logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/05/2019 lúc 09:45:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Amnesty International là một tổ chức phi chính phủ quốc tế đề cao bảo vệ nhân quyền
Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) sẽ mất hầu như toàn bộ dàn lãnh đạo cao cấp sau khi một bản phúc trình công bố có nội dung nói đây là nơi làm việc "độc hại".
Tổng thư ký của tổ chức nhân quyền này, Kumi Naidoo, đã yêu cầu thực hiện cuộc rà soát độc lập sau khi hai nhân viên của Amnesty tự tử hồi năm ngoái.
Trong cuộc rà soát, một nhân viên nói Amnesty có "văn hóa làm việc độc hại là bí mật và không tin tưởng".
Amnesty nói đội ngũ lãnh đạo cao cấp đã nhận trách nhiệm và toàn bộ bảy người đều đệ đơn từ chức.
Năm trong số bảy lãnh đạo cao cấp, làm việc chủ yếu từ London và Geneva, nay được cho là đã ra đi hoặc đang trong quá trình rời khỏi tổ chức.
Báo The Times tường thuật rằng họ nhận được các khoản tiền cho thôi việc "hậu hĩnh", nhưng nữ phát ngôn viên của Amnesty nói với BBC rằng khoản chi trả cho những người này "không ưu đãi như mức mà các nhân viên khác nhận được".
Văn hóa làm việc 'độc hại'
Vào 5/2018, Gaëtan Mootoo, 65 tuổi, tự sát tại văn phòng Amnesty Paris. Ông để lại một mẩu tin nói mình bị stress và làm việc quá sức.
UserPostedImage
Tổng thư ký Amnesty International Kumi Naidoo đang thực hiện việc tái cấu trúc tổ chức này
Một cuộc điều tra sau đó cho thấy ông đau khổ về "cảm giác hoàn toàn bị bỏ rơi, bị quên lãng".
Sáu tuần sau đó, Rosalind McGregor, 28 tuổi, một thực tập sinh người Anh làm việc tại văn phòng Amnesty Geneva, tự sát tại nhà riêng của cô ở Surrey, ngoại ô London.
Cuộc điều tra tìm hiểu về cái chết của cô nhắc tới "các lý do cá nhân", nhưng gia đình cô nói họ cảm thấy Amnesty lẽ ra đã có thể làm nhiều hơn để chú ý tới vấn đề sức khỏe tinh thần của cô.

Khoảng 475 nhân viên đã được khảo sát trong cuộc rà soát độc lập. Kết quả tìm hiểu được công bố hồi tháng Hai.
Nhiều nhân viên đưa ra những ví dụ cụ thể về việc họ từng trải qua, hoặc từng chứng kiến tình trạng cán bộ cấp trên bắt nạt cấp dưới.
Có những tường thuật nói cán bộ cấp trên coi thường nhân viên trong các cuộc họp, nói những lời lẽ gây mất mặt và hăm dọa nhân viên, chẳng hạn như: "Anh/chị lẽ ra nên nghỉ việc di. Nếu cứ ở vị trí này thì đời anh/chị sẽ rất khốn."
UserPostedImage
Có nhiều lời kể về tình trạng phân biệt đối xử do chủng tộc, giới tính, trong đó có các cáo buộc rằng phụ nữ, nhân viên không phải người da trắng, và những người thuộc cộng đồng LGBT bị trở thành mục tiêu công kích, hoặc bị đối xử không công bằng.
Bản phúc trình cũng nêu ra tình trạng "chúng tôi chống lại họ" giữa nhân viên và ban lãnh đạo.
"Trong nhiều cuộc phỏng vấn, từ 'độc hại' được dùng để mô tả văn hóa làm việc tại Amnesty từ thời thập niên 1990. Các cụm từ 'đối địch', 'thiếu tin cậy', và 'bắt nạt' cũng thế," bản phúc trình nói.
Unite, nghiệp đoàn đại diện cho hàng trăm nhân viên Amnesty ở các văn phòng toàn cầu, tiết lộ rằng một phần ba các nhân viên tham gia khảo sát do nghiệp đoàn thực hiện cảm thấy "bị đối xử tồi tệ hoặc bị bắt nạt nơi làm việc kể từ 2017".
Nữ phát ngôn viên của Amnesty International nói với BBC: "Cựu Ban Lãnh đạo Cao cấp, gồm bảy giám đốc, đã bị giải thể và một ban lãnh đạo chuyển tiếp sẽ tạm thời đảm nhận công việc cho tới khi có một ban lãnh đạo mới gồm bốn thành viên được thành lập."
"Dự kiến việc này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2019."
Amnesty không phải là tổ chức nhân quyền duy nhất bị chỉ trích về cách thức đối xử với nhân viên.
Một bản phúc trình ra hồi đầu năm nay nói rằng tình trạng bắt nạt và quấy rối xảy ra khá phổ biến tại Oxfam. Hồi năm ngoái, Save the Children rơi vào tâm điểm các cáo buộc nghiêm trọng về quấy rối tình dục nơi công sở.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.