logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/06/2019 lúc 11:50:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ông Ba Phát từ ngày vợ chết đến giờ, ông ở vậy nuôi con. Ông chỉ có một thằng con, nhưng thằng nầy học hành chẳng tới đâu, chỉ mới có vừa qua lớp 12 chừng nửa năm, rồi nó nghỉ học ở nhà đòi vợ.

Báo hại cho ông Ba Phát phải chạy vắt cặp giò lên cần cổ để đi kiếm vợ cho nó, cưới vợ về rồi mà nó cũng chẳng chịu làm ăn, chỉ lỏng nhỏng tối ngày nên con vợ buồn tình làm đơn xin ra ngoài chánh quyền ly dị.
Thế là thằng nầy buồn đời, chẳng thiết đến làm ăn. Hễ trong xóm nghe ai động thớt động dao, thì nó xách đít đi tới để chờ nhậu chực. Tiếng đời chê bai càng lúc càng nhiều, nhưng ông Ba Phát cũng phải ráng chịu chớ biết làm sao, bởi sanh con chớ há dễ sanh lòng, mà ông chỉ cầu mong cho nó ăn chơi tới lúc nào đó mà hồi tâm tỉnh trí.
Trưa nay nhìn xuống con kinh Chà Đò thấy nước ròng sát quá, ông Ba Phát vá lại miệng chài, định bụng hút một điếu thuốc xong, biểu nó bơi xuồng cho ông chài đặng kiếm ít con cá nấu tô canh chua, chớ ăn khô hạn hoài thì nuốt làm sao cho nổi.

Sau khi bập tàn điếu thuốc, còn cái đót thì ông dán lên cây cột đặng để phòng thân, bữa nào bì thuốc xẹp lép thì lấy xuống bập đỡ. Ông nhìn nó rồi nói nhỏ:
– Tài. Mầy coi thay đồ, bơi xuồng cho tao đi chài đặng kiếm cá ăn. Nhìn con kinh Chà Đò nước sát đáy như vầy thế nào cũng trúng. Với lại tháng nầy chắc có cá chốt trứng rồi mầy ơi. Vì trời sắp sa mưa, nên tụi nóđang mang bụng chửa chờ ngày lên ruộng đẻ…

Thằng Tài nhìn ông rồi nói:
– Tía chờ tui chút.Tui phải đi ra ngoải coi thiên thời địa lợi rồi mới đi. Chớ còn đi chài mà không có cá, thì thà ở nhà đâm muối ớt ăn cơm cho nó sướng.
Nói xong rồi nó quày quả ra đi. Chừng 5 phút đồng hồ sau trở vô nói lớn:
– Nước ròng sát đáy như vầy. Cá tôm đâu có mà chài tía ơi. Ở nhà nghỉ cho nó khỏe. Chiều kho quẹt, hoặc đâm muối ớt ăn cơm có chết thằng tây nào. Chớ vọc cho ướt áo, rồi bị cảm đi mua thuốc thì hao tiền còn nhiều hơn nữa.Nói thiệt với Tía. Tía nói tui làm biếng thì tui chịu, chớ làm cái gì mà không chắc ăn thì tui không làm. Hễ làm thì phải chắc ăn, chớ còn làm mà “năm ăn năm thua” thì mần làm chi cho mắc công lo, thà là ở không cho nó sướng…
Không phải đây là đầu tiên thằng Tài bàn trớt, mà nó là một chuyên gia, cho nên trong xóm Giồng Phụng nầy đặt chết tên là thằng Tài thầy cãi. Chuyện gì mà hễ tới tai nó, thì nó phải cãi cho tới cùng. Chớ không thể chịu thua, nên trong bàn nhậu cũng có khi bị bợm nhậu “dộng” cho phù mỏ. Ông Ba Phát hầm trong bụng, không nói không rằng, ông lo cụ bị lấy miệng chài, rồi bước xuống xuồng chống đi ra ngoài con rạch.

Là một con gà trống nuôi con, nên ông Ba Phát phải chịu cảnh nầy, đã nhiều lần ông cũng muốn bước đi thêm bước nữa. Nhưng sợ tiếng đời dèm pha, sợ gia cảnh nghèo quá rồi gia đình không êm ấm. Thôi thì gác lại bao giấc mơ tình cảm êm đềm của riêng mình, để dành hết cuộc đời nầy lại cho con. Cũng là đền đáp lại cái nghĩa tào khang mà khi vợ ông còn sống. Cái ngày vợ ông sắp lâm chung, có nắm tay ông căn dặn rằng ông ráng ở vậy nuôi con, đừng có tục huyền rồi sanh ra cái cảnh mẹ ghẻ con chồng khổ thân cho thằng nhỏ. Nhưng thằng Tài là thằng quỷ sứ chớ chẳng phải là con. Ông đã tới từng tuổi nầy rồi, mà còn phải dang nắng dầm mưa để kiếm miếng ăn ra nuôi thân nó.
Ông bơi chiếc xuồng ra tới đầu đất ông Quản Tám, thấy có cá đối ụt móng cũng nhiều, nên ông ghìm chiếc xuồng lại rồi bắt miệng chài kiểu máng lên vai. Sau đó vãi xuống mấy chỗ mà theo kinh nghiệm của ông, có cá, có tôm, có tép bầu đang nằm giấu. Sau mấy giờ đồng hồ cật lực kiếm ăn, thì ông chài cũng được đâu mấy chén tép bầu, còn cá đối, cá chốt, cá rô cũng gần 2 ký. Thấy bao nhiêu đó hai cha con ăn cũng đủ vài ngày, nên ông vấn điếu thuốc gắn lên môi, rồi bơi chiếc xuồng về nhà định bụng nấu một nồi canh chua ăn cho nó đã.

Đây là lần đầu tiên ông mới ngán ngẩm chuyện đời, thấy người ta sanh con giỏi giắn bắt ham. Còn ông có con chỉ toàn là ăn hại, nhưng biết làm sao bây giờ. Bởi ông bà mình thường nói, “sanh con dữ phải mang, sanh con ngoan hưởng phước”. Nhiều lần nghĩ tới số phận hẩm hiu của mình, mà ông Ba Phát phải khóc thầm trong đêm vắng nhưng thằng con nào hay biết, mà nó cứ cà nhỏng tối ngày. Khi nào thắt ngặt quá nó mới đi làm phụ hồ vài bữa để kiếm tiền xài. Chỉ có hồi năm ngoái, không biết nó đoán non đoán già sao đó, mà nó trồng 4 công đậu phọng vừa trúng đậu, vừa trúng giá do lái buôn Trung Quốc xuống tận đây mua. Thế là từ đó tới nay nó là một quân sư ở cái xóm nầy, chuyện kín, chuyện hở, chuyện nhà nước, chuyện người dân, chuyện nào hễ có nhậu, có uống nước trà thì nó đem ra bàn bạc rất là xôm tụ.
Phần giận thằng con trong bụng muốn sôi lên, nhưng ông Ba Phát không thèm nói tới tên nó. Đó cũng là cái tật giận lẫy của những bậc cha mẹ hiện giờ, khi thấy con mình hư hỏng hết phương cách rầy la, chỉ còn có nước làm thinh chịu đựng.

Ông Ba Phát lo bắt nồi cơm lên bếp xong, thì ông bước ra sau hè cắt mấy bẹ bạc hà, hái một nắm quế với rau om, và lặt thêm mấy trái ớt sừng trâu mới chín vừa quáp quáp. Tất cả những thứ đó để quyết định cho nồi canh. Vì nồi canh có ngon ngọt đậm đà hay không, là do những thứ đó. Chớ còn con cá, hay miếng thịt, con tôm chỉ là những thứ phụ thuộc đi kèm, mà ông Ba Phát là người nấu canh chua thật mát tay. Ông chỉ cần bỏ muối, dạo một vắt me sau khi nấu chín, bỏ ớt, rau thơm vô nhắc xuống rồi nêm thêm một chút nước mắm ngon nữa là vừa miệng. Thỉnh thoảng ông cũng có đi đám giỗ, hay gầy tiệc nhậu với bạn hiền, món nào mà tự tay ông xào nấu dọn lên, dân tứ chiếng vừa nhậu vừa say, vừa quắc cần câu cho tới bến…
Mấy con cá chốt thì ông lựa ra để nấu canh chua, còn cá đối thì ông muối lại. Một mớ tép bầu ông ngó tới ngó lui, cuối cùng thì ông ram mặn. Phải nói từ ngày vợ chết tới giờ ông làm gà trống nuôi con, nên việc cơm nước ông làm rất là thành thạo. Người làm bếp hai tay nhanh nhẹn không chưa đủ, mà còn phải tính nhẩm trong đầu. Lửa củi phải chụm làm sao, không phải món nào cũng để lửa cháy riu riu, mà có món phải thúc cho lửa cháy phừng phừng. Có nắm vững được những quy luật đó, thì những món ăn mới tan giòn trong cái miệng…
Cái thằng Tài càng lớn càng hư, đã gần 35 tuổi đầu rồi vậy mà nó vô tư như thằng con nít. Trong lúc ông già lo cơm nước chẳng hở tay thì nó ngồi đánh cờ tướng với bạn nhậu, lại còn rung đùi cười đắc thắng mỗi khi quành xe đi nước cờ độc. Cũng có lần chiếu bí cự cãi um sùm, nhưng một lát rồi thôi. Chớ dân đánh cờ tướng với nhau, ít khi đánh lộn như dân nhậu rượu.

Cá chốt đầu mùa đang có trứng non, nên khi nồi canh vừa chín tới chất mỡ của nó nổi dềnh lên trên mặt nước. Ông Ba Phát đứng canh cho nồi canh chua sôi thêm vài dạo, rồi ông múc ra một muỗng đưa lên miệng thổi vài hơi, rồi nếm thử. Thấy hương vị của nó ngọt đậm đà, làm cho ông quên đi hết những buồn phiền bực dọc. Ông bưng thau bẹ bạc hà lần lượt trút vô, sau đó ông mới cho nắm giá sống vào. Đợi cho héo rồi ông nhắc xuống, bỏ rau thơm, ớt xắt lát vào rồi nêm lại một lần nữa cho nó chắc ăn. Sau đó bắt chảo tép bầu lên bếp ram mặn, đặng để dành ngày mai ăn cho đỡ tiền chợ búa.

Thằng Tài chắc đã ngửi được mùi canh, mùi cơm gạo thần nông cũng vừa đang chín tới nên nó đi ẩu mấy nước cờ, để cho thằng bạn của nó thắng ván nầy, rồi hai thằng vui vẻ đứng lên. Thằng kia đi về, còn nó quần ra quần vô để chờ bữa cơm dọn sẵn.

Hai cha con ngồi lên bàn ăn với tinh thần sảng khoái. Bởi giờ nầy trong bụng đã sôi cơm. Trong lúc đó cũng có con chó Mực đang nằm dưới gầm giường thiu thiu buồn ngủ. Ông Ba Phát nhìn thằng con hỏi móc:
– Sao… bây giờ chắc ăn chưa Mậy?

Thằng Tài trả lời:
– Cũng chưa chắc ăn đâu Tía. Cái nào mà mình nuốt vô tới miệng mới chắc ăn. Cái nào chưa nuốt thì chưa chắc…
Ông Ba Phát giận run. Xô ghế đứng dậy nói lớn:
– Mẹ bà mầy chớ chưa chắc. Ngồi lên bàn ăn rồi mà mầy cũng còn chưa chắc. Vậy tới khi nào mới chắc nữa hả?
Thằng Tài cự lại:
– Tui nói chưa chắc thì chưa chắc, mà Tía cứ la sảng lên hoài. Việc đời mà có cái gì chắc hết được đâu…
Tới nước nầy thì không còn dằn được nữa, ông Ba Phát chồm người qua, định xáng cho thằng con trời đánh một cái bạt tai. Nhưng thằng Tài nhanh mắt hụp đầu xuống né. Thế là hai cha con rượt đuổi. Thằng con chạy trước, ông cha chạy theo sau. Tiện tay ngang cự củi, ông Ba Phát bợ lên một khúc củi bần, định bụng phen nầy đập què giò luôn cho mầy hết chạy.

Phần thằng Tài thấy ông già hôm nay bị cái gì nhập vô mà quạu quá, nên nó vừa chạy vừa nhìn lại phía sau. Hễ khi nào ông già mệt, thì nó đứng lại thở. Ông già rượt nữa, thì nó cũng chạy tiếp như thể trêu ngươi. Hai cha con chạy như vậy một hơi ra tới ngoài đầu xẽo lá. Sợ thiên hạ chòm xóm chê cười, ông Ba Phát nuốt cục giận xuống rồi lủi thủi đi trở vô nhà. Tới chừng đó thì mâm cơm cũng đã tan hoang. Con chó mực chồm lên ăn sạch, còn chảo tép thì nó liếm đổ xuống đất tùm lum, đang đói bụng mà gặp cảnh nầy. Ông Ba Phát chỉ còn có nước đứng chết trân, chớ không còn lời nào than thở…

Tới lúc đó thì thằng Tài cũng vừa mới bước vô. Nhìn cảnh đó nó liền nói một câu:
– Tui đã nói trước rồi mà Tía. Dọn cơm lên bàn cũng chưa chắc ăn đâu. Chừng nào nuốt vô khỏi cổ họng rồi mới chắc…
Ngoài trời ngọn gió Nam bắt đầu thổi mạnh. Ông Ba Phát làm thinh lo dọn dẹp lau chùi. Sau đó ông bắt no ngang. Vì đâu còn bụng dạ nào mà ăn uống. Ông cũng không đánh đập con chó làm gì, vì nó cũng khổ đói từ hồi sáng tới giờ, thấy đồ ăn ngon nên nó mới hỗn. Chớ con chó mực nầy là một bạn già lâu năm, mỗi khi ông đi ruộng, đi rẫy về thì nó vẫy đuôi mừng đón.

Trong lúc ông lo dọn dẹp, thì thằng Tài dông tuốt lên chợ Ngã Tư. Chắc có lẽ nó còn tiền đang ăn phở hay hủ tíu. Còn phần ông thì leo lên cái võng dây lát nằm một lúc cho nó đỡ buồn, rồi vấn một điếu thuốc rê đưa lên miệng bập. Phải nói thuốc rê là một vị thuốc chữa hết nỗi buồn, nhờ vậy mà ông Ba Phát khuây khỏa rồi ngủ quên hồi nào không hay.

Tới khoảng 4 giờ chiều thức dậy, thì thấy thằng Tài nấu nồi cơm vừa sôi cạn nước. Ông Ba Phát đã thật sự quên hết chuyện hồi trưa nầy, nên hai cha con ngồi vào bàn ăn cơm. Trong lúc và cơm thì ông nói:
– Bữa cơm nầy chắc ăn chưa mậy?
Thằng Tài mỉm cười, rồi nói:
– Chắc như cua gạch rồi Tía ơi. Nuốt vô tới cổ họng rồi, nó còn chạy đi đâu được nữa…
Thế mới biết lòng cha mẹ thương con như biển cả. Hai cha con làm lành ngồi lại ăn cơm. Tuy không có canh chua cá chốt, nhưng nhờ không khí đầm ấm nên bữa ăn rất là ngon miệng. Ông Ba Phát và một hơi hết hai chén cơm đầy, chỉ ăn có đọt nhãn lồng luộc chấm nước tương, vậy mà ông ăn coi rất là ngon trớn…

***

Mới đó mà đã tới ngày giỗ nữa rồi. Nhà tuy nghèo chỉ có hai cha con. Nhưng năm nào cũng vậy, hễ tới ngày giỗ vợ thì ông cũng phải nấu vài mâm cúng kiến. Năm nay cũng vậy, ông ráng nuôi được mấy con gà giò. Mời chòm xóm lại để dùng cơm. Sau nữa là trả cái ơn cho bà con mỗi khi hữu sự.

Một cái đám giỗ nhà quê nó rất thân tình. Chòm xóm họ phụ sự với nhau, người thì cắt cổ gà, kẻ thì nấu nước sôi, chỉ trong vòng vài giờ sau thì cỗ bàn dọn lên nghi ngút. Theo như tục lệ từ trước tới giờ. Có người khi cúng phải đợi tới tàn nhang. Có người khi cúng, chỉ cần rót vài ba tuần rượu xong thì dọn xuống.
Tiệc nhậu bắt đầu. Lâu ngày chòm xóm chưa có dịp chén thù chén tạc với nhau, nên có người hóng chuyện họ đem chuyện quốc gia đại sự ra nói. Bởi vì trong nước mấy tuần qua. Cái tin ông Trần Văn Truyền, nguyên là Ủy Viên Trung Ương Đảng, cựu Tổng Thanh Tra Chánh Phủ bị khui ra, rồi bị thu hồi 6 căn nhà mà khi còn đương chức ông nầy lươn lẹo rồi chiếm dụng, hoặc thu mua với giá vừa bán vừa cho. Vì ông tổng thanh tra là một ông vua trong bóng tối. Ngay tới ông tướng quân khu còn phải sợ, thì nói chi tới ông bí thư, ông chủ tịch tỉnh Bến Tre mà nhằm nhò gì.
Trong lúc rượu vào thì lời ra. Thằng Hải thầy bàn uống cũng hơi đà đà bèn huyênh hoang nói lớn:
– Theo như tin tức báo chí mấy ngày qua. Cũng như theo sự bấm độn xủ quẻ của tui. Thì việc ông Truyền ăn bẩn, nhưng không thể nào nuốt qua khỏi cổ. Cái nầy trong dân gian bình dân, người ta gọi là “chưa chắc ăn đâu Tía”. Vừa nghe thằng con nói năng bạt mạng.

Ông Ba Phát đi lại rầy:
– Ê … mầy nhậu vô cho đã, rồi nói chuyện đâm bang cho công an bắt bỏ tù đi. Nhậu thì cứ nhậu, còn chuyện nhà nước thì có ông nhà nước họ lo. Mầy hơi đâu mà hóng chuyện…
Thằng nầy rượu vô ba sợi rồi làm sao nó nín. Nên gân cổ lên cãi lại:
– Thì vụ nầy cũng như vụ nồi canh chua cá chốt trứng của Tía hôm trước chớ khác gì. Tui nói rồi mà, chưa chắc ăn đâu. Rồi đây còn những chuyện khác dài dài, mà tụi báo chí bây giờ đánh hơi thính lắm.
Ở nhà quê bây giờ đã qua cái thời kỳ sợ hãi, nên họ buông đũa mà kể tội ông Trần Văn Truyền dài như sớ táo quân. Có người còn chạy về nhà xách lại tờ báo Pháp Luật, tờ Tuổi Trẻ, tờ Thanh Niên liệng xuống cái bịch, rồi nói:
– Sợ mẹ gì. Ngọn gió phong trào dân chủ đã thổi tới Việt Nam rồi. Mẹ nó, người dân thì mần cực khổ suốt đời, giỏi lắm thì chỉ mua được căn nhà chừng mấy chục mét vuông. Còn tụi cán bộ, công an, căn nhà nhà của ông trời con nầy xây trên thửa đất rộng tới 30.000m2, tức là ba mẫu lận. Đó là của nổi, còn của chìm của ổng thì làm sao biết được. Tụi báo chí nó còn so sánh căn nhà khủng nầy, không thua gì mấy căn biệt thự của vua dầu hỏa bên xứ Trung Đông. Hèn chi đất nước của mình, cứ nghèo mạt rệp hoài cũng phải…

Có tiếng một bà già khăn rằn quấn cổ, chòm qua bàn nhậu tham gia:
– Sao mấy cha con ông Truyền điên của vậy cà. Chớ gặp tui, thì tui bán hết. Rồi mua vài chục ký vàng đào lỗ chôn. Sau đó bấm nhỏ ông tỉnh ủy Bến Tre kiếm cho “qua” chừng một công đất nạc gần thành phố, cất một căn nhà vừa phải, bên trong nội thất sắm đủ tiện nghi. Chớ cất lầu đài hoành tráng quá, thì làm sao qua mặt được thiên hạ. Thiệt tình ăn vụng mà không chịu liếm mép, để dính tùm lum. Bây giờ sự thể như vầy, còn có nước trốn đi ra nước ngoài cho đỡ nhục…
Một bà khác góp ý:
– Làm tới quan tể tướng, mấy cái đó thì họ biết hết trơn. Nhưng họ cứ nghĩ đã hưu trí rồi thì hạ cánh an toàn. Chớ có ngờ đâu mấy ông nhà báo ngứa tay rồi chụp hình đăng lên báo. Vụ nầy do báo chí khui ra, chớ mấy ổng phe cánh với nhau thì làm sao dám nói…
Tới nước nầy thì cả bàn nhậu dường như đám giặc chòm, mạnh ai nấy nói, chẳng ai chịu ngồi nghe, người nào cũng muốn chứng tỏ rằng mình đang cập nhựt thông tin chính xác. Phải nói đây là một cái đám giỗ để đời, một trận hàn huyên có một không hai. Ngoài mồi nhậu rượu thịt rồi người ta bàn qua chánh trị. Có người càng nói càng hăng, có người nói tới văng nước bọt ra ngoài mà cũng chưa đã cái miệng.
… Thấy sự tranh luận đã tới hồi nguy hiểm, nên ông Ba Phát đi tới bàn rượu nói:
– Thôi tôi xin lạy mấy người. Xì tốp cái miệng lại. Nhà có nghạch vách có tai. Nói cho đã tới chiều, thì công an tới nhà bắt còng tay thì khổ lắm.
Ông Ba Phát cứ tưởng lời phân trần phải trái của mình, thì trong bàn rượu sẽ lắng nghe. Nào ngờ cái thằng Năm Ngọt đang say gật gù, cũng ngước lên nói:
– Sợ con c… gì chú Ba.
Thằng Năm Ngọt vừa nói dứt câu, thì cả bàn rượu cười vang như sấm. Không biết sao mật gấu ở đâu nhiều quá, bây giờ dân nhậu họ liều mạng uống vô, rồi họ nói năng báng bổ chánh quyền. Mới nghe qua thì trái khoáy lỗ tai, nếu bình tâm suy nghĩ thì những lời họ nói ra đều đúng cả…

Phùng Nhân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.230 giây.