logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/06/2019 lúc 10:56:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng thứ bảy nhưng trời nóng sớm vì mùa hè đang nợ mấy hàng cây đang hồi xanh lá. Ông Hoàng lẩm bẩm với cây chanh ngoài sân sau, nhổ cỏ, vun gốc, tưới nước… Tánh ông, thích hay không thích là một chuyện, nhưng cái gì đã bỏ tiền ra mua thì phải ra cái nấy. Bà Hoàng nhìn qua cửa sổ đoán chừng ông đang rủa thầm vì nét mặt ông không vui. Bà nhớ hôm bà muốn mua khi thấy cây chanh ngoài chợ Việt nam thì ông đã cản. Nhưng tính bà lúc này ương ương sao ấy, nhất là từ hôm có cháu ngoại, bà chẳng còn nhu nhược như xưa, hơi cứng đầu cứng cổ. Nhìn ông mồ hôi đã nhễ nhại ngoài nắng, bà cũng áy náy, định làm cho ông ly nước cam giải khát nhưng bà còn lu bu cháu ngoại nên mặc kệ ông. Bà lôi thằng Bo vô nhà tắm nhưng nó cứ nhanh như cắt đã bò ra nhà bếp. Bà chống nạnh đứng nhìn thằng cháu ngoại, muốn chửi cho đã nư nhưng không biết sao bà chỉ nựng yêu thằng bé rồi lại đòng đòng a tòng với nó bò chơi trong nhà mát rượi máy lạnh. Hai bà cháu cười khúc khích mà ai nghe kỹ thì bà cười nhiều hơn vì nó biết gì đâu, có người đuổi theo thì nó bò chạy. Bà cũng khôn cỡ bà ngoại nên lùa thằng nhỏ bò vào nhà tắm để tắm cho nó.
Điện thoại reo đã đến tiếng thứ ba mà không ai bắt, ông Hoàng hớt hải từ ngoài sân vào nhà, chộp vội cái phone trên bàn bếp: Alô! Tôi là Hoàng đây!
– Gớm. Cứ tưởng cậu mợ còn chưa dậy!
– Có chuyện gì mà gọi vợ chồng nhà tôi sớm thế, ông kia?
– Đã bảo là sáng bét rồi! Có cháu ngoại rồi còn ủ mãi nhỡ nó nở thì lại kêu giời! Đã qua cơn mê chưa, cho tôi thưa chuyện?”
– Khéo rào đón nhỉ, cái ông kia. Chuyện gì nói mau cho.
– Còn nhớ thằng Bàng không?
– Bàng nào?”
– Thằng Bàng thi sĩ ở xóm dưới, dưới nhà tôi chút đấy. Ngang nhà ông rồi đến nhà tôi nhá, nhà nó cuối xóm.”
– À! Cái thằng, linh hồn nó treo ngược ở cành cây đấy à?
– Phải phải… Nó đi du lịch qua Cali thăm họ hàng. Năm ngoái tôi về có cho nó địa chỉ, số điện thoại của tôi. Có ngờ đâu hứa hão mà nó qua thăm mình thật. Nó bay từ Cali qua đây hôm qua, đang ở nhà tôi. Theo kế hoạch của nó là sáng nay đột nhập nhà ông, xem vợ chồng ông diễn tuồng gì vào ngày cuối tuần! Tôi bảo phải gọi trước thì nó không cho. Nhưng tôi sợ ông bà lại đưa cháu ngoại đi chơi nên gọi trước đây, nhân tiện nó đang trong nhà tắm.”
– Cứ đưa nó đến tôi. Bạn bè mấy mươi năm không gặp. Lại người một xóm với nhau cả mà. Tôi không đãi được bữa cơm, ly rượu sao mà anh lo thế?
– Vậy chúng tôi đi đây, chút nữa gặp. Có cần tôi mua gì… bia, rượu thì gọi tôi nhé!
– Đừng khách sáo thế, tôi bảo đến thì đến. Nhà tôi chỉ thiếu bạn bè. Rượu, bia tắm ông không hết.
– Phét quá bố khỉ ạ.
– Đừng lôi thôi nữa. Lên đường đi, tôi chờ đây.
Giọng ông Hoàng oang oang trong nhà bếp, bà Hoàng trong nhà tắm lắng nghe tiếng được tiếng không vì thằng cháu ngoại đã gặp nước, nó vui nhộn ê a. Sau cú điện thoại, ông vô nhà tắm tìm bà để cho hay: Chuẩn bị đón khách. Bà Hoàng ngồi phệt xuống sàn nhà tắm, lưng dựa vào bồn tắm hình như quên thằng cháu ngoại đang nghịch nước, miệng bi bô không ngớt. Mặt bà tái mét, hồn xuất đi đâu? làm ông hoảng lo ra mặt! Bà sao thế, không khỏe à?
– Không, không sao, tôi hơi chóng mặt thôi. Không gì.
– Tôi đã bảo là già rồi, phải uống thuốc bổ. Con Lan nó mua cho bao nhiêu là vitamin thì không chịu uống. Thiếu máu, loãng xương… mà cứ tưởng ta đây còn son trẻ gì lắm.
Bà không trả lời ông, cố gượng dậy để đem thằng Bo ra khỏi bồn tắm. Đặt ngửa thằng nhỏ lên giường, bà lau tới lau lui. Lau đến ông Hoàng nhìn mà phát cáu. Bà lau mãi thì mòn hết thằng bé, còn gì? Cái bà này hôm nay lạ nhỉ!
– Ông bớt mồm cho tôi nhờ tí. Thằng bé nặng thế này, ông không giúp một tay còn nói mãi.
– Tôi đã bảo là không giữ đứa nào cả. Chúng nó biết có con thì phải biết lo cho con chúng nó. Đã con cái mà cứ như vợ chồng son, quẳng con vào nhà ngoại rồi là hết trách nhiệm. Sao không lấy cái thằng nó thương mình thì đã dư tiền mướn người trông con.” – Con nó đi làm, rể còn đi sớm hơn con. Có cần phải đay nghiến chúng nó thế không? Tôi không muốn ông soi mói vào cái khó của người khác. Sông có khúc người có lúc. Nghèo là có tội à?
– Bà sinh sự với tôi đấy phỏng, tôi báo cho bà biết nhá. Bà có quý rể thì quý riêng bà. Tôi chẳng xem ngữ ấy ra gì đâu!”
– Nhưng ông cũng phải biết thương con ông với chứ! Tôi cũng bảo cho ông biết đấy, tiền con Lan nó thuốc men cho tôi; thằng Tuấn nó rượu bia cho ông… không… không … ít hơn tiền gởi trẻ đâu. Làm bà mà không giữ cháu thì giữ của à!
– Bà xỉa xói ai thế?
– Tôi chỉ nói lẽ phải.
– Thì bà cứ bao che đi, để tôi xem được bao năm nữa. Già trở bướng.
Thằng Bo đã diện đồ mới, thơm tho… thế là ông ngoại đón lên tay, đòng đòng thằng nhỏ. Cù léc cho nó cười một thì ông cười mười. Bà Hoàng dọn dẹp nhà tắm, trở ra dựa lối đi trong nhà, nhìn hai ông cháu bò thi ngoài phòng khách. Được một thôi, ông ngoại hổn hển xoa đầu gối, tự đấm lưng cho mình. Chửi đổng. Ông là thế. Bà biết ông đã quên cái hẹn bạn bè ban nãy. Cái hẹn thầm mong trong lòng bà đã nửa đời người. Người ta đi giáp vòng thiên địa rồi cũng gặp lại nhau cuối chặng phong trần. Bà thả hồn về đâu đâu xa lắm. Có một thời khiêm tốn đã qua, thời trao nhau ánh mắt, nụ cười để lòng người âm ỉ và khắc khoải thầm kín, làm cho xót xa dịu dàng theo năm tháng… Bà Hoàng đang trôi trên dòng nhớ, về thời đại của hoa khôi xóm đạo. Ngày ấy. Phải như… Đã rồi. Tiếng ông Hoàng bực dọc, “Cái thằng khỉ. Để ông yên chút nào.” Âm thanh cục cằn đưa bà về thực tại. Bà đã sẵn sàng đương đầu với chính mình sau bao năm đương đầu cùng nghịch cảnh. Bà nhắc ông: Ông nói chuyện điện thoại ban nãy với anh Thanh, có hẹn nhậu gì không? Sao không nói, rồi lại trách không có gì nhậu.
– Ấy! Tôi đã bảo lũ trẻ này bó- đờ. Chăn giữ một đứa trẻ bằng làm hai ba dốp. Làm khủng hoảng tinh thần đến chẳng nhớ gì nữa…
– Ông làm ơn vào đề cho tôi biết mà mò.
– Bà còn nhớ thằng Bàng không? Thằng Bàng thi sĩ ở cuối xóm mình đấy. Này nhá, tôi học trên bà hai lớp, thằng Thanh trên bà một lớp, thằng Bàng lại sau bà một lớp nhưng cứ tò tò theo bà. Mấy người bảo tôi: Nó làm thơ cho bà nhiều lắm. Nên hôm tôi cưới bà, nó ra bờ sông nhưng không dám tự tử, từ đó nó thành nhà thơ tuyệt vọng.”
– Ông bớt nói, chẳng ai bảo ông câm. Vào đề giúp tôi đi.
– Nhưng bà nhớ chưa? Thằng Bàng thi sĩ, đấy.
– Nhớ rồi, khổ quá. Nói mãi.
– Nó đi du lịch, sang thăm bà con gì nó bên Cali. Hôm qua sang thăm thằng Thanh ở Denton. Hôm nay lên đây thăm tôi với bà. Chẳng hiểu làm thi sĩ lấy đâu ra tiền mà đi du lịch sang tận Mỹ. Một lát nó đến. Bà phải cẩn thận đấy.
– Tôi chẳng tin được ngữ giàu nhanh hơn nước nổi…
– Thôi đi ông, đừng suy bụng ta ra bụng người mà phải tội. Bao giờ họ đến?
Chúng nó trên đường đi.
– Lạy chúa tôi. Thế này nhá: Tôi cho thằng Bo đi bú ngủ, ông phải xem chừng nó đấy. Tôi đáo ra chợ chút rồi về làm cơm đãi khách.
– Tội gì phải nhọc thân đến thế. Thế này nhá: Đưa nhau đi nhà hàng ăn bữa cơm cho nó rõ mặt tôi. Còn gì to- go về nhà lai rai, có phải đẹp mặt không nào, mà tốn kém gì đâu, bà đi chợ rồi về làm cơm đến bao giờ? Cũng ngần ấy tiền lại mang tiếng keo kiệt, không dám đãi người làng một bữa nhà hàng cho ra trò.”
– Không phải thế. Tôi không thích nhà hàng. Tôi muốn được ở nhà hàn huyên hay hơn, đã bao năm không gặp.
– Quý hóa thế à!”
– Chuyến này tôi xin ông bớt mồm.
– Ấy, cái giống đàn bà. Cứ nặng nề tình cảm cho khổ thân.
Toàn triết lý cuội, mà đâu ra lắm!
– Thôi, bà làm gì làm. Tôi chẳng cần đếch gì nữa.

Xong thằng cháu ngủ yên, bà Hoàng lái xe ra chợ. Tôm cá ê hề bà không ngó ngàng đến. Chỉ săm soi mấy hộp đậu hũ, chọn bằng được cái mới, cái ngon. Ghé mua bó hành lá, mớ rau đay, hũ cà pháo. Làm gì có cua đồng tươi trên xứ Mỹ. Thôi, ngần này đã rõ lòng nhau. Bà vội về nhà lo cơm nước.
Về đến ngõ đã thấy xe ông Thanh đậu ngoài. Bà lái thêm một ngõ đường, dừng lại cho nhịp tim ổn định. Chẳng son phấn gì trong xe nhưng cũng chải lại cái đầu cho gọn ghẽ. Cảm giác về nhà chồng hôm lên xe hoa rõ mồn một trong tâm tư bà… “Đời con gái cũng cần dĩ vãng mà em tôi chỉ còn tương lai.” Giá có bản nhạc đó mà nghe bây giờ thì bà khóc ngất. Dù gì cũng phải về, việc đến ắt phải đến. Bà đã quen đón nhận mọi điều muốn hay không muốn. Bà lái về nhà như con ong cần mẫn của đời ong.
Lái xe vào garage, ông Hoàng mở cửa phòng giặt bước ra xách đồ cho vợ. Mặt ông hầm hầm chắc tại bà đi lâu. Cái kính lão trễ xuống sống mũi, mới nham nhở làm sao với cái quần xà lỏn, lại ở trần trùng trục. Bà không nhịn được lão già này nữa,

– Hôm nay nhà có khách, ông ăn mặc thế để tiếp khách à?
Ông cũng đang giận nên đốp chát: Thì sao? Để cho mọi người thấy bà đã nuôi tôi thế nào?
Bà không kềm chế nổi nữa với ông chồng vừa bủn xỉn, bẩn thỉu và ngang ngược. Thế ông cởi nốt cái xà lỏn, cho mọi người xem ông có đáng nuôi không?
– Ơ hay! Cái bà này giỏi nhỉ? Ông há hốc như trên trời rơi xuống! Đây là đâu, ai vậy ta?…
Bà cũng biết đã quá lời nên lặng lẽ vô nhà. Cố nuốt cơn giận vì bà đang cần đẹp hơn bao giờ hết. Tay bắt mặt mừng với khách, mắt bà cố nuốt những giọt ứa ra tự đáy lòng. Không ngờ anh ấy già đi và gầy đến thế!…
Mấy người đàn ông lại trở lên phòng khách, họ rôm rả chuyện trò như hồi còn quả bóng ở sân nhà thờ. Bà Hoàng dưới bếp làm cơm, bà cần một chỗ dựa tinh thần hơn thể lực lúc này. Hết cách, bà gọi con về.
Con gái, con rể về đến cũng vừa bữa ăn. Chào hỏi nhau xong. Tuấn lo dọn bàn ăn. Lan còn phải coi con vì các cụ ồn quá làm thằng bé thức mà chưa đã giấc, càu nhàu. Nói cho đúng thì cụ ngoại nó thôi chứ cụ Thanh từ tốn xưa nay, cụ kia có được nói gì đâu. Toàn bố Hoàng của Lan độc diễn.
Bà Hoàng mời mọi người đi dùng bữa. Bước vào bàn ăn, ông Hoàng lại gắt như mắm tôm.
– Ơ hay, cái bà này. Hôm nay nhà có khách từ quê sang đây. Bà cho chúng tôi ăn những món khố rách áo ôm này à!”
Mọi người im lặng vì thật ra ai cũng hơi bất ngờ với thực đơn, chỉ một người hiểu trong những người không hiểu. Cũng là dịp ông Bàng được lên tiếng trong căn nhà bạn bè từ lúc ông đặt chân vô: Anh Hoàng ạ! Tôi đến thăm anh chị chứ không phải đi ăn thì cần gì cao lương mỹ vị. Xin cho tôi nói thật lòng. Từ ngày mẹ tôi mất đến nay đã mấy mươi năm, hôm nay tôi mới lại được ăn món đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm hành. Ăn chung với canh rau đay, cà pháo. Là bữa ăn tôi mơ ước trong đời… Ông nghẹn lời làm không khí trang nghiêm như ăn đám giỗ. Bà Hoàng ho khan, xin lỗi đi rửa mặt. Ông Hoàng thấy đỡ mất mặt nên chụp vội thời cơ.
– Tuấn. Con rót rượu cho bố với các chú. Thôi chúng ta bắt đầu đi. Đúng là gặp nhau đầu đã bạc. Này, tôi chúc mọi người hội ngộ, cạn nhá.

Bữa cơm thân mật diễn ra tốt đẹp lúc đầu, dần dần chuyển thành bữa báo cáo thành quả đạt được của ông Hoàng trên xứ Mỹ. Ông còn hai thằng con trai đang học Đại học, chúng là những bác sĩ, kỹ sư đầy triển vọng của tương lai. Chỉ mỗi con Lan không nghe lời ông nên đời nó khổ.
Tuấn xin phép đưa con về chung cư trước vì thằng nhỏ quấy rầy, không yên cho ông bà nói chuyện! Cuộc nhậu về chiều trong tình thân hữu đậm đà, Lan đi chiên thêm đậu hũ đãi khách. Ông Hoàng nguôi cơn giận vợ vì khách đặc biệt thích món đậu hũ chiên. Bà Hoàng tận tay gắp đậu cho khách, ông Bàng cảm kích lắm! Chị ạ, bao năm rồi tôi mới được ăn lại món này. Hương vị vẫn như xưa…
Bà Hoàng xúc động. Chỉ con Lan có trái tim phụ nữ, nó mới hiểu những ý nhị trong đối thoại của hai người. Họ đang trao lại nhau hương xưa trong muộn màng. Nó ứa nước mắt mà cứ khăng khăng đổ thừa cho hành lá hăng hăng……
Rồi cuộc vui nào cũng tàn. Khách ra về trong men chếnh choáng. Bà Hoàng tựa cửa chứ không tiễn khách ra tận xe như ông. Mắt bà nhòa lệ cho một lần cuối cùng còn nhìn thấy nhau, làm sao bà quên được những hẹn hò của một thời tuổi trẻ. Thời bà, có cuộc tình nào không vụng trộm. Có ngày vui nào không qua mau trên chiếc xe đạp rong ruổi những trưa hè. Lưng ông Bàng dạo ấy còn những giọt mồ hôi muối mà lúc đến dòng sông ngồi nghỉ một lát thì muối vẽ lên lưng áo ông tấm bản đồ cơ cực làm sao…

Những câu thơ xanh trong như dòng nước mà chẳng cô gái nào không muốn giữ riêng cho mình. Bà đã trả lại dòng sông, những câu thơ chết chìm vì môn đăng hộ đối giữa gia đình bà và gia đình ông không xứng. Hôm nay bà trả nốt bữa cơm duy nhất bà đã ăn ở nhà ông Bàng sau một ngày trốn học đi chơi. Canh rau đay nấu với cua đồng, cà pháo, đậu hũ chiên giòn chấm nước mắm có bỏ hành lá xắt sống. Đặc biệt bữa ăn ấy còn có người mẹ của ông, một người mẹ quê hiền lành như mái tranh xiêu. Không như mẹ chồng bà, miệng bằng tay tay bằng miệng, làm chủ hụi. Còn cho vay nợ góp. Nợ ngày, nợ tuần, nợ tháng, nợ năm… nợ đời. Món nợ bà vay trọn kiếp này. Ôi thôi. Các cụ đã về. Thiên đàng thì chật ních người tốt, mà những người tốt đã về đến nhà Chúa thì ai còn chơi hụi? Những người giật hụi mới cần chơi thì họ ở dưới địa ngục. Mẹ ông Bàng, giờ nơi đâu? Mẹ chồng bà, giờ nơi đâu? Các cụ nơi đâu? Ai cũng có một nơi để về yên nghỉ. Thiên đàng hay địa ngục có gì khác nhau thì bà không biết, nhưng điều bà biết chắc là về đâu cũng không đem theo được những gì… Có đem theo được chăng cũng chỉ là những điều vô hình. Thiện và Ác trong cõi trần đã sống. Nhưng bây giờ thì anh ấy về đâu? Vẫn thân một mình trên dòng đời ngang trái. Anh ấy có về lại dòng sông tuổi nhỏ thì những câu thơ cũng không còn xanh. Nước sông không còn trong dưới bầu trời mây xám. Vai bà run lên tiếng lòng chất ngất khi chiếc xe lăn bánh, chở một cuộc tình xanh về với hư vô.
Lan đưa mẹ vô phòng, không một lời thăm hỏi nhưng đã hỏi hết những gì của tình mẹ con, tình người phụ nữ với nhau. Bà chỉ còn nói nổi với Lan: Về trông cháu đi con, thằng Tuấn nó chưa ăn gì đâu. Bố mày, muôn đời ác miệng……”
Nửa đêm quạnh quẽ, bà Hoàng còn thao láo những ưu tư về hôm nay, Chúa thưởng hay phạt bà. Khi những điều thầm mong đến thật, ngoài cái hạnh phúc toại nguyện là những khổ đau đến tàn nhẫn. Cứ như anh ấy nói thì ky cóp bao nhiêu năm dài mới thực hiện được một chuyến viễn du, chỉ để nhìn nhau một lần khi tự thân ai cũng đã quá ngán ngẩm cuộc sống theo cách riêng của mình. Rồi đây hai ba mươi năm, con Lan thương hay trách bà xui nó: Tình cảm đừng để đồng tiền can thiệp.

Dù gì ông ấy cũng đúng trong hiện tại, nó lấy thằng kỹ sư thì dư tiền gởi con. Nhưng tình yêu của nó gởi ai, nếu không phải là thằng Tuấn. Bà gởi thân trong nhung lụa loẹt lòe, ngoài ý muốn, nhưng cũng còn có lý do vì hoàn cảnh gia đình bà lúc ấy. Ở Mỹ chỉ có nghèo chứ không có đói. Mong con Lan hiểu cho bà.
Nhớ tới ông Bàng, bà cười thầm. Anh ấy đến đâu thì chữ nghĩa tràn lan đến đấy. Hôm nay bà đối đáp thẳng thừng với ông Hoàng cũng hơi quá đáng. Sóng gió trong những ngày sắp tới sẽ không tránh khỏi. Cùng lắm bà về ở với thằng Tuấn, con Lan. Bà ăn bằng tiền của bà, trông con cho chúng làm ăn mà ngóc đầu lên với thiên hạ cũng không có gì trái thiên nghịch địa. Bà an tâm tìm giấc ngủ muộn sau một ngày cũng quan trọng như ngày cưới hôm nao.
Ông Hoàng trở giấc, tỉnh cơn say, đi vô nhà cầu. Ông trở ra sật sừ là dấu hiệu của tuổi tác không còn chịu nổi rượu mạnh. Bà trở lại ngoan hiền và nhẫn nhục như xưa nay, bà đi rót cho ông ly nước. Ông uống một hơi dài rồi kéo bà vào lòng. Ông hiểu câu nói ban sáng, “ông có đáng nuôi không?” theo nghĩa nào mất rồi! Ông chưa bao giờ biết yêu thương một người phụ nữ, là cái giá bà phải trả cho sự chọn lựa mang tính hy sinh của bà, nên không có gì xốc nổi bà nữa. Bà vô cảm.

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.232 giây.