logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/06/2019 lúc 09:32:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các nhà báo, blogger và cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA) là những nạn nhân của những xách nhiễu, bắt bớ của những chính quyền độc tài, nơi tự do ngôn luận, tự do báo chí bị bóp nghẹt. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi Hà Nội đang giam giữ nhà báo Nguyễn Văn Hóa và blogger Trương Duy Nhất của Ban Việt ngữ, Đài Á Châu Tự Do.
Báo cáo về Tự do Báo chí Thế giới 2019 xếp Việt Nam vào hạng thứ 176 trong số 180 quốc gia, tức là không có báo chí.
Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới cho biết hiện chính phủ Việt Nam vẫn giam giữ ít nhất 30 nhà báo và bloggers, là những người dám lên tiếng chỉ trích chính phủ, lên tiếng về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị ở Việt Nam. Họ cũng là những người thường xuyên bị đối xử tàn tệ trong tù, như bị biệt giam, đánh đập, không được tiếp xúc với gia đình và luật sư.

UserPostedImage
1.Nguyễn Văn Hóa
Nhà báo Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1995) cộng tác với RFA, cung cấp các video về những vụ biểu tình của người dân miền Trung phản đối công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường năm 2016. Nguyễn Văn Hóa bị tòa tuyên án 7 năm tù với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước trong một phiên tòa ngắn ngủi vào tháng 11/2017. Nguyễn Văn Hóa cũng là nạn nhân của việc bức cung, đánh đập trong tù.
1.1. Nguyễn Văn Hóa bị bắt giam vì lên tiếng vụ Formosa – 11/1/2017
1.2. Phóng viên Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam – 27/11/2017
Ngày 17/11/2017, Tòa án Nhân dân Hà Tĩnh đã tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản chế đối với nhà báo Nguyễn Văn Hóa với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Bản án đã gặp phải sự phản đối của các tổ chức nhân quyền quốc tế.
1.3. Bị công an đánh vì phản cung
Ngày 24/10/2018, gia đình Hóa công bố bức thư của Nguyễn Văn Hóa viết hôm 19/9/2018 thông báo Hóa bị Phó giám thị trại giam công an tỉnh Nghệ An đánh đạp tại phòng cách ly của tòa án khi ra làm chứng tại phiên tòa một nhà hoạt động môi trường khác là ông Lê Đình Lượng tại Nghệ an hôm 16/8/2019. Lý do vì Hóa đã phản cung.
UserPostedImage
1.4. Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực
Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực từ ngày 22/2/2019 phản đối việc đối xử của trại giam đối với Nguyễn Văn Hóa. Gia đình cho biết Nguyễn Văn Hóa ngưng tuyệt thực vào ngày 6/3/2019
UserPostedImage
1.5. Bị tra tấn và biệt giam
Ngày 12/5/2019 Nguyễn Văn Hóa bị đánh trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam và bị cùm chân 10 ngày. Sau đó tiếp tục bị biệt giam 6 tháng.
UserPostedImage
2.Trương Duy Nhất
Blogger Trương Duy Nhất (sinh năm 1964) nổi tiếng với trang blog “Một góc nhìn khác”, đã cộng tác viết blog với Đài Á Châu Tự Do từ năm 2015 sau khi ông ra tù. Ông từng bị tuyên án 2 năm tù vào năm 2014 với cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông bị bắt cóc khi đang ở Bangkok, Thái Lan hồi tháng 1/2019. Đến ngày 20/3, gia đình blogger cho biết công an xác nhận blogger đang bị giam giữ ở Hà Nội. Trong nhiều tháng trời từ khi bị bắt, ông vẫn không được tiếp xúc gia đình và luật sư của mình.
2.1. Những nghi vấn về khả năng blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan
Hôm 26/1/2019, blogger Trương Duy Nhất đột ngột mất tích khi đang xin quy chế tỵ nạn với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn ở Bangkok, Thái Lan. Nhiều nghi nghờ cho rằng ông đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc với sự giúp đỡ của cảnh sát Thái. Sự mất tích đột ngột của blogger Trương Duy Nhất đã khiến các tổ chức nhân quyền quốc tế và dân biểu Mỹ kêu gọi chính phủ Thái Lan phải mở cuộc điều tra.
2.2. Con gái Trương Duy Nhất xác nhận blogger đang bị giam ở Hà Nội
Ngày 20/3, con gái của blogger Trương Duy Nhất xác nhận với Đài ACTD rằng blogger này đang bị giam giữ tại trại T16 ở Hà Nội. Gia đình được gửi đồ thăm nuôi nhưng không được gặp mặt.
Ngày 25/3, Bộ Công an cho biết blogger Trương Duy Nhất đang bị tam giam để điều tra liên quan đến vụ án của một cựu sĩ quan Công an là Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’, người bị tố cáo là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 3 tháng kể từ ngày bị bắt, blogger Trương Duy Nhất vẫn không được gặp luật sư và gia đình bất chấp những đề nghị từ phía gia đình và luật sư.





Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.039 giây.