logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/07/2019 lúc 09:17:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Kỷ niệm đưa Quỳnh Mai về ngày tháng cũ. Còn nhớ mãi cái thời xa xưa ở Việt Nam, khi hai người còn đang học ở Trường Trung Học Vũng Tàu, nàng đã kết bạn với Tuấn, rồi hai người thương yêu nhau.
Thoạt đầu, khi mới quen, Quỳnh Mai nhìn diện mạo Tuấn thấy còn rõ nét, nhưng dần dà về sau, thị giác của nàng đã từ từ mờ yếu dần. Tuy là đã biết tình thế như vậy, song tình yêu của Tuấn dành cho Quỳnh Mai không hề phai lạt, thậm chí còn tăng hơn. Và cuối cùng, Tuấn đã ngỏ lời đính ước cùng nàng.
Khi biết đôi mắt của Quỳnh Mai bị bệnh nan y di căn, mà ở Việt Nam thì không thể chữa được. Tuấn đã từ bỏ trường Đại Học Y Khoa, để dẫn người yêu đi vượt biển, cầu mong đến được đất Hoa Kỳ với nền Y Học hiện đại có thể cứu giúp chữa trị cho đôi mắt của Quỳnh Mai. Nhưng chuyến đi bất thành, Tuấn – Mai bị bắt, Quỳnh Mai có bệnh nên được cho về sớm, Tuấn bị tù 6 tháng, lại còn bị đuổi học vì cái tội vượt biên.
Được trả tự do, ra khỏi tù là một tương lai mờ mịt, chuyện tình của hai người cũng gặp trắc trở không ít vì gia đình Tuấn, nhất là thân phụ của anh một mực chống đối và ngăn cản cuộc tình này.
Tuấn phải tự nuôi sống bản thân bằng đủ thứ nghề cực khổ, nhưng chân chính. Từ việc bán vé số, đến chụp hình dạo trên bãi tắm biển Vũng Tàu, mà vẫn không quên nuôi “chí lớn” vượt biên.
Sau nhiều lần tìm đường vượt biển, thêm một lần nữa mém chút xíu là Tuấn đã bị bỏ mạng sống ở trên đảo Long Sơn (cửa biển Vũng Tàu). Sau đó, anh quyết định từ bỏ ý định vượt biển; tương lai chỉ còn trông chờ vào hồ sơ bảo lãnh theo diện đoàn tụ.
Trải qua bao nhiêu thử thách cam go, cuối cùng thì Quỳnh Mai và Tuấn đã được thân phụ của anh lượng tình nghĩ lại. Và người đã bằng lòng gặp cha mẹ của Quỳnh Mai để xin cầu hôn, kết hợp cho anh chị nên duyên cầm sắt vào năm 1986, rồi đợi chờ ngày đi Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ ODP.
Đến khi nhà cầm quyền XHCN-VN loan báo không còn chuyện đi đoàn tụ nữa, nên đến năm 1988 vợ chồng Tuấn Mai mới quyết định sinh được con trai đầu lòng. Nhìn cậu con bé bỏng vừa sinh ra trong xã hội vô thần này, chẳng hề thấy tương lai đâu, nhìn sang đôi mắt người vợ quý yêu ngày càng mờ tối, mà nền Y Học ở quê nhà thì chậm tiến đi lùi, chẩn bệnh toàn là đoán mò làm sao khá được, nên anh Tuấn lại nghĩ đến chuyện phải tìm cách vượt thoát đi tìm Tự Do, để cho đời con mình được khấm khá hơn.
Thế rồi tin vui đến, hồ sơ mà bà chị của anh Tuấn đã bảo lãnh từ năm 1988, theo diện ODP đã được chuyển biến. Bé Vũ được 17 tháng tuổi thì đến Mỹ vào Ngày 17 Tháng 5, Năm 1990.
Bệnh của Quỳnh Mai là viêm võng mạc sắc tố (Retinitis pigmentosa). Bệnh này do đột biến gene di truyền, hiện không chữa được, các tế bào mắt, nhất là tế bào hình que (dùng để thấy khi ánh sáng yếu về ban đêm) đã bị thoái hoá theo thời gian, đến một lúc nào đó mắt sẽ hoàn toàn bị mù. Quỳnh Mai có một cô em bà con trong họ cũng bị chứng bệnh tương tự.
Vì là bệnh mắt di truyền, khó có thể chẩn đoán bệnh cho chính xác. Đối với người có gene bệnh, Bác Sĩ khuyên nên sống lạc quan, không nên tận dụng đôi mắt thái quá, phải gìn giữ chăm sóc đôi mắt, thăm khám Bác Sĩ chuyên khoa thường xuyên theo định kỳ đã được chỉ dẫn.
Trong những năm đầu tiên đến Mỹ, anh Tuấn đã không quản ngại khó nhọc, làm công việc Assemble cho hãng điện tử, đi bỏ báo và bán Taco Bell để nuôi vợ bệnh thị giác và hai con, cháu gái bị bệnh tự kỷ (autism). Gia đình Tuấn Mai qua Mỹ theo diện đoàn tụ ODP, nên không được hưởng trợ cấp. Cũng nhờ có hai bên gia đình nội ngoại đã tận tình giúp đỡ, nhất là ông bà ngoại.
Khi gia đình Tuấn Mai mới đến Mỹ thì ở Florida, sau đó dời chuyển qua California, để dễ dàng cho việc học hành của Tuấn, và hy vọng bệnh viện Stanford có thể chữa được bệnh mắt cho Quỳnh Mai.
Thật là may mắn, đến lúc chuyển từ College lên UC Davis, cũng là lúc anh Tuấn bị hãng điện tử cho nghỉ việc, nên đã được lãnh tiền thất nghiệp và trợ cấp để đi học. Đến khi tốt nghiệp cử nhân Bachelor of Science, khi gặp Cán Sự Xã Hội, họ duyệt hồ sơ và nhìn thấy tình cảnh vợ con bệnh hoạn mà anh vẫn chịu khó hiếu học như thế, nên vị Cán Sự này đã phê vào hồ sơ cho gia đình Tuấn Mai tiếp tục được hưởng trợ cấp, lại còn cho thêm tiền mua sách vở để đi học Nha Khoa.
Cuối cùng ông Cán Sự Xã Hội đã đệ trình lên cấp trên của ông, thì được ông Boss lớn người Mỹ cũng đồng ý cho gia đình Tuấn lãnh trợ cấp đầy đủ trong cả 4 năm học ở Trường Nha Khoa UCLA. Đây là trường hợp đặc biệt ưu ái dành cho gia đình Tuấn Mai.
Nhờ được vị Cán Sự Xã Hội tốt bụng hiểu hoàn cảnh khó khăn, đã giúp đỡ cho hưởng trợ cấp xã hội để đi học tiến thân, nên Tuấn đã quyết tâm ghi danh đi học lại ở Trường College, rồi được chuyển lên Trường Đại Học, sau cùng đã thi đậu vào Trường Nha Khoa.
.
Trong thời gian Tuấn miệt mài lo làm, lo học, đôi mắt của Quỳnh Mai tiếp tục mờ dần, mờ dần rồi tới lúc thật sự không nhìn thấy gì nữa. Trong cảnh Quỳnh Mai đã cố gắng tập làm quen ngửi, rờ đoán mọi thứ cần dùng thông thường. Chị tự tập và đã có thể tự lo cho cá nhân và cố chu toàn phần nào việc nhà. Chị có thể hâm thức ăn, nước uống bằng cái microwave nhỏ dành riêng, bởi nó đã được gắn thêm vài cái nút lớn nổi ở trên mặt làm dấu hiệu bao nhiêu phút hay bao nhiêu giây. Như đã nằm lòng, mỗi khi chị cần hâm thứ gì, chị chỉ cần bấm đúng nút đã nhớ.
Với sự chịu khó cần mẫn vượt bực, Tuấn tốt nghiệp mảnh bằng Nha Sĩ ở Trường UCLA vào năm 2001. Sau khi ra trường, vừa làm việc cho Western Dental, anh vừa mở được phòng mạch nha khoa riêng: TM North Valley Dental. Quỳnh Mai, dù khiếm thị, vẫn phấn đấu làm tròn công việc Office Manager. Chị đã giúp chồng quản trị nhân viên, phụ trả lời điện thoại và giải quyết những vấn đề cần nơi phòng mạch của gia đình thật hữu hiệu hài hoà.
Nhìn đôi mắt màu hạt dẻ long lanh trong sáng của bà office manager, người mới tới phòng mạch lần đầu khó biết được chị là người khiếm thị. Hẳn cũng từng có người thầm trách là họ đứng ngay trước mặt mà không được chào hỏi. Nhưng rồi khi hiểu ra, thì họ lại càng thương cảm hơn. Sự lịch thiệp và nét khả ái dịu dàng của chị đã được toàn thể nhân viên và hầu hết những bệnh nhân thương mến và khâm phục.
Trong những lần lui tới với phòng mạch TM North Valley Dental, có lần người viết bài này nghe một bà khách tỏ ý thán phục khi thấy Quỳnh Mai nhanh nhẹn khi tự bấm số điện thoại trò truyện với khách hàng, một bà khách ngồi bên nói thêm, “Bà ta tài hoa lắm. Có hôm tôi đi dự Chương Trình Mừng Xuân của tổ chức Dân Sinh, đã gặp ông bà Nha Sĩ cũng đến dự, thấy bà ta còn đánh đàn dương cầm giúp vui cho ông ấy hát, hay lắm đó!”
Không chỉ vui vẻ lui tới sinh hoạt với cộng đồng, người viết bài này cũng có dịp biết thêm là tấm lòng hoạt động của anh chị Tuấn Mai còn vươn xa hơn. Một hôm, vẫn tại phòng mạch, người viết được thấy, sau khi “vấn an sức khoẻ răng” cho bệnh nhân xong, ông Nha Sĩ Tuấn còn đưa thư mời những người bệnh nhân hiện diện đi dự họp mặt gây quỹ giúp những đồng bào khiếm thị nghèo ở Quê Hương Việt Nam. Trong bao thư mời, có tài liệu in hình ảnh những đồng bào VN đang chờ được Bác Sĩ khám hay mổ mắt.
Bỗng dưng có một bà cười đùa hỏi ông: “Nha Sĩ Tuấn ơi! Sao Nha Sĩ không chữa răng giúp cho họ, nghề của chàng mà… hi.hi!! Mà lại giúp chữa mắt cho người ta, sao mà làm trái nghề dzậy?” Không chút đắn đo, Ông Nha Sĩ đã trả lời ngay “Chị ơi! Tuấn muốn giúp những người bị bệnh mắt, bởi vì họ cùng đồng bệnh với bà xã mình, nên Tuấn thương lắm.”
Được biết, anh chị Tuấn Mai đã khởi đầu làm chương trình “Ánh Sáng Tình Thương” từ Năm 2012. Hai người đã hy sinh thời giờ và công sức tình nguyện giúp tổ chức việc chữa trị mổ mắt cho những người nghèo ở Việt Nam. Chương trình đã được sự đóng góp từ những người thân trong gia đình, bạn bè thân quen, và nhiều vị hảo tâm.
Chương trình đã giúp những người bị Cataract ở Việt Nam (bệnh mắt bị cườm khô, nếu không điều trị, sẽ dẫn đến sự mù loà vĩnh viễn) từ Năm 2012 cho đến nay đã tổ chức được trên 80 đợt mổ mắt, và giúp gần 8,500 người bệnh đã tìm được ánh sáng.
Chương trình đã tổ chức đều đặn, hằng tháng có các đợt mổ mắt tại các bệnh viện SàiGòn, bệnh viện Bình Định ở Miền Trung và những bệnh viện ở Miền Tây như Vĩnh Long, Cần Thơ.
Người khiếm thị Quỳnh Mai bị bệnh mắt đã chịu kiếp mù loà, vì bệnh thuộc loại không chữa được. Bản thân Quỳnh Mai không thấy được ánh sáng, nhưng chương trình “Ánh sáng Tình thương” do anh chị gây dựng để trợ giúp những người bệnh mắt khác thì vẫn đang tiến triển.
Nhờ đâu mà anh chị có thể làm được chừng đó việc? Nghe tôi hỏi vậy, anh chị Tuấn Mai nói là nhờ lòng nhân ái của nước Mỹ. Chính nước Mỹ đã đón nhận gia đình anh chị theo diện đoàn tụ OPD. Nước Mỹ đã cho anh Tuấn cơ hội học hành, hiểu biết để phụng sự. Quỳnh Mai bị bệnh khiếm thị và cháu gái Trà Mi bị bệnh tự kỷ đã được hưởng phúc lợi y tế thật tuyệt vời và văn minh bậc nhất thế giới.
Tuấn Mai luôn mang ơn nước Mỹ đã ban cho gia đình anh chị một đời sống tốt đẹp, như chị bị bệnh khiếm thị và cháu gái Trà Mi bị bệnh tự kỷ đã được hưởng phúc lợi y tế thật tuyệt vời và văn minh bậc nhất thế giới. Nhờ nước Mỹ trợ giúp, mà anh chị mới có điều kiện nghĩ đến những người bệnh khác.
Trong tình thân quen, tôi rất quí trọng anh chị Tuấn Mai về cách ăn ở, cư xử, sức làm việc và lòng tận tụy với người, với đời. Nhưng cũng xin thú thực là đã từng xúc động khi biết về chuyện tình Tuấn Mai. Có lần nghe tôi nói điều này, Quỳnh Mai bảo tất cả nhờ anh Tuấn mà có. Chị luôn biết ơn lòng yêu thương và sự hy sinh của anh, nếu như có kiếp sau, chị mơ ước tìm gặp lại anh, và xin được làm vợ của anh với đôi mắt sáng trong, không bị mù loà, để đền đáp ân tình sâu nặng của anh cho trọn đạo vợ hiền đến muôn đời.
Nghe Quỳnh Mai nói, tôi càng thêm xúc động trước tình yêu anh chị dành cho nhau. Càng chính vì vậy mà có bài viết này, với tựa đề bằng lời ca của nhạc sĩ Đức Huy: Trong đôi mắt em, anh là tất cả.
Tất cả những chi tiết trong bài viết này đều thuật lại theo lời kể của Bác Sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn và phu nhân Quỳnh Mai. Bài viết cũng đã được Bác Sĩ Tuấn coi lại và cho phép dùng tên thật để viết.
Phạm Thị Kim Dung
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.137 giây.