Từ năm 1987, tình hình Ba Lan đã khá chín mùi cho một sự thay đổi chính trị, kết thúc chế độ cộng sản độc tài do Liên Sô áp đặt từ sau thế chiến. Sau Ba Lan, năm 1989 tới Đức. Bức tường Bá-linh được cộng sản Đông Đức, trong đêm 12-13 tháng 8 năm 1961, dựng lên để ngăn chận dân Đông Đức chạy qua Tây Đức sanh sống, trở thành biểu tượng của thế giới chia đôi, phía Đông do cộng sản cai trị, phía Tây theo chế độ Tự do Dân chủ.
Chỉ hai năm sau, Liên Sô, cái nôi của cách mạng vô sản toàn thế giới, trong vài ngày, tan rả êm ái, sạch trơn, cho mọi người cái cảm tượng như chưa hề có cộng sản ở nơi đây.
Cả thế giới ngẩn ngơ và vui mừng. Biến cố xảy ra không một điềm báo trước. Và khi “cộng sản đã cai trị thì không bao giờ có sự thay đổi” như tài liệu cộng sản tuyên truyền nói, nên ai không phải cộng sản đều vui mừng. Dĩ nhiên, người Việt Nam ở trong và ngoài nước, hơn ai hết, vui mừng như sẽ được sống lại.
Về phía cộng sản ở Hà Nội, ban lãnh đạo của họ cũng thật sự lo sợ cho số phận của họ. Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt cho người tìm cách tiếp xúc, thăm dò không chính thức phía Hoa Kỳ vì Hà Nội hãy còn bị cấm vận. Một luật sư kỳ cụu ở Hà Nội (Ls DVĐ), từng làm Chánh văn phòng ở Bộ Kinh tế của chính phủ đầu tiên năm 1946, được gởi qua Hoa Thịnh Đốn. Nhưng ông chỉ có quyền tới New York, không được phép vượt khỏi chu vi trụ sở LHQ 40 km nên phải có người Mỹ can thiệp và đón ông ở phi trường Hoa Thịnh Đốn. Cuộc tiếp xúc với Hoa Thịnh Đốn ở tầm cao, tuy không chính thức, nội dung khá tích cực. Ở Âu châu, Đại sứ Âu châu (Đs ĐPĐ) cũng có những cuộc nói chuyện, khi tại Paris, khi tại Bruxelles, để thăm dò thái độ của Hoa Kỳ.
Nhưng tới 1992, Bắc Kinh trụ lại được, thấy ván cờ domino không xảy ra. Hà Nội liền bám theo Bắc Kinh sau khi Lê Đức Anh đi qua Tàu về. Mọi người lo củng cố quyền lực, đập tan mọi dấu hiệu hưởng ứng biến cố Liên Sô.
Nay đã 30 năm trôi qua, cộng sản ở Việt Nam vẫn còn đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ sụp đổ, hay sẽ thay đổi theo chế độ dân chủ tự do. Trái lại, nó còn đàn áp đẫm máu ai dám bày tỏ lòng yêu nước chống giặc Tàu hay đòi hỏi dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Phải chăng cộng sản ở Việt Nam đang áp dụng đúng mức lời dạy của Lê nin để bảo vệ chế độ "Biết cai trị triệt để bằng bạo lực thì chế độ không bao giờ sụp đổ" tuy vẫn biết Liên Sô đã không còn!
Vậy do đâu mà cộng sản ở Việt Nam chưa chịu tiêu vong như tiền bối của nó? Do lãnh đạo tài ba? Do dân Việt Nam thật lòng chấp nhận cộng sản cai trị? Hay do đảng cộng sản có vai trò lịch sử?
Đông Âu và Liên Sô sụp đổ
Công đoàn Đoàn kết Ba Lan thanh toán xong nhà cầm quyền cộng sản, Bulgarie, Hongrie, Tchèque,... lần lược xô ngã tượng Staline và Lenin ở xứ họ, dân chúng tràn ra đường chào mừng vận hội mới không tiếng súng.
Chỉ ở Roumanie, Chủ tịch Ceausescu khát máu, lì lợm cố bám chế độ như giữ của hương hỏa, ra lệnh công an, mật vụ bắn vào dân chúng xuống đường, làm thiệt mạng cả ngàn người nhưng cũng không đủ sức ngăn chận làn sóng người biểu tình đông hằng triệu người. Sau cùng, Ceausescu kêu gọi quân đội can thiệp. Quân đội xuất hiện lại đứng về phía nhân dân, chống lại công an để bảo vệ dân. Cách mạng thành công. Vợ chồng Ceausescu bị cách mạng bắt và bị tòa án cách mạng xử tử hình. Cả hai vợ chồng bị bắn tại một góc đường, ngay trong đêm Giáng Sinh 1989.
Chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô đã lần lược sụp đổ trọn vẹn như chưa từng có làm cho câu nói như một thứ huyền thoại “một khi đảng cộng sản đã nắm được chính quyền thì không thể bị lật đổ” trở thành lố bịch, phủ nhận cả lý thuyết của Lenin về sự kiên cố của chế độ cộng sản, đồng thời thay đổi suy nghĩ của nhiều người chẳng may còn sống dưới chế độ cộng sản còn sót lại.
Sự thay đổi chính trị ở Đông Âu diển ra tốt đẹp như một vở kịch trên sân khấu là do hoàn cảnh lịch sử của nơi này. Và cũng nhờ có những con người bản lãnh từ trong chính quyền và từ trong dân chúng đúng lên.
Thế chiến kết thúc, các cường quốc chia nhau thế giới. Đông Âu vốn là cái nôi văn hóa Âu châu mà cội rễ là tôn giáo. Hơn nữa hai cuộc cách mạng Pháp và Đức đã để lại một di sản văn hóa chính trị còn giá trị qui chiếu cho tới ngày. Một sớm một chiều, Nga đem cộng sản áp đặt lên họ. Dĩ nhiên cộng sản bị dân chúng và sức mạnh văn hóa Âu châu phản kháng. Hai yếu tố lịch sử và con người ở đây đã quyết định vận mạng của chế độ cộng sản Đông Âu. Chẳng may Việt Nam không có hai yếu tố của Âu châu.
Nỗi bất hạnh của Việt Nam
Nhìn lại lịch sử, sau thế chiến, các nước bị Tây phương đô hộ đều lần lược độc lập mà không phải làm chiến tranh giải phóng kéo dài mấy chục năm, tốn hao xương máu của dân hằng chục triệu người, lại sớm phát triển. Chỉ có Việt Nam bị đẩy vào cuộc chiến chỉ vì Hồ Chí Minh muốn Việt Nam phải trở thành nước cộng sản. Hồ Chí Minh đã nói "Dù phải đánh Tây mươi năm nữa, phải đốt cả dảy Trường Sơn, ta vẫn phải làm. Cớ độc lập bây giờ, trong điều kiện này, là độc lập của phe quốc gia, không phải độc lập hoàn toàn của ta".
Năm 1946, Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến chống Tây là để có điều kiện rút ra khỏi Hà Nội mà không xấu hổ. Nghe kháng chiến chống Tây trở lại, toàn dân lập tức đứng lên tham gia kháng chiến. Dân trong Nam làm kháng chiến trước lệnh kháng chiến của Hồ Chí Minh. Khi Hồ ký thỏa ước 6/3/46 rước Tây lên Hà Nội, lính Việt Minh hợp tác với lính Tây cùng hành quân lên Việt Bắc để tảo thanh những lực lượng võ trang của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ mạnh hơn Việt Minh, thì kháng chiến trong Nam không chấp hành lệnh ngưng chiến của chính phủ Hà Nội, vẫn tiếp tục đánh Tây. Bảy Viễn nói "ĐM. Chưa có Độc lập, cứ oánh nữa. Chừng nào có Độc lập mới thôi" bị Hồ Chí Minh khiển trách. Và Hồ gởi Lê Duẩn, Hà Huy Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh vào Nam để nắm kháng chiến trong Nam, và loại Bảy Viễn, buộc Bảy Viễn phải rút về thành...
Tây lần lược tái chiếm Việt Nam, bao nhiêu nhà ái quốc chân chính phải đi ra khu kháng chiến vì trở ra thành đồng nghĩa Việt gian. Họ bị cộng sản giết để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản. Trường hợp Hồ Văn Ngà mới thật thương tâm, rơi nước mắt. Cùng rời khỏi Sài Gòn với cộng sản, sau đó, ông bị cộng sản giết ở Bạc Liêu với tội danh “Việt gian”.
Hồ Văn Ngà bình tĩnh nói với mấy tên Việt Minh sắp giết ông “Mấy em giết qua thì cứ giết nhưng đừng nói qua là Việt gian. Qua không bao giờ làm Việt gian hết.”
Hồ Văn Ngà học năm cuối Trường Kỹ sư Centrale ở Paris, học giỏi có tiếng thế mà bỏ thi tốt nghiệp, về Sài Gòn tham gia kháng chiến giành độc lập cho xứ sở.
Như thế mới thấy chỉ người có học, tiểu tư sản, đi kháng chiến là vì lòng yêu nước thúc đẩy. Còn cộng sản không thể hiểu yêu nước là gì. Cả Hồ Chí Minh cũng vậy. Vì vốn không học, không nghề nghiệp nên không có công ăn việc làm. Đi làm cộng sản là một việc làm. Họ chỉ biết "được là có tất cả. Thua thì chẳng có gì để mất ngoài cái mạng cùi".
Kháng chiến giành độc lập là sự nghiệp của toàn dân. Họ làm kháng chiến chỉ vì lòng yêu nước. Cộng sản cướp công của nhân dân, lấy làm của riêng cho cộng sản, biến Việt Nam thành cộng sản và tuyên bố đó là “tất yếu lịch sử ”.
Lịch sử Việt Nam trong vừa qua nhặp nhằng giữa nhân dân yêu nước với cộng sản ăn có mà một số người, nhất là đảng viên cộng sản không hiểu tách bạch để thấy đâu là công và tội. Chính yếu tố lịch sử éo le này đã không cho phép Việt Nam sớm thay đổi như Đông Âu.
Vốn khi thua, chẳng có gì để mất, khi ăn thì có tất cả. Nay đã ăn cả nước thì cộng sản không dại gì lại tự mình thay đổi. Kẻ đói nay được ăn trên ngồi trước thì không ai dại gì mà rời khỏi chiếu. Chết cũng bám tới cùng.
Việt Nam có điều kiện thay đổi
Như đã nói Âu châu thay đổi, từ bỏ cộng sản sớm, nhờ điều kiện văn hóa. Việt Nam có yếu tố văn hóa nhưng không được thể hiện rõ như Âu châu. Văn hóa Âu châu động trong lúc văn hóa Việt Nam lại tĩnh. Cả ngàn năm thắm nhuần thứ Khổng Mạnh biến chất, thứ Tống nho “Quân sử thần tử...”. Còn “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh“ mới chỉ kịp lóe lên, chưa kịp định hình, nói chi định chế hóa. Nên Tàu khác Việt Nam rất rõ - nói "Tàu và Việt Nam là đồng văn, đồng chủng" là nói sai hoàn toàn. Nói theo quan điểm cộng sản lệ thuộc Tàu. Trong văn hóa tàu hoàn toàn không có chữ tự do, chữ dân chủ. Ngày nay, chữ “dân chủ” vẫn còn bị cấm ở Tàu. Vả lại dân tàu không bao giờ mơ màng tới dân chủ hay tự do. Họ chỉ mong đất nước không loạn lạc để họ được ăn cơm, không ăn cháo. Nên dân Tàu rất hưởng ứng chế độ ngày nay của Tập Cận Bình. Trong lúc đó, tuy chịu ảnh hưởng Tàu lâu dài nhưng Việt Nam có được một truyền thống văn hóa xã thôn theo đó xã thôn tổ chức chính quyền trên cơ sở Hương ước, một thứ Hiến pháp của làng. Nên mới có câu "Lệnh vua thua lệ làng".
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam cũng khác hơn ở Tàu. Trong gia đình Việt Nam, mỗi thành viên đều có vị trí rõ ràng của mình. Trong gia đình Tàu, các thành viên đều mờ nhạt dưới uy quyền của người cha "Phụ sử tử vong, tử bất vong, bất hiếu".
Văn hóa là điều kiện đưa đến một chọn lựa thể chế chính trị. Việt Nam đã có sẵn. Vấn đề còn lại là mọi người hãy sáng suốt tách bạch vai trò thật sự của toàn dân trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc với sự cướp công kháng chiến của dân do Hồ Chí Minh cướp được. Xác định lại đúng chỗ đứng của mình để từ đó đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ thật sự.
Việt Nam phải có dân chủ vì nhân dân Việt Nam đã đổ máu đánh ngoại xâm giành độc lập, chớ không phải người cộng sản vì cộng sản chỉ cướp chiến lợi phẩm.
Đó mới đúng là tất yếu lịch sử.
21.06.2019
Nguyễn thị Cỏ May