giác, sứ giặc Tống, tặng vua Lê Đại Hành. Nguyên văn “Thiên ngoại hữu nhân ưng viễn chiếu, Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu”
(6). Chiến thắng Bạch Đằng Giang lần thứ 3 năm 1288. Các tướng lĩnh nhà Trần bắt các tướng giặc Nguyên là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc.
(7). Phạt Nhi Tâm Công. Đánh thẳng vào lòng giặc, một lối đánh của Nguyễn Trãi nhằm bẻ gãy ý chí chiến đấu của quân tướng giặc Minh.
Sửa bởi người viết 21/07/2013 lúc 11:15:17(UTC)
| Lý do: Chưa rõ