logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 10/07/2019 lúc 03:05:35(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Có một thời, không biết có phải do Hội chứng Stockholm không, tôi “yêu” cuồng nhiệt Pháp quốc, cái đế quốc thực dân đã từng giẫm gót giày lên đất nước tôi và đày đọa dân tộc tôi đến cả trăm năm. Có lẽ do niềm tin tôn giáo và văn hóa mà tôi đã hấp thụ được từ các nhà truyền giáo người Pháp, tôi thấy cái gì của Pháp cũng nhứt cả: từ bánh mì, phó mát (fromage), rượu vang, bơ sữa, xe hơi, nhà lầu… đến thời trang, điện ảnh, văn chương, nghệ thuật, tư tưởng và ngôn ngữ… cái gì của Pháp cũng đều số một hết!
Tôi say mê nước Pháp đến độ chỉ đeo đuổi một ước mơ: đến Ba Lê rồi chết cũng được! Trong thời gian chờ đợi trong trại tỵ nạn, mặc cho ai có bảo rằng đảng cầm quyền tại Pháp hồi đầu thập niên 1980 là đảng “xã hội”, tức có bà con dây mơ rễ má với cộng hòa “xã hội chủ nghĩa” Việt Nam mà mình đã trốn chạy khỏi, tôi vẫn quyết chí đeo đuổi giấc mơ của mình là được trở thành công dân của “mẫu quốc”.
Tôi đến Pháp vào cuối tháng Mười năm 1982. Tuy vẫn còn sống trong một trại tạm trú ở ngoại ô Ba Lê, tôi thấy mình cũng đâu có thua gì ông Phán thời Pháp thuộc: “tối (cũng) sâm banh, sáng (cũng) sữa bò” như ai! Sau vài ngày ăn uống ngủ nghê để lấy lại sức, tôi mới mon men tìm đường lên “Kinh thành Ánh sáng”. Đường trên lỗ miệng. Vả lại, hệ thống hỏa xa và xe điện ngầm (Metro) ở Ba Lê thật thuận tiện. Chỉ cần trình độ “thoát nạn mù chữ” như tôi cũng đủ để khỏi bị lạc đường.
Bước ra khỏi xe điện ngầm, tôi bước đi những bước thật chậm rãi dọc theo bờ sông Seine, như người đang mơ một giấc mơ đẹp mà không muốn bị ai đánh thức. Nhưng điểm đến của chuyến thăm thú “Kinh thành Ánh sáng” của tôi dĩ nhiên là Nhà Thờ Đức Bà (Notre Dame de Paris). Là một người công giáo, tôi xem đây là một địa điểm hành hương. Với niềm tin tôn giáo được tiếp nhận và nhào nặn từ các nhà truyền giáo Pháp, muốn hay không tôi thấy mình đã bị ràng buộc vào cả một truyền thống “đạo” lâu đời của người Pháp. Với tôi, vào Nhà Thờ Đức Bà là đi lại cuộc hành trình tôn giáo của cả dân tộc Pháp từ gần hai ngàn năm qua!
Nhưng ở cái nước được xem là “Trưởng Nữ của Giáo Hội” này, mặc dù kể từ năm 1905 đã có sự phân biệt rạch ròi giữa Nhà Thờ và Nhà Nước, niềm tin tôn giáo và văn hóa vẫn tiếp tục quyện chặt lấy nhau. Nhà Thờ Đức Bà là biểu trưng của sự phân biệt ấy. Di tích lịch sử đã có từ hơn 800 năm này không chỉ là một nơi thờ phượng hay địa điểm hành hương, mà cũng là một điểm du lịch thu hút mỗi năm trên cả chục triệu du khách. Không cần phải có niềm tin tôn giáo để bước vào nơi tôn nghiêm này. Tôi đã hòa mình vào dòng người qua lại trong đó không chỉ như một người hành hương, mà còn như khách thưởng lãm một công trình nghệ thuật.
Với tôi là một “con dân” thuộc địa của Pháp, có lẽ văn hào Victor Hugo (1802-1885) là người đã có công lớn nhứt để quảng bá cho công trình nghệ thuật này. Thật vậy, tôi biết đến Nhà Thờ Đức Bà qua các tác phẩm của đại văn hào này và dĩ nhiên tác phẩm nổi tiếng nhứt của ông về ngôi thánh đường này chính là “Nhà Thờ Đức Bà Ba Lê” (Notre Dame de Paris).
Bước vào ngôi thánh đường cổ kính này là đi lại từng bước của chính văn hào Victor Hugo. Phải nhiều lần chiêm ngắm lối kiến trúc cổ của ngôi thánh đường này ông mới tìm được nguồn cảm hứng để viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử với bối cảnh là kinh thành Ba Lê thời Trung Cổ.
Văn hào Victor Hugo đã đưa tôi đi một vòng trong nhà thờ để rồi cuối cùng dừng lại ở một địa điểm được ông đưa vào vị trí trang trọng và quan trọng nhứt của nơi linh thiêng là gác chuông nhà thờ. Tôi đứng nhìn lên gác chuông thật lâu để sống lại những ngày khốn khổ của nhân vật chính của quyển tiểu thuyết của văn hào Victor Hugo là Quasimodo, được tài tử Mỹ Anthony Quinn hồi sinh trong cuốn phim nổi tiếng có tựa đề “The Hunchbach of Notre Dame” được đạo diễn Pháp Jean Delannoy thực hiện và cho trình chiếu năm 1956. Lưng đã còng, gương mặt lại dị dạng, Quasimodo được người Việt Nam gọi một cách khinh bỉ là “Thằng gù Nhà thờ Đức Bà”. Kỳ thực, đàng sau những dị tật bẩm sinh bị xã hội khinh bỉ và ruồng rẫy ấy, người kéo chuông của Nhà thờ Đức Bà là một con người có tâm hồn cao thượng luôn biết xả thân hy sinh vì người khác. Lẽ ra phải gọi ông là một người hùng hơn là một “thằng gù”!
Tôi chiêm ngắm vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi thánh đường Gothic là Nhà Thờ Đức Bà, nhưng văn hào Victor Hugo dường như muốn lôi kéo tôi đến một vẻ đẹp khác đáng được tìm kiếm và trân trọng hơn: đó là vẻ đẹp của tâm hồn con người. Đó là vẻ đẹp mà dao kéo thẩm mỹ và mỹ phẩm không thể tạo ra được. Đó là vẻ đẹp ẩn hiện đàng sau những bất toàn và ngay cả những dị tật thể hình mà con người cho là xấu xa gớm ghiếc nhứt. Đó là vẻ đẹp mà văn hào Victor Hugo luôn tìm kiếm và đề cao khi ông nói: “Có một quang cảnh vĩ đại hơn đại dương, đó là bầu trời. Có một quang cảnh vĩ đại hơn bầu trời, đó là nội tâm con người”.
Từ ngàn xưa, dường như người Nhật đã muốn nhấn mạnh đến vẻ đẹp ấy qua điều thường được gọi là “Triết lý Wabi Sabi”. “ Wabi Sabi là một triết lý thẩm mỹ cổ xưa bắt nguồn từ Thiền Tông, đặc biệt là trà đạo, một nghi lễ thuần khiết và đơn giản trong đó các bậc thày đánh giá cao cái chén được làm thủ công và hình dạng bất thường, với men không đồng đều, vết nứt và vẻ đẹp hư hỏng trong sự không hoàn hảo có chủ ý của người tạo ra cái chén” ( x. Mai Thanh Truyết, Wabi Sabi – Triết lý của sự bất toàn https://www.tvvn.org/wab...t-toan-mai-thanh-truyet/)
Đứng nhìn lên gác chuông Nhà Thờ Đức Bà, nghe văng vẳng tiếng chuông được kéo lên từ bàn tay của người gù Quasimodo, tôi cũng nghe vọng lại tiếng hát của ca sĩ Leonard Cohen (1934-2016) “Hãy rung lên những tiếng chuông khi chúng còn có thể rung. Hãy quên đi của lễ dâng hoàn hảo của bạn. Trong mọi thứ đều có vết rạn nứt. Đó là cách thế mà ánh sáng len lỏi vào” (Ring the bells thay still can ring. Forget your perfect offering. There’s a crack in everything. That’s how the light gets in).
Nhà Thờ Đức Bà vừa trải qua một trận hỏa hoạn chưa từng thấy. Nhưng dường như xuyên qua ngọn lửa cao ngút ấy, người gù Quasimodo vẫn tiếp tục kéo chuông để đưa ra một sứ điệp: vẫn có ánh sáng ở cuối đường hầm! Ông nhắc nhở tôi phải luôn tỉnh táo và lạc quan để tìm thấy vẻ đẹp thâm sâu trong nội tâm của mỗi người, nhứt là những người khốn khổ thường bị xã hội đẩy ra bên lề. Có lẽ ông cũng muốn lập lại một câu đáng ghi nhớ nhứt trong cuốn phim “Tiếng âm nhạc” (The sound of music): “Khi Chúa đóng một cánh cửa chính, thì ở một nơi nào đó Ngài mở ra một cánh cửa sổ” (When the Lord closes a door, somewhere He opens a window).
Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.