logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/06/2019 lúc 11:56:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ thuở đứt phim, ‘đứng hình’, vết thương vẫn còn đang rỉ máu. Quê người tạm dung đã mấy chục năm mà tui vẫn coi là xứ lạ! Xứ lạ mà may gặp được người quen là mừng lắm đó!

Cách đây mấy bữa, trên Facebook, từ bên Sài Gòn nhỏ, quận Cam, bên Mỹ có một em gọi qua; xưng tên là ‘Chi Lan’, (cành hoa lan trắng), rồi hỏi: “Thầy còn nhớ em hông?”

Ủa, tui đã ‘giã’ trường xưa theo tiếng gọi lên đường vượt biển mấy chục năm nay; đã rời xa phấn bảng quá xá là lâu mà đột nhiên bây giờ lại có ai gọi tui là thầy; làm gợi nhớ cái thuở ‘giáo chức, dứt cháo’; ‘thầy giáo tháo giày’ vậy cà?

Vài ngàn em học trò mà đứa nào mình cũng nói nhớ hết ráo là mình nói láo. Nói láo với ai còn có thể châm chước được; chớ với học trò cũ gọi mình là ‘Thầy’, dẫu mình đã nghỉ dạy lâu, thì đâu có được hè.

Nói nào ngay, em học trò năm cũ nầy, phải kể thêm một vài kỷ niệm nào đó, tui mới nhớ được. Chẳng hạn như thầy đã từng đến nhậu rượu đế với Tía em, ăn canh chua bông sua đũa do chính tay em ‘Chi Lan’ nấu là tui nhớ liền hè. (Chu choa! Ông phụ huynh học sinh Ba Tèo (tên xấu hoắc) lại đặt tên ‘tác phẩm’ của mình một loài hoa rất đẹp?)



***



“Nhà em ở cù lao Quốc Gia đó!” Nghe tới cái địa danh nầy là kỷ niệm ngày xưa ta bé ta vui lại hiện về làm tui buồn trong kỷ niệm.

Cù lao, cái địa danh hồi xưa bà con mình xài hà rầm. Như cù lao Ông Chưởng, cù lao Rồng, cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh trên sông Tiền. Còn trên sông Hậu là cù lao Quốc Gia, cù lao Dung và biết bao cơ man cù lao khác.

Bà con mình ai cũng biết dòng sông Mekong phát xuất từ chỗ cao thiệt là cao, trên cao nguyên Tây Tạng vượt qua biết bao nhiêu ghềnh thác. Cuối cùng sông ra tới biển, nước chảy rề rề chậm lại; kết quả bùn lắng tụ lâu ngày, để sông kia bên lở bên bồi hay gom lại nổi lên thành cù lao ở giữa sông.

Cách đây khoảng 150 năm, cù lao Quốc Gia thuộc địa phận làng Kế Sách, tổng Định Khánh, tỉnh Sóc Trăng. Mặt đất rất thấp, toàn là bãi bùn, cỏ dại, dây leo, cây bần và cây tạp cùng thú hoang và chim muông sinh sống.

Rồi những người đầu tiên đến khai phá đất hoang, bao bờ, trồng rẫy trên đất cù lao phì nhiêu màu mỡ. Làm ăn khấm khá nên bà con kéo đến sinh cơ, lập nghiệp ngày một đông hơn.

Từ việc trồng rẫy lúc ban đầu, bà con bắt đầu trồng thêm các loại cây ăn trái như: chuối, dừa, cam, quýt, bưởi, rồi sau đó thêm xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, sa-pô-chê, mãng cầu, măng cụt. Bà con mình dùng ghe lớn chở trái cây lên chợ Cầu Ông Lãnh, Sài Gòn bán đắt như tôm tươi, vì trái cây miệt cồn phân phướng tự nhiên nên giòn, ngọt, thơm ngon.



***



Sau nầy cù lao Quốc Gia đổi tên thành cồn Mỹ Phước. Theo không ảnh trên cao nhìn xuống, cồn có hình trái xoan với hai đầu thắt lại, đoạn giữa phình ra với chiều rộng trên 500m, dài khoảng 5km, chỉ hơn 1000 mẫu được bao bọc bằng những thân đê vững chãi. Đường sá trên cồn đều đã được trải bê tông.

Bà con xứ khác mà muốn đến cồn Mỹ Phước nầy thăm mấy người đẹp miền sông nước chơi thì đi theo đường nào hè?

Có hai cách: đường lộ và đường sông. Đường lộ phát xuất từ Cần Thơ theo Quốc lộ 4 tới ngã ba An Trạch, quẹo trái chạy thêm 12 cây số là đến quận Kế Sách. Từ Kế Sách đi thêm 10 cây số nữa đến xã Nhơn Mỹ, rồi đi đò qua sông là đến cồn Mỹ Phước.

Bây giờ thì từ Cần Thơ theo quốc lộ Nam sông Hậu đi khoảng 40km đến Nhơn Mỹ, xuống phà khoảng 10 phút là đến cồn Mỹ Phước.

Còn đường sông, hồi xưa là tui xuống đò Ngọc Diệp ở bến Ninh Kiều, theo dòng sông Hậu khoảng 50 cây số là đến cù lao Quốc Gia. Ngồi trên mui đò trời nước bao la chừng 4 tiếng đồng hồ là anh về quê em để nhậu chơi với Tía của em.



***



Sau tháng Tư, năm 75, nhiều thầy giáo của phe ta rất là chịu chơi, chơi tới cùng, dứt áo ra đi mà không hề ngoảnh lại.

Có phụ huynh hỏi thầy:“Bộ không được lưu dung hay sao mà Thầy bỏ nghề giáo?”“Không tôi tự nguyện! Tôi thà ‘mất dạy’ để giữ cái tư cách nghề giáo cao quý của mình, chớ không chỉ vì cái đồng lương chết đói, tháng được 60 đồng, gạo 13 ký, thịt mỡ nửa ký để bán rẻ cái lương tâm chức nghiệp.”

Nói nào ngay, tui cũng muốn hành xử một cách anh hùng mã thượng như bậc đàn anh đáng kính nầy nhưng không được. Thầy còn có ruộng đất để cày, còn tui một cục đất chọi chim cũng không thì nghỉ dạy rồi mình biết về đâu, làm gì mà sống? Đành chịu nhục của người thất thế, sanh bất phùng thời, gặp buổi trời ơi, đành ráng ‘đu’ được ngày nào hay ngày nấy. Dẫu vậy nhưng đâu có được yên thân; nhứt là mấy thầy giáo đã từng đi lính, là sĩ quan biệt phái hay mấy cô có chồng là sĩ quan đang bị bắt ở tù cải tạo.

Sinh viên đang học ở trường Luật hay Văn Khoa gì đó bị lùa qua Sư Phạm học sáu tháng để về thay thế các thầy cô cũ. Trong số nầy, tui biết chắc là sẽ tới phiên mình. Nó đuổi, tui đi và đi luôn!


***


"Tiệc tiễn hành anh, em thết đãi.Cá sặt rằn khô, xoài thanh ca. Rắc chút đường, thêm vài lát ớt. Uống đã đời đi lắm đắng cay!"

Khô cá sặc rằn nướng chin, gỡ bỏ xương lấy thịt xé ra từng miếng nhỏ. Trái xoài thanh ca, cà rốt, hành tím xắt mỏng trộn với, tỏi, ớt chan nước mắm với đường.

Trộn đều rồi gắp một đũa đưa vô miệng, nhai khẽ khàng, nhai nhẹ nhàng nhưng cũng nghe hai hàm răng rít lên rau ráu. Chơi thêm nửa hớp rượu nếp trong ly hột mít sủi bọt tăm em cất tại nhà. Thiệt là quá đã cái ‘tâm can tì phế thận’!

Sau ngần ấy năm tha hương, đêm nay đốt lò hương cũ, sao nhớ vô cùng cái món gỏi khô cá sặt vốn của nhà nghèo, của vùng quê xa ngai ngái, của ngày xưa ấy! Dẫu đốt đuốc mà tìm cũng không thể nào thấy đâu bán trên toàn nước Úc.

Vì biến loạn, phải bỏ xứ đi nhưng cũng như bà con mình, trên cái lưỡi vẫn mang theo cái vị quê nhà; và cái tâm cứ vấn vương hoài cái hồn cố thổ.

Thế nên:“Thầy còn nhớ em hông? Nhớ nhiều quá xá đi chớ!”


Đoàn Xuân Thu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.