logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/06/2019 lúc 08:10:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một ông bạn ở Marrickville, Sydney, mỗi lần thư đi tin lại với tôi đều ghi thêm một địa chỉ nghe rất nặng mùi kiếm hiệp là “Ma Cốc”. Bắt chước ông, tôi cũng gọi nơi tôi đang sống là “Cùng Cốc”. Chưa hẳn là “thâm sơn”, nhưng phía sau nhà tôi là cả một dãy núi thuộc lâm viên quốc gia. Không làm vua một cõi thì ít ra cũng hơn cả “quận công”, muốn làm gì thì làm mà chẳng sợ bị ai dòm ngó. Một cuộc sống như thế dĩ nhiên mang lại cho tôi nhiều cái thú, những cũng kéo theo nhiều thua thiệt. Phần lớn những người hàng xóm của tôi là dân Úc rặc. Gặp nhau cũng “Hello”, nhưng không dễ gì có được một quan hệ thân tình với họ. Có lúc tôi thèm gặp bạn bè ở miền Tây Sydney để bù khú và chén chú chén anh.
Nhiều người bảo: sống như thế thì thà chơi với chó còn hơn! Mà đúng vậy. Hiện tôi sống và “chơi” với cậu chó trong nhà nhiều hơn với ai hết. Sáng sớm thức dậy đã thấy cậu đứng chờ ở cửa sau.Suốt ngày, ngoài những lúc lim dim ngủ ngày, cậu luôn có mặt bên cạnh tôi. Chiều đến, làm gì thì làm, cũng phải bỏ ra một giờ đề đưa cậu đi chơi ngoài công viên. Thân thiết với tôi như vậy cho nên cậu “dạy” cho tôi rất nhiều điều. Đúng hơn tôi học nơi cậu chó nhiều điều hơn tôi dạy cậu. Một trong những điều đó là: chó chẳng cần phải học làm chó mà vẫn sống được như chó! Dĩ nhiên, ở với người cho nên chó cũng được dạy dỗ, huấn luyện để làm theo một số mệnh lệnh của người như canh nhà, đuổi gà. Nhưng có rất nhiều điều, chẳng cần học mà cậu chó nhà tôi vẫn làm được.
Quan sát các sinh hoạt của cậu chó nhà tôi, tôi nghiệm ra một sự thật rất hiển nhiên là: thú vật chẳng cần phải học để làm thú vật! Tôi thấy rõ điều này nơi giống gà loi rừng (bush turkey). Giống gà này sinh hoạt hoàn toàn khác với bất cứ loài có cánh nào. Cứ đến mùa sinh sản, chú gà trống bỏ ăn bỏ ngủ để dùng lá cây đắp một cái ụ cao có khi to bằng một chiếc xe hơi nhỏ. Sau đó chú moi vài cái lỗ sâu. Mấy chị gà mái nào muốn chọn chú làm cha của bày con của mình đều đến đẻ trứng vào đó. Sau đó, nhiệm vụ canh giữ “lâu đài tình ái” thuộc về chú gà trống. Chú canh phòng cái ổ trứng rất cẩn mật. Thỉnh thoảng chú thăm dò và điều chỉnh nhiệt độ trong ổ. Đủ ngày đầy tháng, mấy chú gà con mới nở phải tự mình tìm đường để ngoi ra khỏi cái ổ khổng lồ đó và ngay lập tức, chẳng cần cha mẹ dẫn dắt, chúng vẫn có thể bương chải đi kiếm ăn một mình. Con nào vượt qua được cái hành trình đầu đời đó thì “sống mạnh sống hùng”, không thể nào bị chó vật hay xe cán. Đây là hình ảnh rõ ràng nhứt cho tôi thấy thú vật chẳng cần học hành mà vẫn làm thú một cách đầy đủ. Có lúc bực tức khi thấy vườn tược của mình bị đám gà lôi rừng này phá nát, tôi chửi đổng: cái đám gà “mất dạy”! Chợt thấy mình vô lý quá: gà hay thú vật nói chung đâu có cần học hành hay được dạy dỗ đâu mà “mất dạy”!
Tôi ý thức về chân lý này hơn qua một giai thoại về Đức Khổng Tử. Một hôm, trên đường sang nước Tần, ngài và một số môn sinh gặp một số thiếu nhi đang chơi đùa giữa đường. Ngồi trên xe quan sát đám trẻ, ngài thấy một cậu bé không nô đùa với chúng bạn mà lại cặm cụi lấy cát đắp một cái thành nhỏ.
Đức Khổng Tử mới tiến lại gần và hỏi cậu bé: “Này cậu bé, cớ sao cậu không chơi đùa với mấy đứa trẻ kia?” Cậu bé đáp: “Đùa giỡn thì vô ích, vì có thể bị rách áo quần, nhọc công mẹ vá, lại buồn lòng cha, nên tôi không đùa giỡn”. Nói xong, cậu lại tiếp tục đắp thành. Đức Khổng Tử lại hỏi: “Cậu không tránh đường cho xe của ta đi sao?” Cậu bé thản nhiên đáp: “Từ xưa đến giờ, xe phải tránh thành, chứ có bao giờ thành phải tránh xe đâu?” Nghe câu trả lời thật bất ngờ, Đức Khổng Tử liền xuống xe, tiến lại gần cậu bé và hỏi nhiều điều. Câu hỏi nào cũng được cậu bé trả lời vanh vách.
Đức Khổng Tử mới thắc mắc: “Năm nay cháu được bao nhiêu tuổi?” Cậu bé lịch sự đáp: “Thưa phu tử, cháu lên 6 ạ!” Ngài ngạc nhiên: “Cháu mới 6 tuổi mà sao biết nhiều điều thế?” Câu bé liền giải thích: “Thưa phu tử, cháu nghe nói con cá nở ra 3 ngày đã bơi tung tăng từ hồ nọ đến hồ kia. Con thỏ 6 ngày đã chạy khắp đồng cỏ. Cháu sinh ra 6 năm mới được như thế!”
Không rõ có phải do được gợi hứng từ cuộc gặp gỡ trên đây không mà sau này Đức Khổng Tử đã nói một câu để đời: “Vi nhân nan” (làm người thì khó). Và không biết có phải do thấm nhuần lời dạy của Đức Khổng Tử không, người Việt Nam kéo dài câu nói trên đây thành: làm người thì khó, làm chó thì dễ! Câu ca dao rõ ràng có hàm ý khinh miệt đối với loài chó. Câu chửi “đồ chó” là một lời mắng nhiếc thậm tệ. Mà đâu có riêng gì người Việt Nam, người Tây Phương, dù nuôi chó như thú cưng, cũng đâu có xem chó ra gì. Chê mắng ai thì bảo người đó là “con của chó cái!” Nghĩ cho cùng, chó đâu có đáng bị khinh bỉ như thế đâu. Bởi lẽ chó không làm điều xấu, chó không biết phân biệt phải trái và thiện ác. Nói cho cùng, chó đâu có ý thức về đạo đức.
Theo một định nghĩa cổ điển nhứt, người là “một con vật có lý trí”. Chính lý trí là làn ranh phân biệt rõ ràng giữa thú và người; người khác thú vì có lý trí. Chính lý trí mách bảo cho con người phải biết phân biệt điều ngay lẽ trái, điều thiện và điều ác. Chính lý trí luôn thúc đẩy con người phải sống theo những giá trị đạo đức. Chính lý trí luôn nhắc nhở con người phải sống cho ra người. Và sống cho ra người, từ cổ chí kim, lúc nào cũng được ghi khắc trong trái tim con người thành một quy luật mà người được tôn làm “Vạn Thế Sư Biểu” (Bậc Thày của Muôn Đời) đã tóm tắt bằng câu: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Cũng quy luật muôn đời ấy lại được Chúa Giêsu đề ra dưới một hình thức tích cực hơn: “Điều gì ngươi muốn người khác làm cho ngươi, hãy làm cho họ”(Mt 7,12).
Vi nhân, làm người, sống cho ra người chính là sống theo quy luật muôn đời ấy. Bất cứ ai biết hồi tâm, tỉnh táo một chút để nhìn lại cuộc hành trình làm người của mình, cũng đều phải thú nhận rằng làm ngườikhó vô cùng. Bậc thánh hiền như Đức Khổng Tử mà còn phải đấm ngực thú nhận điều đó huống hồ là tôi.
Gừng càng già thì càng cay. Còn tôi, càng già càng thấy mình yếu nhược, bất lực và ngu dốt, nhứt là trong chuyện học làm người và sống cho ra người. Chỉ biết mượn tâm sự của nhà văn Nguyễn Đức Lập (1945-2016) để tự an ủi. Trong một bài tự truyện viết có lẽ cũng vào cái tuổi quá “thất thập cổ lai hi” như tôi, ông thú nhận: “Đức Phật là người đi mà không đến. Cái học của tôi cũng vậy, học thầy, học bạn, học sách, học báo, học đường, học chợ, học chỉ để mà học. “Dủ học dủ ngu”.
Ngày xưa thầy Tử Lộ hỏi Đức Không Tử khi nào thì chấm dứt sự học. Vị Vạn Thế Sư Biểu đã trả lời: “Khi huyệt đã đào nhẵn nhụi rồi, đất đã đắp chắc chắn rồi, người đi đưa đã quay chưn lui gót rồi, lúc đó mới hết học”. Và cái học khó nhứt vẫn là học làm sao sống cho ra con người”.
Chu văn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.