logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/06/2019 lúc 12:42:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Thông báo về việc vi hiến điều 30 Hiến Pháp 2013 của bưu điện.


Như các bạn đã biết, thân nhân của chúng tôi đã bị cơ quan công an Tp. HCM bắt bớ, giam giữ và ngăn cản quyền thăm gặp thân nhân, luật sư trong gần 1 năm nay. Trước sự vi phạm pháp luật và hành vi vi hiến của cơ quan công an Tp. HCM diễn ra một cách nghiêm trọng, chúng tôi đã cùng nhau soạn thảo đơn kiện tập thể để gửi đến các cơ quan cấp cao theo đúng khoản 1 và 2 điều 30 Hiến Pháp 2013. Thế nhưng, bên bưu điện đã yêu cầu chúng tôi phải cung cấp số điện thoại của lãnh đạo các cơ quan.



Đơn chúng tôi gửi đã có tên người nhận, địa chỉ cơ quan nhận đơn mà bên chuyển phát còn yêu cầu số điện thoại của lãnh đạo nhận đơn. Trong khi đó, không lãnh đạo nào của các cơ quan công khai số điện thoại cá nhân, nếu có số điện thoại của lãnh đạo nhận đơn thì lãnh đạo vẫn không có thói quen nghe máy từ số lạ. 


Do đó, yêu cầu phải có số điện thoại của lãnh đạo cơ quan nhận đơn từ bưu điện là yêu cầu phi lý. Và yêu cầu này vô tình hay cố ý ngăn cản quyền hiển nhiên của mọi công dân mà đã được hiến định rõ ràng tại điều 30, Hiến Pháp 2013. 


Chúng tôi, thân nhân của những người bị bắt bớ, giam giữ trái phép khẩn thiết kêu gọi cộng đồng mạng, những người yêu chuộng công lý, lẽ phải hãy giúp chúng tôi bằng nhiều cách để đơn khiếu kiện của chúng tôi được chuyển phát đến tận tay các lãnh đạo cơ quan cấp cao. 


Trân trọng cám ơn cộng đồng mạng!


Chúng tôi đồng ký tên status kêu gọi này:


1. Huỳnh thị Kim Nga, là vợ ông Ngô Văn Dũng.
2. Đoàn thị Khánh, là chị gái của Đoàn thị Hồng.
3. Lê thị Khanh, là vợ ông Trần Thanh Phương.
4. Đỗ thị Bé, là vợ ông Hồ Đình Cương.
5. Lê Văn Định, là chồng của Hoàng Thị Thu Vang.


*


Dưới đây là nội dung đơn kiện của chúng tôi.


Đơn tố cáo!


Kính gửi:


1. Thanh tra bộ công an.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Tòa án tối cao.
4. Văn phòng Quốc Hội.
5. Thủ tướng chính phủ.


Chúng tôi tên là:


1. Huỳnh thị Kim Nga, là vợ ông Ngô Văn Dũng.
2. Đoàn thị Khánh, là chị gái của Đoàn Thị Hồng.
3. Lê thị Khanh, là vợ ông Trần Thanh Phương.
4. Đỗ thị Bé, là vợ ông Hồ Đình Cương.
5. Lê Văn Định, là chồng của Hoàng Thị Thu Vang.


Nay chúng tôi cùng làm đơn này, kính gửi đến các cấp thẩm quyền để tố cáo một vấn đề sai phạm nghiêm trọng của cơ quan an ninh liên quan đến việc bắt bớ, giam giữ tùy tiện sai pháp luật thân nhân của chúng tôi.


Chúng tôi được biết chính phủ đang nỗ lực thuyết phục Hội đồng Thương mại Liên minh Châu Âu để được gia nhập vào tổ chức tự do thương mại Châu Âu-Việt Nam. Một trong các tiêu chuẩn mà phía Việt Nam cần đáp ứng là vấn đề tôn trọng và thực thi công ước Nhân quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các cơ quan công quyền phải nghiêm túc tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thế nhưng mọi nỗ lực thuyết phục đó trở thành công cốc bởi sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do chính cơ quan an ninh gây ra bởi hành vi bắt bớ, giam giữ tùy tiện, sai luật pháp thân nhân của chúng tôi. 


Sự vi phạm nghiêm trọng đó diễn ra từ ngày 01/09/2018 đến ngày 07/09/2018 khi cơ quan an ninh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành bắt bớ thân nhân của tôi mà không căn cứ vào bất cứ tình trạng pháp lý nào được quy định rõ ràng trong luật pháp và trong Hiến Pháp. Thân nhân chúng tôi không có nguy cơ bỏ trốn, không phạm tội quả tang. Họ bị bắt bớ tùy tiện mà không có bất cứ lệnh bắt người nào từ viện kiểm sát hay tòa án. 


Từ khi thân nhân của chúng tôi bị giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp. HCM đến nay đã hơn 10 tháng mà quyền tiếp cận thân nhân, luật sư hay người bào chữa theo Luật tạm giữ, tạm giam quy định tại khoản 4 điều 8, điểm d khoản 1 điều 9 cũng bị vi phạm nghiêm trọng.


Căn cứ vào các điều luật:


- Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự. Các điều: 12, 18, 19, 21, 22, 25, 26 và 27. (Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện).


- Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát. Các điều: 7,13,14,18,19,20 và 21. (Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện).


- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các điều: 3, 8, 16, 19, 20,25, 28,30,31 và 119.


- Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Các điều: 4, 8 và 9. 


Nay chúng tôi đồng kính gửi đến các cấp đơn tố cáo này, yêu cầu các cấp xem xét, xử lý sai phạm nghiêm trọng của cơ quan an ninh, trả tự do cho người thân của tôi, để tháo gỡ vấn đề vi phạm nhân quyền trong thỏa thuận gia nhập Hiệp ước Tự do Thương mại Châu Âu-Việt Nam giữa chính phủ và Hội đồng Liên minh Châu Âu. 


Đơn này được gửi đến các cơ quan ghi bên trên và đến các nơi sau đây kèm theo báo cáo về tình trạng bắt bớ, giam giữ tùy tiện:


1. Hội đồng Thương mại Liên minh Châu Âu.
2. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
3. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International)
4. Các cơ quan truyền thông quốc tế.
5. Báo Pháp Luật.


Những người viết đơn đồng ký tên:


1. Huỳnh thị Kim Nga.
2. Đoàn thị Khánh.
3. Lê thị Khanh.
4. Đỗ thị Bé.
5. Lê Văn Định.


Tp. Buôn Mê Thuột, ngày 21 tháng 06 năm 2019. 



UserPostedImage


Ghi chú của Dân Làm Báo:
Ông Ngô Văn Dũng là một thành viên của phong trào Chấn Hưng Nước Việt, một phong trào cổ xúy dân chủ gồm đòi hỏi các quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Ông đã từng bị công an địa phương tỉnh Đắk Lắk xử phạt hành chính, với lý do đưa tin vụ 600 giáo viên bị lừa đảo, mất tiền mất việc. 


Vào ngày 4/9/2018 ông đã bị côn an CSVN bắt cóc tại Sài Gòn đưa về đồn côn an phường Bến Thành, Sài Gòn để tạm giam và điều tra. 


Trong suốt gần 1 năm qua côn an vẫn không cho gia đình biết rõ tin tức của ông và không cho gia đình cũng như luật sư được gặp ông.

22.06.2019
Danlambao

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.