logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/06/2019 lúc 11:18:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tội Con Gấu Trúc

UserPostedImage

Thế là hai mẹ con nhà gấu trúc đã bỏ sở thú San Diego để về lại cố quốc. Những ngày cuối tháng Tư vừa qua là những ngày cuối cùng những người Mỹ ái mộ gấu trúc có thể nhìn gấu trúc tận mắt, ngửi gấu trúc tận mũi và (dĩ nhiên là không được sờ gấu trúc tận tay nhưng cũng có thể) chạm đầu ngón tay vào khung sắt nơi gấu trúc trị vì trước khi những hình ảnh dễ thương ấy chỉ còn trong phim ảnh và tranh vẽ, bằng không thì sẽ phải làm một chuyến hành hương lên tận Washington, Atlanta hoặc Memphis để viếng mấy chú gấu trúc vẫn chưa hồi hương, nếu chậm trễ, chúng hồi hương mất thì đành phải mua vé máy bay đường dài, bay sang nước Tàu, chiêm ngưỡng dung nhan gấu trúc.
Bạn thân mến, tôi đang lẩm cẩm chuyện những con gấu trúc ở sở thú San Diego. Hơn hai thập niên ngự trị trong sở thú San Diego, hình ảnh hai mẹ con nhà gấu trúc gắn liền với hình ảnh của sở thú và xuất hiện thường xuyên trên áo thun, post cards, và ngay cả trong phim ảnh (phim Anchorman – năm 2004 – một hài kịch trong đó một đội phóng viên tường trình từng bước sự ra đời của một chú gấu trúc con.)
Người ái mộ lo lắng trước viễn ảnh sở thú sẽ vắng đi một hình ảnh dễ thương, tuy nhiên sở thú San Diego vẫn giữ nguyên khu vực mà trước đây mẹ con nhà gấu trúc đã cư ngụ suốt hơn hai chục năm, đồng thời nhân viên còn dự tính sẽ làm một chuyến công du nước Tàu để thương lượng với các quan chức gấu trúc bên Tàu chuyện “cho mượn lại” những con gấu trúc đã – hoặc cả đời hoặc gần như cả đời – sống ở nước Mỹ.
Một điểm đáng nói về chương trình gấu trúc của sở thú San Diego là sự thành công trong việc phát triển những kỹ thuật giúp gấu trúc mới chào đời không bị chết non. Năm 1996 khi những con gấu trúc đầu tiên đến San Diego, chủng loại này đươc xem là có nguy cơ diệt chủng “endangered”, với số lượng toàn cầu khoảng một ngàn con, chừng sau 20 năm, chúng được nâng lên loại “dễ bị tổn thương” – vulnerable), với (dân) số 1864 con trên toàn thế giới.
Loài gấu hiếm hoi này chỉ tìm thấy trong những rừng tre trúc ẩm ướt ở phía tây nam Trung Hoa và tất cả những con gấu trúc đều mang quốc tịch Trung Hoa, những chú gấu trúc có mặt ở nhưng nước khác không phải là di dân mà chỉ là những (tạm gọi là) lưu dân, là những món hàng Trung Cộng cho thế giới thuê. Những gấu trúc con chào đời ở Mỹ, ở Canada vẫn mang quốc tịch Trung Hoa và sẽ phải về lại Trung Hoa. Không như con người. Phụ nữ Trung Hoa ôm cái thai qua Hoa Kỳ hoặc Canada sinh con, không người nào khăng khăng đòi con mình – vừa sinh ra trên đất tư bản – giữ cái quốc tịch của nhà nước Trung Cộng hết. Đó là sự khác biệt giữa người và gấu trúc.
Trong cái không khí ngột ngạt của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, việc “triệu hồi” gấu trúc về nước mang hơi hướm của việc triệu hồi đại sứ và lãnh sự. Nói như vậy không có gì quá đáng. Trong cái gọi là Đường Lối Ngoại Giao Gấu Trúc – Panda Diplomacy, những chú gấu trúc không là đại sứ của nước Tàu thì là gì bây giờ. Chính sách ngoại giao gấu trúc bắt đầu từ những năm 1940 khi Trung Cộng bắt đầu cho nước ngoài thuê gấu trúc. Gấu trúc đặt chân đến Hoa Kỳ năm 1972, khi hai chú gấu trúc đầu tiên được đem cho Hoa Kỳ thuê sau cuộc viếng thăm Hoa Lục của Tổng Thống Nixon. Từ đó Trung Công dùng hình ảnh hiền hậu, dễ thương của gấu trúc để làm biểu tượng (hay dụng cụ) ngoại giao trong việc giao hảo với các nước. Trung Cộng sử dụng gấu trúc như một thứ quyền lực mềm trong việc giao dịch với các đối tác thương mại.
Năm 2010 Thủ Tướng Tân Tây Lan John Key đề nghị trao đổi chim kiwi với gấu trúc cho sở thú Auckland nhưng Trung Cộng từ chối. Ông thủ tướng New Zealand cho rằng kiwi cũng là loài chim hiếm, quý và cũng là một thứ biểu tượng của nước này. Tuy nhiên gấu trúc là thứ không thể mua được, bạn chỉ có thể thuê nó từ nhà cầm quyền Trung cộng với giá một triệu tư một năm và phải ký hợp đồng mười năm.
Và việc nuôi gấu trúc cũng đắt đỏ phát sợ, khi sở thú chưa rước gấu trúc về để cung phụng, voi là loài thú tốn kém nhất trong các loài có mặt ở sở thú, khi gấu trúc xuất hiện, voi thụt xuống hạng nhì và chi phí cho việc cung phụng gấu trúc đắt gấp 5 lần việc nuôi voi. Gấu trúc ăn 40 ký tre trúc mỗi ngày, và cần 3 người chăm sóc. Tiền thuê mỗi năm là một triệu tư. Khi gấu con ra đời thì phải đóng “cub tax” US$400,000 (CD$580,000), chuyện này tôi chả hiểu đầu đuôi ra sao nữa, chỉ biết là phải đóng thuế, vậy thôi.
Điểm đáng nói nữa là không biết có phải vì suốt đời không ăn thịt cá nên gấu trúc rất nguội lạnh với chuyện gối chăn không. Mỗi năm gấu trúc chỉ sẵn sàng cho chuyện “ăn nằm” trong đúng hai ngày trời, và chuyện thử thai kết quả dương tính là chuyện hiếm hoi. Theo thỏa thuận với nhà cầm quyền Trung Cộng những gấu trúc chào đời ở nước ngoài sẽ phải hồi hương khi lên ba tuổi, tuy nhiên hai mẹ con nhà gấu trúc ở sở thú San Diego ở lại lâu hơn dự tính nhờ thành tích sanh đẻ của gấu mẹ. Trước đây tỉ lệ sống sót của gấu trúc sơ sinh là 10-20%, hiện giờ tỉ lệ này lên 95%, thành quả này phần lớn nhờ một nhà dinh dưỡng của sở thú San Diego tổng hợp một công thức sữa cho gấu trúc sơ sinh. Công thức này hiện được sử dụng rộng rãi.
Với các nhân viên sở thú cũng như những người quan tâm đến các chủng loại sinh vật có nguy cơ diệt chủng thì việc thuê mướn gấu trúc về nuôi là một nghĩa cử cao đẹp trong việc duy trì nòi giống nhà gấu trúc, nhưng với nhà cầm quyền Trung Cộng thì Chính sách Ngoại Giao Gấu Trúc là một trong hàng ngàn phương thức đầu tư tài chánh, đồng thời vẻ hiền hậu dễ thương của gấu trúc – chậm rãi trèo lên cây, từ tốn ngồi vắt vẻo trên cành, nhẹ nhàng bẻ một nhánh tre trúc, thong thả tước lớp vỏ và thảnh thơi nhấm nháp món ăn ưa chuộng – đóng góp vào việc làm lu mờ vô số những chân dung xấu xí về chế độ, mà hình ảnh xe tăng cán nát những thân người ở quảng trường Thiên An Môn 30 năm về trước là một ví dụ.
Canada cũng được nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ưu ái cho tham gia chính sách ngoại giao gấu trúc. Tháng Ba 2013, gấu trúc đến Toronto, hình như thủ tướng Canada lúc bấy giờ là Stephen Harper có ra tận phi trường Pearson để đón. Lúc ấy đảng Liberal đối lập chế diễu đủ thứ nhưng chẳng bao lâu sau, đến phiên mình làm thủ tướng, ông Trudeau cũng như Thủ Hiến (thời ấy) Kathleen Wynne và Thị Trưởng Tory của Toronto cũng (xếp hàng để) chờ tới phiên mình làm selfie với gấu trúc. Rồi báo chí cũng lao xao cái lần hai em gấu nhi đồng rời Toronto để đi Calgary hồi tháng Ba năm ngoái.
Những chú gấu trúc hiền lành trở thành vũ khí trong tay nhà cầm quyền Trung Cộng. Trung Cộng chỉ “gả” gấu trúc cho những nhà giàu, có của “hồi môn” xứng đáng. Tiến Sĩ Kathleen Buckingham than phiền trong một bài báo rằng tại sao sở thú Edinburgh “cưới” được gấu trúc mà sở thú London thì không. Đơn giản là Edinburgh của Scotland có thứ mà Trung Cộng dòm ngó: cá salmon còn Anh Quốc thì không. Tương tự, Úc Đại Lợi có uranium là thứ Trung Cộng mơ tưởng còn Tân Tây Lan có nhiều chim kiwi là thứ mà Trung Cộng không cần, vì thế gấu trúc có mặt ở Úc Đại Lợi mà không có ở Tân Tây Lan.
Cũng cần nhớ là Trung Cộng đã nổi tiếng về việc “triệu hồi” gấu trúc từ những quốc gia mà nhà nước này không hài lòng. Chính vì vậy mà mẹ con nhà gấu trúc (mẹ: Bai Yun, 27 tuổi; con Xiao Liwu: 6 tuổi) ở sở thú San Diego vội vã hồi hương khi không khí cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng đến hồi gay cấn. Sự kiện là như thế, nhưng với những nhân viên sở thú San Diego; những người đã gắn bó với hình ảnh mẹ con nhà gấu trúc suốt hai thập niên thì chuyện gấu trúc hồi hương chỉ đơn giản là vì đã hết hạn hợp đồng thuê mướn 23 năm và họ không bận tâm đến những phân tích chính trị làm phức tạp hoá sự việc.
Tuy nhiên, tùy không khí cuộc chiến thương mại Mỹ-Hoa căng thẳng đến mức nào, những anh chị gấu trúc ở Washington, Atlanta và Memphis có thể sẽ lên đường hồi hương bất kỳ lúc nào, cùng với tòa đại sứ và các văn phòng lãnh sự của Trung Cộng.
Canada hẳn cũng không là ngoại lệ. Sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu (của công ty Hoa-Vi), nhà cầm quyền Trung Cộng đã lồng lộn phản đối, la ó, và bắt giữ công dân Canada làm việc ở nước Tàu để trả đũa, tuy nhiên nhận thấy bao nhiêu chiêu trò của mình vẫn không lay chuyển được lập trường của Canada, nhà nước Trung Cộng bèn ra lệnh ngưng nhập cảng dầu ăn Canola của Canada. Bước kế tiếp – tôi tin – sẽ là triệu hồi những con gấu trúc ở Calgary về nước Tàu. Xin ghi chú thêm là khi quyết định ngưng nhập cảng dầu canola của Canada, Trung Cộng đã vu oan (bằng ccáh la lối ầm ỹ) rằng dầu canola cực kỳ độc hại, có tác dụng làm kết dính tiểu cầu (platelet), làm mù mắt và tác động tai hại trên hệ thần kinh, trên hệ miễn dịch, làm thủng phế nang gây chứng khí thủng (emphysema), gây bệnh bò điên ở Anh Quốc, và là nguồn khí mù tạt (mustard gas) dùng trong chiến tranh hóa học…
Thù vặt là đặc tính của những người cộng sản. Hẳn bạn còn nhớ năm 2010 khi Na Uy trao giải Nobel Hòa Bình cho nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba, Trung Cộng cũng đã trả đũa bằng việc ngưng mua cá hồi của Na Uy.
Bạn thân mến, những tin tức góp nhặt đó đây mà bạn vừa đọc chỉ là những chuyện bên lề, có chút ít (tính cách) thông tin và đầy (tính cách) giết thì giờ; tuy nhiên nếu bạn sống ở Canada và bạn quan tâm đến những chiêu trò của cộng sản Tàu áp dụng cho những di dân gốc Tàu ở Canada, xin được giới thiệu với bạn một cuốn sách phô bày trọn vẹn những thứ ẩn giấu phía sau nét hiền từ, dễ thương của gấu trúc trong nền ngoại giao gấu trúc.
Xin được giới thiệu với bạn cuốn Claws of the Panda (xin tạm dịch thành Móng Vuốt Con Gấu Trúc) của Jonathan Manthrope. Khi đọc cuốn sách ấy, bạn chỉ cần thay chữ “China” bằng chữ “Việt Nam” là bạn có thể thấy ngay được những thứ đang rình rập chung quanh bạn.
Khúc An/Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.