logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/06/2019 lúc 08:42:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Buổi ra mắt sách Nửa Đường của Quan Tư TQLC

UserPostedImage
Tác giả Nửa Đường, Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Tô Văn Cấp (giữa), bên trái là người tình Gia Long bên phải là LM Nguyên Thanh. (Thanh Phong/Viễn Đông)
 
WESTMINSTER - Trưa Chủ Nhật, ngày 2 tháng 6, 2019 hội trường mang số 8200 Westminster Blvd đã chật ních người đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm “Nửa Đường” của Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Tô Văn Cấp; đa số các người đến tham dự là những Sư Huynh Đệ Petrus Ký nơi tác giả từng mài đũng quần nhiều năm trên ghế trường học này; các niên trưởng và cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, nơi tác giả tốt nghiệp Khóa 19, và những người lính mũ xanh TQLC, binh chủng mà tác giả tình nguyện gia nhập ngay sau khi được gắn lon Thiếu Úy tại một quân trường danh gía nhất Đông Nam Á thời bấy giờ cùng những người lính mũ nâu Biệt Động Quân mà tác giả đã cùng sát cánh bên nhau chiến đấu.
Ngoài các vị vừa kể, chúng tôi thấy có Linh Mục Nguyên Thanh, Tuyên Úy binh chủng TQLC mà tác giả từng được vị LM này săn sóc về mặt tinh thần. Bên cạnh đó còn rất đông phu nhân, thân hữu các binh chủng bạn, những người dân Hậu Nghĩa yêu mến, nể phục tác giả
Thiếu Tá TQLC Tô Văn Cấp sinh tại Kiến An, Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954, học trường Petrus Ký từ 1955 đến 1962. Sau khi đậu hai bằng Tú Tài ông vào trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và tốt nghiệp Khóa 19 năm 1964. Sau khi tốt nghiệp ông tình nguyện gia nhập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, một trong ba binh chủng nổi tiếng nhất của QL/VNCH (Nhảy Dù, TQLC và BĐQ).
Là vị chỉ huy trẻ, Thiếu Úy Tô Văn Cấp sau thăng lên Thiếu Tá từng cầm quân đánh Việt Cộng trong những trận đánh được ghi vào quân sử như trận Bời Lời (Mật khu Hố Bò), trận Bồng Sơn… đặc biệt trận tăng phái cho ông Sáu Lèo (Tướng Nguyễn Ngọc Loan) Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia tiêu diệt quân Việt Cộng trong trận tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Saigon, và không biết bao nhiêu trận chiến khác khiến ông 5 lần bị thương, có lần bị gẫy xương chân phải, gẫy tay trái, bể xương hàm, máu từ mũi và hai lỗ tai chảy ra (bài Xé Lá Thư Tình, trang 35).
Sau ngày 30.4.1975 ông bị tù Cộng Sản 10 năm (1975-1985) và qua Hoa Kỳ tỵ nạn theo diện H.O 1 năm 1990. Hiện đang sống hạnh phúc tại Orange County bên cạnh người tình Gia Long từ những năm 1963 ( Xé Lá Thư Tình). Ông Tô Văn Cấp chưa nhận mình là nhà văn, mặc dù đã ba lần ông được Giải Viết Về Nước Mỹ do nhật báo Việt Báo tổ chức và một lần được giải Viết Về Mẹ của nhật báo Herald.
Tuy nhiên, qua tác phẩm “Nửa Đường” có lẽ không ai đọc qua mà không phải công nhận, Tô Văn Cấp là một cây viết, viết hay hơn những nhà văn bình thường. Ông còn có bút hiệu Philatô. (Philatô là viên quan Tổng Trấn Do Thái, người đã chất vấn Đức Giêsu trước khi trao Chúa Giêsu cho dân đem đi đóng đinh vào Thập Giá). Sau khi được ông ký tặng cho cuốn Nửa Đường, về nhà đọc trang đầu rồi không gấp sách lại được. Những chuyện nhà, chuyện lính, chuyện người được ông dàn trải trên 400 trang giấy qua 25 mẫu chuyện. Ngoài ra có thêm trang Thay Lời Tựa, Bạn Hữu Đọc Nửa Đường, Chân Dung Tác Giả và phần Mục Lục.
Sở dĩ cuốn Nửa Đường làm say mê người đọc không gấp sách lại được, vì những chuyện ông viết là những chuyện thật, không phải hư cấu, lời văn của ông nhẹ nhàng, dí dỏm khiến người đọc thấy vui vui như chuyện “Xé Lá Thư Tình” kể chuyện con ông chất vấn ông về “Người Tình” của bố: “Bố có dám kể cho mẹ và con nghe lá thư bố viết cho người yêu không? Ai là người dám xé thư người yêu của bố? Người xưa ấy là ai? Bố yêu từ hồi nào, hiện nay bà ấy ở đâu? Ở Hoa Kỳ hay còn kẹt lại ở Việt Nam? Có phải lá thư bị mẹ con xé vì bả ghen?
Những câu ông đối đáp ỡm ờ với con thật dễ thương “Coi chừng bố bị xé xác bây giờ” trong lúc hiền thê ngồi bên cạnh thỉnh thoảng nhéo vào ba sườn và nói nhỏ “Xạo hoài”! Trong các mẫu chuyện, chúng tôi thích thú với câu chuyện “Vợ chồng lủng củng cũng tại con chim,” kể chuyện hai vợ chồng người bạn thân giận nhau vì “con chim” trang 346, và nghe ông thuật lại trận Mậu Thân 1968 khi ông đang là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 TQLC được tăng phái cho Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh CSQG tiêu diệt quân Việt Cộng đang chiếm khu vực chùa Ấn Quang, Saigon và kể cho độc giả nghe chuyện Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn tên khủng bố Nguyễn Văn Lém tức Bảy Lốp, kể về tinh thần chiến đấu dũng cảm của vị Tư Lệnh và các Đại Đội Cảnh Sát Dã Chiến mà ông cảm phục, và có lẽ vì thế mà tác giả cố mời được Đại Tá Cảnh Sát Trần Minh Công, Viện Trưởng Học Viện CSQG, người đã cùng Tướng Nguyễn Ngọc Loan chỉ huy chiến đấu giành lại từng ngôi nhà bị VC chiếm giữ đến tham dự buổi ra mắt Nửa Đường của ông.
Để độc giả đánh giá tác phẩm Nửa Đường của tác giả Tô Văn Cấp, có lẽ không gì hơn là nghe tóm tắt những lời nhận định khách quan của một số độc giả.
Tam Dung ghi: “Ngòi viết của tác giả chân tình và một chút khôi hài cho đời thêm vui, nhưng đâu đó có những vị cay chua khiến độc giả buồn mà phải cười.”
Tường Thúy: “Philato, Captovan, Phuhotrac là những bút hiệu quen thuộc của cây viết Tô Văn Cấp mà độc giả thường bắt gặp trên mọi diễn đàn hay trên các mặt báo… Một điều nữa làm văn của anh càng thêm hấp dẫn hơn nhờ những câu tục ngữ, ca dao, câu hát, vần thơ đã được anh sử dụng rất đúng nơi, đúng chỗ.”

UserPostedImage
Các phu nhân SVSQ Võ Bị trong ngày ra mắt “Nửa Đường” của Thiếu tá Tô Văn Cấp. (Thanh Phong/Viễn Đông)
 
Vi Vân: “Sau khi buông súng thì anh cầm viết, anh có thể viết về bất cứ đề tài gì, về thể loại gì, ở môi trường nào v.v. lời văn rất tự nhiên vững chãi, cảm động.”
Ấu Tím: “Những bài anh viết ngọt ngào lôi cuốn, chẳng sợ ai mà không dám nói, chẳng bênh ai mà phải ngại ngùng. Đây là điều tôi thật sự trân quý khi đọc các bài anh viết.”
Việt Bút Ngọc Anh: “Qua lối viết sắc bén lẫn dí dỏm đặc sệt kiểu Bắc Kỳ, ngòi viết không cần lách của anh có nhiều bài va chạm tới vài giới trong xã hội mà nhiều lần tôi phải lắc đầu: Thật dễ nể, anh của tui.”
Vương Mộng Long: “Nửa Đường chính là một phần đời của TQLC Tô Văn Cấp. Đọc Nửa Đường để thấy tình mẹ bao la nhường nào qua bài Bà Mẹ Quê, thấy mặt trái của tấm huy chương trong Trâu Điên và Cố Vấn Mỹ, để mỉm cười và thích thú khi nghe xong truyện Xé Lá Thư Tình rồi ngậm ngùi tiếc nuối một thời vàng son đã qua, sau cuộc đổi đời với Thầy Cũ Trường Xưa.”
Trương Văn Vấn: “Thằng cha này là ma xó hay sao mà biết cả chuyện riêng tư của mình để viết vậy?”
Huỳnh Văn Phú: “Điều đáng nói nhất tôi muốn đề cập ở đây, qua những bài viết của anh, tôi nhận ra một điều chính yếu là, anh có cái Tâm, chính cái Tâm này đã làm nên nhân cách tác giả. Anh còn có một tấm lòng, qua các bài viết, hướng về đơn vị cũ, chiến trường xưa, về những Thương Phế Binh VNCH.”
Đoàn Phương Hải: “Cấp đã viết thay cho bạn, cho tôi, cho những người lính ngày đếm trực diện với quân thù trên những vùng sình lầy Năm Căn, U Minh, trên những núi rừng trùng điệp Trường Sơn, trên những đồi Trị Thiên, trong những trận chiến kiêu hùng, thấm đậm máu xương.”
Trịnh Bá Tứ, K.18: “Tôi vẫn đùa gọi anh là Quan Tư Cọp Biển Tô Văn Cấp, một tay viết ngang… Bài anh viết rải rác khắp nơi, nếu gom lại thì đây chính là một tài liệu rất quý hầu giúp ích sau này cho ai muốn có thêm tài liệu viết về người lính VNCH.”
Nhà văn Phạm Tín An Ninh: “Được đọc và viết về anh, về tác phẩm của anh, với tôi là một niềm vui cùng với lòng ngưỡng mộ.”
Trong buổi ra mắt Nửa Đường, tác giả đã trao tặng hai món quà cho các TPB thuộc hai binh chủng, và nhận Bằng Tưởng Lục của Học Khu Westminster qua ủy viên giáo dục Frances Thế Thủy và nhận bó hoa tươi từ đại diện tỉnh Hậu Nghĩa nơi tác giả từng mang lại an ninh cho tỉnh lỵ này..
Có lẽ những lời nhận định của một số bạn đọc trên đã quá đủ để giới thiệu “Nửa Đường” một tác phẩm giá trị của một người lính đầy nhân cách mà Nguyễn Diễm Nga, con gái của cố Thiếu Tá Nguyễn Tiến Đức, CSVSQ/TVBQGVN Khóa 17 đã viết trong bài Thay Lời Tựa: “Bởi vì cháu tin tưởng rằng có một nhịp cầu mang tên Tô Văn Cấp đang lặng thầm và miệt mài nối dài Con đường tranh đấu vì Lý Tưởng Tự Do Dân Tộc giữa hai thế hệ.”
Thanh Phong/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.