logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 09/06/2019 lúc 09:23:55(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Chuyến bay từ Việt Nam vừa vào không phận Hoa Kỳ, qua khung cửa kính, Mận thấy cảnh sắc dưới xa trông không khác chi những bờ biển xinh đẹp, thân thương bên quê nhà – trước khi “nhà nước” cộng sản Việt Nam (c.s.V.N.) bán hoặc cho Trung cộng thuê đất để xây hãng xưởng và cao ốc.

Mận nghĩ rằng hãng xưởng của Trung cộng cao, to, đẹp và tình “hữu nghị” giữa Trung cộng với đảng c.s.V.N. được ví như 4 tốt 16 chữ vàng cho nên “nhà nước” c.s.V.N. không dám lấy cát dọc bờ biển, ngại làm sập những đồ án “hoành tráng” của Trung cộng thì tình “hữu nghị” giữa Trung cộng và c.s.V.N. cũng sập luôn; vì vậy “nhà nước” c.s.V.N. phải lấy cát trong lòng sông và dọc theo bờ sông.

Từ khi sông mất cát, nhiều nhà dân và “lộ đất” dọc theo bờ sông bị đổ sụp xuống sông thì danh từ “cát tặc” xuất hiện trong dân dang. “Cát tặc” sống và làm việc trên những chiếc tàu nhỏ, chạy từng đàn, hút cát trong lòng sông hoặc dọc bờ sông rồi đem cát đổ lên chiếc tàu to “tổ chảng”. Sau khi đầy cát, chiếc tàu to “tổ chảng” chạy chầm chậm trong lòng sông, trước ánh mắt uất hận, dòng lệ oán hờn và sự nguyền rủa âm thầm của người dân!




Mỗi khi thấy chiếc tàu to “tổ chảng” đó không thể nào bà Ngoại của Mận không “bức xúc” vì nhớ lại bảng tin mà mấy “bà già trầu” ngoài chợ thường truyền miệng nhau: “ Ông Dương Văn Sổ, 83 tuổi, bà Sổ 79 tuổi, nhà cặp bờ sông Tiền, trên cồn Tân Bắc (cồn Dơi), ấp Tân Bắc, xã Tân Phú, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre… Từ hồi bị nạn “cát tặc” tới giờ... Ông bà chỉ còn một thẻo mỏng dánh vài mét kẹp giữa bờ bao trong, và lòng sông”. (1)


Ngôi nhà tranh nhỏ xíu của Ngoại cũng “nằm kẹp” giữa “lộ đất” và bờ sông, không biết lúc nào sẽ “đổ ụp” vào lòng sông và không biết Mẹ con, Bà cháu của Ngoại có thoát chết được hay không! Nghĩ đến cảnh hãi hùng có thể xảy đến, Ngoại “chửi đổng”:


-Mẹ bà nó, cái thứ phản phúc! Ngày xưa – còn mang danh Việt cộng – ăn không đủ no, áo không đủ mặc thì tụi nó “trốn chui trốn nhủi” trong rừng dừa nước, rừng tràm để tránh “đụng độ” với lính Cộng Hòa. Bây giờ, chiếm được miền Nam rồi, tụi nó lộ nguyên hình là bọn c.s.V.N. bóc lột, hết chiếm đất của dân, của nhà thờ, của chùa thì nay tụi nó lấy cát để bờ sông sụp, cho dân chết trôi – còn người Tàu và người c.s.V.N. thì sống phủ phê trong những dinh thự “hoành tráng”!


Chính những dinh thư “hoành tráng” này làm cho đảng và “nhà nước” c.s.V.N. lúc nào cũng cảm thấy “tự hào?”. Niềm tự hào “to đùng” này được Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng hãnh diện tuyên bố rằng: “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” còn người dân thì lúc nào cũng tìm mọi phương tiện để ra đi – nhất là đi sang xứ của “đế quốc Mỹ xâm lược”!


Khi mới lớn, nghe Tý – anh của Mận – “học đòi” theo Việt Cộng cùng mấy thằng bạn chăn trâu, chăn bò trong xóm thường dùng “cụm từ” “đế quốc Mỹ xâm lược”, Mận không hiểu; vì ba anh em của Tý chỉ được học để biết đọc, biết viết và biết bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà thôi. 


Một hôm, không hiểu từ đâu, vài chiến đỉnh của Hải Quân Cộng Hòa đến, ủi bãi gần nhà. Mận và nhóm bạn cùng lứa có vẻ lo sợ – vì thường nghe Tý và nhóm “đồng chí nhí” của Tý bảo rằng lính “Ngụy” ăn thịt người – vội núp sau mấy bụi chuối, len lén nhìn ra bờ sông. Khi thấy mấy ông lính “Ngụy” đem dầu ăn, đồ hộp và cơm sấy đến từng nhà, tặng, Mận không hiểu gì cả. Thấy Ngoại vừa cầm mấy lon đồ hộp, mấy bao cơm sấy vừa cười, Mận vội chạy đến, cầm mấy lon thức ăn giùm cho Ngoại.


Chưa kịp đem quà vào nhà, Mận nghe nhóm bạn reo vui “Mỹ cho kẹo. Mỹ cho kẹo”. Nhìn về phía nhóm bạn, Mận thấy một người đàn ông cao lớn, da trắng, tóc vàng, mắt xanh, không nói được tiếng Việt, đang lấy kẹo từ túi áo nhà binh tặng đám trẻ con trong khi mấy ông lính Cộng Hòa đứng cạnh, nhìn, cười. Mận vội vàng đem mấy lon đồ hộp và gạo sấy vào nhà rồi chạy nhanh đến nhóm bạn, chìa bàn tay về phía ông Mỹ.


Ông Mỹ đang tặng kẹo cho nhóm con gái thì không biết ai báo cho Tý và đám con trai ngoài ruộng; đám con trai chạy ào tới. Ông Mỹ lắc lắc hai bàn tay, tỏ dấu hết kẹo. Bất ngờ, một ông lính Cộng Hòa trên giang đỉnh – mà Tý, nhóm “đồng chí nhí” của Tý và trẻ em quanh xóm được Việt Cộng tuyên truyền rằng tàu của “Ngụy” làm bằng… giấy – gọi lớn: “Mike!” Ông Mỹ quay nhìn về hướng có tiếng gọi. Ông lính Cộng Hòa nói gì đó rồi ông Mỹ đi lui về chiến đỉnh, vừa cười vừa vẫy tay nhè nhẹ, vừa nói “bye bye” với nhóm trẻ em. Mận tự hỏi: “Sao ổng người Mỹ mà cũng tên ‘Mai’, ngộ ‘wá hén?” 


Gần tối, sau khi Má và Lê – chị của Mận và là em của Tý – làm ruộng về, Ngoại nấu nước sôi, cho vào bịch cơm sấy, để một chốc rồi cả nhà khui mấy lon đồ hộp, ăn với cơm sấy. Đang ăn “ngon lành”, tự dưng Ngoại nói:


-Đồ ăn của Mỹ “Ngụy” ngon như vầy mà sao tụi nó “hỏng” ăn, lại đem cho mình? 


Mận cũng thắc mắc:


-Đồ ăn thơm, ngon thì đem cho rồi xẻ thịt moi gan người ta mà ăn!


-Bậy, mày! Ai ăn thịt người?


-Mỹ “Ngụy” chớ ai!


-Ai nói vậy?


-Anh Tý nói.


-Cái thằng Tý “cà chớn”, cứ nghe mấy thằng “khỉ đột” nói tầm bậy tầm bạ không hà!


-Mấy thằng “khỉ đột” là mấy thằng nào, Ngoại?


-Thì mấy thằng mà Ba mày biểu Má mày giấu dưới hầm, ngoài vườn, mày thường đem cơm nước cho tụi nó mỗi chiều đó chứ ai!


-Con hỏng thích mấy người đó đâu, Ngoại! Người gì mà hôi rình, thúi “wắc”, ốm nhom ốm nhách, mặt mày thấy…ghê! Răng vẫu, má lồi, mắt lúc nào cũng láu liêng như mấy con chuột chù, ai mà ăn thịt cho được, Trời!


-Mày nói vậy rủi Ba mày nghe được là mày chết đó, mày!


-Bộ Ba con dám giết con sao, Ngoại?


-Từ ngày Ba mày đi theo “cái đám ôn dịch đó”, Ba mày dám làm mọi chuyện tàn ác, khủng khiếp mà “người mình” “hỏng” dám làm đó, mày!


-Sao Ba ác quá vậy?


-Ờ, thì đám Việt cộng làm cho Ba mày lú rồi, chỉ biết nghe theo thứ ác ôn đó tôn thờ ông Hồ Chí Minh để giết càng nhiều người thì công lao càng lớn. 


-Sao Ngoại với Má “hỏng” biểu Ba trở về, đừng theo Việt cộng nữa?


-“Giỡn”, mày! Việt cộng mà, ai theo tụi nó rồi mà bỏ tụi nó là tụi nó “làm thịt” cả nhà chứ tụi nó “hỏng” giết “mình ên” người đó đâu!


Má lên tiếng:


-Má nói với nó mấy chuyện đó chi vậy? Nó còn con nít con nôi…


Ngoại cắt lời Má:


-Nó còn con nít thì cũng phải nói cho nó biết để nó tránh xa “cái lũ giết người không gớm tay”. Chồng mày đi biệt tăm. Lâu lâu nó lẻn về thì cái bụng của mày “chần dần”. Đã vậy nó còn bắt mày chứa thêm mấy “thằng ông nội” dưới hầm để ban đêm mấy thằng này đi khủng bố, đào đường, đặt mìn, ám sát người lương thiện chứ tụi nó có làm ra đồng “xu teng” nào để góp tiền chợ với mày đâu! Thằng Tý với con Lê cũng bắt đầu theo Cha tụi nó, thấy lính Cộng Hòa, hai đứa nó kêu người ta là “Ngụy”.


“Ngụy” là gì, Mận cũng chẳng hiểu được. Nhưng mỗi khi thấy mấy chiếc “tàu bằng giấy” – giang đỉnh – của “Ngụy” chạy trên sông, Mận cùng nhóm con gái đang chơi “u-mọi” cũng ngừng chơi, đưa tay vẫy vẫy, miệng cười “toe toét”. Đôi khi mấy chiếc “tàu bằng giấy” ủi bãi gần cầu gỗ; nhiều khi họ đi luôn!


Sau “cái ngày ôn dịch” – tiếng của Ngoại ám chỉ ngày c.s.V.N. cưỡng chiếm miền Nam rồi đám “khỉ đột” sau vườn chui ra khỏi hầm, nhảy “cà tưng” – thì mấy chiếc “tàu bằng giấy” đó đi luôn, không bao giờ trở lại!


Trong khi Mận cảm thấy buồn buồn vì sự thiếu vắng của mấy chiếc “tàu bằng giấy” thì Ba trở về trong sự ghẻ lạnh của Ngoại nhưng lại là niềm vui của Má, Tý, Lê và Mận.


Gia đình sum vầy chưa được bao lâu thì bỗng dưng một bà chít khăn mõ quạ, nói giọng Bắc “lơ lớ” như người Nùng, đến nhà, xỉa xói vào mặt Ba:


-Tưởng trốn được khỏi tay bà à! Mày lấy được bà là nhờ ơn bác Hồ đã tạo điều kiện cho mày vào đảng c.s.V.N.; rồi sau đó đảng kết hợp mày với “cán bộ gái” ưu tú – là bà đây này! Mày lấy bà có mấy đứa con, đảng và “nhà nước” chứng giám. Bây giờ mày trốn hả? Mày chạy đằng “Giời”!




Biết đây là hậu quả của một “công tử miền Tây giả hiệu”, trong thời gian sống ngoài Bắc, thường khoe ẩu là gia đình có ruộng vườn “cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”, Ba năn nỉ bà “khăn mõ quạ”: 


-Cái gì cũng từ từ tôi mới giải quyết được. Vô đây! Vô đây, nói chuyện đàng hoàng để làng xóm khỏi cười. 


-Cười “hở mười cái răng”! Bà “bức xúc” lắm rồi, chỉ muốn biết mày giải quyết “sự cố” này như thế “lào”? 


Giữa khi Má và Ngoại chưa biết phải phản ứng như thế nào, Ba đáp lời bà “khăn mõ quạ”:


-Từ từ tôi sẽ năn nỉ Má thằng Tý chia cho miếng đất, bán lấy tiền làm ăn, nuôi con. 


Má ôm mặt, khóc. Ngoại vùng đứng lên, ngón tay trỏ chỉ vào Ba, tay kia chống vào mạn sườn:


-Nè, nè, đất này là đất từ đường, hương hỏa của dòng họ nhà tôi để lại cho tôi. Mấy người ngang ngược vừa phải thôi, nhen! Tưởng chiếm được “Sè-goòn” là chiếm được ruộng vườn của tôi luôn hả? Tôi thề thí cái mạn già này chứ không bao giờ để mất đất đâu, nghe chưa?


-Con lạy Má! Má giúp con; nếu không, nó về Bắc, lôi cả dòng họ nhà nó vào đây thì… con chết, Má ơi!


-Cậu đi theo cái đảng c.s.V.N. “mắc dịch”, bỏ vợ bỏ con của cậu bao nhiêu năm nay; bây giờ biểu cái đảng đó nó giúp cậu!


-Từ từ, khi nào có tiền để “bôi trơn” hồ sơ, con sẽ làm đơn xin cấp trên tuyên dương công trạng của Má. Má là “mẹ liệt sĩ”; vì Má đã che chở, nuôi nấng mấy cán bộ trong hầm suốt nhiều năm. Nhờ Má góp công góp sức cho nên “đất nước ta” mới “thống nhất” được đó, Má! 


-“Thống nhất” để làm gì khi mà thiên hạ liều chết, bỏ xứ sở, bỏ tài sản để vượt biên, vượt biển “rần rần” vậy, hả? Người ta đã mất tất cả để xa lánh bọn c.s.V.N.; vậy mà bọn c.s.V.N. còn “theo” qua tuốt bên Thái Lan, Mã Lai, v.v… đập phá mấy tượng đài ghi lại lịch sử thuyền nhân của người ta là sao, hả?


Mọi người im lặng, chỉ nghe tiếng “thút thít” của Má. Bất ngờ Mận thấy Ba ra dấu cho bà “khăn mõ quạ” rồi hai người đi đâu “mất tiêu”!


Tối đó, Ngoại và Má vẫn ủ rũ, mỗi người ngồi một góc. Tý, Lê và Mận cũng buồn quá, nhịn đói, nằm “ngủ đại” trên nền nhà…


…Dòng ký ức đau buồn của tuổi thơ vừa đến đây, Mận chợt nghe giọng nhỏ nhẹ của tiếp viên phi hành người Mỹ:


-Cô! Cô muốn dùng loại giải khát nào ạ?


Sau buổi chiều Ba và bà “khăn mõ quạ” đi “mất tiêu”, không hiểu tại sao bà “khăn mõ quạ” bị chết, xác trôi sông; Ba bị bắt ở tù! Gia đình đã nghèo, nay càng cơ cực hơn; vì Má phải nuôi Ba trong tù. Ngoại đành cầm thế mảnh đất, lấy tiền “bôi trơn” cho hồ sơ xuất khẩu lao động của Tý. Tý được sang Nhật làm lao công, buôn lậu cần sa. Có tiền, Tý gửi về cho Ngoại chuộc lại miếng đất; và cho Má, khuyên Má cho Lê và Mận qua Rạch Giá sống, ban ngày làm công nhân trong xưởng, ban đêm học Anh văn để sau này dễ tìm sinh kế. Nhờ vậy, Lê quen và thành hôn với ông Việt kiều. Mận – ngoài việc học Anh Văn – lại cảm thấy thích đọc sách báo và nghe “đài nước ngoài” để vun bồi cho số kiến thức quá kém cõi của nàng. Mận đáp bằng tiếng Anh: 


-Làm ơn cho tôi một ly nước cam.


Vừa uống nước cam, vừa nhìn qua khung cửa sổ, Mận tự hỏi, đất đai của nước Mỹ còn thừa biết “cơ man nào mà kể”; vậy mà Mỹ không cho Trung cộng thuê hoặc “bán bớt” cho Trung cộng – giống như đảng và “nhà nước” c.s.V.N. đã và đang thực hiện – lấy tiền “xài cho đả”? Mỹ ngu thiệt! 


Bất chợt Mận tự hỏi: Ủa, nếu “Mỹ ngu như dzậy” thì tại sao dân tộc nào – kể cả kẻ “thắng” Mỹ, như người c.s.V.N. thường huênh hoang “tự sướng” – cũng đi học Anh văn và đều muốn qua Mỹ sống; hoặc “chí ít” cũng tìm cách gửi con cháu sang Mỹ học “cái ngu của Mỹ”?


Bằng cớ c.s.V.N. đã cho người sang Mỹ học “cái ngu của Mỹ” là: Theo đài VOA, phát thanh ngày 03 tháng 06 năm 2019, phi công đầu tiên – giấu tên – của Không Quân c.s.V.N. theo học chương trình của Không Lực Hoa Kỳ hơn 02 năm; nhưng vì bị trở ngại về Anh ngữ cho nên không được tốt nghiệp. Người thứ hai là thượng úy Đặng Đức Toại đang tu nghiệp tại Căn Cứ Không Quân Columbus, Mississippi. Người thứ ba là trung úy Doãn Văn Cảnh, hiện đang theo học Chương Trình Lãnh Đạo Hàng Không.


Hôm nghe phần phát thanh của đài VOA về chàng phi công của c.s.V.N. không được tốt nghiệp sau hơn 02 năm tu nghiệp tại Mỹ, Mận tự hỏi: Tại sao c.s.V.N. lại ngu, không chịu “bôi trơn” hoặc lo thủ tục “đầu tiên” để ban giám khảo của Không Quân Hoa Kỳ “nâng điểm” – như thầy cô bên Việt Nam thường “nâng điểm” cho học trò và sinh viên Việt Nam – để anh phi công đó được tốt nghiệp? Tốt nghiệp từ chương trình của Không Quân Mỹ danh giá lắm chớ “giỡn” sao mà hà tiện! Ngu!




Khi phi cơ ở vào cao độ vừa phải, Mận thấy nhà cửa san sát – dường như “nhà liền đất?” nhiều hơn “nhà liền kề?” – nhưng không sơn phết màu mè rực rỡ, chói lọi như nhà bên Việt Nam. Bên Việt Nam, đi vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Dalat, Nha Trang, Saigon, v.v…thì sẽ thấy những dinh thự, những mộ phần màu sắc rực rỡ, trông nham nhở không thua gì gương mặt “bự” son phấn của mấy cô gái làm trong các tiệm “cà phê mùng”, “bia ôm” và mấy “em chân dài”! 


******


Thấy xe chạy “vèo vèo” trên xa lộ cả tiếng đồng hồ mà không phải dừng lại để trả tiền, Mận ngạc nhiên, hỏi Lê:


-Sao không có trạm thu tiền nào hết vậy, chị?


-Thu tiền gì?


-Tiền xử dụng “đường cao tốc”.


-Chỉ một vài xa lộ thu tiền thôi; nhưng dọc hai bên xa lộ đó – cũng như dọc hai bên các xa lộ không thu tiền – đều có đường cho người nào không muốn lái trên xa lộ thì lái trên đường đó.


-Xa lộ là cái gì?


-Freeway, “đường cao tốc”.


Vì có người anh rể và đứa cháu ngồi trong xe, Mận không dám nói ra nhưng lại thầm nghĩ: “Đường cao tốc” như mạn lưới, đã không thu tiền như BOT ở Việt Nam mà còn làm thêm hai đường song song cho người nào không muốn lái trên xa lộ được xử dụng, đúng là Mỹ ngu thiệt!


Nghĩ rằng Mận đi đường xa, mệt, ít muốn nói chuyện, Lê gợi chuyện tiếp:


-Nghỉ ngơi vài ngày rồi tập lái xe, đi học làm “móng” (tay), kiếm tiền, đặng còn lo đường chồng con chớ ở vậy hoài sao, Mận? 


Sau “cái ngày ôn dịch” được mấy năm, Mận “trổ mả” thành một thiếu nữ hiền thục, xinh xắn, làm cho vài anh công an, bộ đội cụ Hồ và một anh cựu Nghĩa Quân – hồi xưa đóng trong đồn gần ngã ba sông Cái Lớn – “phải lòng”. Ai trong xóm cũng nhận thấy Mận có nhiều cảm tình với anh Nghĩa Quân. Rồi Mận và anh Nghĩa Quân yêu nhau. Mỗi chiều “hai đứa” thường hẹn hò, đi chầm chậm dọc bờ sông. Rồi, rất bất ngờ, tin anh Nghĩa Quân bị “công an nhân dân” bắt giam về tội phản động, cấu kết cùng “thế lực thù địch” với ý đồ lật đổ “nhà nước” được công an “tung” ra. Trong khi gia đình anh cựu Nghĩa Quân và Mận chưa biết phải khiếu nại nơi nào để cứu anh thì lại nhận được tin anh Nghĩa Quân đã “tự tử ?” chết trong tù!


Nỗi đau thương còn đọng mãi trong trái tim vụn vỡ và cũng vì thương Má một đời cơ cực và thương Ngoại tuổi già quạnh hiu, Mận không muốn lập gia đình. Mận đáp: 


-Thôi, em ở vậy, ráng đi làm kiếm tiền giúp Má, giúp Ngoại; khi nào Ngoại “về với Ông Bà” rồi tính.


-Hồi đó tao nói Má làm hồ sơ gửi qua để tao bảo lãnh Má và Ngoại luôn mà Má không chịu làm. 


Mận nhớ, năm đó, sau khi nói chuyện điện thoại với Lê, Má hỏi ý kiến Ngoại. Ngoại bảo Ngoại “hỏng” đi đâu hết. Ngoại “bám trụ” ở đây để khi “về với Ông Bà” Ngoại sẽ được chôn trong mảnh đất của Ông Bà Tổ Tiên. Ngoại không như ông Hồ Chí Minh và người c.s.V.N., đưa cả mấy triệu dân Việt Nam vào chỗ chết chỉ để đánh Mỹ “kíu” nước. Mỹ đi, mang theo những người đã làm việc cho Mỹ, vợ và con lai của Mỹ. Còn Trung cộng, để rồi coi, Trung cộng lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái ở đây, cũng giống như Việt cộng hồi xưa – trước khi tập kết ra Bắc – “cấy” lại miền Nam biết bao nhiêu “hạc giống đỏ” để phá hoại miền Nam. Sau này Trung cộng cũng làm “y chang” như vậy. Nếu bây giờ người Việt trong nước cứ “im re”, vì nghe c.s.V.N. chối “bai bải” là “hỏng” có chuyện bán hoặc cho Trung cộng thuê đất. Tới một ngày nào đó người mình “sáng mắt” ra thì sẽ có trận Thiên An Môn ngay trên đất nước Việt Nam cho mà coi!


Mận ngạc nhiên, hỏi: Sao Ngoại biết mấy chuyện đó, tài vậy? Ngoại bảo Ngoại không biết đọc mà Ngoại biết nghe. Mấy “bà già trầu” buôn bán ngoài chợ “chồm hỗm”, tối hôm trước con cháu lén nghe “đài nước ngoài”, bàn tán sao đó, ngày hôm sau – lúc xế trưa, ế hàng – mấy bả bàn tán, nói cho nhau nghe; vậy là Ngoại nghe rồi Ngoại “để bụng”. Ngoại không chịu rời nơi “chôn nhau, cắt rún” thì làm sao Má đành lòng bỏ Ngoại mà đi!


Thấy Mận như đang chìm vào vùng ký ức nào đó, Lê lại gợi chuyện:


-Mận! Về nhà nhớ tập nói tiếng Anh với cháu Andy cho quen, nha!


Nhớ ngày trước Lê cho Ngoại và Má biết Andy bị tật bẩm sinh, Mận xoay sang hỏi nhỏ Lê:


-Cháu có thay đổi gì được không, chị?


-Nó sinh ra như vậy thì chịu thôi!


-Nếu vậy thì làm sao cháu đi học được mà chị biểu em tập nói tiếng Anh với nó?


Chồng của Lê giải thích: 


-Ở đây, tùy theo mứt độ khuyết tật, có các lớp riêng cho học trò tiểu học và trung học; lên đại học thì – tùy tiểu bang – nhà trường sẽ có một chuyên viên vào lớp, vừa nghe giáo sư giảng bài vừa đánh máy vào computer; sau đó in bài giảng rồi trao cho sinh viên khuyết tật.


-Trời đất! Một đất nước mà lo cho dân đến như vậy thì… “hết biết”!


Im lặng một chốc, Mận chợt nhớ, vội hỏi Lê:


-Có phải con chị bị ảnh hưởng chất độc da cam không, chị?


-Bậy, mày!


-Bên Việt Nam, đứa bé nào ra đời mà “có vấn đề” đều bị c.s.V.N. đổ thừa là ảnh hưởng chất độc da cam của Mỹ.


-C.s.V.N. muốn “níu áo” Mỹ, đòi bồi thường chiến tranh đó mà. Còn lâu! Khi hai bên “wuýnh” nhau thì tận dụng mọi phương tiện. C.s.V.N. áp dụng chiến thuật biển người – một chiến thuật man rợ, vô nhân đạo nhất của loài người, do c.s.V.N. học của Trung cộng từ thời Điện Biên Phủ – thì Mỹ rải chất độc da cam để quân của cụ Hồ không có nơi ẩn nấp. “Kẻ chín lạng, người mười phân” chứ c.s.V.N. có nhân từ gì đâu!


Là một người ít nói, nghe Lê và Mận đối đáp, chồng của Lê mỉa mai một cách cay đắng:


-Theo anh, chất độc da cam đã ảnh hưởng đến những người c.s.V.N. có “sáng kiến” cũng như có “công lao” vẽ bức tranh Đạo Pháp và dân tộc được trưng bày vào ngày Lễ Phật Đản năm 2019 tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam, tọa lạc tại Sóc Sơn, Hà Nội mà thôi! (2)


Lê ngạc nhiên:


-Sao kỳ vậy?
-Đạo lý của người Việt Nam là thờ kính Ông Bà Cha Mẹ. Từ ngày ông Hồ Chí Minh xuống tàu làm bồi cho Tây rồi du nhập vào Việt Nam chủ thuyết cộng sản để giết người Việt thì đảng c.s.V.N. “tôn” ông Hồ là “Bác”. Sau đó, thấy dân không phản đối, c.s.V.N. “thăng chức” cho ông Hồ Chí Minh lên làm “Cha già dân tộc”. Bây giờ đảng và người c.s.V.N. – những kẻ có tư tưởng bệnh hoạn, tâm trí rối loạn, mất nhân tính và khối óc đen thui như bùn – vì bị chất độc da cam hủy hoại não bộ cho nên mới dám đặt hình của tên đồ tể khát máu Hồ Chí Minh ngang hàng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni! Đây là sự xúc phạm Phật giáo không thể tha thứ được!


Nghe anh rể phân tích, Mận buồn quá, than thầm: Đất nước Việt Nam, trên nguồn thì Trung cộng xây đập, ngăn sông Dương Tử, “thắt họng” vựa lúa miền Nam; cao nguyên thì Trung cộng khai thác “bauxite”; ngoài biển thì Trung cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, xây đảo nhân tạo và cho quân đội giả ngư dân trên những chiếc thuyền đánh cá được trang bị vũ khí để đuổi, bắn, đâm chìm ghe của ngư dân Việt Nam; bờ biển thì Trung cộng xây cao ốc, cơ xưởng, thải chất độc hủy hoại môi trường, làm cá chết “biết cơ man nào mà kể”; đất liền thì công an và quân đội nhân dân “giải phóng mặt bằng”; lòng sông và bờ sông thì “cát tặc”(3) hoành hành! Còn chỗ nào trên Quê Hương cho người Việt Nam sống hay không, Trời!!!


Điệp Mỹ Linh
___________________
Chú thích:

1.- An Nhiên, RFA

2.- Gió Bấc, RFA.

3.- Những chữ trong ngoặc kép “…” đa số là tiếng của c.s.V.N.; số còn lại là thổ ngữ của người địa phương.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.495 giây.