logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/07/2019 lúc 10:07:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Charlie đã chết. Chỉ sau khi được trả tự do chưa đầy một tháng, Charlie đã bị bắn chết.
Vừa đọc lướt cái tựa đề của bản tin, tôi đã giật mình. Charlie là cái tên quen thuộc và rất phổ biến. Tôi có tới hai người bạn và vài ba đồng nghiệp có tên Charlie, cùng với vài nhân vật nổi tiếng mà mình ái mộ trên màn ảnh lớn cũng như màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên phân tích kỹ tôi không tin mình có người quen nào tên Charlie bị giam cầm rồi được trả tự do và sau đó bị bắn chết. Thường thì giữa dòng thác lũ tin tức thường ngày – trong đó có tới 80 % là tin giả – tôi chỉ đọc lướt cái “tít”. Nhưng cái tên Charlie làm tôi thắc mắc. Và vì tò mò, tôi vội vã đọc thêm bên dưới. An orphaned black bear… Thì ra đó là một chú gấu. Không phải bất kỳ Charlie đồng nghiệp, bạn bè hay người nổi tiếng nào của tôi hết.
Tuy vậy cái chữ “mồ côi” (orphan) lại làm tôi bần thần. Tất cả những người, những vật mồ côi đều gợi nên trong tôi niềm thương cảm.
Bạn thân mến, chuyện này xảy ra ở Calgary, Edmonton. Charlie là một trong hai chú gấu đen mồ côi mẹ. Charlie chào đời 16 tháng trước, và được nuôi bởi Cochrane Ecological Institute vào tháng 5, 2018. Với sự kết hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan thẩm quyền về các loài động vật, các nhà sinh vật học và giới chức chuyên môn về động vật hoang dã, Charlie cùng với cô gấu cái tên Maskwa được trả về với hoang dã ngày 20 tháng Sáu, 2019 trong một khu vực xa xôi ở tây nam tỉnh bang Alberta.
Trong lúc quẩn quanh khu vực hoang dã khoảng 120 Km phía bắc Alberta, chú gấu con lang thang dọc theo bờ một con sông, và lạc bước vào (hay đến gần?) một khu đất do tư nhân làm chủ. Và chủ nhân – vì “lo cho sự an toàn của con cái” – đã bắn chết Charlie. Ngay sau khi hay tin Charlie bị sát hại, giới chức thẩm quyền vội lên tiếng rằng, “The landowner was perfectly within his legal rights to protect the kids.” Chủ đất đã hành xử hợp pháp khi bảo vệ bầy trẻ. Tỉnh bang cũng cho biết sẽ không truy tố ai hết.
Bạn thân mến, những chi tiết của bản tin làm tôi suy nghĩ.
Trước tiên, khi chủ nhân khu đất cắm tấm bảng “Private Property, No Trespassing” thì quả thực ông (bà) ta đã làm một hành vi vô cùng sai trái. Sách vở các môn sử học, động vật học, khảo cổ học và vân vân… học (dĩ nhiên không là fake news) đã xác nhận Grizzly Bears xuất phát từ Á Châu hơn một triệu năm trước, Brown Bears (Ursus arctos) đã băng qua cầu nối giữa hai lục địa Á và Mỹ châu (Bering) cách đây khoảng hai trăm ngàn năm. Như vậy khu đất mà chú gấu mồ côi Charlie lai vãng cái ngày xui xẻo ấy rõ ràng là thuộc về tổ tiên của chú dù những tổ tiên, ông bà của loài gấu (cũng như những loài thú hoang khác) không gắn cái bảng “Đất Tư Nhân, Cấm Lai Vãng” thì con cháu nhà gấu cũng vẫn có quyền sử dụng đất đai ấy.
Tôi tin chắc như vậy.
Loài sinh vật hai chân đến định cư ở đấy, gắn cái bảng “Private Property, No Trespassing” trên hàng rào là hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp. Một hành vi phạm pháp trắng trợn; luật lệ của cái gọi là common sense, của thiên nhiên, của Mother Nature.
Kế đến, nếu như cái chủng loại hai chân có súng kia dùng sức mạnh để chiếm đoạt đất đai, để dành quyền bá chủ thì trong một góc xó hiểm hóc, khó truy tầm nào đó của luật lệ chủng loại ấy, nhất định phải le lói chút gì đó của cái gọi là common sense. Nghĩa là chú gấu mồ côi Charlie có lảng vảng ngoài vòng rào khu đất của kẻ sang đoạt tài sản kia, thì gã cũng chỉ nên bắn cảnh cáo, bắn với mục đích gây tiếng động, để đuổi chú gấu đi lạc kia về vùng hoang dã dành cho chú. Bởi các loài thú hoang, dù có dữ dằn đến mức nào chăng nữa thường thường cũng chỉ tấn công khi bị đe dọa, hoặc khi đói cần săn tìm thức ăn.
Hành vi nổ súng để giết một con gấu vô tội – với tôi – là hành vi man rợ vô cùng tồi tệ.
Câu chuyện chú gấu (mồ côi) Charlie bị sát hại bởi cái sinh vật hai chân có súng kia làm tôi liên tưởng đến chuyện gã nha sĩ nào đó bắn chết chú sư tử Phi Châu, rồi chụp hình bên xác chúa sơn lâm để phô trương thành tích.
Chắc bạn còn nhớ câu chuyện về chú sư tử có lông bờm màu đen mang tên Cecil chứ? Cecil bị giết khi hoàn toàn không đe dọa, không làm phiền hay gây bất an cho bất cứ ai hoặc loài sinh vật nào. Chú sư tử này là cư dân xứ Zimbabwe. Cecil chào đời năm 2002 và bị giết chết ngày 1 tháng Bảy năm 2015.
Kẻ giết chết Cecil cũng là một con thú nhưng con thú này có hai chân, có súng, có cung nỏ, và là một tay (đại gia) ở Mỹ, chuyên mài, giũa, đục, khoét, trám, nhổ… răng người. Sinh vật hai chân này có giấy phép đi săn (nói rõ ra là đi giết) sư tử.
Lẽ ra đây phải là chuyện lớn, về một vi phạm lẽ tự nhiên – cái gọi là common sense – và luật lệ thiên nhiên của Mother Nature. Tổ tiên của sư tử (Panthera spelaea) đã hiện diện trên trái đất khoảng một trăm ngàn năm trước, và đã tuyệt chủng cách đây mười lăm ngàn năm. Loài sư tử hiện tại (Panthera leo) cũng xuất hiện cùng thời kỳ này. Như vậy, loài sinh vật hai chân có súng kia rõ ràng là kẻ làm cái sự trespassing trên đất đai, lãnh thổ của sư tử.
Sau cái chết oan ức và không cần thiết của Cecil, sư tử ở Ấn Độ và Tây & Trung Phi Châu được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời những phản ứng về việc sát hại Cecil bùng lên như bão tố. Có nhiều biểu ngữ dán trước tư gia của tay thợ săn kia, trong đó một câu có nội dung xuất sắc nhất: “I want to fill your ethical cavities!”
Trở lại chuyện chú gấu mồ côi Charlie. Như đã tâm sự với bạn, dù là tiếng Việt “Mồ Côi” hay tiếng Anh “Orphan”, mỗi lần gặp hai chữ ấy, tôi lại nghe nhói lên trong lòng. Và sự kiện chú gấu Charlie Mồ Côi bị bắn chết không ít thì nhiều đã khiến tôi xúc động, và cũng nhờ đó có cớ chuyện trò dông dài với bạn hôm nay.
Thuở nhỏ, tôi sợ nhất là bị “mồ côi”.
Lúc còn bé, mỗi sáng, khi vừa thức dậy tôi thường chạy lại với Bố, với Mẹ, ôm chầm lấy hai người, để biết chắc mình chưa bị mồ côi. Sau này Bố mất, tôi ở xa không về được để chịu tang, tôi cứ nghĩ ông cụ chưa bao giờ là người “quá cố”. Ngày năm mươi tuổi, tôi về chịu tang Mẹ. Đi sau xe tang, tay níu lấy quan tài, trên đường đưa Mẹ vào giáo đường lần cuối, tôi thấy mình là thằng bé lên năm, ham chơi, đang bị Mẹ cầm tay dắt vào giáo đường cầu kinh, ngày Chủ Nhật. Năm mươi tuổi, có gia đình yên ổn, nhưng khi mất bố mẹ, tôi vẫn thấy bơ vơ; vẫn thấy mình mồ côi. Và những câu thơ của Xuân Tâm luôn vang vọng trong trí tôi.
Năm xưa tôi còn bé,
mẹ tôi đã qua đời,
lần đầu tiên tôi hiểu,
thân phận trẻ mồ côi.
Ngày tôi còn bé, quanh tôi là chiến tranh, quanh tôi có biết bao nhiêu đứa trẻ cùng trang lứa trở thành trẻ mồ côi. Và hình ảnh những đứa bạn ấu thơ quấn trên đầu mảnh khăn trắng sau những trận pháo kích vào thành phố, những vụ ném lựu đạn vào đám đông, và nhất là sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân của Cộng Sản Việt Nam – luôn đẩy tôi vào những cơn ác mộng.
Trở lại chuyện Charlie. Khi mẹ chú gấu đen ấy chết (chắc cũng bị bắn bởi một sinh vật hai chân và có súng nào đó), gấu con khó có thể sống sót một mình trong hoang dã, vì vậy người ta đem gấu con về nuôi, đặt tên cho nó là Charlie. Các nhà sinh vật học bảo rằng gấu đen thường sống với gấu mẹ suốt 17 tháng đầu đời. Trong thời gian ấy, gấu con học hỏi những kỹ năng cần thiết để sống sót như biết leo lên cây cao khi gặp nguy hiểm… Tuy nhiên người ta nhận thấy nhiều trường hợp gấu con ở tuổi 5 hay 7 tháng đã có thể sống sót và theo bản năng, biết chuẩn bị hang động cho giấc ngủ mùa đông. Sự kiện chú gấu con được đem về nuôi khi còn bé chứng tỏ chú mất mẹ khi còn rất nhỏ, không thể tự mình sống sót trong hoang dã. Và khi được thả về hoang dã, chú gấu Charlie cũng không tập được bao nhiêu những năng khiếu phát sinh từ bản năng loài gấu. Và vì được nuôi dưỡng bởi con người trong suốt thời kỳ ấu thơ, Charlie hẳn đã quen thuộc với hình ảnh con người và vì vậy khi lang thang bên bờ sông, nghe tiếng trẻ con nô đùa, nhìn thấy thấp thoáng bóng những con vật hai chân quen thuộc, Charlie mon men đến gần, và lãnh ngay những viên đạn bắn đi, từ một góc mù lòa, thiển cận của loài sinh vật hai chân có súng.
Charlie chắc cũng làm theo thói quen như những con gấu mà người Gypsy ở Hungary thuở trước thường bắt về nuôi khi còn rất nhỏ. Họ nhổ răng, khóa miệng gấu để không gây nguy hiểm cho chủ nhân; họ bỏ đói, đánh đập, bắt gấu múa may theo tiếng nhạc, tập cho gấu nghiện rượu để dễ sai khiến. Và sau đó đem những con gấu đã hoàn toàn bị điều kiện hóa này đi diễn trò như trong những gánh xiệc ở Việt Nam ngày trước. Khi Hungary gia nhập Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu, những con gấu được giải thoát khỏi gông cùm – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – và dù được thả về vùng hoang dã, sống giữa các loài thú khác, tuy nhiên nếu tình cờ gặp con người, những chú gấu ấy vẫn đứng thẳng người trên hai chân sau và múa may, lắc lư như đang trình diễn cái thời đi theo những gánh xiếc của con người.
Charlie chắc cũng phản ứng như thế khi thấy con người. Và chết oan mạng.
Chừng nào thì sẽ đến phiên Maskwa, cô gấu nhỏ được thả vào chốn hoang dã ở phía bắc Alberta cùng một lúc với Charlie?
Bạn thân mến. Tôi lớn lên ở Việt Nam, tôi không có điều kiện được ôm những chú Teddy Bear để dỗ giấc ngủ. Nhưng tôi may mắn nhận ra được rằng sự tàn ác của con người quả là vô giới hạn. Tôi đã có dịp chứng kiến người ta lấy mật gấu ở một xóm ngõ khuất nẻo ở Gò Vấp (Gia Định). Chú gấu to lớn ngồi chồm hổm trong chiếc lồng sắt, nhìn ra lũ người chung quanh bằng hai con mắt buồn. Gã đàn ông mặc áo choàng y tế màu xanh nhạt bắn những ống chích thuốc ngủ lên người chú gấu. Có những ống chích vướng vào chỗ lông dày rơi xuống đất. Chú gấu ngồi xổm, hai chân trước quơ quào, gạt đỡ vô vọng. Tôi không dám nhìn vào cặp mắt chú gấu tội nghiệp, bởi tôi thấy nước loang hai con mắt ấy. Tôi tự hỏi loài gấu có khóc không. Hay đó chỉ là tác dụng của cơn lo lắng, của sự sợ hãi, của cái đau quặn thắt, của nỗi tuyệt vọng. Tôi không thể nào đoán biết. Rồi chú cũng gục xuống, và nằm bất động. Cửa sắt được mở ra. Gã áo blouse xanh nhạt mở chiếc máy dò siêu âm cầm tay, hình ảnh lờ mờ đen đen trắng trắng hiện trên màn hình. Sau khi đã xác định vị trí túi mật, gã áo blouse xanh nhạt đâm cái ống chích có kim dài vào bụng gấu, rồi nối mũi kim vào ống nhựa, hút ra chất nước đen óng ánh vàng. Những cái lọ nhỏ bằng ngón tay lần lượt được bơm đầy mật gấu. Những đồng tiền loạt xoạt trao tay. Chú gấu ấy sống trong chiếc lồng hẹp từ khi còn bé. Và sẽ ở đó, sẽ chết dần chết mòn cho đến khi lũ người ác độc kia không còn làm tiền được trên thân thể chú nữa. Lúc đó chúng sẽ chặt những bàn chân của chú đem bán cho đám thượng lưu cùng thưởng thức với bào ngư, vây cá mập.
Bạn thân mến. Cứ thử hình dung một không gian nào đó, một thời gian nào đó, chủng loại chúng ta – cái đám homo sapiens này – bị người ngoài hành tinh bắt làm nô lệ, và bị đối xử hệt như – hoặc tệ hơn – cách chúng ta đối xử với các loài sinh vật khác, chắc chúng ta mới hiểu được niềm tuyệt vọng mà những sư tử, những cọp, những voi, những, gấu… bị tra tấn, đánh đập, bắt chịu đói khát, bẻ răng, chọc mù mắt, cho điện giật; nghĩa là không thiếu một hình thức tra tấn tàn bạo nào, chỉ nhằm mục đích khiến chúng chịu khuất phục và làm theo những trò ngu ngốc của con người.
Trở lại chuyện chú gấu Charlie, hãy tưởng tượng mẩu đối thoại giữa một người lớn (gian xảo) và một đứa bé (ngây thơ) ở cái nơi Charlie vừa bị sát hại.
Dad, why d’you kill that Teddy Bear?
No, he’s no Teddy.
He’s just a baby bear.
He wanted to hurt you.
He did not hurt me.
That’s because he’s already dead.
He’s dead b’cause you shot him.
I shot him b’cause he hurt you.
No, he did not.
He did not b’cause he’s dead.
He’s dead b’cause you shot him.
Cuộc đối thoại sẽ không bao giờ kết thúc. Và người đàn ông giết oan chú gấu Charlie cũng cùng lúc giết luôn nụ nhân ái vừa nẩy mầm trong lòng đứa bé mà ông ta nói rằng bảo vệ (bằng súng đạn).
Khúc An

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.