logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/07/2019 lúc 08:52:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đúng lúc Tổng Thống Trump hăm dọa áp thuế, và liền áp thuế hơn 400% đối với nhiều mặt hàng thép Việt Nam, kinh tế VN đang tới một bước nhảy mới: Ngày 30/6/2019, hai hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã được ký kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam.

Nghĩa là, Trump tung búa tạ xuống kinh tế Việt Nam (lý do hiển nhiên không phải vì nhân quyền hay dân chủ tự do gì hết) thì Liên Âu nâng tầm thương mại với VN (hiển nhiên cũng không vì lý do nhân quyền hay dân chủ tự do gì hết)… nghĩa là, Liên Âu là quới nhơn phù hộ cho con nhạn suýt bị Trump bắn rớt giữa trời.

Chơi với kinh tế Liên Âu ở mức độ FTA là một bước nhảy lớn, trong khi giao thương với Hoa Kỳ rất là bất định trong thời kỳ Trump, một Tổng Thống không ai đoán trước được sẽ  có những nước cờ thế nào: im lặng trước các cuộc biểu tình cùa giới trẻ Hong Kong, nhưng nựng nịu giới trẻ độc tài Kim Jong-un tới mức nói rằng bước vào đất Triền Tiên là vinh dự lớn; kề vai bá cổ lãnh tụ Putin và tuyên bố rằng Saudi không có gì để bị cáo buộc là thủ tiêu nhà báo Saudi lưu vong Jamal Khashoggi bất kể các chứng cớ cho thấy cả Nga và cả Saudi đều là các hung thần với giới nhà báo. Và vân vân.

VnEconomy khi loan tin về hai hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (EVIPA) đã phỏng vấn ông Pavel A.Poskakukhin, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam, Trưởng phòng cao cấp nhóm Dịch vụ khách hàng châu Âu Deloitte Việt Nam... và được ông giải thích về viễn ảnh lạc quan cho kinh tế VN:

“Khi EVFTA có hiệu lực gần như 99% các thuế quan sẽ được cắt giảm. Trong những năm gần đây, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6% - 7%. Tôi nghĩ, sau khi các hiệp định này có hiệu lực, mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ được giữ ở mức này thậm chí còn tăng cao hơn nữa. Về thương mại giữa Việt Nam với EU có thể tăng ít nhất khoảng 15% khi mà các hiệp định này có hiệu lực.”

Trong khi đó, kinh tế VN bề ngoài là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.  Bản tin CNN kể rằng Việt Nam, Đài Loan, Bangladesh và Nam Hàn hưởng lợi từ thương chiến Mỹ-TQ. Đơn giản vì dân Mỹ và các công ty Mỹ mua hàng TQ ít hơn. Bi hài là dân Mỹ vẫn không chịu mua hàng của Mỹ làm tại Mỹ, vì quá đắt. Thế là dân Mỹ rủ nhau mua hàng từ các nước Châu Á khác.

Thống kê từ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ kể rằng nước Mỹ nhập cảng giảm 12% từ TQ trong 5 tháng đầu năm nay, so cùng thời kỳ năm ngoái. Nhưng nhập cảng từ VN tăng 36%, nhập từ Đài Loan tăng 23%, từ Bangladesh tăng 14%, và từ Nam Hàn tăng 12%.

Trong khi đó, trên mạng Project Syndicate, bình luận gia Yu Yongding -- cựu chủ tịch của viện nghiên cứu kinh tế China Society of World Economics và là giám đốc của viện Institute of World Economics and Politics tại Học viện Chinese Academy of Social Sciences, từng là ủy viên trong ủy ban chính sách tiền tệ tại ngân hàng People’s Bank of China từ 2004 tới 2006 – phân tích rằng cuộc chiến giữa My-TQ sẽ kéo rất dài, vì là tranh chấp về kỹ thuật cao, không nước nào muốn nước kia chiếm thượng phong về ưu thắng khoa học kỹ thuật thế giới.

Yu suy đoán rằng Huawei sẽ được TQ hỗ trợ cho tới cùng, bất kể áp lực Trump tới đâu. Trong khi đó, TQ đang chuân bị đưa cuộc chiến thương mại và cuộc chiến kỹ thuật sang mặt trận mới: leo thang sang cuộc chiến tiền tệ. Nếu đồng nhân dân tệ bị áp lực phá giá và nếu Ngân Hàng Trung Ướng TQ không can thiệp để ổn định trị giá tiền TQ đối với đôla Mỹ -- như theo lẽ là không nên – thì Hoa Kỳ có thể chụp mũ (sẽ có phần là đúng) rằng TQ là thao túng tiền tệ.

Trong khi đó, các tranh chấp thương mại ra trước pháp lý cứ mãi làm cho hai chính phủ Mỹ-TQ gây sự với nhau. Và rồi sẽ có cớ cho Mỹ trừng phạt tài chánh TQ. Mới hồi tháng 6/2019, một thẩm phán Mỹ ra phan lệnh rằng 3 ngân hàng lớn TQ có tội khinh mạn tòa án Hoa Kỳ vì không nộp chứng cớ cho một cuộc điều tra về vi phạm cấn vận Bắc Hàn. Nhưng quan tòa Mỹ không nêu lên chuyện này: theo luật TQ, bất kỳ yêu cầu nào về hồ sơ ngân hàng phải thuộc hiện theo hiệp ước hỗ tương pháp lý Mỹ-TQ.

Trong khi đó, một bản tin của Sydney Morning Herald/Bloomberg ghi nhận rằng VN vừa mới trông như hưởng lợi nhờ thương chiến Mỹ-TQ, thì bây giờ lại lãnh búa của Trump. Trump nói to tiếng rằng Việt Nam là nước lạm dụng tệ hại nhất trên thế giới [về thương mại], khi Trump trả lời một cuộc phỏng vấn trên đài Fox. Nhiều anh cực hữu gốc Việt hài lòng vì nghĩ rằng Trumo muốn gây sự với Nguyễn Phú Trọng và Đảng CSVN, nhưng Trump chẳng hề nói gì về các bản án VC xử rất nặng những người hoạt động  về nhân quyền và môi trường. Nghĩa là, Trump nhìn  vấn đề qua đôla. Thê là, Trump áp thuế quan hơn 400% đối với thép VN, vì cho rằng các công ty thép Nam Hàn và Đài Loan trốn thuế quan cao bằng cách đưa thép sang VN trung chuyển sang Hoa Kỳ sau khi làm bao bì cho nhãn hiệu mới là xuất từ VN.

Nghĩa là, thép Nam Hàn và thép Đài Loan nhé… không phải thép từ TQ… Hễ chuyển qua cảng VN để sang Mỹ là bị Trump gây sự liền. Như thế nhiều mặt hàng khác, cho dù từ nước khác, như giày da, may dệt, điện thoại… cũng cơ nguy lãnh búa như thép.

Kinh tế VN thực sự đã dao động nhiều: tổng xuất cảng của VN tăng chỉ 6.5% trong 4 tháng đầu của năm 2019. Cũng được, nhưng quá tệ so với mức tăng cùng kỳ 13.2% trong năm ngoái, theo bản phúc trình của World Bank  phổ biến tuần qua.

Cũng nên nhắc tới một bản tin của RFI về “Thương chiến Mỹ - Trung: Việt Nam trong thế trên đe dưới búa”…

Bản tin này ghi rằng theo số liệu của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, trong năm 2017, trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Việt Nam đã lên tới 58,2 tỷ đô la, nhưng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam nhiều hơn. Trong năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đối với Mỹ lên tới gần 35 tỷ đô la.

Chính Donald Trump trong tháng 2 vừa qua khi đến Hà Nội dự thượng đỉnh Mỹ - Bắc Triều Tiên lần thứ hai đã cảm ơn nước chủ nhà nỗ lực thu hẹp thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ. Thế nhưng điều đó không ngăn cản Washington tháng 5 vừa qua đưa Việt Nam vào danh sách các nước bị nghi ngờ thao túng tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tại sao Mỹ bỗng dưng chuyển hướng tấn công về phía Việt Nam ? Có nhiều yếu tố để trả lời câu hỏi này. Thứ nhất tổng thống Trump vừa chính thức lao vào cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đàm phán về thương mại với Trung Quốc đã bị bế tắc trong hai tháng 5 và 6/2019.

RFI ghi rằng Washington và Bắc Kinh mới chỉ đồng ý nối lại đối thoại, nhưng không chắc Bạch Ốc nhanh chóng ghi được những bàn thắng quan trọng với chính quyền của ông Tập Cận Bình. Do vậy, theo một số chuyên gia, Mỹ nhắm tới các đối tượng dễ khống chế hơn, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai là bản thân ông Trump luôn bị ám ảnh về mức thâm hụt của Hoa Kỳ với các đối tác thương mại trên thế giới, bất luận đấy là những mối quan hệ đồng minh chiến lược như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay những nước láng giềng sát cạnh như là Canada và Mêhicô. Trong bối cảnh này, không có lý do gì để Bạch Ốc "tha" cho Việt Nam.

Thứ ba là nhìn vào các con số thống kê, từ khi hai ông khổng lồ kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đương đầu với nhau trên mặt trận thương mại, các công ty ngoại quốc di dời cơ sở sang Việt Nam, một số khác chuyển hàng sang Việt Nam, đóng nhãn hiệu của Việt Nam để từ đó bán sang Hoa Kỳ.

Chính quyền Hà Nội đã phải lên tiếng cam kết không để Việt Nam biến thành cửa ngõ cho phép bất kỳ một quốc gia nào lách thuế nhập khẩu của Mỹ. Nhưng có lẽ Washington chưa hài lòng với thiện chí đó của Việt Nam. Do vậy, đối với Việt Nam, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung kéo dài không hẳn là một điềm lành.

Đành rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển khi đầu tư nước ngoài tăng mạnh, chuyển hướng sang Việt Nam. Nhưng nếu chỉ đóng vai trò trung gian, hay tệ hơn nữa, chỉ là cánh cửa giúp hàng Trung Quốc, thép Đài Loan và Hàn Quốc thoát thuế nhập khẩu của Mỹ, thì sản xuất và xuất khẩu của chính Việt Nam sẽ không hưởng lợi được là bao.

Nghiên cứu gần đây của ngân hàng Mỹ Bank of America –Merrill Lynch được công bố cách nay hai ngày cho thấy xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng "đột ngột", làm tăng mức nhập siêu của Mỹ. Thế nhưng, sự năng động trong hoạt động mậu dịch đó không hẳn là có lợi cho Việt Nam bởi vì từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, cán cân thương mại của Việt Nam đã "xấu đi thêm" : Việt Nam xuất siêu với Mỹ, nhưng thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc lại tăng.

RFI cũng ghi nhận là khi trả lời hãng tin Mỹ Bloomberg, một chuyên gia làm việc tại thành phố Sài Gòn cho rằng : 30% nhập khẩu của Việt Nam là hàng của Trung Quốc để rồi từ Việt Nam xuất khẩu trở lại sang một thị trường thứ ba. Điều này lại càng củng cố thêm lập luận cho rằng, Việt Nam bị biến thành một trạm trung chuyển để Trung Quốc hay những quốc gia bị chính quyền Trump áp thuế vẫn bán được hàng sang Hoa Kỳ.

Thế là Bộ Thương Mại Mỹ áp thuế 456 % thép Việt Nam nguồn gốc Hàn Quốc và Đài Loan bán sang Mỹ sau khi nhận thấy rằng, khối lượng thép Việt Nam bán sang Mỹ đã được nhân lên gấp 9 lần kể từ khi Washington đánh thuế thép của Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngoài công cụ áp thuế nhập khẩu mà Donald Trump thường sử dụng nhất để gây áp lực với các bạn hàng, Bạch Ốc đang hướng tới một công cụ khác, đó là viện cớ "thao túng tỷ giá hối đoái" để phạt các đối thủ của Hoa Kỳ. Chính quyền Washington đã thu hẹp các tiêu chuẩn quy định thế nào là "thao túng ngoại hối" và mở rộng danh sách các đối tác cần được theo dõi đang từ 12 lên thành 20 quốc gia. Có thể nói xung đột mậu dịch Mỹ -Trung bắt đầu tác động đến Việt Nam và đối với nước này, «chơi» với Mỹ thật không đơn giản chút nào.

Nghĩa là, khi Trump cần kiếm phiếu, cần hô hào lớn tiếng khi ra trước đám đông, Trump sẽ đánh búa tạ vào VN khi cần thiết. Càng có tiếng vang từ thị trường càng tốt…
Trần Khải

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.