logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/06/2019 lúc 11:07:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Biển Ơi Trả Cho Ta 

Khác với buổi chiều, thanh niên và đồng bào tỵ nạn thường tụ tập ở đây để tắm biển, đá banh, hóng mát hoặc chờ đợi những con tàu vượt biên có thể bất thần trôi giạt vào đây… buổi sáng bãi biển Khu C của Bi Đông  thường thưa thớt người. Lác đác một vài người đi bộ để tập thể dục. Tít tắp từ xa một vài cái đầu nhấp nhô theo ngọn sóng. Đó là những người đang tắm biển vì họ tin rằng tắm biển vào buổi sáng như thế da thịt sẽ săn lại và trị được rất nhiều bệnh, nhất là bệnh lao phổi.
Vì giờ này con nước đã kéo ra xa cho nên bãi biển dài hẳn ra, trên bờ nằm ngổn ngang đủ thứ rong rêu, vỏ sò, vỏ ốc, lưới đánh cá, lon co-ca và chai lọ. Mỗi khi con sóng xô giạt vào bờ, trào bọt trắng, nó kéo theo những thứ ấy ra xa độ vài mét, vùi dập rồi xô đẩy tất cả vào bờ như những cơn hờn dỗi của biển với đất liền.
Dường như trời, biển, đất đai và cây cối ở đây bị cái không khí oi nồng của trời nhiệt đới ấp ủ, vỗ về cho nên tất cả tỏa ra một cái gì đó vừa chầm chậm, vừa mệt mỏi, như cái không khí u buồn tại các thánh đường nơi các tín đồ Hồi Giáo đang quỳ gối khóc than.
Từ trên chóp núi nhìn ngay xuống bãi biển, Chùa Từ Bi trông giống như một căn nhà tôle lụp xụp. Sở dĩ người ta nhận ra đây là một ngôi chùa vì chữ Vạn; biểu tượng của nhà Phật được trang trí ngay chính giữa nóc và hai đầu hồi người ta tháp thêm hai cái vĩ cong cong sơn màu nâu làm cho kiến trúc trông có dáng vẻ một ngôi chùa. Thỉnh thoảng tiếng chuông buồn bã ngân lên như muốn hòa điệu với cái không khí oi nồng, buồn xa vắng của hòn đảo nhỏ bé.
Vào giờ này khóa lễ sáng đã xong. Một số người lác đác ra về để bắt đầu một buổi sáng Thứ Bảy… không phải làm tạp dịch và có tàu Bu Đát (*) từ Terengganu chở thực phẩm tươi tới. Nhưng có một cái bóng, thay vì trở về nhà, lại men theo con đường dốc đá phía trước chùa để đi xuống bãi biển… Một cái bóng nhỏ bé, non nớt… đó là cái bóng của Chi Mai.
Hôm nay Chi Mai mặc cái áo đầm bông vàng sặc sỡ do Cao Ủy cấp phát. Vì chiếc áo chưa được sửa sang lại cho nên dài lượt thượt. Cái cổ áo lại rộng cho nên càng lộ cái vẻ gầy nhom của con bé. Nắng và gió biển đã làm da nó xạm đen cho nên nếu đem bỏ con bé ngoài chợ Terengganu, người ta sẽ nghĩ đây là một bé gái Mã Lai nghèo khổ lưu lạc ở chốn chợ đời. Chỉ có những người tinh ý lắm mới nhận ra đây là một con bé Việt Nam vì mái tóc không quăn mà chấm ngang vai, khuôn mặt Á Đông khá thanh tú, đôi lông mày cong nhưng không đậm lắm. Khi nó cười, má lúm đồng tiền trông rất dễ thương. Mặc dù đôi mắt nó rất đẹp nhưng trên đôi mắt ấy lúc nào cũng ánh lên những nét sợ hãi, dấu ấn của bao nỗi bất ưng xảy đến từ chuyến vượt biển kinh hoàng. Dường như đã quen thuộc, thay vì đi lang thang trên bãi biển, nó đi thẳng tới chỗ mấy tảng đá chạy dài xuống mé biển, rồi lựa một tảng đá bằng phẳng, ngồi xuống. Sau khi ngồi yên, nó nhìn về hướng biển, nhìn chăm chú, nhìn thật lâu như muốn tìm kiếm trong đó một cái gì rất thân yêu… đã mất. Và như mọi lần, ký ức từ chuyến vượt biển kinh hoàng lại hiện về.
…Nó nhớ ngày cùng cha mẹ từ giã Sài Gòn đáp xe đò xuống Bình Đại, Kiến Hòa. Ỏ đây người hướng đạo giấu gia đình nó vào một cái chòi tranh lụp sụp. Tá túc ở đó vài ngày, gia đình nó được “Taxi” đưa ra “Con cá lớn” để bắt đầu chuyến vượt biên đi tìm tự do. Khi tài công báo tàu đã ra ngoài hải phận quốc tế, mẹ nó nghiêm trang nói với nó: “Mặc dù con mới 13 tuổi nhưng hải tặc Thái Lan chưa chắc đã buông tha cho nên con phải đề phòng”. Nói xong mẹ nó lấy nhọ nồi trét đầy vào mặt nó rồi bà lấy một chai thuốc đỏ dấu trong mình hồi nào, đổ đại vào chiếc quần bà ba nó đang mặc. Thế là từ giờ phút này Chi Mai biến thành một con lọ lem, ngơ ngác rúc vào một góc, run rẩy chờ đợi những chuyện khủng khiếp sẽ xảy đến.
Tính từ lúc rời khỏi cửa Bình Đại, tàu đi như thế đã được bốn ngày. Trong khi mọi người đang hồi hộp chờ đợi, khi phát giác ra cái chấm đen nằm về phía Tây, gã tài công la lên” “Tới Mã Lai rồi bà con ơi!” Lời nói của gã như viên thuốc hồi sinh làm con tàu sống dậy, người ta reo hò, háo hức bàn tán. Người ta hè nhau gom góp quần áo đốt lên như dấu hiệu cấp cứu của con tàu để kêu gọi lòng nhân đạo của lực lượng duyên phòng, của các tàu đánh cá may đâu hiện diện trong vùng biển này. Thế nhưng đây chỉ là sự ngu dốt của gã tài công. Với kiến thức của gã lái tàu chạy đường sông, với chiếc bản đồ dạy học trò mua ngoài chợ, với chiếc la bàn của quân đội, không dụng cụ đo lường sức gió, sức giạt; chỗ mà y tưởng là Mã Lai, thực ra chỉ là Vịnh Thái Lan. Và cái cột khói bốc lên kia chính là cái mồi “lậy ông tôi ở bụi này” để nhử những tàu đánh cá Thái Lan chạy tới. Chỉ thoáng sau, khi con tàu đang xập xình để cố tiến về phía Tây thì hai chiếc tàu đánh cá cao nghệu chạy tới trên chở đầy những hình thù đen đủi đang nhẩy múa, reo hò với dao quắm, gậy gộc, súng ống trên tay. Một cuộc cướp bóc dã man chớp nhoáng diễn ra. Tàu bị lục soát, một số đàn bà trẻ bị dẫn đi. Chi Mai cũng bị hải tặc lôi ra. Một tên đã toan đẩy con bé qua tàu phía bên kia nhưng khi tên thứ hai nhìn thấy quần con bé toàn những vết đỏ, nó nói xi xô cái gì đó rồi đẩy con bé ngã chúi trở lại vào thành tàu.
Như những hung thần, những người trốn dưới khoang dầu cũng bị cuớp biển lôi lên. Khi mẹ Chi Mai bị lôi qua tàu Thái Lan thì ba nó liều chết nhào ra túm lấy chân mẹ nó rồi quỳ lạy dưới chân tên cướp biển. Nhưng tên cướp biển thay vì buông tha, lại phá lên cười khoái trá rồi vung con dao quắm chém xuống. Rất may trong lúc nguy cấp ba nó còn kịp giơ tay đỡ lấy con dao rồi né sang một bên cho nên con dao chỉ phớt mảnh da đầu và chép phập xuống vai. Người ta thấy ba nó rú lên một tiếng rồi gục xuống giữa tiếng gào thét của mẹ nó và giữa những tiếng cười man dại của đám cướp biển Thái Lan đang kéo lê người đàn bà qua bên kia con tàu.
Khi màn cuớp bóc, đánh đập, chém giết đã tạm yên. Đám người sống sót bị dồn xuống khoang và tàu bị móc vào giây xích sắt để kéo đi. Không hiểu thời gian kéo dài bao lâu. Khi những người bên trong không còn nghe thấy tiếng nước rẽ vào mạn tàu. Khi tất cả đã trở nên im ắng và con tàu cứ tự do tròng trành nghiêng ngả giữa biển khơi. Trong đám người sống sót bị dồn dưới khoang thuyền có người bạo dạn hé mắt dòm qua nắp hầm. Hoàn toàn im lặng. Im lặng đến nghẹt thở. Sau nhiều lần túng tắng ho, động đậy, người ta mới dám liều chết mò ra ngoài và lúc đó mới biết bọn hải tặc Thái Lan đã bỏ đi từ lâu lắm rồi.
Theo đám nạn nhân sống sót, Chi Mai bò ra ngoài để tìm đến nơi ba đang nằm thiêm thiếp bên vũng máu. Với sự phụ giúp của mấy người đồng hành, người ta cho ba nó uống chút nước, xé vạt áo để băng bó vết thương nhưng thân thể ba nó đã mềm nhũn vì mất quá nhiều máu. Giờ đây qua cơn tai biến, gã tài công và lão chủ tàu không còn bộ dạng uy quyền, hống hách như trước nữa mà tỏ ra rất dễ thương. Giữa tiếng khóc than, tiếng tỉ tê, tiếng hờn tiếng oán, kiểm điểm lại thì năm người đàn bà và ba cô gái đã bị dẫn đi, hai thanh niên bị đạp xuống dưới biển và một người bị chém trọng thương là ba nó đang nằm ở góc kia. Nhưng vào giờ phút này, mọi tiếng khóc than cũng chỉ bằng thừa. Không còn con đường nào khác hơn là cho con tàu tiếp tục xuôi Nam.
Hai ngày sau, vì quá kiệt sức ba nó đã vĩnh viễn ra đi. Trước khi nhắm mắt lìa đời ba nó còn gắng gượng nói: “Khi nào đến đảo ráng chờ mẹ rồi hãy định cư nghe con”. Rồi cũng bằng sự trợ giúp của những người đồng hành, người ta xé quần áo bó xác ba nó lại, lấy vài nén nhang đốt lên khấn vái rồi xô xác xuống biển. Tới đây sức chịu đựng của nó đã quá hạn. Trước mắt nó, màu xanh của biển, màu đỏ chói chan của mặt trời trộn lẫn thành một màu tím quay cuồng như một cơn lốc xoáy làm nó chóng mặt và nó ngã ra bất tỉnh. Vào ngày thứ ba, không hiểu do may mắn thế nào mà con tàu lại tắp được vào Đảo Bi Đông.
Theo thông lệ, mỗi khi thấy tàu vuợt biển tắp vào bờ, dân tỵ nạn thường túa ra. Người ta chỉ trỏ, la hét báo động phải đốt tàu gấp kẻo cảnh sát Mã Lai kéo tàu ra khơi. Rồi giữa cái đám hỗn độn đó người nào đủ sức thì lết lên bờ. Những ai ngất xỉu được thanh niên dìu xuống rồi vác lên vai cõng chạy tới bệnh viện Sick Bay của đảo, trong số này có Chi Mai. Rồi cảnh sát Mã Lai cùng Cao Ủy chạy tới, rồi phỏng vấn, điều tra, mở hồ sơ và như thế cuộc đời tỵ nạn của người ta bắt đầu.
Như một định mệnh, vào sáng hôm sau xác của ba nó, không biết có phải do dòng thủy lưu trôi giạt hay do linh thiêng đi theo phù hộ cho con tàu, cũng lại tắp vào bờ. Do vết chém ở trên vai, do bộ quần áo những người đi cùng tàu nhận ra ba nó. Do lòng từ tâm của nhà thờ, của chùa và ban xã hội trên đảo, người ta đóng cho ba nó một cái hòm mỏng rồi chôn trên một ngọn đồi cao mà rải rác trên đó có vài chục nấm mồ với những cây thánh giá cắm ở trên. Sở dĩ người ta chôn những người tỵ nạn vượt biên ở đây là vì người ta nghĩ rằng những linh hồn đã an giấc ngàn thu còn có dịp quay đầu dõi trông về Việt Nam, để tìm lại hình bóng những người thân yêu đã bỏ xác trên biển Đông, hoặc hướng về Tổ Quốc thân yêu.
Giữa ánh nắng chói chan của buổi sáng, một đám ma đơn sơ được diễn ra trên ngọn đồi trơ trọi. Chi Mai trên đầu quấn mảnh khăn tang trắng quỳ trước mộ ba. Không hiểu nó còn khóc được nữa không, nhưng chỉ thấy đôi vai nó run rẩy. Nó cứ quỳ như thế cho đến khi mấy người đi cùng tàu dìu nó về nhà. Sau đó cứ mỗi chiều Chủ Nhật nó đều ra thăm mộ ba và đặt lên đó một bó hoa dại mà nó gom góp được trên mảnh đồi này. Cứ mỗi buổi sáng, sau khóa lễ nó đều ra đây, ngồi trên tảng đá để đưa mắt nhìn ra phía biển xa xa. Sở dĩ nó không ra đây vào buổi chiều vì buổi chiều bãi biển Khu C đều tụ tập đông đảo sẽ làm mất đi cái không khí vắng lặng cần thiết để ấp ủ một giấc mơ, giấc mơ một ngày nào đó mẹ nó sẽ trở về. Đôi khi nó chợt sợ hãi khi nghĩ tới một khi đã lọt vào tay hải tặc Thái Lan thì không sao thoát khỏi. Có thể mẹ nó đã bị giết chết rồi xác bị quăng xuống biển cho nên mỗi lần có đám rong rêu tắp vào bờ đá nó đều chạy ra xem có phải đó là mớ tóc dài của mẹ nó bập bềnh theo sóng nước hay không. Nhưng đôi khi nó lại mơ mộng và lãng mạn cho rằng có thể mẹ nó đang bị giam giữ trên một hoang đảo nào đó. Để liên lạc với bên ngoài, mẹ nó có thể bỏ một cánh thư vào một cái chai để thả trôi theo một giòng nước để báo tin cho người. Cho nên cứ mỗi lần nhìn thấy cái chai trôi bập bềnh nó đều hy vọng và mở ra xem. Nhưng cho đến bây giờ chưa có một cái chai nào đem theo một cánh thư như vậy.
Khi mặt trời đã lên khá cao, nắng đã bắt đầu trở nên gay gắt, đám sương mù trên mặt biển cũng tan đi để lộ đường chân trời xa tít vắt ngang trên mặt biển phẳng lặng, nó thở dài đứng dậy và theo con đường mòn hướng về mấy dãy nhà Long House. Giờ này sinh hoạt của đảo khá chộn rộn. Khu chợ chồm hổm đã đông đúc người. Người ta đem cá, đồ hộp, mì gói, củi, thuốc lá, bầu bí ra trao đổi hoặc buôn bán. Từ máy phóng thanh, cô xuớng ngôn viên đang đọc danh sách những người rời đảo và bản nhạc Biển Nhớ (**), một bản nhạc được dùng trong các buổi tiễn đưa âm hưởng réo rắt buồn xa vắng vì nó gợi lên cái cảnh kẻ ở người đi. Len lỏi trong đám hỗn độn đó nó rảo bước về phía mấy dãy nhà Long House nằm ở trên ngọn đồi thoai thoải. Khi nó đến gần nhà thì tiếng nói oang oang của một bà cất lên:
- Chi Mai, mày có về ngay không? Hôm nay tới phiên mày lãnh thực phẩm. Đi ngay kẻo trễ. Nhớ mang theo một cái xô để đựng. Nè, gà đông lạnh nhớ xin mấy chú ấy miếng đùi chứ miếng lưng toàn xương về chỉ có vứt đi! Nó “dạ” một tiếng rồi mau mắn bước vào trong nhà. Khi nó vừa quay ra thì từ dưới chân con dốc nhỏ, một người đàn ông cũng từ từ bước lên. Khi ông ta bước thêm vài bước nữa thì người đàn bà lúc nãy cũng vừa nhận ra ông ta nên nhanh nhẩu nói:
- Chào ông chủ tàu. Ông đi đâu vậy?
Gã chủ tàu mà người đàn bà vừa chào hỏi đó là một người đàn ông đã ngoài năm mươi. Ông ta trán hói, nét mặt bì bì như người chưa tỉnh rượu. Thoáng nhìn, cái bộ vó mập mạp làm cho ông ta trông có vẻ phúc hậu nhưng đôi môi dầy và con mắt thỉnh thoảng ánh lên những nét đanh ác làm cho ông ta trở nên một thứ gì phải kiêng nể, e dè. Mới lên đảo có hai tuần, chưa một ai thư từ liên lạc được với gia đình mà ông ta đã mặc áo thung Mã Lai, mặc quần tây, đi giầy chứ không đi chân đất, mặc xà lỏn, cởi trần như đám dân tỵ nạn khác chứng tỏ ông ta lận theo người được vàng bạc. Cung cách của ông chứng tỏ ông không phải là dân thợ nhưng khó ai đoán được tung tích của ông ta. Có thể ông ta là dân thầu khoán trước đây, hoặc giả là dân áp phe hoặc tay tổ buôn lậu. Dù thế nào đi nữa thì chắc chắn ông phải là người khôn ngoan, có thủ đoạn ghê gớm lắm mới có thể sống sót qua cuộc đời tàn bạo, móc nối được với công an để tổ chức chuyến tàu vượt biên như thế này.
Nghe người đàn bà hỏi thế, thay vì vồn vã đáp lại. ông ta thận trọng quay trước quay sau rồi xuống giọng nói:
- Chị Bảy cứ gọi tôi Ông Năm là được rồi, gọi tôi chủ tàu không có lợi đâu. Trên đảo toàn người xa lạ, biết người nào vào người nào?
Rồi không đợi người đàn bà phản ứng, ông ta hỏi tiếp:
- Này chị, thằng tài công và con bé có thằng bố chết vứt xác xuống biển tụi nó đâu rồi?
Người đàn bà nhanh nhẩu đáp:
- Thằng Tấn đi lãnh thực phẩm, còn con Chi Mai trong kia ra bây giờ.
Người đàn bà vừa nói dứt câu thì Chi Mai cũng từ trong nhà bước ra.Thấy lão chủ tàu, nó vòng tay khép nép thưa:
- Con kính chào Ông Năm.
Thay vì đáp lại, lão chủ tàu quay qua nói với người đàn bà:
- Chị Bảy à. Xin chị kiếm người khác lãnh dùm thực phẩm cho con bé. Hình như tàu mình sắp có danh sách rời đảo. Tôi có chuyện quan trọng muốn nói với nó.
Sau một vài giây lưỡng lự, dường như nể mặt lão chủ tàu, người đàn bà nói vọng vào bên trong:
- Dũng đâu, mày làm ơn đi dùm Chi Mai một bữa để Ông Năm nói chuyện với nó.
Sau khi đứa con trai lớn của người đàn bà xách cái xô chạy đi, lão chủ tàu nói với người đàn bà:
- Tôi cần chị làm chứng cho chuyện này. Tôi biết chuyện lắm. Nếu câu chuyện êm xuôi, tôi không quên ơn chị đâu.
Người đàn bà tự nhiên bị du vào cái thế nếu từ chối thì mất lòng mà làm chứng thì câu chuyện không biết tốt xấu thế nào.
Tuy nhiên nghĩ tới chuyến vượt biên trót lọt, do lớn tuổi không bị hải tặc dẫn đi, nghĩ tới chủ tàu bà ta thấy cũng có một chút hàm ân cho nên miễn cưỡng ngồi xuống bên cạnh Chi Mai. Bằng một giọng rất nhẹ nhàng, lão già cúi xuống hỏi Chi Mai:
- Này con. Trước khi xuống tàu vượt biên cha mẹ con có đưa cho con hoặc dặn con cái gì không?
Sau một vài giây ngơ ngác, Chi Mai khép nép đáp:
- Dạ thưa Ông Năm, mẹ con dặn nếu bị công an bắt thì không được khai tên thật, địa chỉ thật và nói là đi một mình.
Dường như câu nói lại gợi lên bao nỗi thương tâm cho nên tự nhiên nuớc mắt nó rươm rướm.
Tuy nhiên Ông Năm không chú trọng lắm đến nỗi thương tâm này cho nên ông có vẻ bồn chồn hỏi tiếp người đối diện:
- Ông Năm không hỏi chuyện này. Ông Năm hỏi cha mẹ mày có đưa cho mày giữ cái gì không?
Ngần ngừ một chút xíu rồi Ông Năm nói huỵch toẹt luôn:
- Chẳng hạn như “Cây” đó… (2)
- Dạ không.
Có lẽ câu trả lời này làm ông Năm tức giận cho nên ông ta trợn mắt nói:
- Tao không tin!
Rồi quay qua người đàn bà ông ta nói với giọng hết sức cương quyết:
- Nè Chị Bảy, chị làm ơn khám con bé này dùm tôi. Vượt biên cha mẹ nào mà chẳng nhờ con cái cất giấu vàng bạc chứ…
Nói xong ông ta túm lấy Chi Mai rồi xô nó vào lòng người đàn bà. Trước tình hình căng thẳng như thế người đàn bà dường như cũng trở nên bất động. Nhưng trước cái uy của gã chủ tàu, cái uy của người giàu có, bà ta hốt hoảng ôm lấy bé Chi Mai, sờ vào nách nó, nắn vào bụng nó rồi vuốt dài xuống chân nó. Rồi bà ta làm đi làm lại như thế đôi lần truớc con mắt mở trừng trừng của lão chủ tàu. Rõ ràng là trước mắt lão, bàn tay của người đàn bà không hề đụng chạm vào một vật gì cưng cứng để lão có thể nghi là vàng bạc, kim cương, cho nên chính người đàn bà cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Bà ta thở ra một cái rồi cười cầu tài nói:
- Ông Năm thấy không, có gì đâu?
Nhưng dường như không phải là người dễ dàng thua cuộc, sau một vài giây suy tính Ông Năm gằn giọng hỏi:
- Đồ đạc của mày đâu đem ra đây tao coi!
Tới phút này thì Chi Mai chỉ là con cừu non cho nên nó đưa mắt kinh hãi nhìn người đàn bà rồi chạy vào trong nhà lấy ra một cái bọc. Không đợi nó thưa gửi, lão chủ tầu giật vội lấy rồi mở bung cái cái túi xách, di vật cuối cùng của mẹ nó để rồi lôi ra một mớ đồ vật như cái áo lạnh, cái lược, một cái gương soi, một lọ dầu khuynh diệp và một vài bộ đồ lót. Sau khi trút bỏ tất cả ra ngoài, lão cẩn thận nắn dọc theo mấy vết khâu xem có giấu diếm cái gì ở bên trong không nhưng cuối cùng lão tức giận ném cái túi xách ra ngoài xa. Lão chắp tay sau đít đi đi lại lại. Nhưng cuối cùng lão cố dằn giọng hỏi thêm một lần nữa:
- Nếu cha mẹ không đưa mày giữ cái gì thì cha mẹ mày có dặn mày cái gì không?
- Dạ không!
- Không biết sao được? Cha mẹ mày thiếu tiền tao mày có biết không?
- Dạ không biết.
Tới đây thì lão chủ tàu không còn kìm chế được nữa, lão quay qua người đàn bà lớn tiếng phân bua:
- Trước khi đi cha mẹ nó năn nỉ tôi. Đáng lẽ phải trả sáu lượng, cuối cùng tôi bớt cho còn năm lượng, mới trả có ba lượng, còn hai lượng hứa đến đảo thì viết thư gửi về nói người nhà chung đủ. Mồ hôi nước mắt của tôi chứ tôi có cướp của ai đâu. Nay cha mẹ nó chết rồi nó phải thay cha mẹ nó trả cho tôi chứ.
Câu chuyện như thế đã trở nên rõ ràng. Nhưng tìm ra giải đáp không phải chuyện dễ cho nên người đàn bà nói lấp lửng:
- Nhưng nó còn bé quá làm sao nó giải quyết được chuyện này?
- Nó còn bé à? Tôi sẽ cho tiền nó đánh điện về Sài Gòn bảo thân nhân nó trả tiền cho tôi.
Nghe nói thế người đàn bà ái ngại quay ra hỏi Chi Mai:
- Con có ai thân nhân ở ngoại quốc không? Như cô, dì, chú, bác chẳng hạn?
- Không, con không có ai hết.
- Thế ở Sài Gòn con còn ai không?
- Ông nội, bà nội con đã chết. Còn bà ngoại ở dưới quê, nhưng ngoại con nghèo lắm.
Nghe Chi Mai nói vậy lão chủ tàu cảm thấy tiền bạc của lão gần như tiêu tan cho nên lão chỉ vào mặt Chi Mai, nói:
- Mày phải viết thư về nói bà ngoại mày trả tiền cho tao nếu không tao sẽ nói cảnh sát Mã Lai giữ mày ở lại đây… ở mục đảo nghe con.
Nghe lão già dọa thế, Chi Mai kinh hãi nhìn lão rồi đưa tay vân vê vạt áo rồi nó òa lên khóc. Ngay lúc đó một tốp người của dãy nhà Long House lãnh thực phẩm cũng vừa về tới. Trong đám hỗn độn bao gồm đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ và trẻ con đó có một gã khi thấy lão chủ tàu, dĩ nhiên gã chưa biết lão đang nổi tam bành lục tặc cho nên gã lên tiếng chào:
- Chú Năm, chú tới đây có việc chi vậy?
Có lẽ gã tài công là đối tượng quan trọng hơn mà lão chủ tàu cần gặp cho nên lão tạm buông tha cho Chi Mai và quay qua gã tài công:
- Không có việc gì tao tới đây làm gì? Nè tao đang tính nói chuyện với mày đây.
Gã tài công vừa về tới là một người đàn ông khoảng ngoài ba mươi tuổi. Gã mặc một chiếc quần kaki và một cái áo thung Mã Lai. Gã có con mắt và bộ dạng rất tinh khôn. Nhưng cái mặt dài như mặt ngựa lại làm cho người ta có cảm tưởng gã là một con người nham hiểm dám làm mọi chuyện xấu xa để thủ lợi. Nghe giọng điệu của lão già, gã tài công linh cảm thấy có một cái gì thiếu thân thiện ở bên trong nhưng gã vẫn nhe răng cười và nói với cái giọng “chọc quê” lão già:
- Thì chú là cha mẹ, chú muốn gặp lúc nào chẳng được?
- Cha mẹ gì với thứ mày. Nè tao muốn hỏi mày một chuyện…
- Có chuyện gì thì chú cứ nói đi!
Gã tài công bắt đầu sẵng giọng.
- Nói ở đây không tiện. Tao muốn nói chuyện riêng với mày được không? Hay là qua tới đây lòng dạ người ta khác rồi… Nè, đây chưa phải là Mỹ đâu nghe mày, Tấn.
Linh cảm thấy có cái gì bất ổn ở bên trong, nhưng để tìm cách đối phó gã tài công nói:
- Thì ít ra chú cũng phải để tôi cất mấy món đồ này đi chứ.
Nói xong gã xách cái xô đựng thực phẩm vào trong nhà. Khi gã bước ra đã thấy lão già trừng trừng nhìn gã và khi bốn ánh mắt đã chạm nhau, lão già nóng nẩy đi vòng về phía sau căn nhà, còn gã tài công thì cũng từ từ bước theo sau. Khi hai người đã cách căn nhà khoảng năm sáu thước thì lão già dừng ở nơi có mấy tảng đá lớn nằm nhô lên khỏi mặt đất như những chiếc bàn lộ thiên. Đợi cho gã tài công tới gần và ngồi xuống tảng đá đối diện thì lão già mới bắt đầu lên tiếng. Không hiểu hai người trao đổi những gì mà dường như câu chuyện mỗi lúc mỗi gay cấn và to tiếng.
- Ai ăn cướp của chú?
- Mày đừng có qua mặt tao. Lúc gặp tàu Thái Lan tao đã quăng cái bọc nhỏ vào trong thùng dầu máy trong đó có hai mươi lượng vàng. Trong buồng máy chỉ có tao với mày được vào, vậy hai mươi lượng vàng không cánh mà bay mất à?
- Chú nói vậy mà chú không sợ “Lăng Ông Bà Chiểu” bẻ họng chú à? Trên tàu năm sáu chục người biết đâu kẻ ngay người gian sao chú lại vu oan giá họa cho tôi? Vả lại chú không thấy hải tặc chúi cả vào buồng máy khám xét hay sao?
- Tụi nó có vào buồng máy xét nhưng đâu có mở thùng dầu máy ra. Mày tưởng thằng già này đui hả? Lợi dụng lúc hải tặc bỏ đi, trên tàu trộn rộn, mày ra tay cuỗm của tao, bộ tao không biết hả? Tao theo dõi từng cử chỉ, động tác của mày từ lúc đặt chân lên đảo. Nè, tiền đâu mà mày sắm dây chuyền, nhẫn vàng?
- Chú đừng có hồ đồ, ai lấy của chú? Chú muốn tôi thề độc không? Nè, đứa nào lấy tiền của chú thì súng đạn ăn nó, nó chết nát thây mà không thấy mặt vợ con nó!
Lời thề của gã tài công như dầu đổ thêm vào lửa, nhất là lời thề ấy lại thốt ra từ một khuôn mặt thiếu tin cậy cho nên lão già không còn chịu đựng được nữa:
- Mẹ mày! Mày có trả tiền tao không? Tao không muốn nghe mày nói nữa.
Cùng với câu nói đó lão già vung tay xáng vào mặt gã tài công. Nhưng gã tài công đã kịp đưa tay lên đỡ cho nên tay lão già dội lại. Như con hổ bị thương, lão già tức giận vớ lấy một khúc củi nằm bên cạnh tảng đá nghiến răng vung lên. Trước tình thế đó, gã tài công buộc lòng phải thoái lui rồi tháo chạy về phía dãy nhà Long House rồi quay trở ra với một con dao nhọn, loại dao làm bếp. Còn lão già thì cũng hung hãn chạy tới với khúc củi lăm lăm trên tay.
Từ nãy tới giờ lời đối đáp, chửi rủa, tiếng chân chạy huỳnh huỵch khiến cho một số người trong dãy nhà Long House biết có chuyện bất thường nên đổ xô ra xem. Dường như đám đông cũng cũng là cái gì đó kích thích người ta thêm hăng máu cho nên khuôn mặt của lão già và gã tài công trở nên lúc đỏ, lúc tái xanh. Sau khi liếc nhìn đám đông một vòng, lão già chỉ vào mặt gã tài công, nói:
- Tôi phải nói cho bà con biết. Tôi cho nó đi không lấy tiền thế mà nó còn dám cướp của của tôi nữa. Thật là quân chó đẻ mà!
Nghe nói thế, gã tài công lấy con dao chỉ vào mặt lão già nói:
- Ông chó đẻ chứ ai chó đẻ! Bộ ỷ có tiền muốn chửi ai thì chửi hả? Có ngon bước lên đây coi!
Nghe gã tài công nói vậy, lão già gầm lên rồi vung cao cây gậy rồi xấn xổ nhảy lên. Có lẽ trong lúc hấp tấp không nhìn kỹ bậc thềm cho nên lão bước hụt hết một bậc tam cấp khiến cho thân hình lão hụt hẫng và cây gậy vung lên cao. Còn gã tài công thấy cây gậy vung lên như thế thì cũng tưởng lão già đã ra tay hạ thủ cho nên vội vàng vung con dao lên đỡ. Như một định mệnh, con dao đâm ngay vào cổ họng lão già và máu phun ra xối xả. Khi gã tài công lùi ra xa thì lão già cũng buông cây gậy và hai tay lão ôm chặt lấy cổ họng. Nhưng vết thương trúng nhằm chỗ hiểm cho nên không cách chi máu cầm lại được và chỉ ít giây sau lão lảo đảo té xấp xuống mặt đất. Vì sự việc xảy ra quá nhanh khiến đám đông cũng đứng chết xững. Chỉ vài giây sau, có lẽ vì máu đã ra hết, từ nơi cổ họng lão già chỉ còn phập phồng lên xuống một chút bọt đỏ rồi đôi mắt lão trợn trừng, đầu lật qua một bên, nằm bất động. Tới mức này thì đám đông chợt ồn lên như một cái chợ. Người ta chạy tới đứng sát bên xác lão già bàn tán, chỉ trỏ, tru tréo. Lát sau, cùng với bước chân chạy rầm rập của đám thanh niên thiếu nữ kéo tới từ các khu khác, an ninh trại và cảnh sát Mã Lai xuất hiện với súng ống, gậy gộc trên tay. Sau một vài lời thông dịch, chỉ trỏ, xác của lão già được khiêng lên bệnh viện Sick Bay. Rồi cảnh sát Mã Lai ra lệnh trói thúc ké gã tài công lúc này mặt mũi tái xanh đứng run rẩy như con gà mắc mưa. Rồi dưới sự hộ tống của đám đông hỗn độn như một đám ruớc ở Phi Châu, người ta dẫn gã tài công lên khu vực có vòng rào kẽm gai của cảnh sát Mã Lai… để trả lại cho một đám đông khác vẫn còn tụ tập bên bực thềm, nơi vũng máu của lão già vẫn còn loang lổ trên mặt đất… để tha hồ rỉ tai, bàn luận, suy đoán.
* * *
Tuần lễ sau, tàu của Chi Mai được máy phóng thanh gọi lên gặp phái đoàn. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của đời tỵ nạn. Đi hay ở, định cư hay chờ mục đảo cũng là giây phút này đây cho nên theo thông lệ người ta bảo nhau đi thật sớm, ăn mặc tươm tất kéo lên văn phòng chờ đợi trong nôn nóng. Theo những người cùng tàu, Chi Mai cũng đi lên để gặp phái đoàn. Vì không thân bằng quyến thuộc cho nên hôm nay nó vẫn mặc chiếc áo đầm do Cao Ủy cấp phát. Khi mấy chú người Việt Nam cầm giấy gọi tới tên thì nó líu ríu bước theo vào căn nhà lợp tole nơi phái đoàn đang làm việc.
Thời gian bây giờ là 1982 cho nên người tỵ nạn Đông Dương vẫn còn được cưng chiều. Theo một thỏa hiệp với Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, các trẻ em dưới 18 tuổi không có cha mẹ đi theo đều được định nghĩa là cô nhi và chính phủ Hoa Kỳ sẽ ưu tiên mở hồ sơ những thành phần này cho nên nó được hướng dẫn vào gặp phái đoàn Hoa Kỳ. Khi đã ngồi yên trên ghế bên cạnh một chú thông dịch viên, nó thấy đối diện phía bên kia bàn là một người đàn bà Mỹ tay đang lật đi lật lại một xấp hồ sơ. Sau khi coi xong bà ta ngửng đầu lên, thở dài rồi xúc động nói với người thông dịch viên:
- Xin ông thông dịch dùm là phái đoàn đã đồng ý nhận em định cư tại Hoa Kỳ.
Người thông dịch viên vừa mới dịch xong thì Chi Mai đã kêu lên:
- Còn mẹ con?
Bà Cathy, người đàn bà Mỹ vừa lên tiếng lúc nãy, sau thoáng ngạc nhiên bà rơm rớm nước mắt nói:
- Mẹ con à? Mẹ con chưa tới đảo thì phái đoàn làm sao nhận được?
- Thế thì con phải chờ mẹ con. Vì cha con nói con phải chờ mẹ con rồi mới định cư. Mẹ con chưa chết mà!
Nói xong câu này thì nó lại òa lên khóc. Có lẽ phải ít phút sau bà Cathy mới trấn áp được cơn xúc động của mình, bà nói:
- Con phải rời đảo theo quy định nếu không thì không biết đến bao giờ hồ sơ con mới được mở lại. Bi Đông không phải là nơi dành cho cuộc đời của con. Cô hứa khi nào mẹ con tới đảo thì cô sẽ đưa mẹ con gặp con ngay dù con ở bất cứ nơi nào.
- Không! Con không đi đâu hết. Con phải chờ mẹ con!
Cùng với câu nói đó nó đứng dậy rồi co chân phóng chạy ra bên ngoài. Vì câu chuyện xảy ra quá nhanh cho nên khi nó chạy ra khỏi được năm sáu thước thì người thông dịch viên và bà Cathy mới kịp phản ứng để đứng lên chạy theo nó. Như một con nai trong lúc kinh hoảng, nó cứ nhắm hướng bờ biển chạy tới, vừa chạy vừa khóc “Con không đi đâu hết! Con ở đây chờ mẹ con!” Nhưng khi chạy gần đến bờ nước, có lẽ vì quá xúc động cho nên sau một vài giây lảo đảo, nó té xấp xuống bờ cát. Khi chú thông dịch viên và bà Cathy chạy tới nơi, bồng nó lên thì mặt nó đã tái xanh và thân hình nó run lên lên từng hồi.
Rồi trong vòng tay của chú thông dịch viên cùng sự vỗ về của bà Cathy, người ta dìu nó về dãy nhà Long House và đặt nó nằm nghỉ trên sàn nhà nhưng nó vẫn còn tấm tức khóc. Đêm đó, do sự khuyến cáo của bà Cathy, ban an ninh của đảo đã cho người túc trực bên nó và bà cũng xin bệnh viện một hộp sữa để pha cho nó uống.
Hôm sau, vào khoảng hai giờ chiều khi Đảo Bi Đông vẫn còn đang chìm đắm trong giấc ngủ trưa nặng nề với tiếng sóng vỗ bờ rì rào từ xa vọng lại thì máy phóng thanh vang vang danh sách những người chuẩn bị rời đảo khi tàu Bu Đát cập bến vào lúc năm giờ. Qua sự dỗ dành của mấy bà đi cùng tàu, của mấy chú trong ban an ninh, Chi Mai dường như cũng đã nguôi ngoai. Nó không nói gì chỉ lẳng lặng rửa mặt rồi nó xin phép lên chùa xin vài cây nhang để thăm mộ ba nó.
Trên con đường dốc ngoằn ngoèo dẫn đến nghĩa trang, Chi Mai vừa đi vừa chú ý tìm để ngắt những bông hoa dại mọc ở ven đường. Nắng đã ngả về chiều làm cho bóng của nó đổ dài về phía trước. Từng ngọn gió biển từ xa thổi tới làm cho mái tóc của nó bay lõa xõa về phía sau. Nó lặng lẽ tiến tới bên mộ ba, bật diêm để thắp lên vài cây nhang. Thắp xong nó quỳ xuống vái vái. Vái xong nó cắm nhang lên nóc nấm mồ rồi cứ quỳ yên như thế và nước mắt chảy ròng ròng. Qua làn nước mắt nhạt nhòa, có lúc nó thấy ba nó đang sánh bước bên mẹ nó nhưng rồi hình ảnh của ba nó vụt biến mất chỉ còn mẹ nó trơ trọi trên một chiếc thuyền con mong manh. Rồi mẹ nó giơ tay vẫy gọi “Chi Mai! Chi Mai! Mẹ đây nè! Chờ mẹ nghe con!” Nhìn thấy mẹ nó mừng quá, đứng bật dậy như muốn nắm lấy tay mẹ, nhưng vì đó chỉ là ảo ảnh cho nên nó té xấp xuống mặt đất và hình ảnh của mẹ nó cũng tan biến đâu mất. Khi nó đang lồm cồm ngồi dậy thì một bàn tay đã đặt lên vai nó và một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:
- Thôi đủ rồi Chi Mai. Cháu lậy tạ ba cháu đi rồi quay về kẻo trễ.
Đó là câu nói của chú trên ban an ninh có nhiệm vụ đi theo nó. Theo lời khuyên của người đàn ông, nó lấy tay vái vái mộ ba một lần nữa rồi đứng dậy. Khi nó vừa quay lưng thì nó chợt nhận ra nằm ngay bên cạnh ba nó là một ngôi mộ còn rất mới trên có cắm một tấm bảng gỗ đề mấy hàng chữ: Nguyễn Văn Năm sinh năm 1931, chủ tàu MB-105 chết năm 1982. Nhìn mấy hàng chữ nó nhận ra ngay Ông Năm, người đã đến hỏi thăm sức khỏe nó và do một tình cờ lại được chôn cất nằm ngay bên cạnh mộ ba. Nhưng để cho chắc ăn nó quay sang người đàn ông hỏi:
- Có phải Ông Năm chủ tàu bị người ta đâm chết không chú?
Người đàn ông lặng lẽ gật đầu. Chi Mai lẳng lặng bước tới bên nấm mồ, bật que diêm thắp vài cây nhang rồi cắm lên trên. Cắm xong nó quỳ xuống rồi lên tiếng như thể có Ông Năm đang ngồi trước mặt:
- Thưa Ông Năm, Ông Năm đừng đòi nợ con. Con không có tiền trả Ông Năm đâu. Khi nào con lớn lên có tiền con sẽ quay về đây xây mộ cho Ông Năm. Xin Ông Năm đừng theo đòi nợ con… biển đã lấy đi của con tất cả rồi…
Ngay lúc ấy từ máy phóng thanh bản nhạc Biển Nhớ (***) bỗng vang lên để mở đầu một cuộc tiễn đưa như trăm, ngàn cuộc tiễn đưa khác. Âm hưởng của bản nhạc cùng với tiếng đàn Organ réo rắt như thúc giục người ra đi và làm nát lòng người ở lại. Dường như cả một vùng biển bao la cũng đang cùng tấu lên một khúc nhạc thê lương để vẫy tay chào những người đã một lần cưỡi lên sóng nước, đùa rỡn với cuộc tử sinh… và lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa hòn đảo nhỏ bé này để khởi đầu một cuộc hành trình về nơi vô định.

Đào Văn Bình
(Trích trong tuyển tập truyện ngắn Hương Xót Xa xuất bản năm 1998)
 
(*) Tàu Blue Dart
(**) Lạng vàng
(***) Bản nhạc Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn
phai  
#2 Đã gửi : 17/06/2019 lúc 11:09:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Oh Sea, Give Everything Back To Me…
Written by Dao Van Binh

(Translated into English and published by Hanh Trinh Bien Dong 2005)

A morning on Zone C beach of Bidong Island would attract only a few people, who went there for a walking exercise. In the water not far from the beach a few heads would be seen bobbing up and down with the waves. They were early bathers, who believed in the myth that immersing themselves in the sea water in the morning would rejuvenate their muscles and skin and help cure diseases, including tuberculosis. But in the afternoon, many refugees, young and old, would converge on Zone C beach to take a dip, play soccer, breath in the fresh air, or look in the far distance in the hope of spotting a refugee boat that might be drifting to this shore.
Usually, the water in a low ebb would recede, and the beach would stretch far into the sea, baring pell-mell to the sun sundry things, such as water plants, mosses, shells, torn pieces of fishing nets, and empty soft-drink cans and bottles. Each time a surging wave came rushing onto the beach, it would produce white foam and, in its retreat, pull the trash a few meters to the sea, bury it for a while, and then bring it back to the shore again, as if the sea and the land were involved in an endless see-saw battle.
On this island, the sky, the sea, the land and the vegetation seemed to be muffled in the sweltering tropical climate, so that everything exuded a sluggish and tiring mood - an atmosphere as melancholic and gloomy as in a Muslim temple full of kneeling, lamenting faithful.
The Tu Bi pagoda, a shanty - like building with corrugated roofs perched on a mountain top, could be seen from the beach. It was recognizable as a pagoda because of the Buddhist emblem protruding from the middle of its rooftop and sandwiched between two bent-up brown beams, lending a pagoda look to the structure. A bell toll would occasionally echo in the air, seemingly in a bid to be welded onto the sultry, torrid climate on this forlorn, tiny island. When the early morning Buddhist mass was over, the people slowly emerged from the pagoda on their way home to begin their Saturday morning, when they were not required to do manual chores in the camp, and when the ship Budat would bring in fresh food from Terengganu. But there was shadow of a person who, instead of going home, walked down the sloping, rocky trail leading to the beach – a small, frail-looking shadow, that of the girl named Chi Mai.
Today, Chi Mai wore a colored, flowered, western gown donated by the office of the U.N. High Commissioner for Refugees. The unaltered garment was too big for her. Its length and its loose collar made her look as thin as a lath. The sun and the ocean wind gave her a deep tan, so dark that, if seen wandering about at the Terrengganu market place, she would be mistaken for a homeless, deprived little Malaysian girl. Only observance eyes could identify her as a Vietnamese child, because of her uncurled hair, which dropped on her shoulders, her quite elegant Oriental face, and her two crescent-like, not-so-black eyebrows. Her dimpled cheeks and particularly her smile made her look quite charming. Her eyes, though beautiful, always cast a scary look, the aftermath of a series of horrible incidents which befell her during her terror-stricken sea journey. As was customary, instead of wandering along the beach, she headed for a row of rocks near the water and sat down on a preferred flat rock. After settling herself comfortably, she looked out to the open sea, her eyes intensely focused on looking for some beloved thing that had been lost forever in the sea. And as always, her horrible past experiences on the sea came back to her mind.
She remembered the day she and her parents left Saigon aboard a bus for Binh Dai, Kien Hoa province. Upon arriving in Binh Dai, they were hidden in a thatched hut by a guide. They stayed there for a few days before they were taken by a “taxi” boat to the “big fish” – the ocean-bound boat – to begin a journey for Freedom. When the boat’s helmsman reported that the boat had reached international waters, her mother told her in a serious tone, “ Although you are just thirteen years old, there is no guarantee that Thai pirates will spare you. So be careful!” Then she smeared her daughter’s face with black soot and stained her pants with a red colored medicinal liquid from a small bottle kept in her coat pocket. From this moment on, Chi Mai became a dirty, blemished little girl nervously cowering in a corner in anticipation of possible horrors.
Four days after they left Binh Dai estuary, everybody was nervous and ignorant of what would be in store for them. “Folks, we’re going to reach Malaysia pretty soon!” hollered the helmsman, spotting a black dot far in the western horizon. His announcement had the effect of a revitalizing pill, making the boat alive with excited, noisy comments. Clothes were collected and burned to make an SOS. signal to appeal the kindness of a coastal patrol people or fishermen who might happen to be working in the area. But the helmsman proved to be an ignoramus, whose maritime navigational knowledge was limited only to river traveling, and whose tools consisted only of an army compass and a student - teaching map bought from a cheap store. He lacked a device to measure the wind force and the speed of the boat’s drifting. What he thought to be Malaysia was actually the Gulf of Thailand, and the smoke from the boat turned into “We are here” bait for Thai fishing boats to attack.
Moments later, as the boat moving westward, two big fishing boats approached, loaded with blackish men jumping and dancing menacingly and brandishing machetes, bats and rifles. Barbarous piratical acts began. The boat was ransacked, and a number of young females were taken away. Chi Mai had been pulled out of her corner. One of the pirates who was about to shove her over to his boat, was told about the red stains on her paints. She was then shoved away and sent falling on her back.
Those hiding in the boat hold were also picked out by the devils. When Chi Mai’s mother was pulled over to one of the Thai boats, her father lunged forward, grabbed her feet, and knelt down to plead for her release. The pirate, far from listening to the pleading, roared with laughter and swung his machete and struck down. Luckily, in that critical moment, her father succeeded in warding off the blow with his raised arm, and the machete cut a piece of skin off his head and hit one of his shoulders. He let out a loud scream and succumbed as the laughing pirates dragged his wife away. As if these violent criminal acts were not enough, the pirates ordered the rest of the boat people to squeeze themselves in the hold, and the boat was chained for towing.
Nobody knew how long the boat was towed until they no longer heard the sound of the water flapping against the boat. All was quiet now, and the boat rocked gently. The people were absolutely silent, to the point of nearly suffocating inside the boat. Some people made a bold move to peep through the hold cover. Coughing was feigned and noises were made to invite a response from outside. Absent the response and regardless of dangers, people began climbing out of the hold only to discover that the Thai pirates had already abandoned the boat. Chi Mai crawled up toward where her father had been attacked. He was lying in a pond of blood, almost breathless. Some refugees immediately gave him first-aide care by feeding him some water and tearing his shirt off to bandage his wound. His profuse bleeding reduced his body to a physical wreck.
Amid cries and laments, a check on the casualties revealed that five women and three teenage girls had been kidnapped, two young males had been kicked into the ocean, and one man, Chi Mai’s father, had been seriously wounded. There was no time for crying now; the only recourse was to keep the boat on its southbound course. Following the brutal piratical attack, the helmsman and the boat owner stopped acting arrogantly and authoritatively and became very obliging.
Two days later, unable to survive his wound, Chi Mai’s father left her forever. Before breathing his last, he had strained himself to say his last words to his daughter, “ Sweetheart, if you make it to a refugee camp, please wait for your mother to join you go to the resettle in another country.” The passenger wrapped his body with all his clothes, burned some incense sticks to pray for his soul, and slid him down into the water. Chi Mai’s suffering was too much for her to endure. Before her eyes, the blended colors of the blue sea water and the dazzling red sun light formed a purple cloud that twisted like a tornado. Dizzy and unstable, she passed out and dropped down on the deck.
Three days later, the boat miraculously drifted toward Bidong’s shore. As usual, upon a boat’s arrival, camp residents turned out to the beach in droves. They alerted the newcomers the fact that, unless they destroyed their boat, they would face a tow back to the open sea by the Malaysian police. Ignoring the warning, the newcomers immediately abandoned the boat in a higgledy-piggledy manner. Persons still strong enough dragged themselves on the beach, while the serious sick were carried by young males to the camp’s “Sick Bay” clinic. Chi Mai was among those who were hospitalized. The Malaysian police and the U.N. High Commissioner for Refugee officials quickly turned up to do the necessary investigation and interviewing. After their records were filed, the newcomers began their new life as refugees.
As fate would have it, the next day, Chi Mai’s father’s body was found washed ashore. Whether it had been brought here by the water current, or was prompted by divine power to accompany the boat to this island, was beyond anybody’s knowledge. The body was identified as her father because some boat mates recognized the knife wound on the shoulder and the clothes. Out of compassion, the Catholic church, the Buddhist pagoda and the camp’s service group jointly provided a makeshift coffin and buried it on a hill, where there were score of graves with wooden crosses planted on them. Deceased refugees were buried there so that, as the camp residents believed, the souls of the deceased, while resting in peace on this hill, would have a chance to face their beloved Vietnamese Fatherland and to search for the images of their beloved ones who had also perished on the South China Sea.
A simple funeral took place on the deserted hill during a morning bathed in bright sunlight. Chi Mai, wearing a white mourning band on her head, knelt down before her father’s grave. Nobody knew whether she was able to cry any more, but her shoulders were shaking. She knelt there until some of her boat companions came to walk her back to the camp. Thereafter, every Sunday afternoon, she would visit the grave and place on it a bunch of wild flowers, which she had picked up on the hill. And every morning after the Buddhist mass, she would come and sit on the same rock and stare at the open sea.
She preferred morning time because the beach was packed with people in the afternoon. She needed the morning quiet to nurse her dream of seeing her mother join her there one day. Occasionally, she would be struck with fear at the thought that her kidnapped mother would not be able to escape from her detention and that she might have been killed and thrown into the sea by the pirates. That thought prompted her to constantly check on the mosses and seaweeds washed against the rocks, hoping to find some of her mother’s strand of long hair entangled in those things. She would sometimes fancifully wish that her mother was being held captive on a certain deserted island and that, in order to communicate with the outside world, her mother would insert a letter into a bottle and let it drift away so it would reach someone. Therefore, whenever she happened to see a bottle bobbing in the water, she would retrieve it with high hopes. But she found nothing.
As the sun was rising high, the intense heat broke the hanging fog, disclosing a faraway horizon line that cut across the sea. Chi Mai, heaving a long sigh, started back on the trail leading to the rows of houses in the Long House Zone. By this time, the island was pretty busy. The open air market place was thronged with people, who were engaging in trading fish, canned food, instant egg noodles, cigarettes, and vegetables. Blaring out of the loudspeakers was a female voice, calling out the names of refugees who were going to leave the island for resettlement in a foreign country. The announcement ended with a song entitled “I Miss the Sea”, a song which was usually played at send-off times. Its lyrics and melody were sad and melancholic, invoking the farewell sentiments shared by departers and those remaining behind.
Snaking through the busy crowd, Chi Mai headed for the Long House Zone. When she got near her place, she heard a woman’s loud voice coming out of a nearby house. “Chi Mai, get home quickly! Today is your turn to get the distributed food for us. Go get it right away before it’s too late. Take a bucket with you for the stuff. Look, remember to request frozen chicken drumstick, instead of those bony pieces that are of no use.”
Chi Mai said “yes” as she hurriedly entered her house. When she was about to turn back to the door, a man walked up the narrow trail. He made a few more steps forward and was recognized by the woman, who quickly addressed him. “ Hello, Mr. boat owner. What are you doing here?”
The boat owner to whom the woman talked was a man in his fifties with a receding hairline and a seemingly alcohol - intoxicated face. A first glance at his obese structure made one believe that he was a kind-hearted man, but his thick lips and his eyes, which occasionally flashed a malicious look, turned him into a type of man to be avoided. He had barely been on this island for two weeks – a period when nobody could have had time to contact their relatives at home; yet he dressed himself in Malaysian brand T-shirt, Western-style pants, and shoes, unlike other male newcomers, who wore shorts and walked about with bare feet and without a shirt. This would suggest that he had carried lots of gold with him on board. His manners showed that he didn’t come from a working class, nor was his background easily known. He could be a work contractor, or a business broker, or a smuggling kingpin. Anyhow, it was certain that he was mart and that his many good tricks could have helped him survive in a cruel society back home, where he had succeeded in organizing a sea-going boat trip with the tacit agreement of the local security men.
Instead of warmly responding to the woman’s greetings, he cautiously looked around and lowered his tone. “ Let Mrs. Bay call me old Mr. Nam. It’s no good to continue referring me as ‘boat owner’. People on this island are all strangers, and we don’t know who is who.” Not giving the old woman a chance to react, he continued, “Where are the helmsman and that little girl whose dead father was tossed into the sea?”
“Tan, the helmsman is out for foodstuffs. The little girl, Chi Mai, will come out very shortly,” Mrs. Bay quickly replied. No sooner had the woman finished talking than Chi Mai came out of the house.
“ Good morning old Mr. Nam, “ said Chi Mai respectfully, her hands clasped in front of her.
Instead of returning Chi Mai’s greetings, the man turned to the woman. “Mrs. Bay, could you find someone to take this girl’s place at the food distribution line? Those aboard my boat are said to be listed for departure from the island, and I have something important to discuss with her.”
The woman was hesitant for few seconds. Then, seemingly out of consideration for the old boat owner, she hollered to someone inside the house. “Where are you, Dung? Can you substitute for Chi Mai for today? Old Mr. Nam wants to say to her.”
After the woman’s son left with a bucket, the boat owner told her, “ I need you to be my witness to this matter. I am a reasonable man. If everything goes well, I’ll never forget your favor.”
Caught suddenly in a dilemma, the woman didn’t know what to do. If she declined, would she offend him? How would the unfolding story affect her if she agreed? Then, feeling that she was indebted to a certain degree to the boat owner for her safety in the piratical attack (although it was a safety which could have been due to the fact that the pirates had spared her because of her age), the woman reluctantly sat down by Chi Mai’s side. The boat owner said to Chi Mai in a low, gentle voice, “ Girl, prior to boarding the boat, did your parents confide anything to you, or did they give you any instructions?”
“ Yes, old Mr. Nam. My mother advised me, if caught by the security people, not to tell them the truth about my name, my address and my parents,” the stupefied little girl replied timidly. Her reference to the trip must have revived the pain in her, as her eyes were now brimming with tears.
Old Mr. Nam, not much interested in her pain, anxiously fired another question. “I am not interested in that matter. I want to know if yours parents gave you keep something for them.” After a moment of hesitation, he went straight to the matter. “ For instance, what about gold?”
“No, not at all.”
Apparently angered by the reply, he rolled up his eyes. “ I don’t believe it.” He then talked to the woman in a very serious tone. “ Mrs. Bay, please search her body for me. All parents on a sea journey entrust their children with money and gold to hide.”
phai  
#3 Đã gửi : 17/06/2019 lúc 11:10:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
As soon as he finished talking, old Mr. Nam grabbed Chi Mai and shoved her on to the woman’s lap. The woman, becoming suddenly passive in such an tense situation, and at the same time intimidated by the authoritative attitude of the wealthy boat owner, awkwardly moved her arms and ran her hands along the girl’s body from top to bottom. She repeated the search several times as the boat owner watched with wide-open eyes. He clearly saw the woman’s hands run up and down without coming across any solid objects that could be suspected to be gold or jewelry. The woman now felt relieved.
“You see, old Mr. Nam, nothing has been found,” she said in a pleading tone.
Refusing to be a loser, the boat owner, after a few seconds in thought, told Chi Mai in a raised voice, “Bring all your belongings out here for a check.”
Now as docile as a lamb, Chi Mai threw a scared look at the woman and ran into the house. She came out with a bag, the last thing left by her mother. Without saying a word to her, he grabbed the bag. He took out lots of things, including a warm blouse, a comb, a mirror, a small ointment bottle and a few undergarments. His hands carefully squeezed the seam of each piece of clothing in search for gold. Angry at his failure to find anything valuable, he tossed her belongings away, walking back and forth with his clasped hands behind him. “Besides entrusting nothing to you, did your parents give you any instructions?” he finally repeated what he had said before, stressing each spoken word.
“Nothing,” Chi Mai replied.
“You should have known something. Do you know that your parents owed me some money?”
“No, I knew nothing.”
Her answer drove him into uncontrolled anger. Turning to the woman, he explained, “Prior to our departure, her parents pleaded with me for a favor. Instead of the regular fee of six ounces of gold for her family, I settled on five ounces. Three ounces had been paid, and the rest were to be paid after they reached a shore from where they would contact their family back home by mail so the payment could be made to my family there. You know the money which I spent for this trip was hard earned, not coming from my stealing from anyone else. Now that her parents have died, she ought to pay me the remainder of the free.”
The whole thing was now as clear as the day. But seeking a solution to it would not be easy. Understanding this, the woman said noncommittally, “How can a little girl like this be able to solve this problem?”
“Is she too young to do this? I’m going to give her some money so she can send a telegram home urging her family to pay me.”
“Do you have any relatives living in foreign country?” the woman said to Chi Mai in a compassion tone. “Any aunt or uncle, for instance?”
“No, none of my relatives live abroad.”
“How about anyone living in Saigon?”
“My grandparents are all deceased. My maternal grandmother in the countryside is very poor.”
Chi Mai negative reply made the man understand that it was all but impossible for him to claim his money back. Pointing his finger at her face, he threatened, ”Write your grandmother to pay me what your parents owe me; otherwise, I will see to it that the Malaysian police keep you here - until you rot on this land.”
Horrified by the boat owner’s threat, Chi Mai looked at him, twiddled with the flap of her blouse, and burst into tears. By now a handful of people in the Long House area had returned from their food-receiving chores. Among this crowd of men, women and children was a young man who, unaware of what had caused the old man’s rage, greeted him.” Uncle Nam, what are you doing here?”
When he saw Tan, his former helmsman, the old man, probably realizing that the helmsman was as much a target as Chi Mai was, temporarily let her alone and turned to face him.” How am I not here without a cause? Hey, I want to have a little chat with you.”
The helmsman, about thirty years old, wore a khaki trousers and a Malaysian-made T-shirt. His eyes and his bearing and figure proved him to be a very smart guy. But his horse-shaped face gave people the impression that he was a wicked person capable of bad things for personal gains. Though sensing the boat owner’s less-than-friendly tone, the helmsman produced a teeth-baring smile and teasingly answered, “I respect you as much as I do my parents. So you can see me any time you want.”
“I declined to be treated as such. Look, I want to ask you something.”
“Please go ahead,” the helmsman started raising his voice.
“I don’t think this is a good place to talk. Can I have a private meeting with you? Was there any change of heart once the journey was no longer dangerous? Look, Tan, we are not in America yet.”
Aware that something was not going right, Tan was trying to find a way to cope the situation. “At least allow me to carry these things inside,” he said. Having said that, he took his food bucket inside the house. When he stepped back outside, he was stared at by the old man, and the two pairs of eyes stared at each other intensely. The boat owner quickly headed to the back of the house, followed by the helmsman. When the two men were five or xix meters away form the house, the boat owner stopped at a cluster of big rocks that could be used as seats, He sat down on one of them and waited until the helmsman came and sat facing him before he raised his voice. At first, nobody heard what they were saying to each other, but their discussion became increasingly heated, and their voices became even louder.
“Who the hell was it that could steal your money?” the helmsman asked.
“Don’t you try to play a trick on me. When the Thai boat attacked us, I tossed a bag containing twenty ounces of gold into the oil drum. You and I were the only ones authorized in the engine compartment. So did the gold have wings that flews away?”
“Wait a minute. Aren’t you afraid of being strangled to death by the ‘Deity at Ba Chieu mausoleum’? Why do you take me for a suspect when anyone from among the sixty people on board could be a thief? In addition, didn’t you see that the pirates ransacked every corner of the boat, including even the engine room?”
“Agreed, they went there, but they didn’t pry the lid of the fuel drum. Do you think that I’m a blind man? You took advantage of the time of the pirates’departure and of the chaos aboard to steal that gold. Was I so dumb as to know nothing about you? I’ve been watching your every move since we came on this island. Where was the money that you have for such things as the gold pendent and the ring you’re wearing?
“Look, don’t be so absurd. I never took anything from you, alright! Are you ready for my death-inflicting curse? Hey, my curse is that anyone who took your gold ought to be torn to pieces by a bullet without his family knowing about it !”
They helmsman’s curse had the damaging effect of adding oil to a fire, especially when it came from that not-so-trustworthy face.
“God damn it! Are you ready to give the gold back to me? “the old man shouted, his anger reaching the breaking point. “ I don’t want to listen to you any more.” Before he finished his last words, he dealt a fist blow at the helmsman’s face. The helmsman raised his hand to ward it off. Feeling like a wounded tiger, the old man grabbed a piece of firewood nearby, grit his teeth in anger, and struck hard.
Caught in panic, the helmsman stepped back and ran toward the Long House area. When he came back, he had a kitchen knife in hand. For his part, the no-less-threatening old man, with the firewood in hand, ran up to his opponent.
By now, the loud voices, the cursing abuses and the thumping of running feet alerted the people in the Long House area that something unusual was going on. They came out of their dwelling places for a closer look. Their presence seemed to have helped further increase the adrenalin of the disputing parties to the effect that their faces got even redder and then turned green. The old man turned to the crowd and pointed a finger at the helmsman. “ Let all you here know that I gave this man a free boat ride. Now he returned my favor by daring to steal my money. You are a son of a bitch!”
Not to be outdone, the helmsman pointed his knife at the old man. “You, and nobody else, is son of a bitch. Do you think any man with some money like you can get the right to heap abuses on other people? Got the guts to step up here?”
Having heard that, the old man roared up in anger and jumped forward to meet the helmsman, the firewood stick swung high. Probably in haste, he didn’t see the few elevated steps between him and the helmsman, and he missed his foot and lost his balance, with his stick still up in the air. The helmsman, sure that the stick was about to hit him, thrust out his knife to ward off the blow. As fate would have it, the knife struck the old man in the neck, and a jet of blood spurted out profusely. As the helmsman stepped back, the old man let go of the stick and grabbed his neck. The wound must have been at a vulnerable spot because the blood flow couldn’t be stopped, sending him to the ground in a matter of a few seconds. The incident happened so quickly that the crowd only stood there, dumbfounded. Seconds later, no more blood came out of the wound and his neck, now stained with red froth, was throbbing. With his eyes rolled up and his head flipped to one side, he became immobile.
At this point, the crowd exploded into noisy chaos. They rushed toward the dead man, pointing at him, talking to each other and screaming hysterically. Moment later, along with the arrival of young men and women from the other sectors, the camp security men and the Malaysian police appeared with rifles and wooden sticks. Through an interpreter, the police made an initial investigation, then took the body to the Sick Bay Clinic and ordered the green-faced, trembling helmsman tied up and taken to the barbed-wire police compound. They were escorted by the crowd, which was now as jumbled up as the festive parade in an African country. Other people, talking and speculating endlessly, still hung round where the old man’s blood still wet the ground.
One week after the incident, the passengers who had been on Chi Mai’s boat were informed over the public – address system that they were going to have interviews with a foreign delegation. Being called up for an interview was the most important moment in a refugee’s life. Whether a refugee’s resettlement in a foreign country was approved or rejected (to be left to rot in a refugee camp) depend on such an interview. Therefore, the refugees would dress themselves properly and report anxiously to the interview office ahead of the schedule time. Chi Mai was on the list of interviewees. She wore her large-sized western dress to report to the interview. When her name was called by a Vietnamese office worker, she shyly stepped into the house to meet a foreign delegation.
Her interview took place in 1982, the time when Indochinese refugees still enjoyed decent treatment in term of their resettlement in third countries. According to a U.N. High Commissioner for Refugees agreement, children under eighteen years of age and unaccompanied by parents were categorized as orphans, and their files were to be reviewed in priority by the U.S. delegation. Seated next to a Vietnamese interpreter, she looked across the desk and saw an American lady shuffled a stack of files. After a moment of reviewing the files, the lady raised her head, heaved a sigh and said to the interpreter in an emotional tone, “ Please tell the girl that the U.S. delegation has approved her resettlement in the United States.”
The interpreter had barely finished his sentence in Vietnamese when Chi Mai said aloud, “What about my mother?” Cathy, the American woman, after talking to the interpreter, raised her voice, tears sparkling in her eyes.” Your mother? We can’t do anything about it as long as she isn’t here yet.”
“ So I have to wait for my mother. My father told me not to go anywhere until my mother shows up here. She isn’t dead yet.”
As soon as she was finished, Chi Mai burst in tears. It took Cathy some time to calm her down before she could go on. “ You have to leave the island. Otherwise, nobody knows when your file will be reviewed again. Bidong Island is not where you will grow up. I promise to you that, when your mother shows up here, I will immediately take her to you, no matter where you are.”
“No, I’m not going any where. I’m supposed to meet my mother here.” Suddenly, Chi Mai stood up and sprinted outside. Caught off guard by the girl’s sudden, quick action Cathy and the interpreter couldn’t react promptly. Like a panicky deer, Chi Mai ran toward the beach while crying, “Mom, I’m not going anywhere. I’m going to stay here until you com!”
When she reached the water line, she staggered for a few seconds and fell down on the sand, probably overwhelmed with emotions. Cathy and the interpreter came up and saw her face turn green and her body tremble spasmodically. The interpreter lifted Chi Mai up and carried her in his arms to her place in the Long House zone, while Cathy said comforting words to calm down her sobbing. Cathy recommended that Chi Mai be watched over by a security team and that the camp clinic help her with some milk for the night.
At about two p.m. the next day, while Bidong Island was still deep in a siesta lulled by the flapping waves echoing from the beach, the public-address system broadcast the names of departers who were to board the Budat ship, which was due to arrive at about five p.m. Comforted by some of her boat companions and the security men, Chi Mai felt better, but she didn’t speak to anybody. In silence, she washed herself, the excused herself to go to the pagoda to get a few incense sticks to burn at her father’s grave.
Along the winding trail leading to the cemetery, she picked up some wild flowers for her father. The afternoon sun cast her long shadow in front of her, while gusts of ocean wind blew her long hair behind her. She silently stepped forward to the grave, lighted the incense sticks with a match, prayed for a while, and knelt down, tears running down her cheeks. With tears blurring her eyes, she saw her parents walking hand in hand; suddenly, her father disappeared, and her mother was left alone aboard a tiny, fragile boat, waving to her, “ Chi Mai ! Mom is here. Wait for me, sweetheart!” Overjoyed by the image of her mother, she stood up in an attempt to hold her mother’s hand, but her illusion sent her falling face down on the dirt as her mother’s image evaporated in the air. As she was lifting herself up, a hand touched her shoulder, and she heard a low voice, “That should be enough, Chi Mai. Bow to your father and come back to the camp. It’s kind of late.” Those were the words of the security man charged with watching over her.
She bowed three times, then turned around and noticed a freshly formed heap of earth near her father’s grave, with a wooden signboard reading “Nguyen Van Nam, born 1931, owner of the boat MB-105, deceased 1982.” She recognized right away that the late Mr. Nam was none of other than the man who had come to see her. Just to be sure, she asked the guard, “ Is that the man who was fatally stabbed the other day?” The man nodded in silence.
Without a word, she moved toward the new grave, lighted some incense sticks, and planted them in front of the grave. She knelt down and talked to Mr. Nam as if he was sitting in front of her.” Mr. Nam, please don’t claim any debt from me. I don’t have any money to pay it. When I grow up and have money, I’ll come back here to build a nice grave for you. Please don’t follow me for money. The ocean has taken away everything from me.”
Right at that moment, over a loud speaker, the song “I Miss the Sea” was played to signal another send-off ceremony, similar to a thousand previous send-offs. The sad organ tune, while exciting the departers, ached the hearts of those remaining behind. The entire vast ocean area seemed to be playing another melancholic song to bid farewell to those who had once ridden the waves and played with the Demon of Death, and who would shortly depart from this tiny island to begin a new journey to an undetermined future
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.671 giây.