logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/07/2013 lúc 06:05:12(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Bạn đường là người cùng ta đi trên đường, khi ta đi công việc, đi loanh quanh, đi lang thang không

mục đích... không phải người bạn đời. Người bạn đời là người suốt ngày kề cận bên ta, sát cánh cùng

ta, sống chết bên ta.
Những người lớn tuổi khi không còn tự mình đi lại được, cần một người đưa đi, tôi gọi đó là người

bạn đường. Ở Việt Nam, đường chật, xe đông, những người khi tuổi đã cao không tự mình đi xe máy

như khi còn trẻ, phương tiện di chuyển thông thường của họ lúc bấy giờ là “xe ôm”. Chúng tôi quen

gọi những người có xe gắn máy làm nghề chở thuê là xe ôm. Các ông già bà già rất khoái đi kiểu này,

ra khỏi nhà, có người” ôm” là an toàn nhất. Trên đất Mỹ, những người già mới đến như tôi không biết

lái xe thì người bạn đường rất cần thiết. Tôi quen nhiều người, đi nhiều chỗ nên có nhiều bạn đường.



Người bạn thứ nhất
Người đầu tiên tôi quen là anh An. Anh An vui tính hiền lành và rất dễ mến. Anh thích nói chuyện,

những chuyện anh kể cũng giúp tôi hiểu thêm nhiều điều về nước Mỹ, có chuyện làm tôi cười, cũng

có chuyện làm cho tôi phải khóc, có chuyện làm cho tôi phải suy gẫm về nước Mỹ và bản chất con

người. Một điều tôi thích ở anh An là anh rất đúng giờ. Cần đi đâu gọi anh, đúng giờ là anh có mặt.

Anh nhiều lần tâm sự:
-Con chuyên về vi tính, lúc trước con đi làm ở hãng, nhưng ngồi riết bị stress quá, bị cao huyết áp cao

mỡ nữa nên con nghỉ việc. Bây giờ con chạy suốt ngày ngoài đường thế mà lành hết bịnh.
Anh rất bận rộn, muốn anh chở đi đâu phải gọi hẹn trước một ngày để anh sắp xếp công việc. Chở

chúng tôi đi bác sĩ, chở chúng tôi đi chợ, đi thăm bạn... anh đưa chúng tôi đến đó rồi anh đi. Anh có

việc phải làm, hoặc anh tranh thủ về nhà chơi với đứa con nhỏ... Một lần sau khi trở lại đón chúng tôi

anh hào hứng nói:
-Con vừa gặp người yêu cũ.
-Gặp người yêu cũ, nếu tôi biết thì tôi không gọi anh đâu, phải để anh nói chuyện với cô ấy chứ.
-Con đi mua vài món đồ thì gặp cô ấy.
-Anh không mời người đẹp đi uống nước sao? Thật không lãng mạn chút nào.
Thấy tôi có vẻ tiếc vì mất cơ hội sống lãng mạn của anh, anh mơ mộng kể chuyện tình của mình nhiều

năm trước:
-Lúc đó, tụi con đang tính chuẩn bị đám cưới, con đi công tác hai tháng, khi trở về, cô ấy đã thuộc về

người khác.
-Vậy là anh thành kẻ thất tình?
Anh thở ra một hơi dài, chắc là nuối tiếc dĩ vãng:
-Con cũng không sao. Nó là thằng bạn của con, hắn lợi dụng lúc con đi vắng làm ẩu. Cô ấy vẫn còn

thương con. Đến bây giờ mỗi lần gặp lại con hắn vẫn còn cay cú.

Tình yêu và tình bạn là hai thứ tình rất đẹp. Lãng mạn là tình yêu, cao quý là tình bạn. Vậy mà cùng

một lúc anh An mất luôn cả hai thứ. Anh mất người yêu, mất luôn người bạn. Đời thật bất công. Nhưng

không sao. Ông trời có mắt mà. Ta mất cái này đời sẽ bù cho ta cái nọ. Anh An gặp một người trong

mộng khác và đã có một gia đình êm ấm hạnh phúc.
Anh có một nhóm bạn và đang chuẩn bị một công việc làm ăn mới, anh muốn tự mình làm chủ thay vì

để người khác làm chủ mình. Anh còn ao ước:
-Nếu nước mình yên ổn, con muốn về nước mình làm ăn hơn.
Nước mình yên ổn, một lời nói giản dị nhưng lại nghe như một lời cầu ước hoang đường, biết đến

bao giờ mới thực hiện được?



Người bạn thứ hai
Rồi tôi về quê, rồi tôi đổi chỗ ở. Sau đó tôi mất liên lạc với anh An.
Người bạn đường thứ hai tôi gặp là anh Phong. Anh Phong ít nói, lúc đầu lầm lì, ít bộc lộ. Sau nhiều

lần trò chuyện nhát gừng, tôi cũng được biết anh xuất thân từ quân đội, từng là đại úy. Anh qua đây

theo diện HO (Humanitarian Operation) đợt thứ hai. Tôi đùa:
-Chào đại úy. Nếu anh mặc đồ nhà binh chắc oai lắm?
Lời nói đùa của tôi phần nào phá vỡ cái vỏ thô cứng của anh. Từ đó anh tỏ ra thân thiện và cởi mở

hơn, chuyện trò nhiều hơn và cười nhiều hơn. Mỗi khi đến chở chúng tôi anh còn biết hỏi thăm: “Anh

chị khỏe không?”. Chồng tôi bị đau mắt, chữa bảy tháng rồi vẫn còn đi bác sĩ dài dài, lần vừa rồi đến

chở chúng tôi đi, anh cao hứng lấy giọng thân mật khuyên:
-Anh chị bây giờ lớn tuổi rồi, đừng lo nghĩ gì hết, phải vui vẻ lên mà sống.
Tôi đang tự hỏi không biết hôm nay anh chàng đại úy này cao hứng chuyện gì mà triết lý lung tung,

anh nói tiếp:
-Phải biết quẳng gánh lo đi mà vui sống.
Tôi bật cười khen:
-Anh giỏi thật, còn nhớ sách của Nguyễn Hiến Lê.
-Nhớ chứ sao không. Lúc nhỏ say mê đọc Nguyễn Hiến Lê mà. Anh chị phải bỏ hết mọi chuyện lo đi,

đừng nghĩ ngợi gì hết. Đau mắt kệ đau mắt, có bác sĩ lo, sống vui vẻ mới là đáng sống, vui vẻ lạc

quan giúp người ta bớt đau ốm bịnh tật.
-Anh giỏi thật, nói như một nhà tâm lý học.
Lời khen của tôi lần này không ngờ làm cho anh ta rất khoái chí, anh cười lớn và quay lui nhìn tôi. Vừa

lúc sắp tới đèn đỏ, tôi hét:
-Coi chừng đèn đỏ.
Hú vía, suýt chút nữa là anh ta vượt đèn đỏ rồi. Vậy mà anh ta vẫn tiếp tục cười ha hả.
Trên đường về, hết đề tài sức khỏe, anh quay qua đề tài quê hương. Anh hỏi:
-Năm nay chị có tính về quê không?
-Tôi dự định sang năm mới về.
-Nếu có người cho chị vé máy bay bây giờ chị có về không?
Thấy anh có vẻ quan tâm đến chuyện quê hương tôi đùa:
-Tôi tưởng anh không bao giờ về Việt Nam nữa chứ.
-Quê hương mà chị, làm sao quên được. Nếu quê hương yên ổn, tôi đâu có qua đây làm gì?
Anh sinh ra ở thành phố Huế, cùng quê với tôi. Anh ở Kim Long, tôi ở Gia Hội. Kim Long là Rồng

Vàng, nơi ở của hoàng tộc nhà Nguyễn, của các vị đại thần khoa bảng xưa kia. Anh nói cái làng của

hoàng tộc bây giờ vẫn còn nổi tiếng là nơi du lịch nhà vườn độc đáo. Chùa Thiên Mụ vẫn sừng sững

còn đó. Anh còn mẹ già ở Việt Nam, mỗi tháng anh gởi cho mẹ bốn trăm mỹ kim. Tôi đùa:
-Vậy là mẹ anh thành triệu phú lớn rồi.
-Thì cũng để bà già thấy ai nghèo khó thì giúp chút ít làm vui. Quê mình nhiều người khổ lắm chị ơi.
Tôi không ngờ anh là người giàu lòng thương người như vậy. Vừa là con hiếu, anh còn lo cho đứa

con đang học bác sĩ năm thứ hai. Tôi nói:
-Anh có hiếu với mẹ sau này con gái của anh sẽ có hiếu lại với anh. Tuổi già của anh được bảo đảm

rồi.
Một câu nói nữa của anh làm cho tôi ngạc nhiên không kém:
-Mong sau này nó nhớ quê hương của cha nó mà về thăm thì tốt.

Quê hương là gì nhỉ? Tôi nhớ cách đây khá lâu tôi có đọc trên báo Newsweek, một nhà đạo diễn gốc

Do Thái khi được hỏi về quê hương, ông đã trả lời: “Quê hương là nơi nào chúng ta sống hạnh phúc”.

Bài hát “Home is where we are happy” cũng được hát vang trên nước Mỹ. Có thật vậy không? Tại sao

mấy người bạn đường của tôi trên đây cũng như những người bạn tôi quen biết dù ở trên đất Mỹ sung

sướng họ vẫn mang trong lòng một nỗi ao ước được trở về quê hương? Và tại sao Israel và

Palestine hơn nửa thế kỷ qua vẫn nhất quyết dành cho được miền Đất Thánh nơi mà họ xem như là

nguồn cội của dân tộc, của quê hương họ?

Thời đại ngày nay có đổi khác, tình quê hương không còn gậm nhấm con người như con hổ trong

Nhớ Rừng của Thế Lữ, nhưng nó vẫn còn là một vấn đề nhức nhối làm cho những con người tha

hương vẫn luôn luôn thấy mình là kẻ lưu vong ngay trên chính mảnh đất mà mình đã mang danh là

công dân.

SJ 6/7/2013
Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.118 giây.