logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/05/2019 lúc 09:50:14(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lần đầu tiên tôi bị giấy phạt của cảnh sát Mỹ là trên xa lộ 45 South từ Dallas về Houston. Hôm đó cuối tuần, anh bạn trẻ hơn tôi nữa vừa mua được chiếc xe Acura mới toanh. Tôi lái thử xe vì anh bạn trẻ tin tôi là người đã lái nhiều loại xe trong nhiều năm…
Trên đường có một đoạn ngắn mà bên dưới là nhiều đường ống cống bắc ngang, người ta không làm cầu -chỉ đặt nhiều ống bọng phía dưới. Rồi thì thới tiết nắng mưa thất thường ở Texas, khi có mưa thì đoạn đường ngắn ấy phẳng phiu như thường; nhưng khoảng mươi ngày nóng cả trăm độ F và trời không mưa thì đoạn đường ấy biến thành cái lòng chảo hơi sâu. Tuy không nguy hiểm cho xe chạy 70 dặm/ giờ theo tốc độ cho phép, nhưng chiếc Acura tôi lái sau khi xuống lòng chảo thì nó bay lên không, sau đó rớt bốn bánh xuống mặt đường và chạy tiếp như tôi vừa đáp máy bay chứ không phải lái xe…
Anh bạn trẻ không hề sợ mà còn khoái chí, cười ha hả, “em mua được đúng cái xe em thích rồi, nó chạy đã thiệt!” Cũng vừa lúc tôi nhìn kiếng chiếu hậu… thấy xe cảnh sát quay đèn sau xe mình.
Lần đầu bị giấy phạt của cảnh sát ở Mỹ ấy đã ba mươi năm trước, chứ giá bây giờ mà lái xe với tốc độ 130 dặm/ giờ thì người lái rất có thể sẽ bị cảnh sát Texas bắn gục. Luật hiện hành ở Texas là lái xe trên 100 dặm/ giờ là cảnh sát còng tại chỗ, tống vô tù ngay.
Lần đầu bị giấy phạt của cảnh sát ở Mỹ, tôi không biết sợ là gì, vì tiếng Anh mới qua, không rành, thì có anh bạn trẻ ngồi bên, hắn không rành tiếng Việt thì mình lo gì! Nói tới nguy hiểm thì nhằm nhò gì với những cái đèo từ Nam ra Bắc, sang Trung quốc; ngoạn mục thì làm sao bì với đèo Ngoạn mục ở Việt nam từ Phan Rang băng qua Đà Lạt… Tôi chẳng có cảm giác sợ hãi gì lúc ấy cho tới bây giờ, nhưng khi nhớ tới thì cảm giác ân hận ngày càng lớn hơn về việc làm sai trái của mình.
Rồi mọi chuyện theo thời thời gian qua đi. Tôi thích lái xe ở Mỹ vì người ta tôn trọng luật giao thông. Một ngã tư đường ruộng ở Texas mênh mông này vẫn có những bảng cắm “Stop All Way”. Bốn bề lúa mì hay bắp bạt ngàn, không một bóng người; nhưng có một chiếc xe thì chắc chắn chiếc xe đó dừng lại trước bảng “Stop”, rồi mới đi tiếp! Tôi khâm phục tinh thần tự giác của người Mỹ và làm theo… cho tới hôm một anh bạn hớt hải gọi. Anh nói qua điện thoại từ cây xăng, “Mày đang ở đâu? Có nhớ cái ngã tư mà bốn bề là bắp trên đường mình đi câu…”
“Nhớ. Em nhớ mà. Nhưng chuyện gì?”
“Gần đó có cái cây xăng… mà tao với mày xém bị vòi rồng cuốn ra đại hồ…”
“Em nhớ rồi! Nói đi. Chuyện gì?”
“Mày lái ra cái cây xăng đó. Đón cha con tao về. Tao mượn điện thoại của cây xăng nên chỉ nói được nhiêu đây thôi!”
“OK!”
“…”
Tôi lái ra cây xăng khỉ ho cò gáy, đón cha con anh bạn tôi về, mới nghe anh kể chuyện. Anh chở thằng con trai của anh mới mười hai tuổi, hai cha con đi câu về tới “ngã tư bắp”. Anh qua Mỹ từ 1975 nên rất Mỹ. Dù bốn bề chỉ có bắp nhưng vẫn dừng hẳn xe trước bảng “Stop”. Rồi bị hai thằng Mỹ đen trong ruộng bắp xông ra chĩa súng! Chúng muốn cái xe, muốn cái ví của anh. Anh đồng ý hết, không chống cự; chỉ yêu cầu cho thằng con anh đang ngủ ở băng sau được xuống xe.
Chúng đồng ý, nên cha con anh đi bộ ngược về cây xăng duy nhất trên đường ruộng ra đại hồ để gọi cảnh sát lập biên bản, và gọi tôi ra đón về nhà.
Tôi học thêm được bài học đối với bọn cướp có súng. Chẳng dại gì chống cự để thiệt mạng khi mình tay không, trong hoàn cảnh tất cả thiệt hại có bảo hiểm bồi thường thì dại gì chống cự! Nhưng về mặt giao thông thì tôi lưỡng lự việc có nên tuân thủ luật giao thông trước những bảng “Stop” trong hoàn cảnh đêm hôm, nơi vắng bóng người, và ở những khu vực thiếu an ninh?
Tôi phạm luật vài lần khi đêm hôm còn trong downtown Dallas một mình. Chung quanh toàn Mỹ đen đầu gấu ngoài đường, chúng không tránh xe nên khi mình đậu lại trước bảng “Stop” thì chúng đứng sát xe mình, tay lại lăm lăm cây gậy dã cầu… Nên việc có khoá cửa xe cẩn thận bên trong thì chuyện đập bể kiếng xe dễ như ăn cơm khi chúng muốn. Nên tôi chỉ rà thắng cho có lệ… rồi vọt luôn.
Vài lần như thế, tôi từ chối những công việc hay những cuộc vui bạn bè, nhưng phải vào downtown buổi tối. Dù đám đen trong down town biết rõ có nhiều gia đình người Việt sang Mỹ từ 1975 thì chính phủ cho nhà ở trong những khu down town tồi tàn, nghèo hèn, toàn Mỹ đen; nhưng mới qua thì điếc không sợ súng nên họ sống bình thường; rồi bình an khi biết nói tiếng Anh với những người hàng xóm quanh năm không đi làm gì cả. Đàn bà con nít cứ nhận trợ cấp từ chính phủ mà sống, ở nhà chính phủ đâu phải trà tiền thuê nhà; đàn ông con trai cứ lông bông ngoài đường, trộm vặt ở chợ Mỹ và cây xăng, giựt đồ du khách để sống qua ngày, đám côn đồ hơn thì mua bán xì ke… Nhưng họ không đụng đến những gia đình Việt trong downtown mà ngược lại còn bảo vệ họ để lấy chút chính nghĩa cho giang hồ vỉa hè downtown. Chỉ kẹt cho những người Việt một mình một xe vào chơi, vào thăm những gia đình người Việt trong downtown như tôi.
Rồi thời ấy qua đi với những người di tản buồn từ 1975. Khi con cái họ trưởng thành thì thường là có ăn học, có bằng cấp, nên xấp nhỏ dời ra khỏi downtown. Cha mẹ già nên chết đi, ai còn cũng phải theo con cái tới những khu nhà khang trang, an ninh hơn…
Chỉ tôi lội ngược dòng chảy di tản là lộn ngược vào downtown để làm ăn khi đã có vốn kiến thức về Mỷ đen downtown – coi vậy chứ có tình nghĩa! Sau khi bị Mỹ trắng ở những khu nhà giàu, họ coi người Việt tôi như cứt, muốn ăn lúc nào ăn. Tức chết thằng dân quê Việt nam này nhưng làm gì được hàng xóm Mỹ trắng chứ! Mình ướp thịt bò bằng gia vị Việt nam, nướng bằng lò nướng của Mỹ, than Mỹ ngoài sân sau nhà… thơm nức mũi bạn bè gần xa tụ về hưởng phước cuối tuần. Vậy mà thằng hàng xóm Mỹ trắng gọi cảnh sát, báo nhà mình đốt rác sai luật!
Hai tay cảnh sát Mỹ trắng tới thăm, tay bấm chuông phía trước là đúng luật và đủ lịch sự, nhưng tay tự mở cửa bờ rào, tay lăm lăm súng lục, tiến vào sân sau… là quá đáng. Tôi đề nghị hắn ra khỏi bờ rào nhà tôi thì hắn đòi bắt tôi… “Mày đốt lửa sai luật cho phép, có thể gây hoả hoạn cho cả khu nhà…”
Đù. Tụi nó kỳ thị thì mình chịu thôi. Anh bạn tôi đang có mặt, anh là luật sư mà nói vậy thì tôi chịu ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng lần sau tái diễn y chang thì gặp cô cảnh sát da đen tới nhà. Tôi cũng nướng sườn bò với gia vị Việt nam của tôi. Cô khen thơm, cô khen trông ngon quá…! Tôi kể hết sự tình kỳ thị của thằng hàng xóm Mỹ trắng cho cô nghe.
Cô cảnh sát qua nhà nó… làm cho nó một trận tới bến. “Người ta nướng sườn bò với gia vị dân tộc là quyền tự do. Đốt lò mua ở chợ, than mua ở chợ… không có gì sai. Ông báo người hàng xóm đốt rác sai luật là sao?”
Thằng trắng này ỷ giàu tiền lắm của nên coi thường cảnh sát Mỹ đen; Cô làm tới luôn, mấy xe cảnh sát khác tới tiếp cứu khi cảnh sát đang làm nhiệm vụ mà bị uy hiếp. (Chỉ anh bạn luật sư của tôi nhìn ra, những cảnh sát viên tới tiếp cứu đồng đội toàn đen thui!)
Tôi chỉ quý cô cảnh sát quay lại nhà tôi với thiện tình. “Bạn cứ tiếp tục nướng thịt, nhưng uống bia trong bờ rào nhà bạn thôi nha. Không ai được cầm chai bia đi ra ngoài nhà. Và đừng làm ồn quá đáng khi trời tối. Nếu bạn muốn thì cứ thưa người hàng xóm của bạn ra tòa với tội kỳ thị. Tôi sẽ ra tòa làm chứng cho bạn.”
Tôi đi nằm đêm đó rất vui bụng vì ở Mỹ không hẳn chỉ có kỳ thị, Mỹ đen – không hẳn toàn người xấu… Tôi suy nghĩ nhiều sau mấy năm đến Mỹ chỉ lo làm ăn. Tôi không giàu nhưng cũng không nghèo. Nhớ ước mơ từ nhỏ là được làm gì mình thích. Nay cơ hội tới rồi! Nước Mỹ không bỏ đói ai, thằng ỷ màu da ăn hiếp thiên hạ thì có thiên hạ da màu chơi tới bến chứ sợ gì nhau!
Tôi bỏ làm ăn, mà như đi làm gì khác cũng đỡ hơn là… đi làm báo! Cái nghề chó cắn không tới gấu quần vì lúc nào cũng vắt giò lên cổ mà chạy theo những cái “phóng sự địa phương”.
Hôm tờ mờ sáng đã có điện thoại của người bạn trẻ là người Việt, anh là cảnh sát Mỹ ở Dallas. Anh cho hay, “Anh ơi! Có cái tai nạn lao động ở xưởng in báo của Dallas Morning News. Người bị nạn là người Việt nam mình. Và em đang trên đường tới hiện trường. Anh có muốn làm phóng sự thì tới đi. Em xin phép cho anh vào bên trong để chụp hình, phỏng vấn…”
Tôi bỏ ly cà phê sáng mới pha, cái phin mới chảy được mấy giọt thì đợi tới bao giờ? Đi ngay… nên cũng …bị giấy phạt của cảnh sát ngay!
Viên cảnh sát là một thanh niên da trắng, mặt nông dân không bằng cái tên trên ngực áo! Con trai mà tên là bông Hồng – Rose! Tía tôi cũng cắn răng chứ sao dám cười cái tên con trai gì mà mắc cười tới khó nhịn nổi!
Khi tôi ký tên vào giấy phạt quá tốc độ 13 dặm, nghĩa là những trình bày của mình đang đi công tác khẩn đã vô dụng với viên cảnh sát bông Hồng. Thôi thì kệ mồ nó đi, đóng phạt quá tốc độ 13 dặm chỉ vài chục bạc…
Nhưng tôi chịu không nổi câu “chúc một ngày lành” của viên cảnh sát! Tôi bực bội ra mặt, “Anh nghĩ sao khi chúc tôi một ngày lành! Tôi mới ra đường đã gặp anh…”
Viên cảnh sát cũng đổi thái độ, “Tôi đã chào bạn buổi sáng khi gặp. Bây giờ tạm biệt thì tôi chúc bạn một ngày tốt lành. Việc tôi cho giấy phạt bạn lái xe quá tốc độ là công việc của tôi. Trách nhiệm bảo vệ an toàn cho mọi người lái xe trên đường là công việc của cảnh sát tuần tra. Nếu bạn không chấp nhận thì bạn có thể mướn luật sư. Khi ra toà tôi sẽ trình bày với ông toà, bạn cũng vậy! Rồi toà phán xử. Nhưng tại đây, nếu bạn có thái độ và hành vi không đúng với cảnh sát thì tôi sẽ bắt bạn!”
Chuyện tôi với viên cảnh sát Bông Hồng còn dài vì tôi sinh hoạt ở thành phố mà anh ta là cảnh sát cả chục năm trời. Chỉ ngay bây giờ, đang viết ra những dòng này, tôi vẫn cầu nguyện cho anh bình an. Một chút xấu hổ trong lòng về hành vi khiếm nhã của mình với Bông Hồng – khi tôi suy nghĩ kỹ thì anh đúng. Tôi sai.
Mười mấy năm làm báo toàn thời gian, bị bao nhiêu giấy phạt của cảnh sát thì không thể nhớ. Chỉ nhớ gia đình có bữa ăn ngon. Thằng con lớn hỏi mẹ, “Hôm nay ngày gì mà mẹ cho ăn ngon quá vậy?” Bà xã trả lời, “Ăn đi. Bao nhiêu năm rồi mẹ mới thấy tháng này bố con không bị giấy phạt của cảnh sát…”
Nếu bạn trong hoàn cảnh tôi, bạn sẽ hiểu ra nỗi lo tai nạn giao thông của người vợ. Nếu bạn là vợ tôi, bạn không chết sớm mới là lạ với số tiền tôi đóng phạt cảnh sát hằng tháng, vì có ngày tôi bị ba giấy phạt của cảnh sát trong ngày, đó là hôm có buổi triển lãm văn hoá các dân tộc trong trường đại học Dallas.
Hôm cuối cùng trời cứu vợ tôi. Sáng sớm, tôi có điện thoại. Bắt điện thoại thì ra là Cảnh sát Plano City…
“Có phải ông là…?”
“Chính tôi đây?”
“Chúng tôi đang cho người tới nhà ông để bắt ông vì có người báo ông lái xe đụng người ta và bỏ chạy…”
“Tôi không có!”
“Vậy ông hãy lái xe ông tới ngay Sở Cảnh sát Plano. Nếu ông không muốn chúng tôi tới nhà ông.”
“Được. 15 phút nữa tôi tới. Anh tên gì?”
Tới Sở cảnh sát mới hoá ra…Đù cha thằng Mỹ trắng – bạn tôi. Hai hôm trước nó ghé cây xăng của thằng Ấn độ quen để mua thuốc lá giá rẻ vì lươn lẹo thuế thì Ấn độ cũng tài ba dữ lắm! Tôi cũng như nó chứ hơn gì! Tôi tới sau nên chở nó de ra thì mình vô chỗ đậu của nó. Nó không thấy tôi chờ, không nghe tiếng kèn xe tôi bóp inh ỏi… Nó de vô đầu xe tôi cái rầm. Nhưng hôm đó tôi lái chiếc Tacoma truck hơi bị cứng, nó lái xe nhỏ gì đó hơi bị mềm nên đít nó tè le.
Chỗ bạn bè mà. Thôi hồn ai nấy lo. Thằng Ấn chủ cây xăng ra xem, nói vậy. Ba mặt một lời để chuyện trôi qua. Tôi kệ luôn cái xe mình vì trầy xước không đáng kể. Ai dè thằng bạn trắng trẻo đẹp trai mà bụng dạ đen hù. Nó báo cảnh sát là tôi đụng nó rồi bỏ chạy!
Thằng Ấn độ tức khí tụi trắng chơi bẩn với da màu, nó lấy cuộn băng an ninh mà camera của cây xăng đã thu được ra, đưa cho cảnh sát làm chứng.
Tôi về sau phiên toà. Thấy mình đã đứng đắn và đúng đắn hơn là không đồng ý cho thằng Ấn cây xăng cho đàn em dạy thằng Mỹ trắng đểu bạn một trận.
Thôi đi. Báo chí đã cuối mùa ở hải ngoại. Vợ con đã quá mệt mỏi với giấy phạt cảnh sát của chồng, của cha. “Mười mấy năm làm tên phát báo/ lòng buồn theo thành quách xa xưa… mưa ngã năm rồi năm bảy ngã/ ngã nào cũng mưa và mưa thôi…” Anh Giang Hữu Tuyên với tôi không lạ. Anh may mắn để lại cho đời được câu thơ hay về nghề báo ở hải ngoại trước khi ra đi lần cuối…
Tôi chán nản quay về giấc mơ ngày cũ – là hồi mới qua Mỹ. Hình ảnh một bà Mỹ trắng già, tóc bạc phơ. Bà đậu cái xe buýt học trò ở góc công viên trước nhà tôi. Bà đón những thiên thần đủ màu da, sắc tộc co ro trong áo ấm bao nhiêu cũng không bằng cái ôm của bà cho từng đứa trẻ – bà là bà nội hay bà ngoại, mẹ Teresa? Tôi không biết nhiều nên chỉ biết định hướng của mình là về già thì đi lái xe buýt học trò. Ờ. Làm ăn đã rồi, nhà xe có hết. Làm báo như mơ ước khi còn ngu thì nay khôn ra rồi!
Ờ! Ta còn gì mà không đi lái xe buýt cho học trò. Trả ơn nước Mỹ cưu mang có gì hay hơn là đưa đón những thiên thần bé con đến lớp để sau này làm tồng thống Mỹ. Nhưng hồi giã từ báo chí toàn thời gian, lòng tôi buồn vô hạn như người yêu mới chết. Tôi lê tấm thân tội lỗi vô vàn vô Sở Giáo Dục thành phố, xin cái việc lái xe buýt học trò.
Những điều kiện cơ bản như: Quốc tịch Mỹ, không ở tù, không xì ke ma túy cả bán và chơi… qua hết, qua hết… chỉ đòi hỏi đơn giản nhưng đúng nhất là… là… 10 năm liên tục không bị giấy phạt của cảnh sát về bất cứ sai phạm giao thông nào!
Tôi về không hoang hoải như nhà thơ Tô Thùy Yên viết bài thơ “Tôi về” sau mười năm “chết dấp” trong trại tù cải tạo. Tôi về chăn ấm nệm êm, ta bấm thẻ mười năm đợi thời. Mười năm trời đâu mau cho chờ đợi và kỳ vọng.
Hôm nay tôi đi phỏng vấn việc lái xe buýt học trò. Người phỏng vấn hỏi tôi: “Bạn đang có việc làm tốt, có bảo hiểm đầy đủ, lương cao hơn lái xe buýt học trò, sao lại đi xin việc làm này?”
Tôi trả lời khôn ngoan quá… nên trời hại! “Tôi thích trẻ nhỏ, nhưng cả đời phải làm việc vì cuộc sống. Nay con lớn ra riêng, hết nợ nhà xe… Tôi dành phần đời còn lại cho điều tôi thích!”
Cô Mỹ trắng trẻ hơn con tôi, nhưng chắc học vị cao nên ngồi phỏng vấn tôi. Cô bắt tay tôi chúc mừng tôi đã qua được cuộc phỏng vấn…
Nhưng trên đường về tôi bị giấy phạt của cảnh sát sau mười năm không giấy phạt. Hết những cố gắng trong mười năm của một tấm lòng sám hối chỉ được đền bù xứng đáng với hôm đó, tôi lái xe đường trưa, nắng Texas giờ trưa thì đường bốc khói như mưa. Đường có bốn làn xe chạy, nhưng chỉ mình tôi buồn ngủ trên đường cơm áo nên tôi chạy làn xe trong lề đường, giữ đúng tốc độ “trong mười năm chay tịnh” để chuẩn bị đi lái xe buýt học học trò như ước mơ về già trả nợ thế nhân. Tôi giữ đúng tốc độ cho phép trong làn xe trong lề đường để vừa ngủ vừa lái cũng đỡ rủi ro. Bỗng đâu sau tôi có cái xe mở đèn xin quẹo phải mà trước mặt tôi là đèn vàng nơi ngả tư đã hiện lên…
Tôi ngoặt tay lái ra làn xe bên ngoài để chiếc xe sau có thể quẹo phải khi đèn đỏ. Không ngờ người lái chiếc xe sau dừng hẳn lại, bấm kiếng xe xuống trong thởi tiết không nên… chỉ để cảm ơn tôi trước khi ông quẹo phải.
Tôi suy nghĩ nhiều về về hành vi, đạo đức của người Mỹ trắng. Kể ra họ cũng rất đàng hoàng, lịch sự, và biết xử sự. Tôi gần gũi với người Mỹ đen hơn vì họ cũng trật búa, trời cãi như tôi.
Nhưng kể ra con người bất luận màu da tiếng nói vẫn thích sống chung với đồng loại biết nhường nhịn. Người lái xe trên đường đó đã dạy tôi bài học đáng giá ở Mỹ.
Dù sao tôi cũng đang trong tâm trạng “trời không có mắt”. Tôi đã lái xe chay tịnh mười năm để hôm nay đi xin việc lái xe học trò… thì trời cho viên cảnh sát tào lao nào đó chận xe tôi, cho tôi giấy phạt… chỉ vì câu trả lời của viên cảnh sát mà tôi rõ nguyên nhân. Tôi hỏi, “Tôi cùng bắt dầu chạy với nhiều xe sau đèn đỏ. Tôi là chiếc xe sau cùng, sao ngài quay đèn tôi?”
Viên cảnh sát trả lòi tôi, “Tôi chỉ chận bắt được một trong nhiều xe quá tốc độ. Nên tôi quay đèn anh vì anh là người quá tốc độ sau cùng!”
Ngày xưa, tôi cãi với viên cảnh sát tên Rose ở thành phố Plano, thì nay tôi gọi anh vì đã là bạn bè. “Ê. Giúp tao…”
Rose nay không còn là viên cảnh sát lái xe rong ngoài đường để bắt phại những người lái xe quá tốc độ, vượt đèn đỏ, v.v… Rose ngồi trong văn phòng mà tôi vô thăm Rose, có người hỏi tôi ông muốn dùng cà phê hay trà?
Tôi gặp lại Rose, cho anh hay nơi tôi bị giấy phạt cảnh sát sau mười năm lái xe gương mẫu. Rose nói gì với bạn Rose thì tôi không biết! Chỉ biết bạn của Rose nơi tôi bị giấy phạt đã đón tiếp tôi như người bạn. Bạn của Rose cho tôi cái ân huệ, bạn cứ đóng phạt cảnh sát theo giấy phạt, nhưng điền thêm cái đơn cam kết trong chín mươi ngày tới bạn sẽ không bị giấy phạt của cảnh sát thì điều bạn được chắc chắn là bảo hiểm xe của bạn không có lý do để lên tiền bảo hiểm. Nhưng phía bên Giáo dục thỉ tôi không chắc họ có bỏ qua. Còn chuyện biết thì chắc chắn họ biết về tiểu sử, lịch sử lái xe của bạn…
Tôi bắt điện thoại bị từ chối công việc lái xe buýt học trò ở Dallas – không một chút phật lòng. Chỉ buồn cho ước nguyện sau cùng không toại khi đã về già.
Thì ra muốn biết ơn cũng cần hiểu biết để mang ơn. Muốn trả ơn cũng cần cơ may. Chỉ có muốn hận thù là chỉ cần vô minh….Khi thất lợi, không như ý, ai nghĩ lỗi tại tôi sẽ có cơ hội khác. Tôi nghĩ vậy hơn là… cái giấy phạt hơi vô lý nhưng đã xoá nhòa mười năm cố gắng của tôi.
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.192 giây.