logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/05/2019 lúc 09:17:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Âu Châu thay đổi bộ mặt sau kết quả bầu cử hôm 26/5 vừa qua. Nhiều người còn đặt câu hỏi “Cải tổ hay phân hóa?". Điều nổi bật là các đảng phái lớn trên chánh trường Pháp từ nhiều thập niên nay gần như không còn đất cầm dùi. Các đảng xưa nay ồn ào nhất, tự cho là cấp tiến, phục vụ nhân dân lao động như các đảng cánh tả, cả cực tả như cộng sản, đều về chót trong bầu cử. Phe hữu cũng thua nặng. Ngày nay, Pháp sẽ không còn cặp đôi Tả/Hữu nữa. Một đặc sản chánh trị Pháp đã có từ thời cách mạng 1789.


Sự phá sản này do áp lực của làn sóng dân túy vừa xuất hiện. 

Vài nét về cuộc bầu cử Âu Châu 


Đảng Rassemblement National (RN- Tập hợp Dân tộc), tên gọi củ là Mặt Trận Dân tộc (Front National), bị dư luận, nhất là cánh tả, lên án là bài ngoại, một thứ “Tân Quốc xã”, nay là “Dân túy” (Populiste), chiếm đa số phiếu, dẫn đầu kết quả bầu cử Âu Châu, với số phiếu 23, 3%. Đảng cầm quyền về nhì với 22, 4% phiếu. Đảng Xanh đứng hạng 3 với 13,5% phiếu. Đảng cánh Hữu có nguồn gốc từ De Gaulle, chiếm 8,5% phiếu. Và các đảng cánh tả, cả cộng sản họp lại, chiếm được 6, 3% phiếu. 


Điều đáng để ý là Đảng Xanh bỗng vượt lên. Không riêng gì ở Pháp mà ở cả Phần Lan, Đức, Ai-len, Bồ-đào-nha,… đưa vào Quốc hội Âu Châu 70 Nghị viên (rfi, 29/5/19), khoác cho Âu Châu một chiếc áo choàng mới màu xanh. Cử tri Xanh gồm phần lớn tuổi trẻ từ 18 – 34 tuổi, ý thức lo sợ ngày mai của chúng nó trước hiểm họa môi trường, trong lúc đó, các đảng phái chuyên nghiệp chỉ nặng lòng hơn với lá phiếu. 


Sau cuộc bầu cử hôm 26/5, Nghị Viện Âu Châu bị phân hóa nhiều mảnh nhưng thuận lợi cho phong trào Xanh và sức khỏe trái đất. 


Âu Châu có bị thay đổi nhưng Âu Châu vẫn còn Âu Châu. Trước bầu cử, nhiều tổ chức chống Âu Châu, chủ trương rút nước mình ra khỏi Âu Châu. Phong trào bài Âu Châu khá ồn ào nhưng vẫn chưa đủ sức phá vỡ Âu Châu. Và cũng chưa có nước nào khác đòi rút ra khỏi Âu Châu tiếp theo Anh. 


Chiến thắng của Phong trào Xanh và tuổi trẻ là điều đáng mừng cho tương lai hành tinh. 


Chọn lãnh đạo Âu Châu đang tranh cãi 


Đó là 4 chức vụ điều hành Liên Hiệp Âu Châu: Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Chủ tịch Nghị Viện và Ngoại trưởng. Việc chọn lựa 4 chức vụ lãnh đạo gặp khó khăn do sự bất đồng ý kiến cơ bản của 2 nước lớn là Đức và Pháp. 


Đức muốn giữ nguyên tắc ứng cử viên do đảng về đầu trong cuộc bầu cử đề cử, còn Pháp thì muốn đề nghị các nhân vật uy tín và cũng để ý tới vấn đề nam/nữ bình đẳng. 


28 thành viên có 3 tuần lễ để suy nghĩ chọn mặt gởi vàng, giải quyết sự bất đồng ý kiến hiện nay. 


Cải tổ hay phân hóa? 


Sau ngày 26/5, Âu Châu trước mắt chỉ còn 5 tới 10 năm nữa để cải tổ, vượt qua tụt hậu, bắt lại nhịp phát triển để trở thành một đại cường. 


Sau hơn 60 năm thành lập, Liên Hiệp Âu Châu (UE – Union Européenne) ngày nay đối đầu với khủng hoảng nội tại: phát triển chậm, di dân ồ ạt làm xáo trộn sâu xa xã hội, vấn đề môi trường, cách mạng số, an ninh,.... 


Liệu Âu Châu sẽ thay đổi trong lúc thế giới cũng đang di chuyển trọng tâm? 


Tuy nhiên Âu Châu vẫn giữ được vị thế hùng cường của mình. Với 500 triệu dân là một lực lượng tiêu thụ lớn, khả năng cao, Âu Châu vẫn chiếm vị thế một thị trường lớn thế giới. Cùng với nền văn minh sáng chói, Âu Châu có một nền luật Pháp hoàn hảo. Đồng euro bảo đảm hệ thống tài chánh ổn định và lần tạo được ít nhiều tự túc đối với đồng đô-la, như giữ được độc lập với lãi xuất của đô-la. 


Kỹ nghệ làm máy bay, đóng tàu biển, xe lửa,… vẫn giữ Âu Châu một địa vị quan trọng trên thế giới. Sau cùng, Âu Châu tránh được khủng hoảng kinh tế nhờ Đức và những nước Bắc Âu phát triển. 


Sau kinh nghiệm Anh rút ra khỏi Âu Châu, dân chúng các nước còn lại sẽ ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của sự hội nhập để bảo vệ hòa bình, đồng tiền chung ổn định, thị trường mở rộng, chế độ Pháp trị, tự do đi lại. 


Ngoài ra Âu Châu còn là nền tảng dân chủ tự do. Kinh tế Âu Châu còn giữ được khá nhiều bản sắc đạo đức. 


Phải chăng vì vậy mà trước bâu cử, có nhiều tổ chức bái Âu Châu, vận động rầm rộ nhưng không thắng cử được? 


Âu Châu trước làn sóng dân túy 


Bầu cử Âu Châu năm nay được dân chúng tham gia trên ước tính (trên 50%), đông đảo là tuổi trẻ vì chúng ưu tư cho tương lai. Xưa nay, bầu cử Âu Châu vẫn là cơ hội để cử tri phê phán chính quyền hoặc những người cầm quyền của mình. 


Phong trào dân túy Âu Châu thắng cử lớn bất ngờ. Trước bầu cử, những người lãnh đạo phong trào dân túy có gặp nhau, bàn kế hoạch tranh cử và thế kết hợp với nhau vào Nghị viện Âu Châu để tranh đấu cho đường lối dấn túy nhưng thấy dự tính khó thành bởi họ chỉ mới có chung cái “dân túy” là “bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “duy trì bản sắc dân tộc” mà hai điểm này lại khó thể hiện khác hơn điều đã có như quốc gia độc lập và tinh thần yêu nước. Ngày nay, các nước đều chủ trương độc lập và liên lập, khác hơn độc lập và cô lập. 


Nhưng qua cuộc bầu cử vừa qua, Âu Châu thật sự đang đứng trước một thử thách lớn là sự trổi dậy của phong trào dân túy. 


Ở Pháp đảng RN – bị cho là cực hữu, là dân túy – đã dẩn đầu trong cuộc bầu cử. Ở Đức, Áo, Hòa Lan, Hung, Bắc Âu, Anh, Bỉ, Ý, Hi Lạp, các nước cộng sản cũ,… phong trào này đang trên đà lớn mạnh, mặc dầu ở đâu cũng đều bị công kích, bị tẩy chay. 


Theo nhà nghiên-cứu Anaïs Voy-Gillis, điều này có thể được giải-thích qua ba yếu-tố : sự khủng-hoảng về tính- cách đại-diện, làn sóng di-dân với hằng triệu người tới đòi hỏi đủ thứ và phá phách làm xáo trộn đời sống xã hội nơi tiếp cư, hồi giáo khủng bố, muốn hồi giáo hóa Âu Châu mà các đảng phái và chánh quyền không có biện Pháp hữu hiệu vì sợ mất phiếu, và sau cùng, dân chúng các nước trong Liên-Âu thấy như bị Liên-Âu lấy mất chủ quyền... 


Khuynh-hướng quốc-gia dân-túy không phải chỉ thấy ở Âu Châu mà còn thấy ở nước Mỹ: “Làm cho nước Mỹ lớn mạnh lên” hay “nước Mỹ trước đã” là những khẩu hiệu đề cao tinh thần quốc-gia. Xem chừng đây là một trào lưu chung để chống lại quyền-lợi của một nhóm, một tập-đoàn. Trong diễn văn tranh cử, ông Trump đã nêu lên mục tiêu của ông không phải là những điều có thể mà là nước Mỹ mạnh hơn, tự hào hơn, an toàn hơn và lớn hơn. Đó không còn là thoả mãn cá nhân mà là vị thế của nước Mỹ phải vượt trội lên. Đây chính là sự khích động tinh thần quốc gia. 


Tại Trung Hoa, Tập Cận Bình cũng đã khích động tinh thần quốc-gia của dân Tàu để cùng ôm ấp giấc mơ làm chủ cả thế giới, với “Một vành đai, một con đường”. 


Dân túy, dân tộc, cực hữu, có khác nhau không? 


Từ bầu cử Âu Châu 2014, phong trào dân túy đã bắt đầu phát triển. Năm 2017, bầu cử Tổng thống Pháp, Mặt Trận Dân tộc (Front National) bị cho là đảng cực hữu hay Dân túy của bà Marine Le Pen vào vòng chung kết nhưng không thắng cử. 


Tuy cùng Dân túy nhưng không phải đều giống nhau. Có lẽ vì vậy mà họ khó liên kết làm một khối mạnh ảnh hưởng Âu Châu. Tập hợp Dân tộc (RN) ở Pháp có thể bắt tay với tổ chức của Nigel Farage ở Anh trong lúc đó Dân túy đan-mạch lại liên kết với phe tả. Trong Quốc Hội Âu Châu, các phe Dân túy hay Cực hữu chỉ đứng chung được trên quan điểm cùng chống Âu Châu, còn lại thì đèn nhà ai nấy sáng. 


Đặc tính chánh của các đảng Dân túy không phải theo cùng một ý hệ từ cực hữu. Dân túy chủ yếu là chối bỏ giới ưu tú nắm chánh quyền và chánh sách của chánh phủ thật sự dân chủ. Dân túy là “vì dân” nhưng đó là một nhóm dân chúng nào đó, chớ không phải toàn dân của một quốc gia. 


Nhà nghiên cứu người Pháp, ông Jean-Yves Camus, cho rằng không thể định nghĩa rõ ràng về mặt chánh trị học “Dân túy là gì?” nên mới đưa ra 3 loại dân túy: “dân túy gốc cực hữu, dân túy gốc cực tả và dân túy gốc nông dân”. 


Dân túy buộc tội thành phần ưu tú hay những nhóm ích lợi trong xã hội. Vì những nhóm này nắm quyền nên dân túy qui trách nhiệm ở họ gây ra những thất bại cho đất nước, những tệ nạn xã hội, phản lại toàn dân. 


Những người dân túy đề nghị lấy lại chánh quyền để phục vụ nhân dân tốt hơn. 


Nhưng nhân dân của những người dân túy là nhân dân nào? Có giống nhân dân của người cộng sản không? 


Nhân dân 


Thử tìm hiểu chữ “nhân dân”của cộng sản ở Việt Nam để coi nó có giống như “nhân dân”của người dân túy hay không? 


Nếu hiểu đơn giản thì từ ngữ “dân túy” là “chỉ vì dân” thì cộng sản và dân túy giống nhau lắm. Không ai vì “nhân dân”, nói “nhân dân” hơn người cộng sản! Chánh quyền nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, báo Nhân dân,… 


Nhưng hiểu chữ “nhân dân” lại đòi hỏi một trình độ đặc biệt. Nhân dân không có nghĩa là “người trong một nước” như Từ điển cắt nghĩa. Nếu như vậy thì ai chẳng phải là nhân dân? 


Ở Việt Nam, nhân dân có nghĩa khác hẳn, bí ẩn lắm. 


Nhân dân thật ra không phải là người mà là một vị thần linh có quyền lực tuyệt đối, làm chủ tất cả và cao hơn tất cả, mọi người phải phục tùng không điều kiện. Nhân dân là một thứ như Ông Trời. Người xưa chẳng nói “ý dân là ý trời”? Nhà nước phải là của dân, do dân và vì dân. Dân chủ có nghĩa là dân làm chủ, dân muốn làm gì cũng được. Việt Nam hiện nay là một nhà nước dân chủ. Nhà nước nhân dân là chủ nên có mọi quyền, nhưng vì dân là một vị thần linh nên không ai thấy được, người ta chỉ tiếp cận được với dân qua Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng là người “đại diện chân chính” của toàn dân, tức của nhân dân nên có mọi quyền, ở ngoài và ở trên tất cả, kể cả hiến pháp và luật pháp. Chính vì không hiểu nghĩa của chữ “nhân dân” mà "những nhà dân chủ” thường tranh cãi nhau ỏm tỏi, đòi đảng phải tôn trọng quyền tự do này, quyền tự do nọ để rồi bị ở tù, bị đánh đập lảng xẹt. 


Còn đảng cộng sản làm “Đại diện chơn chánh của nhân dân” cũng có ý nghĩa khác nữa. Nó đặc biệt lắm bởi nó không phải là thứ đại diện như mọi người bình thường hiểu. “Đại diện chơn chánh” là tự áp đặt tư cách đại diện cho mình và có đầy đủ quyền nghĩ thay cho người mình đại diện, cả quyền quyết định thay. Nói cho dễ hiểu “tôi là người đại diện chân chính cho anh” có nghĩa là dầu anh không nhờ tôi đại diện, tôi vẫn đại diện cho anh, nói ra ý của anh theo ý của tôi và tôi trừng trị anh nếu anh tỏ ra không hài lòng. 


Cái tư cách đại diện đó là vai trò đại diện nhân dân Việt Nam của cái đảng cộng sản đang cai trị ở đó. 


Vậy đảng cộng sản có phải là đảng dân túy vĩ đại và khủng khiếp hay không? Thứ dân túy có nguồn gốc cực tả! 


Nguyễn Thị Cỏ May
phai  
#2 Đã gửi : 31/05/2019 lúc 10:31:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
2019-05-31 Bầu Cử Quốc Hội Âu Châu: Chủ Nghĩa Dân Túy (Le Populisme) vs Chủ Nghĩa Tự Do (Le Libéralisme)

Chúa Nhựt 26/05/2019, dân chúng nước Pháp đã đi bầu Quốc hôi Âu Châu. 34 danh sách, xôm tụ thật, dân chủ thật ! Nhưng cuộc chiến chỉ thật sự giữa hai danh sách, có thớ, của đảng cầm quyền, Đảng Cộng Hòa Tiến Bước- La République En Marche là cái đương nhiên, và danh sách các đối lập. Thế nhưng, ngày nay, đối lập thật sự của nước Pháp là Đảng Tập Họp Quốc gia - Rassemblement National - của bà Marine Le Pen, mồm nói dân tộc đó, nhưng thật sự chỉ mỵ dân, rất thủ cựu, cực hữu và dân túy. Kết quả cuối cùng, hai đảng về nhứt nhì ngang ngữa, nhưng đảng dân túy của bà Marine Le Pen về đầu với 23,5 % tỷ lệ người đi bầu và vào Quốc hội Âu châu với 22 ghế, đảng cầm quyền về nhì với 22,5 % và 21 ghế…. Chứng mình ngày nay cái lo lắng của người dân Pháp. Tuy lòng vẫn còn tin cậy Chánh Phủ và đường lối chánh trị của Tổng Thống Macron, nhưng vẫn còn nhiều đòi hỏi hay ưu tư chứ được trả lời thỏa mãn ; và Tổng Thống Macron vẫn phải coi chừng, sức chịu đựng của người dân có hạn, ch ớđòi hỏi nhiểu ; oãi lắm rồi, và Tổng Thống phải nghĩ đến dân tộc, phải ưu tiên cho người Pháp ! Nhưng người Pháp nào ? Quốc tịch đa nguyên, đa chủng ? Hay Da trắng, Thiên Chúa Giáo ?
Ngày nay, nước Pháp cũng như một số quốc gia tiên tiến Âu Châu, đang từ những quốc gia với một nền kinh tế tuy rất Tư Bản Chủ nghĩa nhưng vẫn có một chánh sách xã hội rất cao ! Thật vậy, nước Pháp ngày nay là một quốc gia hàng đầu trong những quốc gia có một có một chánh sách Xã hội và Bảo vệ Công Nhơn và Công dân cao, tiêu biểu của một chánh sách  « xã hội chủ nghĩa ». Phải, nước Pháp là một Nhà Nước Bảo hộ – État Providence. Các nhà Tư bản ở Pháp tự do đầu tư kinh doanh, tự do lập hảng, cơ sở công nghiệp, như mọi quốc gia tư bản khác. Nhưng chánh sách bảo vệ dân và công nhơn rất cao, cao hơn cả các quốc xã hội chủ nghĩa !. Nhà Nước Pháp làm chủ hay đều có phần hùn rất cao ở các nghiệp vụ chánh, ở tất cả mọi cơ sở, ở tất cả các công nghiệp chánh có liên quan đến đời sống hằng ngày của công dân : vận tải, giao thông, từ hảng máy bay, đến hảng xe lửa, Bưu Điện, Năng lượng, Y tế, Bảo Hiểm, An Sanh Xã Hội, Hưu Trí, Lao Động, Giáo dục, Huấn Nghiệp … Hệ thống An Sanh Xã Hội của Pháp lo cho con người từ khi mới thụ thai đến lúc nằm xuống. Suốt đời một con người, Nhà Nước lo lắng cả...Lý lịch con người không phải là Thẻ Căn Cước – Carte d’Identité mà là con số An Sanh Xã hội- Numéro de Sécurité Sociale. Giống Nam Nữ, nơi Sanh, tháng Sanh - khó trốn, khó tránh, trừ không làm giấy khai sanh, và đẻ trong rừng cho cha mẹ ruột lo liệu !
Nhưng cái nghịch lý của dân tộc Pháp, là cái tánh ương ngạnh của một thắng con cưng – des enfants gâtés – Người Pháp là một dân tộc rất « gia đình » với Nhà Nước, rất « gần gủi Nhà Nước», « hỉ nộ ái ố với Nhà Nước », « yêu ghét lẫn lộn » với Nhà Nước ! Nhưng tâm địa bình thường dân Pháp LẠI là chống Nhà Nước, chống tất cả những luật lệ, cho rằng đấy là biểu tượng của Tự Do. Dân Pháp là dân vô trật tự, lúc nào cũng chỉ trích, rên rỉ, bất mãn với Nhà Nước, chống Nhà Nước. Nhưng khi hoạn nạn thì lại ưa vòi Nhà Nước, xin Chánh phủ hổ trợ. Cặp bài trùng « Nhà Nước - Nhơn Dân », như cặp tình nhơn, khắn khít, đầy vương vấn, thương ghét lẫn lộn !(Người Việt ta, chỉ mới trăm năm bị đô hộ mà đã học được cái thói xấu nầy của dân Pháp).
Do đó, nước Pháp không bao giờ có một nền kinh tế chánh trị hoàn toàn tư bản cả, kể cả dưới thời những vị Tổng Thống Phái Hữu, Valéry Giscard d’Estaing, Jacques Chirac hay ngay cả Nicolas Sarkozy, vì bởi một số quyền hành quản trị, những bộ phận hành chánh hay công nghiệp lớn đều do những bộ phận quốc gia-national hay quốc gia hóa-nationalisés điều hành hay quản trị, như đã nói trên từ bảo hiểm xã hội (bắt buộc), đồng lương tối thiểu (bắt buộc), đến các ngành chuyên chở công cộng xe lửa, máy bay… năng lực, điện lực, dầu hỏa, hoặc cả ngành y tế, giáo dục… Do lẫn lộn kinh tế và chánh trị nên các chánh sách chánh trị cũng tạo ra các tổ chức xã hội với những sanh hoạt, những tập tục, với những yêu cầu đưa đến một triết lý và một nhơn sanh quan, quan điểm xã hội rất đặc biệt, hoàn toàn « Pháp thuần túy ». Nước Pháp, như chúng tôi thường nói với bạn bè, là nước Cộng Hòa Sô Viết duy nhứt (trên thế giới) thành công- La France est l’unique état soviétique (du monde) qui ait réussi !
A/Chủ nghĩa Tự Do vs Chủ Nghĩa Dân Tộc: Lưởng đảng mới !
1 - Chủ nghĩa Tự Do:
Chủ nghĩa Tự Do phải được hiểu không những như là một trường phái kinh tế, mà cả một tư tưởng chánh trị. Nền kinh tế Huê kỳ là một trường phái Tự Do Chủ nghĩa, trong một nền chánh trị Dân Chủ Pháp Trị Tự Do Chủ Nghĩa ! Anh quốc cũng vậy ! Và để chứng minh rõ ràng hơn, chánh sách  chánh trị kinh tế Huê kỳ dưới thời Ronald Reagan liberal hơn dưới thời Obama ! Nền kinh tế chánh trị Anh quốc dưới thời Nữ Thủ tướng Magaret Thatcher liberal hơn thời Thủ tướng  Tony Blair !
Ở Pháp, đã từ trên 15 năm nay, từ năm 2002, từ ngày chánh trị gia Alain Madelin, một cựu dân biểu, một cựu tổng trưởng, một cựu thị trưởng – theo thiển ý, Alain Madelin là nhà chánh trị gia người Pháp duy nhứt thật sự bạn với người Việt Nam chống cộng sản chúng ta, thật sự thông cảm, hiểu và thiệt tình ủng hộ « người quốc gia Việt Nam chống cộng chúng ta – thất bại với ngọn cờ Chủ nghĩa Tư Do, vì chỉ « lượm » được chưa đầy 4% số phiếu trong một cuộc bầu tranh cử chức vụ Tổng Thống. Với số phiếu dưới 5%, chi phí cuộc tranh cử không được bồi hoàn, thiếu tiền để tiếp tục hoạt động, ông đành phải giải tán Đảng Dân chủ Tự do-Démocratie Libérale do ông sáng lập.
Và cũng từ đó, ở Pháp, từ năm 2002, năm thất bại của Alain Madelin, một bức màn nhung được kéo xuống, che trùm luồng tư tưởng chánh trị nầy, mặc dù được sử dụng, được ca tụng, áp dụng, được chiếu cố ở các quốc gia dân chủ láng giềng, bạn bè của nước Pháp, nhưng dưới nhiều dạng, nhiều tên khác nhau !
Vì cũng từ đó, từ ngữ, quan niệm, ý niệm « Tự Do – Libéral » cho một đảng chánh trị, một chánh sách kinh tế hầu như là điều tabou-tối kỵ ở Pháp ! Thiên hạ – Pháp - sợ trường phái kinh tế, quan niệm chánh trị ấy, « không nên, không dám nói, đến Chủ nghĩa Tự Do»! Từ ngữ, quan niệm, ý niệm « Chủ Nghĩa Tự Do » như là một cái gì xấu xa, xưa cũ, không hợp thời, xâm phạm xã hội, thiếu « xã hội tánh », phải tránh xa, giống như Chủ Nghĩa Thuộc Địa-Le Colonialisme. Phải ! Chủ Nghĩa Tự Do thường được cho là tiêu biểu, cho rằng là nơi - tập họp của những cái « thái quá », « lố lăng », những cái « hoàn toàn tự do, vô luật lệ, hay phá lệ-dérèglementation », của giai cấp « nhà giàu tư bản-tự do cạnh tranh, tư do doanh thương- không bảo vệ công ăn việc làm của người thợ - cá lớn nuốt cá bé…thiếu hẵn tánh nhơn bàn, thiếu hẳn tánh « xã hội ». (Đã nói là nước Pháp là sân sau của Chủ nghĩa Cộng Sản mà!)
2 - Trở Về Tương Lai - Retour vers le futur-Come back to the future:    
Nhưng, vào năm 2015, với một sự kinh ngạc đầy thú vị  (của chúng tôi và nhóm bạn bè đồng nghiệp), từ những ngày cuối tháng 9 năm 2015, trên các báo lớn, vài cây viết bình luận gia chánh trị có thớ, « dám » nói đến Chủ Nghĩa Tự Do. Nhưng dưới dạng một câu hỏi, là « Chủ Nghĩa Tự Do là một quan niệm thuộc phái Tả hay của phái Hữu ? ». Nhựt báo Thế Giới-Le Monde (thiên Tả), số ra ngày 29 tháng 9 năm 2015 đăng một bài dài về Chủ Nghĩa Tự Do, dưới cây bút của nhà bình luận chánh trị Guy Sorman. Đổng thời tờ nhựt trình Anh Thợ Cạo-Le Figaro (thiên Hữu), cũng làm một loạt bài từ ngày 23 tháng 9 đến 15 tháng 10, cũng về chủ nghĩa nầy. Và cả tờ Tiếng Dội-Les Échos, chuyên về kinh tế cũng xí xọn nhào vào, với đầu đề « Người Pháp sẳn sàng chuyển hướng về Chủ nghĩa Tự Do-Les Français prêts au virage libéral ».
Sự ái mộ bất ngờ nầy, có lẽ do những tuyên bố của anh Tổng Trưởng Kinh tế trẻ tuổi tài cao, Emmanuel Macron -  lúc bấy giờ, vào năm 2015 - rằng chánh phủ phái Tả và Đảng Xã hội đương quyền – của Tổng Thống François Hollande – mà anh đang tham gia sẽ áp dụng đường hướng Chủ Nghĩa Tự Do của phái Tả-Le Libéralisme des Socialistes, cho những chánh sách chánh trị kinh tế tương lai cho nước Pháp (sic). Đúng vậy, vào 2015, với một nhơn vật như Emmanuel Macron, với những loạt bài do phe Tả cũng như do phe Hữu như đã nói trên, chúng ta có quyền nghĩ rằng đã đến lúc toàn nước Pháp phải có một thống nhứt suy nghĩ để đi đến một đồng thuận là cần phải trở về với Chủ Nghĩa Tự Do ?
Nay 2019, bốn năm sau, thử nhìn tình hình nước Pháp và tình hình cuộc sống với chánh sách Tự Do Chủ Nghĩa !
Nầy nhé ! năm 2017, Macron từ chức chánh phủ phái tả, vì không áp dụng được những gì mình nói, với một Tổng Thống Hollande, lúc nào cũng do dự, nửa muốn, nửa không muốn, em chả, với một đảng chánh trị phái Tả đang tan rã, hoàn toàn chánh trị gia đình đảng phái không có tinh thần và suy nghĩ quốc gia ! Macron ra ứng cử với một hướng chánh trị phi hữu, phi tả, cả tả lẫn hữu, và đắc cử Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp.
2019, thành tích sau hai năm, không lấy gì phấn khởi lắm, Tổng Thống với một Đảng Cộng Hòa Tiến Bước- La République En Marche, với một đường lối chánh phủ Tả Hữu đề huề, với một Thủ Tướng cựu Phái Hữu, với một hướng chánh trị thiên Chủ Nghĩa Tự Do, nhưng thiếu sửa soạn dư luận, thiếu truyền thông, thiếu ý thức mô phạm, không tạo được hưởng ứng và  thông cảm. Cách hành việc quá chuyên nghiệp, máy móc, hàn lâm … Nghĩ rằng, với Chủ Nghĩa Tự Do, nâng đở người giàu, nâng đở đầu tư, sẽ đẩy mạnh đầu tư, tạo công ơn việc làm… Thuyết « Tạo Nước tạo Thẩm thấu – le Ruissellement » Khi ta tưới nước trên đầu, nước sẽ chảy dài xuống thân thể. Tạo người giàu tiền bạc, người giàu sẽ tạo công ăn việc làm cho người nghèo. Thế nhưng, với dân Pháp, phương pháp nầy không thành công. Dân Pháp với trăm năm suy nghĩ Xã hội Chủ Nghĩa, vẫn còn vướng víu trong suy nghĩ « đấu tranh giai cấp » ….Những gì Emmanuel Macron nói người dân không hiểu… Giúp người giàu thì dân thấy, nhưng Dân chưa thấy nước ướt áo dân, tiền nhà giàu đâu không thấy ! Và Phong trào Áo Vàng nổi dậy, đòi sống, đòi chia, đòi ăn đồng chia đủ ! Phong trào Áo vàng cũng bị tất cả các nhóm Thiên Cực lợi dụng ...
Nhưng năm 2017, khi ra quân ứng cử Tổng Thống, Emmanuel Macron đã hạ gục, phá tan hai Đảng lịch sử truyền thống cả Hữu lẫn Tả, những phẩn tử trung dung ôn hòa của hai phái đều theo về Macron. Macron nắm toàn bộ tất cả nhnữg ý thức chánh trị và quan niệm kinh tế Trung Dung Ôn Hòa. Nên từ đó, Macron phải trực chỉ đối diện thẳng với hai nhóm Cực Hữu và Cực Tả.
Đảng Cực Hữu Dân Túy Tập Họp Quốc Gia - Rassemblement National trong bầu không khí đầy sôi động với khủng bố Hồi Giáo, với di dân tỵ nạn tràn ngập Âu châu, tạo một luồng tâm lý bất ổn, hoảng sợ cho dân bản địa da trắng, biến nước Pháp đầy nhơn bản thành một nước Pháp ích kỷ, co cụm. Đòi Dân tộc nhưng thực sự lý luận rất Dân Túy vì « Sợ người lạ »
Và Cực Tả, Đảng Nước Pháp Bất phục -La France Insoumise với anh chàng Mélenchon rất troskiste, cách mạng, cách mạng và cách mạng. Chống chống và chống, không xây dựng gì cả ! Nhưng rất lý luận Dân Túy vì chống Toàn Cầu Hóa, chống Tư Bản, chống Nhà Giàu ...
Còn phần đối lập còn lại gồm một nhóm ô hợp các tổ hợp chánh trị của các cựu Đảng chánh trị hữu hay tả, hay cả cực tả ! Do đó Đảng cẩm quyền tuy là thắng thế là đa số, nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ, trên đưới 24 % nên gặp khá nhiều khó khăn trong lúc một nhà cầm quyền cần một đa số đồng thuận để cải tổ để hợp tình hợp cảnh với một tình hình kinh tế chánh trị quốc tế toàn cầu hóa !
3 - Chủ Nghĩa Dân Tộc & Dân Túy:
Phái Hữu gồm các đảng phái có lý thuyết tinh thần quốc gia, nặng tánh dân tộc, nặng đạo đức xả hội truyền thống thiên chúa giáo. Cực Hữu ở Pháp hiện nay là nhóm Tập Họp Quốc Gia – Rassemblement National, do gia đình Le Pen lãnh đạo, chúng tôi đề nghị nên dịch là Tập Họp Dân Tộc có lý hơn, vì chủ thuyết chánh trị- nặng tánh dân tộc. Tất cả quyền lợi công dân nên dành cho người Pháp thực thụ lô can-local, sanh đẻ nội địa, da trắng thiên chúa giáo, văn hóa LaHy, tập tục truyền thống cổ truyền, cúng bái lễ lạc dành tất cả cho Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La mã, La tinh, truyền thống La Hy, trở về với chế độ kiểm soát biên giới không còn tự do di chuyển nữa để kiểm soát nạn di dân.  
Cực Hữu và thiên hữu ở Pháp được dân Pháp ủng hộ bầu, lý do cũng dễ hiểu, là vì khủng hoảng kinh tế, con số thất nghiệp cao – trên 10% -  vì dưới thời của cả hai vị Tổng Thống cả Hữu Phái lẫn Tả Phái bất lực, « chỉ đỉ miệng, đỉ mồm, hứa tiều hứa quảng », chớ chẳng những không giải quyết công ăn việc làm cho dân, cũng chả giải quyết một vấn đề gì gọi là khả dỉ. Thêm vào, nào với nạn toàn cầu hóa, nào nạn thất nghiệp do chuyển công nghiệp khỏi xứ giàu để đi tìm công nhơn rẻ, nào nạn ô nhiểm, và cuối cùng nạn khủng bố, và nạn di dân…. Dân chịu hết nỗi chả biết tin vào các đảng phái cổ truyền nữa ! Với những nguy hiểm, như hiểu lầm rằng tất cả khủng hoảng, tất cả sự mất an ninh đều do đến từ ngoại quốc. Và lý do lớn là của di dân lậu, lúc nầy, số đông thuộc về người Hồi Giáo. Tâm lý sợ toàn cái lạ ! Nào người lạ, nào tập tục lạ, nào mầu da lạ. Sợ bị xâm phạm, sợ không còn nhìn cái « quen thuộc » nữa ! Trở về nhà, đóng cửa, bế môn, tỏa cảng, ở với nhau, dù sao cũng dễ dàng hơn ! Và kỷ luật hơn, và an ninh hơn, và an toàn hơn ! Công ăn  việc làm ? Chia nhau giữa người Pháp gôloa-gaulois với nhau, cùng da trắng, cùng mắt xanh, cùng Nhà Thờ cổ truyền với Cây Thánh Giá quen thuộc ! Các bề trên, các thẩm quyền, chấp hành luật lệ, lệnh lạc, nhận lời khuyên lơn, ngoài Luật lệ, Chánh Phủ, Nhà Nước, Thầy Giáo, còn các Ông Cha, Bà Sơ, quen thuộc, giảng dạy dẫn dắt. Đó là lý luận Dân tộc của nhóm Cực Hữu !  Cực Hữu bảo vệ Quốc Gia, Nước Nhà, Làng Xã, Xóm Giềng. Lúc khó khăn, lúc hoạn nạn, những luận điệu chánh trị ấy làm ấm lòng người dân… dễ nghe, dễ thông cảm. Do đó Dân Tộc bị lạm dụng thành Dân Túy !
B/  Một Chủ Nghĩa Tự Do phục vụ Dân Tộc?
Từ ngày Tổng Thống De Gaulle lập nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp (1958) Tả Hữu là hai phe đối lập  thay nhau để cầm quyền. Ai đó vẫn nghĩ rằng đó đó là điều kiện tiên quyết để có Dân Chủ. Đánh giá trên cái kinh nghiệm lưởng đảng của nền Dân Chủ xưa nhứt thế giới Anh Quốc với hai nhóm Tories và Whigs (Tory ủng hộ Quân chủ độc tài và Whig Quân Chủ Lập hiến) nay là Conservative và Labour Party, hay như Mỹ với hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa !
Thế nhưng, người Pháp thường nói : »Bọn Tả thường dùng hướng chánh trị của phái Hữu và ngược lại, đúng là Bonnet Blanc et Blanc Bonnet – Mũ Trắng và Trắng Mũ vậy ! Và vì vậy, chúng ta hiểu rõ thái độ thờ ơ của dân Pháp đối với nền chánh trị là vậy. Tôn Giáo cũng là một vấn đề rất tế nhị trong sanh hoạt xã hội ! Bằng chứng ngày nay, tôn giáo Hồi đang gây những dị ứng lớn ở âu châu – do những đòi hỏi « vô ý thức » của người Hồi Giáo, hiểu nhầm « nhập cư » và « hội nhập ». Cũng vì những tế nhị như vậy, mà ngày nay, người công dân Pháp thờ ơ đến nền chánh trị. Dân Pháp thờ ơ không đi bầu nữa. Cả hai phái Tả Hữu ở Pháp ngày nay không rõ ràng định nghĩa thái độ mình. Một Đảng Trung tâm có lẽ cần thiết hơn, hay một Liên Minh các Hội đoàn ?  Chỉ cần đáp ứng những nhu cầu xã hôi đời sống thực tế hàng ngày cho người dân thôi ! Đó là chánh trị, đó là giải quyết đời sống của người dân.
Vì thiếu thái độ rõ ràng trong những lúc khủng hoảng nên các nhóm Cực Hữu nổi dậy !
Từ Pháp đến Việt Nam
Muốn áp dụng Chủ nghĩa Tự Do, cũng nên biết rõ thế nào là Chủ nghĩa Tự Do. Với một quốc gia như nước Pháp, và nói rộng ra như nước Việt Nam, (hay như nước  Tàu), thường với truyền thống là cái gì cũng Nhà Nước, cũng Chánh Phủ.
Truyền thống Tàu và Việt Nam thời phong kiến, học ra làm quan !
Truyền thống Pháp, tốt nghiệp là làm việc cho Nhà nước. Công chức là giấc mơ lớn nhứt. Pháp với ENA – École Nationale d’Administration - Trường Quốc Gia Hành Chánh để làm Đại Công Chức, Pháp với ENS -  École Normale Supérieure - Trường Sư Phạm Quốc Gia để làm Công Chức Giáo sư. Tất cả là Công Chức, là Hành Chánh. Các trường Đào Tạo Kỷ Sư cũng đào tạo Công Chức Kỹ Sư : Bá nghệ Bách Khoa – Polytechnique ; École des Mines Kỹ sư các Hầm Mõ chánh phủ ; Écoles des Ponts et Chaussée Kỹ sư Xây cất Cầu Đường xây cất bảo trị cầu đường hệ thống giao thông quốc gia.
Việt Nam Công Hòa rập y ông Thầy Pháp từ thời Pháp thuộc. Việt Nam Cộng Sản rập khuôn các xứ Công sản Liên Sô hay Tàu !
Những quốc gia như thế không thể biết thế nào là Chủ nghĩa Tự Do.
Có chăng là nghe lỏm bỏm vài ba chữ, vài ba quan niệm, vài ba ý niệm như : Tự Do báo chí, Phá lệ - dérèglementation luật lao động cho thị trường lao động, Chủ Nghĩa Tự Do là giảm thuế nhà giàu, hay cùng lắm có một ngành Giáo dục tự do- Éducation libre…hay luật lệ kinh tế theo kinh tế thị trường économie de marché…
Tất cả những từ ngữ nói trên đều được dùng để hoặc đưa vào, hay tạo thành chánh sách. Những chánh sách lẻ tẻ nầy, góp chung được hiểu là Chủ nghĩa Tự Do. Dĩ nhiên mỗi khi ra một chánh sách như nêu trên đều mang đến sự thay đổi có hướng tích cực, và thường được người dân cổ võ ủng hô. Nhưng trái lại những chánh sách chủ nghĩa Tự Do ấy cũng gặp phải rất nhiều rào cản. Đầu tiên, do dân công chức « thủ cựu », với cái tâm trạng « sợ cái lạ », đụng chạm đến thói quen, chạm vào guồng máy « quan liêu, thủ tục, hệ thống, hành chánh », và cuối cùng sợ cá nhơn mình mất việc làm, vai trò mình đâm ra vô ích, dư thừa.  Các tay nghề, công nhơn thợ thuyền, thì, sợ mất « cái giá trị » của « khả năng nghề nghiệp », của vai trò của « các lò luyện », «các xưởng tập». Các tay nghề còn có một cái nghịch lý nữa, là trước mắt, rất sợ cạnh tranh nên khi truyền nghề có tật « dấu nghề », nhưng sau đó, lại sợ nghề mình ngày mai bị « mai một », biến mất, thiếu hậu duệ, người tiếp nối !
Chủ nghĩa Tự Do là mở rộng thị trường cho cạnh tranh, để cái tự nhiên, cái dĩ nhiên của « cái giỏi, cái hay, cái tinh hoa » tự động nổi lên, và thị trường, tự nó sẽ dọn sạch, ổn định thị trường. Kinh tế thị trường là vậy, không có việc chi mà phải …luật và lệ ! Ngày nay, phá lệ dérèglementation, phá nhịp dérégularisation để thị trường không bị gò bó nữa, để người tiêu thụ có lựa chọn. Các hội đoàn bảo vệ người tiêu thụ sẽ luôn luôn có mặt vừa kiểm soát phẩm chất vừa làm trọng tài phạt kể ăn gian, để cuộc chơi cân bằng.
Thế nhưng Chủ nghĩa Tự Do càng hấp dẫn bao nhiêu thì lại bị thù ghét bấy nhiêu. Thiên hạ muốn công bằng, muốn dẹp bỏ những đặc quyền, nhưng tất cả đều mong dẹp những đặc quyền người khác, và giữ quyền đặc biệt cho mình. Thiên hạ ai cũng mong bớt thuế, miễn thuế, nhưng cũng ai cũng muốn có thêm vài trợ cấp, vài bổng lộc đặc biệt cho mình. Thiên hạ không bằng lòng Nhà Nước Bao Dung, Nhà Nước Che Chở, Nhà Nước Hầu Bao – l’État Providence, nhưng tất  cả ai ai cũng muốn hưởng một hệ thống lương bổng cao, một hệ thống an sanh xã hội tốt, một hệ thống y tế toàn hảo, một hệ thống giáo dục công bằng, nhưng lại tất cả lại chống sự tự do chia xẻ đều cho mọi người.
Phải hiểu và nhận rõ rằng Chủ Nghĩa Tự Do-Libéralisme là một nơi hội nhập giữa các quan niệm một nền kinh tế tự do (tự do thương mãi, tự do trao đổi, tự do hành nghề, tự do mở mang xí nghiệp), một nền chánh trị tự do (chế độ pháp trị, tôn trọng các nhơn quyền) và một hệ thống xã hội tự do (tôn trọng những lựa chọn cá nhơn, tôn trọng những thiểu số).
Nhưng nếu định nghĩa hẳn rằng Chủ nghĩa Tự Do là tổng hộp của tất cả các quyền tự do thì  vẫn chưa hoàn toàn hẳn vậy, vẫn còn rất thiếu thốn !
Cái thiếu thốn lớn là vai trò Con Người. Và Trọng Con Người là là Trọng Dân Tộc !
Con Người: Nhơn phẩm: Tài và Đức
Con người Tự do phải là con người sáng tạo, phục vụ....
Sáng tạo : Con người có bản năng lớn nhứt là sáng tạo, là canh tân, là thay đổi, là và để chứng minh cái tài năng cá nhơn. Vì vậy quyền tư hữu phải là quyền tự nhiên của con người, con người phải có tư sản. Tập thể hóa con người là một xâm phạm nhơn phẩm.
Phục Vụ : Con người sanh hoạt và  phát triển với sự phục vụ cho cộng đồng. Hữu ích cộng đồm là chỉ tiêu, là giá trị của đời sống con người. Lòng vị tha là bộ máy để con người hoạt động.
Dĩ nhiên con người có thể sáng tạo sai (kẻ phá hoại), phục vụ sai (kẻ cắp, người bất lương). Do đó cái Đức phải được tuyển chọn !
Thay lời Kết
Tự Do là biết lãnh trách nhiệm những hành động của mình..
Chừng nào những quốc gia trên thế giới còn bám vào những quan niệm lỗi thời như Xã hội Chủ Nghĩa, như Nhà Nước Bao Dung… Chừng nào các quốc gia trên thế giới còn nghi kỵ người công dân của họ, chỉ nghĩ rằng chỉ có Nhà Nước mới lo mọi việc, giao tất cả cho quan quân công chức tất cả, từ quản trị đất nước, đến kinh doanh thương mại thì bất công sẽ còn, nghèo đói vẫn thế và tham nhũng sẽ hoành hành.
Hãy mạnh dạn giao cho người dân, giao cho những người chủ thật sự của đất nước. Đất nước là sở hữu chung của tất cả người dân. Tự Do kinh doanh, Tư Do thương mại, Tự Do công nghiệp, Tự Do quản trị, Tự Do hành chánh.
Nước Việt Nam nay đang trên bờ vực thẳm. Ngoài Họa Cộng sản Tàu, trong Họa Cộng sản Việt. Với Tàu mất Nước, Với Đảng mất tương lai.
Người dân Việt Nam phải mau mau tỉnh dậy !


Hồi Nhơn Sơn, 31/5/2019
Phan Văn Song
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.281 giây.