logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/06/2019 lúc 02:11:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đôi Ta

Chú đạp xích lô trưa Hè nghỉ nắng

Chân gác càng xe làm giấc tiêu dao

Con ruồi nhỏ đậu bàn tay hai ngón

Ba ngón kia pháo cối cướp năm nào

Nắng Sài Gòn thả từng tia lửa chói

Thèm vô cùng một bóng mát công viên

Và cứ thế , sau chuyến hàng bỏ mối

Ghé góc đường ..làm một giấc bình yên

Giấc ngủ ngắn ..chú mơ về dĩ vãng

Vài bóng hình đồng đội , chiến trường xưa

Những người chết và nghĩa trang quên lãng

Cỏ gai dày …tiếng ếch vọng đêm mưa

Ba tư năm chưa một lần tu bổ

Như oán thù chồng chất ở sau lưng

Hồn tử sĩ đâu đây theo tiếng gió

Mộ hoang tàn cỏ bít lối đi chung

Anh bộ đội thương binh ngồi vá vỏ

Cột đèn kia độc chiếm một sơn hà

Giọng trọ trẹ của quê hương ngoài nớ

Vùng Nghệ Thanh …ngao ngán bữa tương cà

Anh vá vỏ , khách giang hồ độc cước

Chống so le nạng gỗ quá chiều cao

Cố nhẫn nại bơm căng đầy chiếc vỏ

Một bàn chân…còn để lại Nam Lào

Nét cam chịu hằn lên vầng trán hẹp

Cả cuộc đời không có một ngày mai

Sau cuộc chiến …anh trở về thân phận

Một hồn ma bóng quế giữa ban ngày

Mồ hôi chảy xuống ống quần phe phẩy

Chiếc điếu cày còn giữ thuở đi B

Nầy anh bạn ! làm một bi tỉnh ngủ

Bánh thuốc ngon ngoài nớ mới mang về

Chú xích lô ngồi bên anh vá vỏ

Cũng gật gù làm một điếu tương giao

Họ hoà giãi bên lề đường góc phố

Ở dưới chân cao ốc …mấy mươi lầu

Hai thương binh từ hai đầu chiến tuyến

Cũng một phần thân thể hiến quê hương

Nước thanh bình hai mảnh đời cam phận

Thành một đôi ta …khắng khít bên đường

Hồ Thanh Nhã


Ở Việt Nam ,một thành phần dường như bị gạt ra bên lề xã hội sau năm 1975 , là những thương phế binh của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ . Dù họ không bị đi học tập cải tạo như những sĩ quan , công chức cao cấp của chế độ cũ , nhưng họ lại bị phân biệt đối xử . Thậm chí họ cũng không được hưởng một chế độ đặc biệt nào dành cho công dân bị thương tật, từ chánh quyền mới . Họ là loại công dân hạng hai , bị bỏ rơi chẳng ai đoái hoài tới , Một phó thường dân không có chứng minh nhân dân , không có nhà cửa , hộ khẩu . Phận cóc làm sao kêu thấu trời xanh ?

Chánh quyền mới tuyên truyền trên báo , đài ,TV về chánh sách hòa giải dân tộc . Nhưng sau đó thì mọi việc lẳng lặng trôi đi theo sự nghi ngờ của người dân trong nước và cả hải ngoại . Những hoạt động vẻ vời của chánh quyền Hà Nội chỉ là cái khuôn sáo trống rổng , Họ kêu gọi toàn dân mỡ rộng vòng tay trong khi chánh quyền khoanh tay đứng nhìn lớp người cần được hòa giải là những thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang sống lăn lóc tận đáy xã hội trong tình trạng bị bỏ rơi , thái độ vô cảm của các cấp chánh quyền mọi nơi .Họ là những người thương tật ăn xin ở chợ Bà Chiểu , bán vé số từng ngỏ ngách ở Sài gòn , đạp xích lô bến xe miền Tây hoặc làm những nghề không tên với đồng lương không đủ sống ,trên mọi miền đất nước … Có người không nhà, ngủ gầm cầu , có người không có thẻ chứng minh nhân dân , không có hộ khẩu … nói sao cho hết những hoàn cảnh nảo lòng nầy . Trong một xã hội ,ai là người chịu trách nhiệm về đời sống người dân của địa phương mình ? Dỉ nhiên là chánh quyền sở tại , là Đảng , là nhà nước..Hơn bốn mươi năm rồi mà dấu vết của chiến tranh huynh đệ tương tàn vẫn còn đó , không dấu hiệu gì cải thiện hết . Nếu xem những cuộc quyên góp giúp đỡ Thương phế binh VNCH là một hành động hòa giải thì đây có lẽ là việc làm thuyết phục nhất của chánh quyền Hà Nội . Hòa giải đối với những người có cuộc sống tốt hơn đối với những người kém may mắn . Những người đã từng bỏ một phần thân thể trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn vừa qua . Đó không phải đơn thuần là một hành động từ thiện mà còn hơn thế nữa ! Nó nói lên tâm thức lá lành đùm lá rách và trong sâu thẳm thừa nhận công lao của họ đối với tổ quốc Việt Nam , không phân biệt bên thắng cuộc hay bên thua cuộc .

Phong trào vinh danh và giúp đở Thương phế binh VNCH đã được tổ chức nhiều năm nay , nhưng đời sống của gia đình họ cũng chưa khá hơn . Hiện nay có các cha ở Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng đứng ra tổ chức quyên góp và giúp đở tinh thần , vật chất cũng làm dịu phần nào nổi đau thân xác và tâm hồn của anh em Thương phế binhVNCH . Nhưng chánh quyền mới phải có hành động gì khác hơn mới đúng . Sau đây là bài thơ Thủ trưỡng , một điển hình khác của tình bạn của hai người đã một thời đứng hai chiến tuyến trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn vừa qua . Xin mời đọc :


Thủ trưỡng

Anh làm thủ trưỡng Năm Mười Sáu ( 516 )

Cơ động lừng danh chủ lực Miền

Tôi dắc Chi đoàn qua Ấp Bắc

Vượt giòng sông cạn xích xe nghiêng

Mùa khô quần thảo bờ kinh Xáng

Qua Tết anh còn mỗi cánh tay

Anh khép cuộc đời chinh chiến cũ

Bên giòng Phụng Thớt hoả châu bay

Khi anh rời khỏi vùng an dưỡng

Là lúc tôi vô ngưởng cữa tù

Từ ấy giã từ luôn vũ khí

Kiếp tù bên mép vực thiên thu

Ra tù còn lại bàn tay trắng

Tôi đẫy xe đi bán xóm nghèo

Từng lít dầu hôi từng hẻm nhỏ

Nâng niu ngọn lửa bếp cơm chiều

Tôi bán dầu hôi quanh Ngã Sáu

Nhớ từng con hẻm bạn hàng quen

Năm năm lây lất bên hè phố

Nước đã thanh bình kiếp vẫn đen

Gặp anh quán cóc cà phê túi

Trái bắp chia từng những nỗi vui

Anh kể chuyện đời qua mấy đoạn

Bên chồng vé số kiếm cơm thôi

Bàn tay còn lại ôm chồng vé

Số phận cười cay cuộc đổi đời

Tôi cũng cháo cơm ngày đắp đổi

Từng đồng bạc vụn lít dầu hôi

Tôi gọi đùa anh là Thủ trưỡng

Anh cười chua chát mắt xa xăm

Cánh tay Thủ trưỡng không còn nữa

Và nửa đời sau cũng sắp tàn

Hai người hai cảnh đời xa lạ

Là đối phương nhau cũng một thời

Hết giặc chia nhau từng điếu thuốc

Thanh bình đâu phải mọi người vui !

Dáng anh thất thểu trong lòng hẻm

Len lỏi mòn chân mấy vĩa hè

Ngoài phố bao nhiêu đồng chí cũ

Thênh thang nhà rộng đổi thay xe

Anh –như chanh vắt không còn nước –

Vứt bỏ cho quen cuộc sống thừa

Anh muốn quay lưng cùng quá khứ

Không buồn nhắc lại chuyện ngày xưa

Ngày tôi đi Mỹ anh đưa tiễn

Cũng ấm lòng qua kiếp bụi đời

Tôi nắm bàn tay còn lại đó

Cũng buồn thân thế trắng như vôi …

Hồ Thanh Nhã
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.146 giây.