logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/06/2019 lúc 09:12:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tháng Sáu năm nay (2019) có 2 cuộc kỷ niệm đáng ghi nhớ. Trước hết là Ngày 6 tháng Sáu, kỷ niệm 75 Ngày D.Day, Ngày quân đội Đồng minh, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đã đổ bộ lên bờ biển Normandie, miền Bắc nước Pháp, để giải phóng nước này và cả Âu Châu khỏi sự cai trị tàn bạo của Đức Quốc Xã. Các nhà lãnh đạo của các nước đã từng tham gia vào cuộc đổ bộ đã có mặt tại địa điểm của cuộc đổ bộ để bày tỏ lòng biết ơn với 175 ngàn binh sĩ đã hy sinh để chiến đấu cho Tự Do.

Ít được chú ý hơn, nhưng có lẽ đáng được ghi nhớ hơn, đó là cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Cộng: ngày 4 tháng Sáu năm 1989, Đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch tối cao Đặng Tiểu Bình, đã ra lệnh cho quân đội đàn áp cuộc biểu tình ôn hòa đòi Tự Do và Dân Chủ của sinh viên. Đã có không dưới 1000 người bị tàn sát!

Cách nhau 45 năm, nhưng hai biến cố đều được liên kết với nhau trong cùng một khát vọng chung của con người ở mọi thời đại: đó là được Tự Do! Người dân Âu Châu ngày nay đã hưởng được Tự Do: họ đã được giải phóng khỏi chế độ tàn bạo của Đức Quốc Xã, họ cũng đã thoát khỏi gông cùm của chủ nghĩa cộng sản!

Nhưng tại Trung Cộng, ngay tại Quảng trường Thiên An Môn, chân dung của đồ tể Mao Trạch Đông vẫn còn đang sừng sững ngự trị, bóng ma dối trá của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn đang phủ xuống không những trên toàn lãnh thổ Trung Cộng, mà hiện đang lan rộng ra rất nhiều vùng đất trên thế giới.

Cái bóng ma ấy đầy đặc đến độ có thể che đậy được một cuộc tàn sát dã man được cả thế giới chứng kiến. Nếu trong Thế kỷ 20 vừa qua, cần phải kể đến những hình ảnh có tính biểu tượng nhứt, chắc chắn thế giới không thể không nghĩ đến người thanh niên thường được mệnh danh là “Người chống xe tăng” (The Tank Man). Trong cuộc biểu tình ôn hòa của các sinh viên Trung Hoa hồi năm 1989, các phóng viên ngoại quốc có mặt trong biến cố đã ghi được thước phim mô tả cảnh một người thanh niên, đơn độc một mình, không một tấc sắt trong tay, đã xông ra chận đứng bước tiến của đoàn xe tăng! Cả thế giới đều nhìn thấy hình ảnh hào hùng ấy. Nó đã trở thành biểu tượng về sức mạnh của Lương Tâm, của Tự Do và nhứt là của Sự Thật!
Nhưng 30 năm sau, trong khi mỗi lần nhắc đến cuộc thảm sát Thiên An Môn, thế giới bên ngoài lúc nào cũng trưng dẫn hình ảnh của “Người chống xe tăng” thì tại Trung Cộng, hầu như toàn bộ giới trẻ Trung Cộng đều không hề biết tới người thanh niên ấy. Tất cả mọi phương tiện truyền thông đại chúng đều nằm trong tay Đảng Cộng Sản: tất cả mọi sự kiện và hình ảnh liên quan đến biến cố 4 tháng Sáu năm 1989 đều bị xóa sạch!

Phóng viên Bil Birtles của Đài ABC Úc đã phỏng vấn một số sinh viên ở Bắc Kinh về biến cố Thiên An Môn. Một sinh viên báo chí 24 tuổi nói: “Tôi nghĩ rằng tôi chỉ có một ấn tượng mơ hồ về biến cố 4 tháng Sáu. Biến cố này ít được nhắc đến ở Trung Hoa và tôi không hề học được (về biến cố) trong các sách giáo khoa về lịch sử. Tôi không biết biến cố đó xảy ra chính xác như thế nào cả. Tôi chỉ biết rằng có lẽ chính quyền Trung Cộng đã làm một điều gì đó khủng khiếp lắm đối với những người biểu tình”. Cũng như nhiều sinh viên khác mà phóng viên Birttles đã có dịp tiếp xúc, người sinh viên báo chí trên đây không hề thấy được bức hình nổi tiếng của “Người chống xe tăng”.
Nói chung, không những không được thông tin về biến cố, hầu hết giới trẻ Trung Hoa đều được nhồi sọ để tin rằng chính quyền cộng sản đã “làm đúng” trong biến cố “4 tháng Sáu”.

Đó là sự thành công của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong việc che đậy sự thật. Sách vở, báo chí ở Trung Cộng không hề đề cập đến cuộc tàn sát đã man tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989. Ngày nay, với địa vị của nền kinh tế thứ nhì thế giới, người dân Trung Cộng đã có cuộc sống khá sung túc. Họ cũng được sử dụng hầu hết các phương tiện thông tin hiện đại. Chỉ khác một điều với thế giới bên ngoài: mọi phương tiện truyền thông đều nắm dưới sự kiểm soát nghiêm nhặt của chính quyền. Mạng lưới thông tin lớn nhứt tại Trung Quốc hiện nay là Baidu. Nếu bạn gõ vào đó mấy chữ “4 Tháng Sáu” để tìm kiếm thông tin, bạn sẽ chỉ đọc được một loạt những bài viết của các phương tiện truyền thông quốc doanh.

Hình ảnh của “Người chống xe tăng” đã hoàn toàn bị xóa sạch. Danh tánh và số phận của anh cũng hoàn toàn không được biết tới. Một ký giả Úc đã gọi Trung Cộng là “Cộng hòa Nhân dân mắc bệnh quên” (The People’s Republic of Amnesia). Nói cho cùng, ở quốc gia cộng sản khổng lồ này Sự Thật không hề là một điều đáng ghi vào bộ nhớ của con người!
Ngày quân đội Đồng minh đổ bộ vào Normandie đã được 75 năm. Ngày sinh viên Trung Hoa bị tàn sát tại Quảng trường Thiên An Môn cũng đã được 30 năm. Trong tháng Sáu năm nay, còn có một kỷ niệm khác mà 2 biến cố trên đây buộc tôi phải nhớ đến: đó là kỷ niệm đúng 70 năm ngày cuốn sách nổi tiếng có tựa đề “1984” của nhà văn Anh George Well (1903-1950) chào đời. Thật vậy, ngày 8 tháng Sáu năm 1949, George Orwell đã cho trình làng cuốn tiểu thuyết giả sử viết về một chế độ độc tài không tưởng của ông. Cũng như trong cuốn “Trại Súc Vật”(The Animal Farm) xuất bản trước đó 4 năm, lời cảnh cáo mà tác giả Orwell muốn nhắn gởi cho thế giới sau Đệ nhị Thế chiến, vẫn tiếp tục có tính thời sự. Napoleon trong “Trại súc vật” hay “Đại Huynh” trong “1984” đều giống nhau: cả hai đều muốn xóa bỏ sự thật và đều muốn tuyệt đối kiểm soát tư tưởng của con người. Napoleon hay “Đại Huynh” không chỉ đã từng xuất hiện trong các đồ tể như Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông và ngay cả Tập Cận Bình. Napoleon và “Đại Huynh” hiện cũng đang lấp ló để tái sinh trong một số nhà lãnh đạo của thời đại.

Một trong những từ ngữ nổi bật thường được tác giả George Orwell lập lại trong cuốn sách “1984” của ông và luôn được các chế độ cộng sản tận dụng là “kẻ thù của nhân dân”. Báo chí Mỹ thường cho rằng đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump là người rất ít đọc sách. Nhưng tôi không ngờ ông lại thuộc lòng và sử dụng rất “nhuần nhuyễn” thuật ngữ “kẻ thù của nhân dân”. Cứ mỗi lần nói đến báo chí tự do Mỹ hiện nay, ông đều gọi đó là “kẻ thù của nhân dân”. Gần đây nhứt, trong một “tuýt”được bắn đi ngày 26 tháng Năm 2019, ông viết: “Truyền thông dòng chính đang bị chỉ trích và khinh bỉ trên khắp thế giới vì bị hủ hóa và giả dối. Trong hai năm liền, họ cứ chúi mũi vào Ảo Tưởng Thông Đồng Với Nga mặc dù vẫn luôn biết rằng không hề có Thông Đồng. Họ thực sự là Kẻ Thù của Nhân Dân và là Đảng Đối Lập Thật Sự!”
Không ngờ Tổng thống Trump đã vô tình quảng cáo không công cho cuốn sách “1984” của nhà văn George Orwell, bởi vì trong tuần lễ sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống, cuốn sách này lại bán chạy như tôm tươi.
Không biết tại sao người Mỹ lại tìm đọc cuốn sách ấy. Riêng tôi, không hiểu sao cứ nghe cụm từ “Kẻ Thù của Nhân Dân” là tôi thấy “run”. Năm năm sống trong chế độ cộng sản đã từng cho tôi chứng kiến cảnh không biết bao nhiêu người bị bắt giữ và bị kết án vì “có nợ máu với nhân dân” và nhứt là “kẻ thù của nhân dân”. Nay nghe khẩu hiệu sặc mùi cộng sản ấy từ một nhà lãnh đạo của thế giới tự do, tôi thấy “lo”. Lo là bởi vì câu nói ấy, với tôi, đơn thuần chỉ có nghĩa là một phủ định sự thật. Hãy thử dẫn chứng một sự kiện: phát ngôn viên đầu tiên của Tổng thống Trump là ông Sean Spicer nhấn mạnh rằng đám đông tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông đông chưa từng thấy, nhứt là lớn hơn đám đông đã tham dự lễ tuyên thệ của Tổng thống Barack Obama. Sự thật như được ghi nhận qua các hình ảnh vẫn còn lưu trữ được cho thấy một thực tế hoàn toàn khác. Thế nhưng khi xem lại những hình ảnh này, cố vấn thân cận của Tổng thống Trump là bà Kellyanne Conway lại chế ra một từ mới là “những sự kiện khác”( alternative facts). Nghe đâu có khác gì chuyện được kể trong “1984”. Nhưng có lẽ đáng “lo” nhứt là lời biện hộ của luật sư riêng của ông là Rudy Giuliani khi ông tuyên bố: “Sự thật không phải là sự thật!”
Tôi cảm thấy “choáng váng” khi nghe những lời tuyên bố như thế. Nó cứ gợi lại cho tôi những thảm kịch hãi hùng đã từng xảy ra trong các chế độ xây dựng trên sự dối trá.

Nhưng dù bị xóa sổ ở Trung Cộng, hình ảnh của “người chống xe tăng” lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Nó nhắc nhở tôi rằng: con người có thể chối bỏ sự thật, nhưng họ không thể bóp nghẹt được tiếng nói của lương tâm. Và một khi dám sống cho đến cùng mệnh lệnh của lương tâm, con người không còn phải lo sợ trước bất cứ một vũ lực nào!

Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.