logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 16/06/2019 lúc 10:03:30(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi năm vào tháng Năm (May), người ta dành một ngày cho người Mẹ, gọi là Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day) để con cái có dịp tỏ bầy lòng hiếu thảo với Mẹ mình, qua nhiều hình thức khác nhau, như mua quà tặng cho Mẹ, đưa Mẹ đi coi trình diễn văn nghệ, đi coi phim điện ảnh (movie), đi ăn tiệm v.v.. và cũng lập lại tất cả những hình thức y như vậy, một ngày trong tháng Sáu (June) của mỗi năm, dành cho người Cha, gọi là Ngày Hiền Phụ (Father’s Day). Lẽ dĩ nhiên, sự liên hệ tình cảm của người con đối với Mẹ thường mật thiết nhiều hơn là đối với người Cha, vì người Mẹ thường xuyên ở nhà, có nhiều thời gian gần gũi săn sóc con cái hơn là vì người Cha phải đi làm việc ở ngoài xã hội, thường xuyên vắng nhà vì có rất nhiều trường hợp người Cha phải đi làm hai ba công việc lao động trong một ngày ở những nơi khác nhau, hay có khi phải đi làm ở những nơi xa gia đình vợ con, nên không có nhiều thì giờ ở nhà để được gần gũi trò chuyện với vợ con.
 
Chính vì lẽ đó, mà đã có những trường hợp làm cho các con hiểu lầm người Cha không thương yêu các con bằng người Mẹ thương yêu các con, hơn thế nữa, bản chất của người đàn ông ít khi nào bộc lộ tình cảm thương yêu bên ngoài đối với con cái và đó cùng là đặc tính của người đàn ông Á Châu nói chung và của người đàn ông Việt Nam nói riêng, cho dù có thương con cái mình cách mấy đi chăng nữa, thì cùng âm thầm giữ kín trong lòng, không muốn nói ra cho các con nghe. Chính vì thế mà đã có khá nhiều trường hợp, con cái cứ tưởng lầm Cha mình không thương yêu mình, mà chỉ có Mẹ mình thương yêu mình mà thôi, nên khi con cái  trưởng thành ra đời tự lập được cuộc sống ở ngooài xã hội, chúng biểu lộ lòng vô ơn bạc nghĩa đối với người Cha, trong khi con cái không nhận thức ra rằng, nếu không nhờ vào đôi bàn tay làm việc lao động cực khổ suốt ngày của người Cha còn hơn sự cực khổ chăm lo săn sóc các con ở nhà của người Mẹ, để có đủ lợi tức hàng tháng mang tiền về nuôi gia đình, nhất là có những trường hợp Cha Mẹ phải trả tiền học phí mỗi năm cho con cái theo học bậc đại học, cho đến khi khi chúng tốt nghiệp lãnh bằng ra trường, mà con cái không cần phải mượn tiền học phí (student loan) của chính phủ, thế mà nỡ lòng nào có những đứa con lại có những hành động bất hiếu đối với Cha Mẹ, mà hôm nay là ngày Hiền Phụ (Father’s Day), ngày của Cha nên tác giả chỉ xin thuật lại một câu chuyện có thật về 2 đứa con, đối xử tệ bạc với người Cha đáng kính đáng thương như sau:
 
Ông Huỳnh có 2 người con, 1 trai và 1 gái, cả 2 đứa con cách nhau 5 tuổi, một đứa học trung học, còn một đứa học tiểu học, vợ ông bị bệnh nan y nên không thể đi làm được, chỉ có một mình ông đi làm nuôi gia đình. Suốt hơn 40 năm ròng rã, ông đi làm lao động vất vả tay chân. Ban ngày ông làm công nhân cho một hãng xưởng làm đường rầy xe lửa bằng sắt và hãng xưởng này cũng chế tạo một vài vật dụng bằng sắt cho một số nhà thầu xây cất nhà cửa. Công việc ông làm tuy khá nặng nhọc và nếu vật dụng chế tạo nào quá nặng thì ông phải điều khiển chiếc xe cần cẩu (forklift) để di chuyển những món đồ đó từ chỗ này đến chỗ khác trong xưởng.
 
Mặc dầu phải làm việc 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong xưởng, nhưng ông chỉ có 4 tiếng làm trong nhà, còn 4 tiếng kia phải làm việc ngoài trời, lái xe cần cẩu chất hàng hóa lên chiếc xe chở hàng (truck), để giao hàng (shipping) đến những nơi đã đặt (order) hóa đơn mua hàng, nên 4 tiếng đồng hồ này rất cực nhọc, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức, mưa hay nắng suốt ngày, làm xong 4 tiếng đồng hồ công việc này, làm cho ông cảm thấy hết sức mệt mỏi, lắm lúc ông cảm thấy khó thở như sắp chết đến nơi rồi. Ấy thế mà chiều về tới nhà, ông chỉ được nghỉ ngơi tối đa 30 phút, rồi ông lại phải lái xe đi nấu ăn (cook) 4 tiếng đồng hồ nữa cho một tiệm ăn, tới 10 giờ đêm mới về tới nhà. Thế là mỗi ngày ông phải làm việc 12 tiếng đồng hồ và chỉ ngủ mỗi đêm tối đa 5 tiếng, để cố gắng làm sao kiếm đủ tiền nuôi gia đình và để trả tiền học phí cho 2 con học đại học, cho tới khi 2 đứa con ra trường, chúng nó không phải trả nợ mượn tiền học phí của chính phủ một xu nào hết.
 
Sau 4 năm dùi mài kinh sử, đứa con trai tốt nghiệp kỹ sư điện toán, còn đứa con gái tốt nghiệp dược sĩ, cả hai đứa đều có công ăn việc làm tốt. Rồi vài năm sau vợ ông qua đời vì căn bệnh ung thư đến thời kỳ cuối cùng, không còn có thuốc nào có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Sau ít năm tháng vợ ông qua đời thì ông cũng về hưu và ông sống độc thân ở nhà với 2 đứa con được 1 năm, thì hai đứa con ông đều xin phép ông cho chúng nó dọn nhà ra ở riêng, chúng nó lấy lý do vì hai đứa đều có người yêu, nên chúng nó cần có cuộc sống riêng tư. Ông xét thấy lời yêu cầu này của chúng nó hợp tình hợp lý, ông đành phải giả vờ vui vẻ chấp nhận lời yêu cầu của chúng nó và ông vẫn tiếp tục sống độc thân một mình ở lại căn nhà ghi dấu rất nhiều kỷ niệm thân thương với vợ 2 con. Sống lẻ bóng một mình như thế được 2 năm, thì một hôm ông bị vấp té đau đớn đôi chân liên tục mấy tháng, đi đứng không vững, mặc dầu trí óc ông còn rất minh mẫn, nhưng ông không thể tự nấu ăn lấy một mình được, ông đành phải vào sống trong viện dưỡng lão (nursing home).
 
Có một lần tôi đến thăm ông, ông tâm sự cho tôi nghe với đôi mắt đẫm lệ, cho tôi biết là cả 2 đứa con ông, tuy nơi chúng nó ở không xa viện dưỡng lão này lắm, lái xe đến đây khoảng 20 phút, chúng nó vẫn chưa lập gia đình, nhưng chúng nó chỉ đến thăm tôi mỗi tuần mỗi đứa một lần, mỗi lần tối đa khoảng từ 30 cho đến 40 phút. Thực ra như Thầy biết rõ tôi đâu có thiếu thốn gì về tiền bạc, nhưng bây giờ tuổi già sức yếu, phải vào sống trong viện dưỡng lão như thế này, vợ thì chết rồi, người thân trong gia đình, ngoài 2 đứa con thân yêu của tôi ra, anh em họ hàng bà con bên nội bên ngoại không có ai ở cùng trong thành phố này, nhiều lúc tôi cảm thấy cô đơn vì quá nhớ tới 2 đứa con thân yêu của tôi, mà chỉ mong mỏi được gặp mặt chúng nó vào thăm tôi thường xuyên hơn, thay vì chúng nó đến thăm tôi mỗi tuần chỉ có một lần, không cần chúng nó phải báo đền tôi bất cứ điều gì khác, thì an ủi tinh thần tuổi già cho tôi biết mấy. Giá phải chi chúng nó có gia đình rồi, chúng nó phải bận rộn ngày giờ săn sóc vợ con của chúng nó, không có thì giờ rảnh rỗi để vào thăm tôi thường xuyên được, thì tôi rất thông cảm hoàn cảnh của chúng nó; hoặc phải chi khi chúng nó còn nhỏ tuổi, tôi đã đối xử tệ bạc với chúng nó, bỏ bê không săn sóc chúng nó một chu đáo, thì nào tôi đâu dám than thân trách phận cuộc đời tôi ngày nay bị cô đơn như thế này với Thầy. Người ta cứ nói là người chồng hay người Cha ăn ở tệ bạc hay thiếu trách nhiệm với vợ con mình, thì trước sau gì thể nào cũng phải lãnh hậu quả đau thương do chính con cái hay vợ của mình sẽ quả báo. Nhưng ngược lại, tôi xét thấy tôi đã phải hy sinh cả cuộc đời trẻ tuổi của tôi là chồng là Cha của 2 đứa con, làm việc cực nhọc vất vả để nuôi 2 con khôn lớn, giúp đỡ từ vật chất cho đến tinh thần, từ miếng ăn cho đến manh áo, từ những lúc các con ốm đau cho đến lúc khỏe mạnh v.v v., thì không những tôi khuyến khích tinh thần các con mà còn hỗ trợ tài chánh tối đa cho 2 con học hành đỗ đạt thành tài, thế mà giờ đây, không hiểu sao chúng nó chẳng thèm nghĩ tới công ơn sinh thành của Cha Mẹ, là nhờ ai chúng nó mới được thành danh như ngày nay, trong khi thâm tâm  tôi chỉ ao ước có một điều đơn giản duy nhất, là được nhìn thấy chúng nó vào thăm tôi thường xuyên hơn, trước khi tôi nhắm mắt vĩnh viễn từ giã cõi đời phù du này. Tôi kính mong Thầy sẽ viết một bài về những điều tâm sự của tôi với Thầy trên đây cho giới con cháu của chúng ta đọc, để giới trẻ chúng nó sẽ hiểu thấu thêm được nỗi lòng của tuổi già cô độc, làm Cha Mẹ thương con như thế nào, không hề mong đợi con cái phải báo đền Cha Mẹ bằng vật chất, tiền bạc, của cải, mà chỉ mong được gặp mặt con cháu đến thăm Cha Mẹ hay Ông Bà lúc tuổi già gần đất xa trời, thì đó là niềm hạnh phúc vô biên, quí hóa nhất trên cõi đời này trước khi Cha Mẹ hay Ông Bà phải xa lìa trần thế.
                                                                                                 
Phó Tế Nguyễn Mạnh San
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.104 giây.