logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/07/2013 lúc 09:22:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hội nghị Lý luận Phê bình Văn học toàn quốc lần thứ III của Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc hồi tháng 6 năm 2013. Courtesy thanhtra.vn


Câu chuyện luận văn thạc sĩ có đề tài về nhóm Mở Miệng của thạc sĩ Đỗ Thị Thoan tức nhà văn Nhã

Thuyên bị phê bình một cách thô bạo nếu không muốn nói là đấu tố vẫn chưa kết thúc khi trong tuần

này lại xuất hiện liên tiếp nhiều bài viết tấn công trên nhiêu tờ báo lớn nhỏ trong nước. Để tìm hiều sâu

hơn tại sao một luận văn nghiên cứu văn học lại có số phận như vậy, Mặc Lâm phỏng vấn TS Vũ Thị

Phuơng Anh để làm sáng tỏ thêm một vài khúc mắc trong câu chuyện này.

TS Vũ Thị Phương Anh trình luận án tại đại học La Trobe University, Australia về ngành Giáo dục. Là

giảng viên và nghiên cứu giáo dục và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất

lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn qua

chương trình Văn hóa nghệ thuật sau đây:

Kết án theo kiểu đấu tố
Mặc Lâm: Thưa tiến sĩ, xin cảm ơn thời gian mà tiến sĩ đã dành cho chúng tôi ngày hôm nay. Qua các

bài viết phê bình hầu hết đang dựa trên những tiêu chí đạo đức, phẩm hạnh cũng như những cái đẹp

được gọi là cổ điển để xác định là luận văn của Đỗ Thị Thoan đã lạc hướng và lên án gay gắt chủ

nhân của nó là phản động. Theo tiến sĩ thì luận văn có đáng bị kết án theo kiểu có vẻ như đấu tố như

vậy hay không?

TS Vũ Thị Phương Anh: Vâng, thật ra có rất nhiều bài viết phê phán nhưng tựu trung lại là nó xuất phát

từ bài của ông Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. Tôi đọc kỹ, có hai điều họ phê phán. Phê phán thứ nhất

là khiếu thẩm mỹ không đáng được gọi là thẩm mỹ đã đành; tức là nó thô tục, thiếu thẩm mỹ. Thứ hai

là phạm thượng, từ đó là phản động. Đó là hai khía cạnh khác nhau. Lúc đầu tôi đọc và thấy giọng

điệu tôi cũng giật mình. Những lời lẽ đó đúng là đấu tố, không nói khác được.
Sau khi đọc bài viết này thì tôi mới đi tìm đọc Nhã Thuyên tức là Đỗ Thị Thoan. Vì mình đã đọc bài

phê bình trước rồi nên khi đọc lướt qua thì cảm thấy cô này rất dũng cảm. Tôi cũng đọc và phân tích

phản ứng của những người mà sau này binh vực Đỗ Thị Thoan ttuy có chậm hơn một chút. Cho tới

hôm nay, tôi được đọc câu trả lời thì thấy chuyện này là chuyện rất nhỏ.
UserPostedImage
Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan tức nhà văn Nhã Thuyên, ảnh chụp trước đây. Courtesy vanvn.net
Thứ nhất nếu cô Đỗ Thị Thoan không có công thì thôi chứ không có tội tí nào, kể cả xét theo tiêu

chuẩn cổ hủ của ông Chu Giang đưa ra vì thật ra do ông ấy hiểu sai cô ấy hoàn toàn. Có một bài của

anh nhà báo Nguyễn Vạn Phú viết rằng: nếu như có sự thô tục, nếu như có sự phạm thượng thì trước

hết nó không phải là của cô Đỗ Thị Thoan mà nó là của nhóm Mở miệng. Nếu như có tội thì là nhóm

kia phạm tội chứ không phải cô Đỗ Thị Thoan.

Cô Thoan chỉ nghiên cứu hiện tượng đó nên cô phải nhắc tới, cô phải trích dẫn...trích dẫn lại mà cuối

cùng bị kết luận chê bai đánh đập tơi tả vì nhóm Mở Miệng. Tôi nghĩ cô có quyền trích dẫn từ đầu đến

cuối mà ông Chu Giang không đuợc nói gì hết. Chẳng may vì cô Đỗ Thị Thoan lại đưa ra một kết luận

khách quan và nó khách quan không theo cái hướng mà ông ấy nghĩ.
Khi tôi tìm hiểu và trao đổi với cô ấy thì cô khẳng định rõ cô không xét về mặt thẩm mỹ những bài thơ

của nhóm Mở Miệng mà cô muốn xem xét việc họ thực hành thơ. Cô dùng nguyên văn là “các thực

hành thơ”. Luận điểm của cô chỉ vì những người này muốn làm khác, muốn cách tân, họ nói ngọng

nghịu hay họ đưa những chủ đề hơi thô tục. Thật ra tất cả những điều đó để đạt được mục đích duy

nhất là cách tân. Đó là luận điểm chính của cô ấy. Mọi người đúng là nhặt chỗ này, nhặt chỗ kia vài cái

rồi la hoảng lên. Tôi nghĩ là một người bình thường về đầu óc thì thấy nó chẳng là cái gì hết, chỉ là

bão trong chén trà.
UserPostedImage
Nhóm “Mở Miệng”: Từ trái sang Bùi Chát, Khúc Duy, Lý Đợi, Nguyễn Quán, ảnh chụp năm 2006
Mặc Lâm: Vâng, qua những bài được gọi là phê bình nhưng thật ra là ném đá tác giả Đỗ Thị Thoan,

TS rút ra được những gì từ giới đuợc gọi là phê bình nhưng không theo đúng phương pháp khoa học

mà chỉ thiên về cảm tính?

TS Vũ Thị Phương Anh: Có lẽ về vấn đề này tôi chỉ có thể nói ngắn gọn. Mình không có nền phê bình

đúng nghĩa, theo cái nghĩa khoa học. Những người này họ thiếu khoa học, họ quá cũ kỹ. Tôi nghĩ tới

những cha đạo thời Trung cổ. Tức là chúng ta có những nhà “đạo đức” cách mạng, những điều mình

phải tuân theo mà không được đặt câu hỏi. Đúng sai gì cũng phải tuân theo nếu làm khác thì có tội rồi

và không hề có khoa học. Tôi không biết nói như thế nào, họ quá cũ và không khoa học.

Sợi dây chính trị vô hình
Mặc Lâm: Vấn đề này xảy ra trong phạm vi học thuật, cụ thể hơn là phạm vi

trong trường đại học. Là người hoạt động trong ngành giáo dục TS nghĩ sao khi một giáo sư hướng

dẫn cho sinh viên làm luận văn mà bị cho thôi việc chỉ vì có người tố cáo là luận văn này có vấn đề.

Hành vi này có thể dẫn đến hậu quả gì trong giới học thuật, đặc biệt trong khuôn viên của đại học?

TS Vũ Thị Phương Anh: Thứ nhất cô này là cô Nguyễn Thị Bình chú không phải Hòa Bình như trên

báo chí chỗ này, chỗ khác bị sai. Tin cô Thoan vị thôi việc thì đúng; nhưng nguồn tin bên ngoài nói cô

Bình bị cách chức thì không đúng. Tôi có thể khẳng định vì tôi có quen trong giới nên rất chính xác.

Tuy nhiên cô ấy cũng bị nhiều sức ép.

Theo như tôi biết thông tin ở bên trong do bạn bè thì họ nói sẽ thành lập hội đồng thẩm định lại luận

văn này. Hình như là ngày mai, 27 tháng Bảy. Đây là những thông tin mình nghe qua bạn bè chứ

không phải nghe từ đương sự cho nên tôi nói với sự thận trọng.

Hậu quả nặng nhất là cô Thoan bị thôi việc. Cô là giảng viên chỉ mới hợp đồng thôi vì cô mới lên thạc

sĩ thì mới được đứng lớp và cũng chỉ trong hợp đồng chứ chưa đứng lớp vĩnh viễn. Cô đã bị cắt hợp

đồng và tôi nghĩ cô không có đường quay lại. Cô Thoan sẽ rất khó quay lại để dạy vì cái nghề dạy nó

có tác động đến tư tưởng các thế hệ sau nên cô khó lòng mà quay lại.

Tất cả mọi người đều biết và chính bản thân tôi cũng biết cô Thoan là một người có tài. Nghề đi dạy ở

Việt Nam cũng không phải là cái nghề quá hấp dẫn. Tôi thấy cô cũng có vẻ bình tĩnh.
Cái đáng sợ hơn là nếu có một hội đồng xét lại thì tôi phản đối chuyện lập hội đồng như thế ở hai

điểm. Điểm thứ nhất là cớ làm sao đây là sản phẩm của một nhà khoa học trẻ là cô Thoan và có

người hướng dẫn tức là có Senior Researcher hướng dẫn qua một hội đồng khoa học ở một cơ sở

giáo dục có quyền, có uy tín, có kinh nghiệm đàng hoàng. Họ có đầy đủ thẩm quyền và họ đã quyết

định xong rồi mà bây giờ có một vài ba ông, tạm gọi là những nhà bảo vệ tư tưởng hay là những nhà

“cha đạo của cách mạng” (gọi như vậy nó hơi buồn cười) họ la hoảng lên vài câu thì lập tức một luận

văn, tôi nghĩ, được ấp ủ vài năm và viết cũng phải mất cả năm của cả thầy trò, rồi cả một hội đồng

năm, bảy người ít nhất cũng là giáo sư, tiến sĩ mà đánh giá xong chỉ có một ông Chu Giang la hoảng

thì ngay lập tức có quyền đưa ra một hội đồng khác phủ nhận.

Như vậy không thể được, không thể chấp nhận. Đó là một sự xúc phạm quá nặng. Hai nữa điều đó

không những là sự xúc phạm mà còn có sự bất an. Tôi phán đoán xong rồi với tất cả sự hiểu biết của

một nhà khoa học nhưng rồi bất cứ ai trong hội đồng sau họ sẽ đánh giá như thế nào. Nhất là những

phát biểu không mang tính khoa học gì hết mà đủ sức để đưa ra một quyết định là phải xem lại.

Có một giới nào đó, giới mà tạm gọi là giới “phê bình tư tưởng” lại đứng cao hơn khoa học như vậy.

Đây là chuyện của khoa học. Đây là điều tôi phản đối. Đây là những người viết theo khuynh hướng

Hậu hiện đại thì nó có giá trị của Hậu hiện đại, tiêu chí của Hậu hiện đại mà lại bị đánh giá. Tôi không

hiểu là họ muốn làm chuyện gì và kết quả ra sao. Cái tiền lệ đó rất xấu.

Mặc Lâm: TS vừa nhắc đến vấn đề văn học hậu hiện đại khiến chúng tôi nảy sinh ra một câu hỏi là

hình như có một sợi dây chính trị vô hình nào đó đang được dùng để mà trói chặt các bài báo phê

phán vào cụm từ được họ gọi là “giải thiêng”. Đây có phải là điều giòng văn học hậu hiện đại đang nỗ

lực để phá bỏ phải không, thưa tiến sĩ?

TS Vũ Thị Phương Anh: Tôi cũng không dám cho là mình biết đầy đủ về Hậu hiện đại. Hậu hiện đại

như tôi hiểu một cách rất là đơn giản nhất là không hài lòng với cái hiện đại hay hiện trạng. Không hài

lòng ở chỗ như thế này: bình thường không có gì là hoàn hảo cả. Vậy thì những người Hậu hiện đại,

tạm gọi là “nổi loạn”, tức là họ không hài lòng. Kể cả việc gì có đúng tới 80% mà những người sắc

sảo nhìn ra được cái sơ hở của hệ thống đó. Đó là phản ứng đối với sự nhàm chán, nói chung là họ

ngán sự thiếu sáng tạo hay quá nhàm chán hay là có những sai sót mà chưa sửa.


Họ dùng hình thức tạm gọi là nổi loạn hay là ngông cuồng hay gay shock để thu hút người khác thôi.

Thông điệp họ muốn nói là cái hệ thống kia nó chưa hoàn hảo. Từ tinh thần đó họ có thể có những từ

gây shock hay giải thiêng hay thô tục..... Từ giải thiêng tôi cho là cái nghĩa của nó rất là shock. Nó bình

thường hóa những cái trước kia mình thần thánh hóa. Thần thánh hóa đây không phải cụ thể là con

người mà thần thánh hóa một cách làm, một ý nghĩ...”Thiêng” ở đây có nghĩa là coi nó hoàn hảo rồi.

Giải thiêng tức là nói nó chưa hoàn hảo, vậy thôi.

Xin lỗi nói ra ngoài một chút là sau những tranh luận này thì tôi cũng có một số đồng nghiệp chuyên về

văn học Hậu hiện đại. Chúng tôi cũng có tranh cãi với nhau và họ nói với tôi thật ra Hậu hiện đại chỉ ra

cái chỗ chưa hoàn hảo thôi. Định nghĩa Hậu hiện đại rất khó nhưng với suy nghĩ của con người hiện

nay rất Hậu hiện đại. Tôi nghĩ nói như thế rất đúng. Có lẽ bây giờ trên khắp thế giới tôn giáo không

còn vai trò độc tôn như xưa nữa. Không ai tin một cách tuyệt đối từng lời từng chữ tuy tinh thần tôn

giáo thì có thể còn. Tin tuyệt đối từng lời từng chữ, nhìn cái tượng thì phải cúi đầu.... tôi nghĩ là không

còn nữa.

Đó là suy nghĩ của mình trong đời sống bình thường thì Hậu hiện đại là muốn sống tạm, còn định

nghĩa nó là cái gì thì khó. Trong đám ngôn từ của Hậu hiện đại có chữ giải thiêng. Chữ đó hình như

rất đụng chạm và những người phê phán Đỗ Thị Thoan, phê phán Hậu hiện đại, hình như họ sợ cụm

từ này. Họ nghĩ tới một cái nghĩa rất là cụ thể: giải thiêng những hình ảnh thiêng nào đó của họ.

Trong đoạn văn của Đỗ Thị Thoan có nhắc đến nhóm Mở Miệng, nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch.

Và trong bài của Chu Giang coi chuyện đó như là tội trọng. Ông nói những hình tượng như Nguyễn

Du và Hồ Chủ tịch thì không thể nói bằng từ giải thiêng được. Đìêu đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng

đời đời, chắc là như vậy. Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con.

Bây giờ thật ra là Chúa Trời đi nữa mà tôi là người theo đạo Công giáo thì cũng sẽ thiêng liêng;

nhưng không phải là mình trông thấy tượng ảnh rồi mình rối rít lên, quì lạy xì xụp, không có như vậy

đối với con người của thế kỷ 21. Giải thiêng theo tôi nghĩ nó hiền lành chứ không đến nỗi phải qui

chụp vào đó. Nó rất nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ là họ ấu trĩ thôi.

Mặc Lâm: Quay lại với nhóm Mở Miệng, cách diễn ngôn của nhóm này chắc chắn sẽ gặp phản ứng từ

những tín đồ của chủ nghĩa Hiện Đại mù quáng như ông Chu Giang chẳng hạn. Phải chăng phản ứng

hiện nay nằm trong phạm trù này hay từ một động cơ nào khác?

TS Vũ Thị Phương Anh: Tôi không phải là Chu Giang nên không trả lời được nó là cái gì. Theo phán

đoán của tôi có lẽ Chu Giang là một người phát biểu nhưng sau đó lại có một chùm các bài viết khác

và có những nguời bị tác động khác. Tôi nghĩ cả hai đều “possibility”, là khả năng. Nhưng tôi cũng

nghĩ là có lẽ đa số chỉ vì ấu trĩ thì đúng hơn. Ấu trĩ và không tự mình quan sát, phán đoán mà thấy bài

đầu tiên của Chu Giang với lời lẽ rất nặng nể khiến cho những nguời dễ dãi khi nghe như vậy liền nghĩ:

đúng rồi, những cái đó là thiêng liêng, là “taboo” vì vậy ai dám động tới thì nhảy chổm lên bảo vệ

không suy nghĩ. Tôi cũng không loại trừ những tin tức từ bên trong cho rằng hay là lợi dụng điều đó

để mà đấu đá lẫn nhau?

Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Vũ Thị Phuơng Anh.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.300 giây.