logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/06/2019 lúc 11:21:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chạy dọc theo Quốc lộ 1 A về hướng Bắc, qua khỏi thị xã Phan Thiết, Lương Sơn, chúng ta sẽ thấy hai bên đường nhà cửa dân cư đông đúc, đồng ruộng phì nhiêu xanh mướt, kéo dài đến thị trấn Tháp Chàm, Phan Rang.  Đó là địa phận của hai huyện Tuy Phong và Sông Mao thuộc tỉnh Thuận Hải.  Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn trong bài “Mật khu Lê Hồng Phong“ có những câu thơ như sau:
 
     Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
     Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
     Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
     Nỗi buồn sương khói của mùa thu
 
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
 
     Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
     Vơ vẩn trong rừng động Thái An
     Miền Bắc sương mù giăng bốn quận
     Che mưa giùm những đám xương tàn
 
Ông đã diễn tả tận cùng chiều sâu của tâm trạng người lính trận và nỗi hiểm nguy diễn ra hàng ngày trên vùng đất thuộc động Thái An giáp ranh với mật khu Lê hồng Phong nầy.  Động Thái An là một vùng cát mút mắt thuộc huyện Tuy Phong tỉnh Thuận Hải, có rừng chồi thấp kéo dài hàng chục cây số ra tới biển.  Vùng nầy thuộc lãnh địa của hoàng tộc người Chăm hiện do một bà công chúa con út vua Chăm cai quản Đi hành quân vùng nầy vào mùa khô thì thiếu nước, suối ngòi khô cạn, phải tiếp tế bằng trực thăng vì xe kéo nước vô phương chạy được vào vùng nầy.  Mùa mưa thì cát lún, lính giở chân không lên.  Hơn nữa len lỏi trong rừng chồi mà mắt cứ láo liên, đề phòng mìn bẩy và bắn sẻ.  Tốc độ di chuyển chậm như rùa, đi hoài không đến.  Hành quân trong vùng nầy nhọc nhằn, hiểm nguy như đi vào đất Ba Thục bên Tàu. Không cuộc hành quân nào mà không có thương vong.  Dứt cuộc hành quân  tổng kết chiến quả coi như con số không, từ chết tới bị thương.  Bởi vậy đơn vị nào được lịnh mở cuộc hành quân vùng nầy thì ai cũng lạnh mình, từ quan đến lính.  Không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho mình và cũng không mong gì lập nổi một chiến công ra hồn.  Ngán trân!
 
Bên phải Quốc lộ 1 A thuộc huyện Tuy Phong nằm cạnh sông Lòng Sông, có ga xe lửa nhỏ, thuộc tỉnh Thuận Hải .  Việc thông thương di chuyển dễ dàng vì có cả đường bộ lẫn đường sắt.  Có hai thị trấn của huyện nầy tiếp giáp nhau là Phan Rí Chàm và Phan Rí Cửa.  Hai sắc tộc Chàm -Việt ở xen kẽ nhau.  Xen kẽ nhưng biệt lập từng thôn, từng xã.  Có nghĩa là thôn nào người Chàm thì toàn người Chàm, thôn nào người Việt thì toàn người Việt. Động cát Thái An thuộc huyện nầy kéo dài hàng chục cây số ra tận biển.  Dân chúng Phan Rí Chàm đa số thuộc sắc tộc Chăm tức Chiêm Thành cũ, quen gọi là người Chàm.  Họ sống bằng nghề nông  trồng lúa nước mỗi năm một vụ và hoa màu phụ.  Dân ở cạnh quốc lộ thì làm các nghề thủ công như nắn các lò nấu nướng, lu chén, khuôn bánh căng bằng đất sét …Bánh căng là loại bánh bột gạo nhỏ nướng bằng loại khuôn đất tựa như bánh khọt ở miền Nam nhưng không có nhưn tôm thịt gì hết.  Ăn với nước cá kho trộn ớt bầm.  Ăn dòn dòn cũng ngon, món ăn quê mùa của dân miền biển. Các sản phẩm thủ công nầy của họ rất bền,xài lâu, tiêu thụ khắp nước nên cuộc sống của số người Chàm nầy khá sung túc.
 
Dài theo quốc lộ cho đến Phan Rí Cửa thì nhà cửa san sát, đồng ruộng phì nhiêu.  Vùng nầy đi sâu về hướng biển  giáp động cát Thái An là khu dinh cơ của bà công chúa Chàm.  Bà nầy cũng già rồi, cũng ngoài bảy mươi tuổi.  Khu dinh cơ bằng gỗ nhà ngang dãy dọc hàng rào kín mít nên cũng không biết sinh hoạt và trang trí bên trong thế nào.  Gia đình bà công chúa nầy ít giao thiệp với người Việt nên sự hiểu biết về gia thế bà nầy cũng rất hạn chế.  Hàng năm cứ vào khoảng tháng 4 âm lịch khi trời sa mưa vài đám thì thấy bà cùng đám tùy tùng đến cái cốc tức cái đền thờ của người Chàm, cất trên miếng đất cao ở ngay ngã ba đường đi chợ Sông Mao vào thôn Hòa Thuận để tế lễ thượng điền.  
 
Lễ hội cũng lớn qui tụ dân Chàm các xã lân cận, cúng tế nhạc lễ hai ba ngày.  Chẳng biết họ cúng tế ra sao vì chỉ có tộc Chàm dự thôi, không mời người Việt.  Chỉ nghe chiêng trống vang lừng, dân tham dự thì áo quần lòe loẹt .  Họ rất cung kính khi nói chuyện với bà công chúa nầy.  Dân Việt cũng như dân Chàm đều gọi là bà Thềm.  Cũng không rõ từ ngữ “bà Thềm“ là tục danh của bà hay là tước vị công chúa của bà.  Quảng cáo của các hãng du lịch Thuận Hải giới thiệu về vùng Phan Rí nầy cũng chẳng thấy nhắc đến bà nầy.  Dân Chàm cho biết là bà là con gái út của vua Chàm.  Tước vị nầy xem ra cũng là hư danh thôi vì trên thực tế thì lãnh thổ Chiêm Thành thu hẹp dần qua nhiều triều đại bắt đầu từ đời vua Lê Đại Hành cho đến triều Nguyễn đời  vua Minh Mạng  nhà Nguyễn năm 1832 mới thực sự mất hết đất đai.  Vương quốc nầy trải qua cũng 7-8 thế kỷ.  Theo đà Nam tiến của người Việt, qua nhiều triều đại khác nhau từ thế kỹ 11 đến thế kỷ 19 vương quốc Chiêm Thành lần hồi lụn bại, mất dần đất đai qua nhiều lý do khác nhau như  bị lấn chiếm bằng quân sự, tranh dành quyền lực giữa hoàng tộc, cuộc hôn nhân của công chúa Huyền Trân đời Trần …Xa rồi thời kỳ huy hoàng, phồn thịnh của triều đại Chế Bồng Nga vào thế kỷ 14 ngày xưa …
 
Năm 1946 người Pháp quay lại Việt Nam.  Gia đình bà công chúa Chàm bỏ chạy khỏi dinh cơ gần động Thái An, tản cư qua một trang trại ở huyện Sông Mao.  Vì tàu Tây từ biển bắn vào hàng ngày chịu không thấu nên dân chúng vùngduyên hải  chạy dạt về vùng núi Sông Mao phía Tây quốc lộ 1 rất nhiều. Bà Thềm có nhiều ruộng đất ở Sông Mao nên cũng chạy về đây tá túc.  Cho đến khi người Pháp chiếm xong Phan Rí Cửa.  Phan Rang  bà mới hồi cư.  Tại trang trại nầy bà công chúa Chàm chôn dấu chắc nhiều của cải lắm và chắc cũng ở nhiều nơi.  Do đó khi người Pháp ổn định xong chánh quyền ở  huyện Tuy Phong , gia đình bà mới hồi cư về dinh cơ cũ, thì một số của cải bị thất lạc vì không nhớ chôn ở đâu.  
 
Có một gia đình một nông dân nghèo người Việt tên là ông bà Ri làm ruộng ở gần trang trại của bà công chúa nầy.  Ông bà nghèo lắm, thường đi làm mướn, có miếng ruộng nhỏ năm sào và có nuôi được vài con heo.  Vào mùa mưa ở đây, nước nguồn trên núi tuôn xuống các con sông như Sông Lủy, sông Lòng Sông và các suối nhỏ.  Tiếp nối các sông suối nầy là vô số các mương thủy lợi hình nan quạt chi chít dẫn nước vào từng thửa ruộng của dân chúng trong vùng.  Hệ thống thủy lợi nầy có từ đời nào không rõ nhưng đủ nước tiêu tưới suốt mùa lúa mỗi năm một vụ của cánh đồng Sông Mao rộng hàng ngàn mẫu.  Cá từ các suối hồ trên dãy Trường sơn theo nước về đồng ruộng sinh đẻ vài tháng, sau đó đi ngược nước trở về nguồn trên núi.  Dân chúng đan những tấm đăng bằng tre chận ngang mương, chừa một lổ nhỏ để đặt miệng dẹp bắt cá. Dẹp là loại dụng cụ bắt cá bằng tre vót tựa như cái lợp ở miền Tây nhưng ngắn chừng ba gang tay thôi.  Cá ở đây là các loại cá đồng như  cá trê, cá lóc, cá rô thôi.  Đôi khi cũng có vài loại khác như lươn, rùa, rắn. . .Cá thường về nhiều ban đêm, tới sáng được chừng vài ký cá.  Cũng có đêm trúng thì cũng được cả chục ký cá đủ loại.  
 
Nhiều đêm soi đèn pin dọc theo tấm đăng thấy cá chạy ngược nước từng đàn, lần lượt chui vào miệng dẹp.  Thấy mê! Phải che lều đóng đô ngày đêm ngoài thửa ruộng của mình.  Ông bà Ri cũng vậy, ở liền ngoài ruông chừng vài tháng.  Ông thì đêm đặt dẹp, ngày thì vác cuốc đi dọc theo bờ mẫu trám các lổ mội để giữ nước lại trong ruộng hoặc khui lổ nhỏ cho nước vào ruộng nếu thấy thiếu nước.  Công việc nầy dân địa phương gọi là “ theo nước “.  Bà Ri thì lội dọc theo suối cắt các rau dại mọc um tùm ven suối đem về nấu cháo heo.  Một hôm bà Ri lượm được một nải chuối bằng vàng ven suối.  Ngoài nải chuối nầy có thêm món gì nữa thì không rõ.  Việc nầy ông bà dấu nhẹm.  Vài tháng sau ông bà Ri mua được vài mẫu ruộng, một  vườn me cả trăm gốc gần nhà và xây căn nhà có gác lửng bằng gạch. Từ ngày ông bà Ri phất lên thì chòm xóm xầm xì bàn tán.  Dỉ nhiên ông bà chối quanh, không hề hé môi về món của hoạnh tài.  Về sau có người chủ tiệm vàng ở Phan Thiết có dịp đi thăm người bà con ở Sông Mao vô tình nói là Tết năm ngoái có người đàn bà hình dạng như thế đến tiệm bà bán mấy quả chuối bằng vàng. Từ đó dân chúng trong thôn Hòa Thuận đoán già đón non là người đàn bà kia chắc là bà Ri cùng thôn.  Chỉ đồn đoán thôi chớ không có chứng cớ gì.  Thời đó cũng đâu có tòa án nào ra lịnh xét nhà bà Ri.  Kể ra bà Ri cũng khôn, đi đến một thành phố xa nhà mình gần trăm cây số bán vàng mà sau cũng lộ.  Tin bà Ri được vàng đến tai bà chúa Thềm.  Bà nhờ người thân tìm đến nhà ông bà Ri thương lượng xin chuộc lại nải chuối vàng đổi lấy năm mẫu ruộng tốt. Ông bà Ri từ chối.  Sau tăng thêm tới bảy mẫu ruộng rồi mười mẫu, ông bà Ri cũng không bằng lòng.  Cuộc thương lượng kéo dài cả tháng coi như bất thành.  Bất thành nhưng chuyện chưa hết!
 
Qua Tết ruộng vùng Sông Mao gặt xong, lúa má chở vào bồ, mùa khô đến.  Như đã nói ở đoạn trên , vùng nầy chỉ làm lúa một vụ.  Mùa nắng suối mương khô cạn không đủ nước trồng hoa màu nào khác, dân quê không có việc gì làm nữa, chỉ chờ mùa mưa tới mới bắt đầu lại mùa vụ. Nhà nào có xe bò thì đánh xe lên rừng chặt củi chồi cở cổ chân đem về dành chụm quanh năm.  Xe bò đi sâu vào đường núi chừng hai ba cây số mới có củi.  Ngoài bìa rừng thì ai nhanh tay mới có củi.  Mà chậm tay thì phải đi vào sâu hơn, đi càng sâu càng nguy hiểm. .sợ cọp.  Người nào lanh lợi có khiếu buôn bán thì lùng sục trong xóm mua lúa về xay lúa bằng cối xay tay, giả lại bằng chày đạp cho gạo trắng. Đem tới nhà máy xay thì đâu có lời.  lấy công làm lời.  Cả nhà cùng làm vài ngày được vài ba tạ gạo trắng.  Họ thồ ra ga Sông Mao, đi xe lửa vào Biên Hòa, Sài Gòn bán kiếm lời.  Trong lúc đó những người ở nhà tiếp tục xay giả để có gạo cho chuyến buôn sau.  Mùa khô rất vất vả sinh kế, đắp đổi qua ngày, chờ đến khoảng tháng Tư mới có mưa, vào lại vụ mùa.  Ông bà Ri thì thong thả hơn, kéo nhau ra vườn me hàng trăm gốc, mướn dân hái me cân cho bạn hàng hết xe lam nầy đến xe lam khác, khỏe ru mà huê lợi kiếm được cũng bộn, cũng khá phong lưu.  Một bữa đang cân me, bà Ri than nhức đầu, xây xẩm mặt mày về sớm. Về đến nhà bà phát sốt phải chở đi nhà thương Sông Mao. Bị thương hàn nằm viện chừng một tuần bác sĩ mới cho về.  Về nhà vài hôm bà lại phát điên, lảm nhảm suốt ngày. Chạy chữa đủ thứ thuốc bắc, thuốc nam, kể cả thầy bùa mà cũng không khỏi. Ông Ri buồn phiền bắt đầu uống rượu. Tình trạng đó kéo dài cả năm thì xảy ra thêm chuyện khác.  Đứa con trai thứ của ông tên Đẩu khoảng 20 tuổi thương một người con gái cùng thôn.  Sau nầy không biết tại sao hai người chia tay, cậu trai buồn phiền treo cổ tự tử sau nhà bếp.  Ông Ri càng uống rượu nhiều hơn, gây gổ hoài với bà vợ điên.  Chừng hai năm sau trong lúc cả nhà đang ăn cơm chiều thì một chiếc xe ben chở cát lao hết tốc lực vào nhà ông.  Vì nhà ông bà ở ngay ngã ba trong thôn.  Tài xế xe ben say rượu thay vì tới ngã ba đạp thắng thì anh ta lại đạp ga.  Tai nạn nầy làm cả nhà ông Ri chết hết ba người: vợ chồng ông và người con gái lớn trong lúc ăn cơm chiều.  
 
Dân chúng trong vùng bàn tán xôn xao hàng tháng trời vì những tai họa liên tiếp xảy ra cho một gia đình mà trước đây họ nghi là đã lượm được vàng của người Chàm.  Người dân thấy cái quả rồi từ đó họ thêu dệt ra cái nhân.  Họ xầm xì bàn tán với vài người trong thân tộc là gia đình ông bà Ri gặp tai họa liên tiếp là vì lời nguyền của bà công chúa Chàm.  Chuyện nầy đúng sai thì cũng không ai dám chắc.  Nhưng họ cứ to nhỏ rỉ tai nhau thành một huyền thoại  về bùa ngãi, thư ếm của người Chàm.  Tin đồn thì làm sao bụm miệng họ được ? Nếu quả là chuyện có thật thì đời nào bà chúa Chàm thừa nhận chuyện thư ếm thất đức nầy ? Nhưng nếu chúng ta có dịp tham quan các di tích, tháp đền của người Chàm qua nhiều triều đại khác nhau thì thấy có khắc trên đá rất nhiều hình ảnh hoang đường huyền hoặc như ông thần nầy, bà chúa nọ …đền nào cũng có.  Từ các truyền thuyết thần linh còn lưu trên đá của tộc Chàm cho đến chuyện bùa ngải, thư ếm thì …khoảng cách đâu có xa. /.
 
Hồ Thanh Nhã
 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.162 giây.