logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/06/2019 lúc 02:13:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hân đang nói chuyện trong phòng điện-thoại công cọng bên ngoài cổng trường đại-học thì một người đàn ông đi xe lăn đến ngừng bên cửa. Đã gần hết tháng tư nhưng Paris vẵn còn lạnh. Người đàn ông trên xe lăn đội mũ lưỡi trai kéo thấp xuống làm che đi phần trán nên khó phân biệt tuổi thời gian cũng như sắc dân của ông. Người ông hơi run dù thân thể ông được bao trùm bằng một áo ấm có tên tuổi thương hiệu và cao giá .

Có lẽ ông muốn xử dụng điện-thoại, Hân tự nhủ. Hân đang nói chuyện với mẹ ở Viêt-nam. Hôm nay Hân có nhiều chuyện nói với mẹ. Hai mẹ con đã nói với nhau hơn mười phút, chưa biết bao giờ sẽ ngừng. Người đàn ông trên xe lăn lấy một tờ quảng-cáo của một siêu-thị ra xem, bình thản chờ....

Khi Hân mở cửa phòng điện-thoại bước ra, người đần ông đi xe lăn vội vàng lùi xe nhanh ra xa cánh cửa, mỉm cười.

Như hiểu ý, Hân giữ cánh cửa mở rộng, ông ta lăn xe vào bên trong, rồi nhìn Hân:

- Merci, jeune homme.

Hân chưa kịp đáp lại lời chào của ông, ông đưa một ngón tay chỉ vào người Hân, vừa cười, vừa nói lớn bằng tiếng Việt:

- Không cần hỏi, tôi biết cậu là người Việt nam. Lúc chờ gọi điện-thoại bên ngoài, nghe tiếng nói của cậu, tôi biết ngay cậu là người Việt-nam. Giữa Paris rộng lớn mà gặp được người Việt tôi mừng lắm. Bây giờ người Việt mình ở Paris cũng bắt đầu đông rồi, nhưng hiếm khi gặp được nguời Việt. Thuờng khi gặp những người Á-châu, mình không phân biệt đuợc họ là người Việt, người Miên, người Lào hay người Tàu.

- Dạ, đúng rồi, cháu là người Việt-nam.

Hân trả lời và cúi đầu chào

Người đi xe lăn lấy mũ ra khỏi đầu, tự giới thiệu:

- Em có tin tôi là người Việt-nam không? Da tôi đen không giống như da của em, nên nếu tôi không nói tiếng Việt thì chắc không ai biết..? Tôi thuộc gốc dân Ấn-độ. Tên Ân-độ của tôi là Taku, người Việt gọi tôi là Cư

Ông vừa nói vừa xoay người một cách khó khăn để lấy ống liên-hợp của máy điện-thoại. Hân lấy ống liên-hợp để vào tay ông. Ông đập nhẹ vào cánh tay Hân :

- Tôi chỉ cần nói điện-thoại chút xíu thôi, cậu có chuyện gì gấp để làm không, nếu không tôi nói xong thì mình đi uống cà-phê ?

Hôm nay ngày lễ Phục Sinh, Hân cũng dự tính đi uống cà-phê sau khi nói chuyện điện thoại với mẹ. Thấy người đàn ông đi xe lăn vui tính nên Hân nhận lời. Hân chậm chậm đi xa phòng điện thoại chờ ông. Khi thấy ông gác máy, Hân lại giúp người đàn ông đi xe lăn lùi xe ra ngoài bằng cách chạy đến giữ cánh cửa phòng điện-thoại mở rông.

Ông nói:

- Bây giờ em và tôi đến quán cà-phê bên hông trường đại-học, giờ nầy nơi đó vắng khách, yên tĩnh, còn mấy quán khác trước trường đại học ồn ào và đông người, đôi lúc ngồi chờ cả tiếng đồng hồ cũng chưa thấy người phục vụ quan tâm đến mình.

Hân đi theo sau ông. Nghe cách ông nói và thái độ nhanh gọn của ông, Hân nghĩ chắc ông rất quen thuộc với khu phố nầy.

- Bác Taku rành khu phố nầy quá ?

- Gọi tên bác là Cư, mình là người Việt, còn tên Taku để cho người Ấn độ gọi. Bác sinh sống ở khu nầy hơn hai mươi năm, không rành sao được. Nhà bác cũng không xa khu phố nầy bao nhiêu. Ông vừa nói vừa cười vui vẻ.

Sau khi hai người ngồi vào bàn, ông nói với Hân:

- Cháu uống gì cứ gọi, còn bác, mấy người hầu bàn ở đây biết bác uống loại cà-phê nào, tự động họ pha cho bác.

Sau khi cà-phê được mang đến, ông Cư hỏi Hân:

- Cháu sống bên nầy lâu chưa? đi học hay đi làm ?

- Da, cháu còn đang đi học tự túc. Cháu học chương trình toán tại đại-học nầy. Năm nay là năm thứ hai của chương trình bốn năm.

- Cháu có anh chị em đông không ?

- Dạ, mẹ cháu chỉ có một mình cháu. Theo lời mẹ cháu kể, cha cháu không còn chung sống với mẹ cháu trước khi cháu được sinh ra, và có thể cha cháu không biết ông đã có con với mẹ cháu.

Hai mày ông Cư nhíu lại, ông buông một tiếng thở dài .Ông đăm chiêu một chút :

- Mười năm trước bác dạy ngôn-ngữ Ấn trong trường đại học nầy. Một buổi sáng trên đường đi làm bằng métro, métro bị bọn khủng bố đặt bom, bác bị thương mất hai chân, tai nạn cũng làm bác không còn khả năng có con. Bác đã nghỉ dạy học. Nhà của bác cách quán cà-phê nầy không quá hai trăm mét.

Hân ái-ngại nhìn hai chân bị cắt cụt của ông Cư, im lặng...Sự im-lặng kéo dài đến lúc hai nguời rời quán cà-phê.



Theo lời hẹn, vào ngày lễ Lao-động 1 tháng 5 Hân đến thăm ông Cư. Căn nhà ở tầng trệt trong chung-cư 5 tầng.

Nhà có một phòng khách, hai phòng ngủ được bày trí theo phương-cách tạo thuận tiện cho người tàn-tật xử dụng xe lăn. Hân giúp ông Cư pha cà-phê, trong khi ông đang nói chuyện điện thoại với ai đó bằng tiếng Ấn-độ. Vừa gát máy điện-thoại, ông bưng ly cà-phê nhấp một ngụm, thở ra một cách thỏa mái :

- Máy điện-thoại nhà bác không xử dụng được hai tuần nay vì lý do nào đó không rõ cho cả khu chung cư. Đường giây được hoạt động lại từ chiều hôm qua. Mấy ngày trước bác phải ra phòng điện thoại công cộng gọi cho gia- đình bác bên Ấn-độ để báo cho biết, sợ bên đó gọi qua không được lại lo, hôm đó tình cờ gặp cháu.

Hân đã được ông Cư kẻ cho nghe về ông: Cha ông ngưới Ấn gốc Penjab, có tiệm bán vải ở Sài-gòn. Mẹ ông người Việt, có ba người con, hai trai một gái, ông là con trai đầu lòng. Vừa học hết chương trình trung học nội trú Tabert thì Việt-nam hết chiến tranh. Gia-đình ông bị chính-quyền mới trục-xuất về Ân-độ. Ông hoàn tất đại-học tại quê- ông. Ông xin dạy tại Pháp và định-cư tại đây. Ông cưới bà vợ Ấn, nhưng hai năm sau khi ông bị tai nạn, vợ ông bỏ về xứ lấy chồng khác, ông chưa có con.

Được biết Hân đang muốn tìm một công việc ngoài giờ học để phụ thêm tiền của mẹ gởi, ông Cư hứa giúp.

Nhờ sự hiểu biết về luật về việc làm cho sinh-viên đến học từ nước ngoài, mấy tháng sau ông đã tim được cho Hân việc làm trong một quán cà-phê ông quen biết. Lần đầu tiên ông đưa Hân đến nhận việc, người quản lý tiệm hỏi Hân:

- Anh cùng xứ Ấn-độ vối ông Taku phải không?

Hân lắc đầu:

- Không, tôi là người Việt-nam, du học sinh.

Người quản lý nhìn Hân với cặp mắt không được bình thường, ngập-ngừng nói trước khi quay trở lại công việc đang làm:

- Tôi cứ tưởng....anh có họ hàng với ông ấy !

Câu nói của người quản-lý cứ ám-ảnh Hân suốt buổi làm hôm ấy. Hân nhớ lại lúc còn nhỏ, mỗi khi mẹ vắng nhà thường nhờ bà bán bánh Cay và chuối nướng đầu hẻm săn sóc. Không như mẹ, bà gọi Hân là thằng Cà-ry.

Hân thường hỏi mẹ tại sao bà Báy bán bánh Cay và chuối nướng gọi Hân là thằng Cà-ry thì mẹ Hân chỉ cười, ôm Hân, hôn lên trán Hân, hay bẹo má Hân trả lời:

- Cách đây mấy năm, khu Chuồng Bò ở ngã Bảy có nhiều gia-đình Ấn-độ sinh sống, con cái họ rất đông, người Việt mình hay gọi họ là "Cà-ry"vì người Ân có món ăn đặc biệt nấu có pha chế bột cà-ry. Trong xóm lúc nào cũng phảng phất mùi cà-ry rất nồng. Bà Bảy gọi con là thằng Cà-ry, có lẽ để nhớ những đứa trẻ trước đã sống ở đây, nay đã bị nhà nước mới đuổi về Án-độ cùng với gia-đình vì họ là người nước ngoài.

Mẹ không còn sống ở khu chuồng Bò, mua nhà trong khu cư-xá Đô-Thành, gần sát bịnh-viện Bình-dân, cách xa khu chuồng Bò chừng mười lăm phút đi bộ. Hân thi đậu vào trường trung-học Lê-hồng Phong. Trường học gần khu nhà cũ, thỉnh thoảng Hân ghé mua bánh Cay của bà Bảy. Qua cái nhìn của Hân, bà Báy không lớn tuổi hơn mẹ bao nhiêu ước chừng bốn, năm tuổi. Mẹ và bà Bảy thân nhau như hai chị em. Mẹ có mời bà Bảy cùng về sống chung với mẹ khi mẹ mua nhà mới nhưng bà Bảy từ chối. Hân nghe bà Bảy trả lời mẹ:

- Từ cha sinh mẹ đẻ chị đã gắn bó chỗ nầy rồi, nay bỏ đi chị sẽ nhớ không chịu nối. Nghe đồn khu nầy sẽ bị giải tỏa, chờ đến lúc đó sẽ tính. Lúc đó chị sẽ về lại dưới quê hoặc qua sống với em.

Mấy năm sau, Hân lên học cấp ba, khu chuồng Bò chưa bị giải-tỏa, Hân ghé thăm bà Bảy, đang lúc bà chuẩn bị làm bánh Cay. Hân giúp bà nhồi bột. Hương thơm bột cà-ry kích-thích, Hân hít đầy lồng ngực,.nhìn thái độ của Hân, bà Bảy phì cười nói với Hân:

- Bộ thằng nhỏ mầy thích Cà-ry lắm hén ?

Nói xong, bà Bảy chìa gói bột Cà-ry Nị trước mặt Hân:

- Có biết Bà gọi "mày" lúc nhỏ là thằng Cà-ry là tại sao không ? Hãy nhìn kỹ cái ông "Cà ry-Nị"có giống "mày" không?

Nhìn hình người Ấn-độ trình bày trên gói bột, Hân cười... cười trả lời:

- Bộ bà Bảy nói con là Ấn-độ sao bà Bảy? da con đâu có đen như ông nầy.. con đâu có giống Ấn-độ như bà Bảy nói...con giống mẹ mà ?

Bà Bảy thu lại gói bột Cà-ry Nị, rồi “xì” một tiếng:

- Mày giống Ấn độ hay giống mẹ mày thì về hỏi mẹ mày thì biết.

Hân tiến đến tấm gương nhỏ treo trước của nhà thay tấm bát quái đồ dể trừ tà, theo thói quen của những người buôn bán. Hân nhìn kỹ mặt mình, trong cái ấn tượng mình là người Ân-độ theo lời bà Bảy vừa nói ra. Hân nhìn thấy mình không khác gì với những lần nhìn mình trong gương trước đó. Mắt Hân to và đen láy có hàng lông nheo cong, lông mày đậm, mũi cao, da sáng...giống như những người đồng tuổi ngoài đời hay những bạn cùng trường. Nhưng rồi Hân cảm thấy có gì hơi khác lạ. Hân nhớ đến những lúc chơi thể thao ngoài trời, chỉ mặc cái quần ngắn, thân hình Hân to lớn, chân tay và ngực đầy lông, so với những bạn khác ngực và chân tay hoàn toàn trơ trụi.

Hân nghĩ lời bà Bảy có thể tin được, rồi giúp bà Bảy bày lò, cái bàn nhỏ, mấy thau bột, mấy nải chuối ra trước hiên nhà. Trước đây, cái thời nhà nước cũ, bà Bảy bán ngoài đầu hẻm. Hai mươi năm nay, nhà nước mới không cho bà bán ngoài đầu hẻm, vì cho rằng bán như vậy không có văn hóa, bà phải đưa bàn ghế về bán trước hiên nhà bà. Hân chào bà Bảy ra về. Vừa bước ra đến cửa, Hân nghe bà Bảy nói theo:

- Cháu ơi, Cà-ry hay nước mắm cũng là đồ ăn. Nuốt vào bụng rồi cũng tiêu hết. Ấn độ hay Việt-nam cũng là con người, có gì khác nhau..miễn sao sống có tình có nghĩa, có đạo đức là được.

Về nhà, vào bữa cơm tối, Hân kể lại cho mẹ chuyện ở nhà bà Bảy chiều nay. Mẹ nhìn Hân với đôi mắt thoáng buồn rồi chậm rãi nói:

- Trước đây nước mình có nhiều sắc dân trên thế giới tới ở, nay con ra đường thỉnh thoảng con cũng gặp không những người lai, pha trộn máu Việt với máu sắc dân của họ. Ngày xưa mẹ quen ba, yêu ba, mẹ chỉ biết ba con là người Việt, nói tiếng Việt, chỉ có vậy. Có điều không may với mẹ con mình, ba con đã xa mẹ khi chiến tranh vừa hết và con chưa ra đời. Nói đến đây, Hân nhìn thấy mắt mẹ long lanh nước. Hân nắm hai tay mẹ:

- Như vậy ba con đã chết phải không mẹ ?

Mẹ thở dài, lắc đầu...rồi lại gật đầu, không trả lời câu hỏi của Hân.

Bữa cơm chấm dứt trong lặng lẽ. Đêm hôm đó, Hân nằm mơ... mơ về thời thơ ấu của mình.



Mẹ Hân làm nghề gánh nước thuê cho những nhà trong xóm. Ngày nào mẹ cũng phải làm việc.Thời đó trong những xóm lao-động chỉ có vài máy nước công cộng. Những nhà có ống nước dẫn vào nhà rất hiếm. Muốn có nước xử dụng, dân chúng phải tự lấy nước từ máy công cọng đem về tích trữ để dùng. Mẹ gánh nước cho những nhà không có người giúp việc lo lấy nước máy đem về nhà. Số gia-đình này khá đông vì họ bận đi buôn bán, đi làm.. nhờ vậy mẹ có nhiều người thuê, ngày nào cũng không hết việc. Trong xóm còn có một người khác nữa ở xóm trên cũng gánh nước thuê. Mẹ rất khỏe, ít khi Hân thấy mẹ bịnh. Đôi khi nghe mẹ nói với bà Bảy:

- Bữa nay phải lên gánh giúp cho con nhỏ xóm trên vài nhà, nó gánh không xuể.

Thường mỗi khi mẹ về nhà, mẹ nằm nghỉ, dang chân tay trên giường. Hân chạy lại leo lên nằm bên mẹ. Mẹ lại ôm Hân vào lòng vừa cười vừa hát:

“Mùa thu lá bay anh đã đi rồi"

Mẹ chỉ hát như vậy rồi ngừng. Mẹ lại im lặng. Mắt mẹ như nhìn ở đâu đó, buồn thiu.

Có một hôm, đang cưỡi ngựa trên bụng mẹ, nghe mẹ vừa hát xong:

- "Mùa thu áo bay anh đã đi rồi". Hân vừa nhún nhẩy vừa lập lại:

“ Mùa thu áo bay anh đã đi rồi " thì mẹ đưa tay bịt miệng Hân, bảo Hân phải hát theo mẹ:

" Mùa thu áo bay Ba đã đi rồi "

Hân lặp đúng theo lời mẹ. Mẹ bẹo má Hân, cười vang:

- Giỏi, con tôi giỏi lắm.

Từ đó, khi hai mẹ con ở bên nhau mỗi khi nghe mẹ hát: “Mùa thu áo bay anh đă đi rồi " thì Hân hát tiếp " Mùa thu áo bay Ba đã đi rồi ".



Những năm sau nầy, khi không còn ngủ chung với mẹ, không còn nghe mẹ hát lời ca đó nữa, đôi lúc thơ thẩn một mình, Hân thầm lặp lại lời ca:" Mùa thu áo bay Ba đã đi rồi”, chợt nghĩ trong mông lung hình ảnh mơ hồ của người cha chưa một lần biết đến, đang bềnh bồng trong vô-định, Hân cảm thấy rất buồn và tủi thân.

Thời gian mẹ mua căn nhà nhỏ ở khu cư-xá đô-thành cũng là lúc chính quyền “mở cửa” đổi mới kinh-tế, mẹ được giấy phép mở quán bánh cuốn, không còn phải hàng ngày phải lội bộ về khu chuồng Bò gánh nước mướn. Tại quán bánh cuốn, Hân thấy có vài người đàn ông quan tâm săn sóc mẹ một cách đặc biệt, nhưng mẹ đối xử rất dè dặt, chừng mực. Hân cũng có khi muốn mẹ có một người bên cạnh để cùng chia sẻ tình cảm cũng như công việc với mẹ, nhưng mẹ không tha thiết lắm. Có lần bà Bảy nói với Hân:

- Mẹ "mày"cũng nên tìm một người chồng, chẳng lẽ sống mãi như vậy với "mày" sao? Nay đã có công việc ổn định, nhà cửa đàng hoàng, nên yên bề gia-thất. “Mày" nói với mẹ "mày" là bà Bảy nói vậy.

Hân nhắc câu nói của bà Bảy, mẹ cười:

- Gặp bà Bảy, con nói với với bà, “bà ơi, mẹ nói bà hãy lấy chồng trước rồi mẹ bắt chước theo! “ Rồi mẹ thở ra:

- Mẹ đâu còn trẻ nữa mà nghĩ đến lấy chồng? Mẹ già rồi !

Hân nhìn mẹ, thấy mẹ vẫn còn trẻ còn đẹp, mặc dầu không xài son phấn, nếu xài, mẹ sẽ đẹp hơn nhiều. Hân muốn mẹ nghe theo lời bà Bảy, nhưng chợt có một chút gì ghen tức trong lòng, Hân bỏ đi nơi khác.



Trong tuần, vào những ngày không có giờ học hay giờ phụ bán trong quán cà phê Hân thường đến nhà ông Cư. Hân đưa ông Cư đi đến những nơi ông cần đến lời theo ông yêu cầu. Hân không cần phải phụ giúp việc trong nhà cho ông Cư, vì ông là người tàn tật, cơ quan an-sinh xã-hội gởi người đến giúp đỡ về những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống: vệ sinh nhà cửa, áo quần. Cơm nước thì đã người đem đến giao tận nhà mỗi ngày.

Qua những giao tiếp thường xuyên, Hân chắp nối được hoàn cảnh gia-đình của ông Cư. Nhà ông ở khu Vườn Lài ngã Bảy Sài-gòn, có sạp buôn bán vải nổi tiếng trong chợ Bến-Thành. Cha ông gốc Ấn theo đạo Sik, đến Việt-nam từ những năm chiến-tranh Pháp-Việt. Mẹ ông gốc Thủ-Đức. Ông là con trai đầu và có một em trai. Mười tám tuổi, đậu xong tú-tài 2 trường Pháp, ông trúng tuyển vào Đại-học Y-khoa Sài-gòn. Một đêm, hai anh em ông đi xem chiếu bóng, lúc về đến gần nhà thì có một nhóm thanh-niên ba người chận anh em ông bằng cách dí dao vào hai người, chúng muốn cướp của. Hai anh em sợ quá đành để bọn chúng lục soát người thì đúng lúc có hai người con gái từ trong xóm đi ra thấy chuyện cuớp bóc nên đứng lại nhìn. Cô gái trẻ tiến đến chổ ba tên cướp, bỗng quay người dùng các thế võ tấn công ba tên cướp tới tấp. Bị phản ứng bất ngờ, ba tên cướp cố gắng đánh trả rồi bỏ chạy. Từ hôm đó ông Cư và cô gái cứu mạng ông quen nhau, rồi hai người yêu nhau. Hai bên chỉ gặp nhau để đi chơi. Chưa ai có thì giờ tìm hiểu kỹ đến gia-thế mỗi bên trong một thành phố Sài-gòn đã bắt đầu giao-động và thay đổi từng ngày.



Từ đầu năm Duơng lịch 1975, tin tức chiến sự ngày càng dữndội, nóng hổi. Tin từ Cao nguyên và miền Trung cho biết cuộc chiến đang ở vào giai đoạn kết thúc. Chiến tranh đang đến sát ngoại-ô thành-phố Sai gòn. Dân chúng nhốn nháo, lo lắng, run rẫy trước đại nạn có thể xẩy ra...và cuối củng chuyện ấy cũng đã xẩy ra...Chính quyền VNCH của Miền Nam buông súng đầu hàng vô điều kiện.

Một chính-quyền mới theo Xã-hội-chủ-Nghĩa thay thế. Cùng với lá cờ đỏ sao vàng treo phất phới, nhiều chính sách hấp tấp được ban hành. Gia-đình ông Cư bị coi như nguời ngoại quốc, nhận được lệnh trục xuất vài tháng sau đó. Họ đi, bỏ lại nhà cửa, tài sản nhưng đem đi được một số tiền bạc. Tuy nhiên, số tài-sản hiện kim đem theo bị giới hạn, vì vậy gia-đình ông Cư đã đem chia sẽ ít nhiều cho người thân ở lại. Người yêu của ông Cư khóc hết nước mắt khi biết được tin nầy. Ngày chia tay, ông Cư đã tặng người yêu một ít vàng, ông nói một dạ yêu nàng và hứa ông sẽ trở lại Việt-Nam tìm nàng. Năm năm sau, ông Cư trở lại Viêt-Nam, đến tìm người yêu cũ tại một địa chỉ được ghi trong khu Bàn-cờ. Nhà nầy đã được đổi chủ cho một người đến từ miền Bắc. Không tìm được người yêu, ông Cư trở về nước và cưới vợ người bản xứ.

Hân nhớ có những hôm ông Cư giữ ở lại Hân qua đêm. Trước giờ ngủ, ông Cư lấy quyển sổ tay từ túi áo mở ra để trên lòng hai bàn tay, nhìn vào một cách chăm chú....Từ xa, Hân thoáng nhìn có một tấm hình được dán vào cuốn sổ....ông Cư lâm râm đọc kinh bằng tiếng Ấn- độ. Khi ông Cư xếp quyển sổ tay lại, ngừng đọc...Hân tò mò hỏi:

- Bác Cư đọc kinh bằng tiếng Ấn-độ phải không?

Ông chậm rải trả lời :

- Đúng vậy cháu. Bác đọc kinh cầu an hằng đêm cho người yêu của Bác, nay không biết sống hay chết ?

Hân hỏi, hơi giao động:

- Người yêu đầu đời của bác là cô gái Việt, sao bác không đọc kinh bằng tiếng Việt mà đọc bằng tiếng Ấn ?

- Bác đâu có biết kinh tiếng Việt. Bác chỉ biết kinh bằng tiếng Sik.

Ông ngừng, rồi nói tiếp:

- Mà đọc kinh bằng tiếng gì chẳng được cháu ơi ! Ông trời, ông Phật, ông Thánh đều hiểu hết ráo.



*****



Hân đang học giữa năm thứ tư đại học thì được tin mẹ bị tai nạn do sơ xuất làm bình ga nấu bánh cuốn nổ. Hân về đến nơi không kịp nhìn được mặt mẹ lần cuối.Bà Bảy bán bánh Cay được Hân mời về sống chung và bà chấp thuận,vì lẽ khu chuồng Bò đang bị giải tỏa . Bà Bảy tiếp tục công việc của mẹ .Hân giao hết nhà cửa cho bà Bảy trông nom,trở lại Paris để hoàn tấc việc học.

Có mảnh bằng toán của đại-học Jussieu cấp, Hân dự định trở về nước,ông Cư cản .Ông đề-nghi Hân nên ở lại tiếp tục học thêm, ông sẽ tìm cho Hân một chân dạy giờ tại một trường trung học trong vùng ile de France, hoặc một công việc nào đó của tư nhân. Ông cũng khuyên Hân dọn về sống chung để đỡ gánh phần tiền nhà và ông cũng sống bớt đơn độc.Thương mến ông, Hân đã nhận lời.

Mùa đông năm đó, khí hậu Paris thay đổi bất thường, giá lạnh xuống quá thấp, theo thông báo thời tiết cho biết cơn lạnh này sẽ kéo dài đến dầu mùa xuân năm tới . Ông Cư không chịu được với thời tiết thay đổi quá cách biệt nên quyết định về Ân-độ tránh cái lạnh đồng thời gặp lại gia-đình sau mấy chục năm xa cách.

Trở về nhà sau khi tiễn đưa ông Cư rời sân bay, Hân xếp gọn gàng chăn mền trong phòng ngủ ông Cư, Hân thấy quyển sổ tay của ông bị bỏ quên lại, quyển sổ hàng đêm ông thường mở ra đọc lời cầu nguyện cho người yêu đầu đời của ông.! Tò mò, Hân mở quyển sổ ra xem người yêu dấu của ông là ai.? Tự nhiên mắt của Hân hoa lên, máu từ hai bên vai dồn lên đầu làm mặt Hân nóng bừng, hai chân Hân yếu đi, Hân phải ngồi xuống bên thành giường. Hân phải nhắm mắt, mở mắt nhiều lần để tin rằng mắt mình vần bình thường. Khuông mặt một người con gái còn trẻ, miệng mỉm cười, mái tóc cột đuôi ngựa để thòng một bên ngực. Dường như Hân đã gặp người nầy ở một nơi nào đó...người đó từng hát :" Mùa thu lá bay anh đã đi rồi " sau lời ca, người nầy kéo đuôi tóc phủ lên mặt để che những giọt nước mắt đang ứa ra....Hân úp mặt vào tấm hình, kêu khẽ: Mẹ ơi!



Những ngày sau đó đầu óc của Hân rối bời. Có lúc đầu của Hân nói:” Ông Cư là cha của mình sao ?” Có lúc thì: " Ông chỉ là người tình của mẹ ? "Có lúc thì: "Chắc ông là cha của minh rồi ! "

Hân đã gởi ông Cư quyển sổ tay theo yêu cầu của ông từ Ấn-độ. Hân cũng lấy một tuần lễ nghỉ Đông trở vê Việt-nam.

Bà Bảy cùng Hân đi thăm mộ mẹ. Trong lúc chờ tàn hương, Hân cho bà Bảy xem tấm hình của mẹ được Hân sao lại từ quyển sổ tay ông Cư. Bà Bảy xem hình xong nhìn Hân, ngạc nhiên thốt lên:

- Ủa, sao “mày " có cái hình nầy.? Chắc mẹ " mày" chụp lúc còn đi múa võ Sơn-Đông, bán Cao-đơn hoàn tán ngoài đường, nhìn mái tóc cột đuôi ngựa là biết, múa võ không bị vướn. Nét mặt chụp hồi đó so với sau này khác nhiều.

Hân lặng lẽ đưa tiếp cho bà Bảy tấm hình Hân cùng chup với ông Cư, hỏi :

- Bà có biết người nầy là ai không ?

Nhìn tấm hình một lúc, bà Bảy lại nhìn Hân , nói giọng nghi ngờ:

- Chẳng lẽ là nó ?. Hồi đó nó đâu có cụt hai chân ngồi xe lăn đâu ? Bà lại hỏi:

- Người nầy tên gì vậy ?

- Cư,...ông còn có tên khác là Taku.

Bà Bảy lấy tay đập vào đùi mình thốt lên:

- Đúng rồi, thằng Taku con gia-đình Ấn-độ bán vải, giàu có khu Vườn-Lài ngày xưa. Rồi tự nhiên bà im lặng,nhìn chăm chú Hân...rồi hỏi với giọng ái ngại:

- Sao người nầy bị cụt hai chân. ..Mà...mà..sao "con" biết người nầy.?

- Ông ta bị tai nạn trong một vụ khủng bố. Còn việc tại sao cháu biết ông ta thì còn dài lắm, cháu sẽ kể cho bà nghe sau nầy.

Hương đã tàn, bà Bảy đứng lên thắp tiếp, bà vái:

- Tiện hôm nay có con của em, chị sẽ xin hồn thiêng của em, thay em kể cho con em biết chuyện của đời em; con em lớn khôn rồi cũng nên nói cho nó biết.

Trong khói hương phảng phất hòa trong nắng chiều phai nhạt, bà Bảy kể :

- Thời đó bà Bảy hay đi chợ Bến-Thành mua vật liệu về làm bánh Cay và chuối nướng.Trên đường đi, bà dừng chân xem hai cha con một ông già múa võ bán thuốc cao đơn hoàn tán.Xem nhiều lần nên quen biết cô con gái múa võ. Hai cha con cô dân Bình-Định. Cha cô dạy võ. Trong bom đạn chiến tranh không biết từ phe nào, gia đình cô bị súng đạn cướp đi gần hết. Hai cha con cô bỏ xứ trôi giạt vào Sài-gòn bán thuốc dạo làm kế sinh nhai. Do được cha dạy võ nghệ, nên cô múa võ rất hay, được người xem cho tiền, nhiều hơn tiền lời bán thuốc. Biết hai cha con cô tìm nhà thuê, bà Bẩy đã giúp thuê được một căn nhỏ bên cạnh nhà bà Bảy. Không lâu sau đó, cha của cô qua đời. Cô bỏ nghề múa võ bán thuốc, nhờ có sức khỏe, nên làm nghề gánh nước thuê, cái nghề xem có vẽ thấp kém trong xã-hội nhưng được người chủ thuê thương mến vì lòng chân thật. Người chủ tin cẩn giao nhà cho cô khi không có mặt để cô đổ đầy nước tích trử. Cô gái lại có lòng hào hiệp,trả lời bà Bảy khi bà có ý khuyên: " Là con gái nên sửa soạn nhan sắc một chút,ít ra là nên xỏa tóc như chị em gái khác cho nó nhu mì..làm gì cột tóc như cái đuôi ngưa, cứng ngắc như đeo khúc gỗ ?" thì cô gái trả lời:" Cột tóc như thế nầy em quen rồi,từ lúc học võ cho đến khi múa võ kiếm tiền trông nó mạnh,nay gánh nước thuê,tóc để xỏa ra thì vướn đòn gánh làm đau đầu...hơn nữa để tóc đuôi ngừa cũng là thái độ sẵn sàng cho mấy tên cô hồn cướp giật bài học..cái đuôi ngựa sẽ trở thành thanh kiếm của người có võ. ".Thái độ cứng cõi như đàn ông con trai của cô khiến trai tráng trong khu ít quan hệ với cô .Khi chồng của bà Bảy chưa chết trận,mỗi lúc về phép có giơi thiệu bạn bè cho cô ta,cô cứ lắc đầu; " Lấy chồng chiến binh,một lần đi không trở lại.".

Rồi chuyện đã đến...một hôm cô ta và bà Bảy đi dự cưới của người bạn trở vê.Trời hơi khuya,trên đường trong hẽm đi ra, gặp ba tên đang chận đường trấn lột hai người Ấn-độ. Cô ta đã dùng võ đánh đuổi ba tên cướp. Chuyện nầy không phải là chuyện duy nhất,trước đó cũng có nhiều trường hợp xẩy ra tương tự do lòng hào hiệp của cô.

Bà Bảy không rõ cô ta và một trong hai người Ấn-độ được cứu đêm hôm đó đã gặp lại nhau như thế nào rồi yêu nhau. Bà đã được vài lần được đôi tình nhân nầy mời đi ăn nhà hàng hoặc đi xem chiếu phim. Bà không thấy cô gái đưa người yêu của mình về nhà vào xóm, bà có thắc mắc, cô buồn buồn trả lời: “Nhà nghèo quá em ngại, nhưng rồi cũng phải cho anh ấy biết.. không thể tránh mãi được ".Yêu nhau nhưng tình yêu có khi mình không tự quyết định được. Thời thế thay đổi làm chóng mặt mọi người, làm tình yêu cũng trôi theo cơn đổi thay. Người yêu của cô về xứ cùng gia-đình. Người ấy đã để lại cho cô ta một ít vàng, để chứng tỏ sự quan tâm trong tình yêu của anh ta và hứa sẽ trở lại tìm cô khi tình thế cho phép. Cô đã chờ người yêu trở lại mấy chục năm qua...cho đến hôm nay thì mộ đã thay bao lần cỏ úa ?

Người đàn ông ấy đã để lại cho cô một đứa con trai, cô đoan chắc là người ấy không biết chuyện nầy, vì cô chỉ biết mình có thai khi người ấy đã ra đi. Cái tên cô đặt cho con trai của hai người mang âm hưởng Việt-nam và Ấn-độ.

Hân là Viêt-nam. Han là Ấn-độ. Hầu như ít có một ai biết Hân là con ruột của cô, người ta chỉ tưởng cô đã xin nuôi Hân từ một nhà hộ sinh nào đó trong thành-phố.

Hân ngồi yên nghe lời bà Bảy như hơi gió lững lờ trong khói hương, thấm vào máu, len lỏi vào tim, thổn thức dâng lên tận cổ. Hai dòng nước mắt trào chảy thương thân. Hân thương mẹ, nghĩ đến mẹ lại thổn-thức...Hân lại nghĩ đến ông Cư..lại là người cha của mình.? Trời cao giun rũi đã cho hai cha con gặp nhau mà mãi đến giờ phút nầy vẫn chưa biết là cha con, sau khi đã sống bên nhau vài năm !

Bà Bảy lại thắp thêm ba cây nhang. Hân đến nắm hai tay bà Bảy siết chặt nói trong xúc cảm:

- Cháu cám ơn bà Bảy đã cho cháu nghe câu chuyện gia-đình cháu. Như vậy cháu đã tìm ra được người cha của cháu. Hân lại chấp tay hướng về mộ mẹ :

- Mẹ ơi, mẹ có biết không, cha con đã có trở lại Việt-nam tìm mẹ nơi cái địa chỉ mẹ đã cho cha con, nhưng nơi đó đã đổi chủ. Vì tìm không được mẹ nên cha con mới cưới vợ. Con biết cha con vẫn còn thương mẹ,vì hàng đêm cha con vẫn nhìn ảnh mẹ, cầu nguyện cho mẹ.

Bà Bảy nắm tay Hân thúc rời nghĩa trang, điện hai bên đường đã dược thắp sáng. Bà nói:

- Đi nhanh lên, bà muốn mau về nhà để được nghe "mày" kể chuyện gặp được cha "mây” nơi nào đó.



********



Mùa đông lạnh giá thầm lặng trôi qua. Đầu Xuân ông Cư trở lại Paris. Từ ngày biết ông Cư là cha ruột của mình, vui mừng và xúc động cũng dần lắng xuống, nhưng Hân vẫn trăn-trở tìm cách nào nói cho ông Cư biết sự thật một cách tự nhiên, không quá đột ngột vì ông Cư đang có bịnh cao máu. Đón ông từ phi-trường, trong taxis trên đường về nhà, Hân ôm bàn tay ông Cư trong hai tay của mình. Hân nghe thấy có cái gì đó từ hai bàn tay của Hân như chạm đến nguồn sinh lực trong người ông Cư, cái mà lần đầu tiên Hân mới cảm nhận được. Rồi Hân cũng tự cảm nhận những thương-yêu từ cơ thể mình làm thành dòng chảy trôi qua bàn tay của ông Cư. Hân cố gắng tự ngăn nước mắt của mình không rơi xuống.

Nhân một hôm, ông Cư đang ngồi uống trà nơi phòng khách, Hân đến ngồi bên cạnh lấy sách ra đọc. Một tấm hình từ quyển sách rơi xuống. Ông Cư nhặt lên xem. Trong hình, Hân chụp với một người đàn bà nơi một công- viên. Ông Cư chăm chú nhìn Hân rồi nhìn vào tấm hình, ông hỏi:

- Cháu chụp hình nầy bao lâu rồi, cháu chụp với mẹ cháu ?

- Da, cháu chup với mẹ cháu trước ngày cháu qua đây học.

Đôi lông mày ông Cư nhíu lại, một thoáng đăm chiêu xuất hiện trên khuôn mặt hơi hóp sau câu trả lời của Hân. Một phút yên-lặng trôi qua. Ông Cư vẫn nhìn Hân chăm chú. Tim Hân đập liên hồi...Tay ông Cư run run lấy quyển sổ tay từ túi áo, mở ra..Ông nhìn tấm hình trong sổ tay rồi lại nhìn tấm hình hai mẹ con Hân. Môi ông mấp máy.

Hân cảm thấy một chút cay cay nơi hai mắt của minh. Ông Cư lại mắp máy môi thành lời:

- Thúy...mẹ cháu tên Thúy...phải không ?

Hân trả lời ông bằng những gật đầu, nhích tới ngồi cạnh ông. Ông Cư quàng tay qua vai Hân. Hân nghe có tiếng thổn thúc từ ngực ông. Ông Cư nói trong nước mắt:

- Nay em đã bỏ anh đi rồi...ngày ấy ...ngày ấy anh đã ..ông trời thật ác. Hai chúng ta đã làm gì nên tội ?

Hân vỗ nhẹ vào lưng ông Cư:

- Bác còn nhớ bà Bảy bán bánh Cay không.?.

- Bác nhớ...Thúy, bác và bà Bảy đã có nhiều lần gặp nhau..và...

Không để cho ông Cư nói hết câu, Hân nói chận ngang:

- Bà Bảy nói mẹ Thúy cháu phát hiện đã có thai với ông Cư sau khi ông Cư rời Viêt-nam về xứ Mẹ Thúy đặt tên khai sinh cho đứa con là Han, tên Ấn-độ, nhưng người Việt-nam gọi là Hân, phát âm dễ hơn là Han.

Trong phòng khách vắng lặng chỉ còn vang lên âm thanh nghẹn ngào:

- Con..con của ba.

- Ba.. ba của con.



Đêm hôm ấy, lần đầu tiên hai cha con nằm bên nhau, mỗi người để hồn mình bềnh bồng theo tâm tưởng của mình.

Ông Cư thấy dẫn con trai mình đi trên những con đường xứ Penjab ngỗn ngang những con bò ốm còi xương, đang nhặt thức ăn từ những đống rác bên cạnh những đám đông vây xem những ông đạo sĩ điều khiến những con rắn đeo kính lắc lư đầu qua lại, hay đến viếng đền thò Đạo Sik có những bầy khỉ leo trèo khắp nơi.

Hân thấy cùng đi với cha ra khỏi phi-trường Tân-sơn-Nhất, đến chợ Bến Thành dừng chân trước những sạp bán vải, qua khu Vườn Lài, khu Chuồng Bò, ngược về khu cư xá Đô-Thành và điểm dừng chân cuối cùng là ngôi mộ của mẹ.

Tiêng tic tắc của đồng hồ gõ đều, chen lẫn tiếng trở mình và tiếng thở dài.


Paris ngày 16/5/2019
Nguyễn Đại Thuật
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.708 giây.