logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 10/07/2019 lúc 03:03:47(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Trong tiếng Anh có câu: A picture is worth a thousand words. Đại khái: Một tấm ảnh giá trị bằng ngàn lời nói. Nhìn vào một tấm ảnh bạn sẽ thấy rất nhiều chi tiết. Và lần này bạn nghĩ gì khi nhìn tấm ảnh hai cha con anh Óscar Alberto Martínez Ramírez; cha 25 tuổi, con gái 23 tháng, chết đuối khi họ cố tình vượt dòng Rio Grande đến Mỹ.
Trong bối cảnh tha phương cầu thực, rời bỏ mảnh đất chôn nhau cắt rốn đến một bến bờ xa lạ, kinh nghiệm đó nhiều người Việt chúng ta từng nếm trải. Vâng. Nếu có điều kiện sống tốt lành người ta đã không bỏ làng, bỏ xóm ra đi. Chỉ có người không còn gì để níu kéo hoặc không sống nổi mới lâm vào cảnh bỏ xứ xa quê. Vâng, bao thời điểm khác nhau, những dòng người Việt tản cư, rời nước, tìm đủ mọi cách để đến nơi mình khao khát muốn đến, mục tiêu đi tìm một tương lai mới.
Những nắm xương vùi trong rừng già, những xác người âm thầm chôn kín dưới đáy biển sâu, những đứa con đất Việt tìm cách ra đi. Trong bối cảnh tỵ nạn, bao nhiêu giấy mực, bao nhiêu câu chuyện nhói lòng, những giọt nước mắt, những nỗi niềm cay cực, bến bờ vinh quang, những hy sinh đánh đổi thậm chí bằng tính mạng. Để rồi câu chuyện sau này được kể lại mấy người cảm nghiệm được những cay đắng nhọc nhằn, hay người ta chỉ thấy những viễn cảnh đổi đời, khác hẳn trước, lột xác.
Hay vẫn là hội chứng optimistic bias, chúng ta có thói quen tin điều xui xẻo không xảy ra cho mình; chứ biết cái chết cầm chắc trong tay ai dám liều lĩnh dấn thân. Hay nhiều lúc ở đời có những thứ còn kinh hoàng hơn cái chết. Hoặc sống trong tình trạng mù mịt, bế tắc, ngột ngạt; có đường đi, có lối thoát, người ta sẽ tìm mọi cách ra đi để đổi đời.
Dòng nước chảy siết tháng sáu. Mùa lũ. Mưa nhiều. Những vạt cỏ lác xanh tốt, lùm xùm cao quá đầu người. Dòng Rio Grande ngăn đôi Mỹ-Mễ. Phù sa quyện trong dòng chảy. Bức ảnh chụp lại. Hai xác người. Một cha, một con. Họ chết đuối. Một bức ảnh đã nhanh chóng lan nhanh trên các trang mạng xã hội đánh động lương tâm người còn chút máu nóng, còn nghĩ đến đồng loại. Và cũng là dịp để người ta chỉ tay năm ngón, quy lỗi, cãi chày cãi cối, đổ thừa bên nọ, đổ thừa bên kia; cuối cùng chẳng phải người ba phải vẫn thấy bên nào cũng có lý.
Cha mặc chiếc quần cụt. Một chiếc quần bày bán khắp nơi tại những ngôi chợ quê, chợ bình dân của người Việt mình hôm nào gợi nhớ lại những tháng ngày kinh tế đóng cửa bên nhà. Chiếc áo thun đen bình thường. Mái tóc đen đặc trưng của xứ Nam Mỹ. Màu da nâu như da người vùng Đông Nam Á. Chân đất. Người ta nhanh chóng liên tưởng đến một ông bố trẻ, từng đá bóng trên những vạt cỏ hay trên sân cỏ một trường học gần nhà. Vóc dáng người cha thon gọn, tuổi hai mươi lăm đầy ắp những khát khao hoài bão, những dự định mơ ước, những kế hoạch lâu dài…
Con gái, chân đi giày, chiếc quần đỏ, em vẫn còn đang mang tã. Em mới 23 tháng tuổi. Chắc đã lõm bõm biết đi, biết chạy, miệng líu lo những tiếng nói thân thương nên cha mẹ không đành lòng bỏ em lại cho bà nội trông coi. Cha vượt sông, cõng theo con gái. Sợ tay con gái còn yếu bám không chặt nên ông bố đã kéo giãn cổ áo thun bọc lấy con gái. Có lẽ bố đã dặn con: Nhớ bám chặt lấy bố nhá, đừng thả bố ra. Con gái gật đầu: Vâng. Rồi hai bố con quyết định vượt con sông Rio Grande bơi qua Texas của Mỹ.
Dòng sông Rio Grande chảy siết. Người cha cố gắng bơi bằng tất cả sức lực của mình, vật lộn với dòng nước hung hăng. Con gái sợ hãi. Có lẽ em đã khóc thét lên vì sợ. Cha em, người đàn ông hai mươi lăm tuổi cố gắng hết sức. Dòng nước vô tình. Ra đến giữa dòng mới thấy đôi bờ, hai bên, bên nào cũng xa. Lỡ cưỡi lưng cọp rồi, quay lại không được nữa. Người cha có lẽ từng biết bơi, không lạ gì với sông nước, nhưng trong lúc này hai cha con họ không phải đối thủ cân sức với dòng nước siết vô tình kia.
Trọng lực cơ thể và vận tốc cuồn cuộn chảy của con sông. Cơ bắp vùng vẫy với tất cả nỗ lực phải sống. Đầu hàng không còn là lựa chọn nữa. Tương lai miền đất hứa. Tim đập thật mạnh, phổi hoạt động hết công suất, cơ thể anh vắt kiệt, bao câu hỏi đúng sai, bao hình ảnh quê nhà, những ký ức và tính toán lướt nhanh trong đầu. Da anh lạnh ngắt. Tiếng khóc con gái. Lời cầu nguyện thiết tha cùng Thượng đế? Những khoảnh khắc trong tích tắc. Cả những nỗi hoảng sợ. Bến bờ tự do ơi…
Cuối cùng là gì? Một tấm ảnh khiến người ta đau lòng. Hai cha con kẻ dám mạo hiểm vượt dòng nước nguy hiểm đến với miền đất hứa đã trả một giá đắt. Họ nằm sấp mặt. Hai bên xác họ là chông chà, rác rưởi, vỏ lon bia, dây diện, cỏ dại, bao tay latex, nhựa… trôi trong dòng nước đục. Tấm ảnh đó, giá như người cha trẻ Óscar Alberto Martínez Ramírez biết trước số phận mình sẽ kết thúc trong tấm ảnh đó anh đã bỏ ý, không dám mạo hiểm nữa.
Đó là những gì người ta tưởng tượng khi nhìn vào tấm ảnh.
Song theo lời kể lại, anh và vợ đã muốn đăng ký danh sách xin tỵ nạn. Nhưng tình hình giải quyết đơn chậm chạp gần như tuyệt vọng. Mỗi ngày chỉ nhận vài hồ sơ. Óscar Alberto Martínez Ramírez quá sốt ruột. Đợi đến bao giờ đây? Gia đình anh chẳng còn gì nữa. Nên hôm chủ nhật, văn phòng đóng cửa, người ta bảo anh hôm sau hãy quay lại. Theo lời kể của người đến trước tình hình rất tăm tối vì chính sách siết chặt của Tổng thống Trump. Bắt buộc vợ chồng anh tự quyết định mình phải cứu mình trước.
Ban đầu hai cha con đã vượt qua dòng nước khốc liệt. Óscar Alberto Martínez Ramírez đã đến được bến bờ tự do (phía thị trấn Brownville của Texas). Anh để con gái Angie Valeria trên bờ và quay lại đón vợ. Nhưng khi con gái thấy bố bơi đi đón mẹ đã nhao theo. Cha em vội vàng ôm con gái, thế là dòng nước vô tình thừa cơ cuốn phăng hai cha con đi. Đau khổ cho chị Tania Avalos vợ anh Óscar Alberto Martínez Ramírez, chứng kiến tận mắt cảnh chồng và con gái bị nước lũ cuốn trôi hôm chủ nhật. Qua sáng thứ hai người ta tìm thấy xác hai cha con dạt vào bờ, phía thị trấn Matamoros của Mexico.
Thế là một gia đình tan nát. Bố chết. Con gái chết. Giấc mơ Mỹ, khát khao tìm được một tương lai tốt đẹp hơn đã hủy hoại gia đình họ; và người phụ nữ trẻ Tania đã chứng kiến tất cả những thảm họa đau thương ấy. Xác chồng và xác con gái tạm thời được giữ lại tại tiểu bang Nuevo Leon (Mexico) đến hôm thứ tư, sáng thứ năm họ mới đưa xác hai cha con về El Salvador. Được biết cùng đi với vợ chồng họ là người em trai. Họ đã toan chờ nộp đơn xin tỵ nạn nhưng cuối cùng đã nản chí vì thấy tình trạng cứu xét đơn quá chậm.
Óscar Alberto Martínez Ramírez là đầu bếp cho tiệm bánh pizza tại thị trấn San Martin, trung tâm El Salvador, nằm về phía đông của thủ đô. Vợ chồng anh sống với mẹ là thím Rosa Ramírez. Người mẹ đã ngăn cản con trai đừng đi, nói ở đâu cũng phải làm ăn, phải cố gắng. Lời tâm sự của thím: Kẻ làm mẹ có ai muốn con mình đi xa, nhưng ý định lên đường đã ăn sâu vào tâm trí tụi nó rồi. (Nguyên văn): As a mother, you don’t want your children to be so far away. But … the idea of leaving had gotten into their heads. Trong trường hợp của mình, Óscar Alberto Martínez Ramírez muốn có nhà riêng, một mái ấm cho riêng mình. Đó chính là động lực khiến anh đưa vợ con đi tìm Miền Đất Hứa.
Mắt rân rấn nước, có lẽ người mẹ đã từng khóc rất nhiều. Làm mẹ, trái tim người đàn bà nào không mênh mông với con cháu. Chính thím Rosa Ramírez đã muốn con trai để cháu nội lại cho thím trông nhưng con trai thím không nỡ bỏ con gái 23 tháng tuổi ở lại.
Tấm ảnh hai cha con Óscar Alberto Martínez Ramírez lan truyền trên mạng với vận tốc chóng mặt. Hàng xóm của Óscar Alberto Martínez Ramírez ban đầu nhìn ảnh chỉ thương hại cho người kém may mắn. Nhưng khi biết đó là hai cha con anh, lối xóm đã ngỡ ngàng, họ không thể nghĩ chuyện đau lòng ấy xảy ra với hàng xóm tốt của họ.
Hơn hai tháng trời ròng rã. Cái nóng như thiêu, có lúc lên đến 113 độ F. Họ ra đi bằng niềm tin mãnh liệt sẽ được đổi đời. Thực ra gia đình họ được chính phủ Mexcio cấp visa nhân đạo (humanitarian visa) có thể sống ở Mexico nhưng có lẽ giấc mơ Mỹ mãnh liệt hơn, dấn thân đến mức này, sao không cố thêm chút nữa, còn nước còn tát, rừng còn xanh lo gì không củi đốt… Ai dè đến biên giới Mễ-Mỹ họ không vượt qua được cái ải chờ đợi. Trong khi đó Bộ An Sinh Homeland Security’s Office Mỹ đang đối diện với lượng hồ sơ quá tải.
Đói. Chật chội. Hàng ngàn người chờ đợi. Có lẽ quá sốt ruột nên Óscar Alberto Martínez Ramírez quyết định vượt sông. Trung bình mỗi tuần cửa khẩu Matamoros giải quyết khoảng ba (3) hồ sơ xin tỵ nạn. Phải chăng Bộ An sinh Mỹ (theo chỉ đạo của Tổng thống Trump) bóp nghẽn thủ tục để mấy đoàn caravans nản chí.
Tấm ảnh hai cha con anh Óscar Alberto Martínez Ramírez lần này khiến người ta nhớ đến xác một em bé Syrian, ba tuổi, tên Aylan Kurrdi bị sóng đánh dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015. Lần đó Liên Hiệp Quốc và Châu Âu phải khẩn cấp đưa ra những chính sách giải quyết vấn đề tỵ nạn.
Xin được thắp nén hương lòng… Vâng. Hai cha con anh Óscar Alberto Martínez Ramírez đã về nơi an nghỉ cuối cùng, không còn đối diện với bể khổ đầy gian nan vất vả. Song một câu hỏi cứ ray rứt mãi trong lòng người quan tâm đến vấn đề này: Bao giờ những tấm ảnh xót mắt kiểu này sẽ chấm dứt? Hay cuộc sống nó là thế, nó cay nghiệt, nó bất công, và chuyện đau lòng sẽ mãi mãi tồn tại, có điều ai là nạn nhân xấu số trong những tấm ảnh đau xót ấy chắc vẫn là chuyện: Trời kêu ai, nấy dạ.
Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.