logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/07/2019 lúc 02:09:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buổi sáng, Ty vừa thức dậy, đứng phía sau cửa sổ nhìn ra sân trước nhà, ông ngoại đang tỉa những lá cúc khô héo trong chậu cúc đầy nụ phơn-phớt vàng.Tối hôm qua, trong buổi cơm tối,Ty nghe bà ngoại nhắc ông ngoại:
-Ông làm ơn chăm lo dùm mấy chậu cúc, chỉ còn hai tháng nữa là đến tết. Mấy chậu cúc năm ngoái không ai để ý nên hoa nở không đẹp chút nào.
Ông ngoại im lặng, dường như không nghe lời nói của bà ngoại. Nhưng sáng nay, giờ nầy ông ngoại đã thức dậy đang đứng tỉa những lá cúc, thường thì ông ngoại thức dậy rất trễ. Ty bước ra cửa, đến đứng bên cạnh ông ngoại, ngước mặt hỏi ông :
- Sáng nay ông ngoại dậy sớm hơn cháu, đêm qua ông ngoại không ngủ được hả ông?
Ông ngoại cười ha hả, nheo một con mắt, trả lời Ty:
- Ngủ được hay không được, sáng nay ông cũng phải dậy sớm làm công việc tối qua bà ngoại đã "ra lệnh", không thì chút xíu nữa, bà ngoại cháu xuất hành ra chợ, không thấy ông đang ở đây thì trưa nay không những ông cháu mình mà cả nhà không có cơm ăn.
Ty định hỏi...tại sao vậy ?...thì phía đầu hẻm bên kia đường có tiếng người xôn xao chen lẫn tiếng còi của công an.
Ông ngoại đi vội ra ngõ. Ty chạy theo, nắm tay ông ngoại....Bên kia đường, đầu hẻm, có mấy người đàn bà nắm tay nhau bao quanh một cây bàng lớn, dưới gốc có một cái trang thờ sơn màu đỏ mà thường ngày Ty thấy không ít người đến cúng bánh trái và thắp nhang. Mấy người công-an sắc-phục vàng đang cố kéo, gỡ tay những người đàn bà đang vây quanh cái trang thờ, bảo vệ nó không cho công-an tháo đem đi. Nhiều người qua đường hiếu-kỳ ngừng lại xem và hỏi ông ngoại chuyện đang xẩy ra. Ty nghe ông ngoại nói:
- Công-an đang đập bỏ hay tháo gờ cái trang thờ bên kia, bị dân chúng chống đối. Không hiểu lý do nào họ muốn tháo gỡ hay đập bỏ. Cái trang thờ được dân chúng cư ngụ trong hẻm bên đó và gần quanh đây lập từ sau tết Mậu-Thân năm 1968 cho đến nay.
Một người dân hiếu-kỳ nói với ông ngoại :
- Cái trang thờ người ta đóng trên gốc cây có cản trở ai đâu mà lại tháo bỏ ?
Một người khác lại nói :
- Mấy ông Thần, ông Thánh trong cái trang thờ đó rồi sẽ không để cho mấy "tên” tháo gỡ, đập phá yên đâu !
Ty chưa nghe ông ngoại trả lời gì với hai người vừa nói thì bà ngoại từ trong nhà đi ra nắm cánh tay ông ngoại kéo vào nhà. Bà ngoại nói nhỏ nhẹ vào tai ông ngoại:
- Ông ở trong nhà, đừng ra ngoài đó nữa, nghe chuyện rồi trả lời mấy tên công-an chìm làm cò mồi thì vào khám Chí-Hòa nghỉ mát, tôi không đủ sức thăm nuôi ông đâu.
Đến khi bà ngoại đi chợ, ông ngoại trở ra ngõ,Ty lại chạy theo đúng cạnh bên. Cả hai ông cháu nhìn qua đường những người dân chống đối công-an tháo gỡ cái trang thờ đã bị giải tán, người qua đường hiếu kỳ cũng không còn hiện diện, chỉ còn người công-an khu-vực đang chỉ chỏ ra lệnh cho hai người kéo, đẩy chiếc xe hốt rác hai bánh khuân cái trang thờ để lên xe rồi chuyển đi. Ty nghe ông ngoại thở dài rồi nói gì lẩm-bẩm trong miệng. Đến khi người công-an lên xe đạp chạy vào hẻm thì ông ngoại cũng vội đi nhanh vào nhà đem chiếc xe đạp ra đường giục Ty lên ngồi sau xe để ông ngoại chở đi. Lúc đó Ty đi chân không, muốn chạy vào nhà lấy dép,Ty cũng nhắc ông ngoại chưa khóa cửa nhà,Ty nghe ông ngoại nói:
- Ông chở, khỏi cần mang dép. Nhà có gì quý giá đâu mà sợ bị mất trộm, khỏi cần khóa... mình đi chút xíu thôi.
Ông ngoại chở Ty chạy theo sau chiếc xe hai bánh chở rác có cái trang thờ bên trên. Khi đạp xe đến gần, ông ngoại hỏi hai người kéo và đẩy xe rác:
- Hai ông bạn có thể cho tôi xin cái trang thờ nầy được không ?
Dường như hai người nầy không nghe lời hỏi của ông ngoại, ông ngoại lặp lại câu hỏi:
- Hai ông bạn có thể cho tôi xin cái trang thờ nầy được không ?
Người kéo xe rác quay đầu nhìn ông ngoại lắc đầu:
- Bác muốn lấy cái trang thờ nầy thì hãy đến nơi bãi tập trung rác chờ. Khi tôi đến bãi rác, đợi khi tôi để cái trang thờ nầy xuống khỏi xe thì bác lấy. Bác lấy ở đây bất tiện cho hai đứa chúng tôi. Cái đồn công an phường ở trước mặt, công-an họ nhìn thấy sẽ rắc rối cho chúng tôi và có thể cả cho bác nữa.
Ông ngoại đạp xe chay theo sau chiếc xe rác đên bãi rác cuối khu phố. Khi chiếc xe rác vừa đến nơi, những người sinh sống bằng việc bưới rác nhào tới, nhưng người đẩy xe rác đã nhanh tay dành lấy cái trang thờ, trao tay cho ông ngoại. Những người bươi rác lao nhao:
- Có người đã "xí” mất cái trang thờ rồi. Cái trang thờ còn tốt chán, chùi rửa sạch bán lại khối người mua.
- Với cái trang gỗ nầy, tối nay nhà tau sẽ có cũi để nấu ăn, khỏi mua dầu hôi.
Ông ngoại cám ơn hai người kéo và đẩy xe rác :
- Không nhờ hai vị, chắc là tôi không có được cái trang thờ nầy.
Ông ngoại để cái trang thờ lên porte-bagage sau xe đạp. Một tay ông ngoại lái càng xe, một tay ông ngoại đỡ cái trang thờ cho khỏi rơi. Ty chạy theo sau, hai tay cũng vừa đỡ cái trang thờ vừa đẫy cho xe chạy tới trước.
Ông ngoại không theo đường cũ về nhà, ông ngoại lái xe đi bộ lòng vòng qua nhiều con hẻm. Ty cảm thấy mệt, người nóng hừng hực, hai bàn chân đau nhói vì không mang dép. Ty vừa thở vừa hỏi ông ngoại:
- Ngoại ơi, sao ngoại không đi thẳng về nhà, ông ngoại đi lòng vòng xa quá, cháu mệt và hai bàn chân đau quá !
Ông ngoại an-ủi:
- Cháu của ông ráng chịu đau chân, chịu mệt một chút, mình đi đường thẳng về nhà thì phải đi ngang qua đồn công an phường, họ biết nhà mình, họ sẽ gây phiền phức.
Khi hai ông cháu vừa về trước nhà, đang loay hoay đem xe vào cổng, Ty nghe lác đác có tiếng vỗ tay từ đâu đó vang đến .
Ông ngoại dựng xe đạp vào tường bên hông nhà. Ty đứng giữ cái trang thờ cho khỏi rớt xuống đất. Ông ngoại lấy gạch chồng cao lên năm lớp, tựa vào tường bờ thành hàng rào, rồi nâng cái trang thờ để lên, mặt trang thờ hướng vào nhà. Ty ngồi xuống thềm nhà, hai tay xoa lòng bàn chân cho bớt đau, nhìn ông ngoại bước tới bước lui ngắm cái trang thờ, đầu gật tới gật lui có vẻ thích thú. Rồi ông ngoại đi vô nhà, trở ra với một cái ly uống nước đầy gạo, mấy cây nhang đang cháy. Ông ngoại đặt ly gạo vào trang thờ, cầm mấy cây nhang vái, hướng vào trang thờ. Môi ông ngoại mấp máy, không ra tiếng
nên Ty không biết ông ngoại nói gì. Khấn xong, ông lại vái rồi cắm nhang vào ly gạo, vừa lúc bà ngoại mở ngõ bước vào. Nhìn thấy ông ngoại, bà ngoại khựng lại, cái giỏ đi chợ từ tay bà rớt xuống đất nghe tiếng "bịch ". Hai tay bà chấp lại vái ông ngoại liên hồi. Bà nói không kịp thở:
- Tôi lạy ông trăm lạy, ngàn lạy...bộ ông muốn giết hết cả nhà mình sao ? Công-an mà nó biết được thì...
Ông ngoại bước tới ôm hai vai bà ngoại, ôn tồn nói:
- Bà yên tâm, sẽ không có chuyện gì đâu, mình thờ trong nhà mình, đâu có ảnh hưởng gì xã hội bên ngoài. Công- an nó có biết cũng chẳng làm gì được mình, chuyện trong gia-đình mình mà !
****************************

Buổi chiều, mẹ và cậu Năm mua bán thuốc Tây về, Ty kể lại chuyện xẩy ra sáng nay cho hai người nghe. Nhìn cái trang thờ nơi góc vườn trước sân nhà, cậu Năm chỉ lắc đầu, thở ra:
- Ông ngoại điếc không sợ súng !
Còn mẹ thì chấp tay hướng về cái trang thờ niệm:
- Nam mô A-di Đà Phật.
Buổi tối đang ngồi với mẹ trong phòng riêng, mẹ bóp dầu hai bàn chân cho Ty, có tiếng ông ngoại từ bên ngoài nói với mẹ:
- Mẹ của thằng Tý ngày mai nhớ tìm mua cho ba cái lư hương bằng đất nung để ba thay cái ly gạo sáng nay ba đang dùng tạm.. để bác Đạo, gia-đình bác Tiếng và chú Hiếu đỡ tủi thân.
Mẹ ngừng bóp chân cho Ty, lắng nghe ông ngoại nói...đến khi ông ngoại ngừng nói, mẹ thở dài nhẹ nhàng:
- Dạ, con nghe rồi ba.
Nhìn thấy mẹ hơi thoáng buồn sau lời yêu cầu của ông ngoại, Ty do-dự một chút rồi hỏi mẹ:
- Ông ngoại vừa nói đến Bác Đạo, gia-đình bác Tiếng và chú Hiếu là ai vậy mẹ ?
Mẹ quàng tay qua vai Tý, suy nghĩ một chút rồi nói :
“ Chuyện nầy ông ngoại thường nhắc lại.
“Bác Tiếng là bạn học với ông ngoại lúc còn nhỏ, nhà ở trong con hẻm bên kia đường, đối diện với nhà mình. Hai người cùng học chung trường cho đến hết Trung-học phổ thông. Ông ngoại chỉ có bác Tiếng là bạn thân nhất.
“Hồi đó, ông ngoại buồn chuyện gia-đình sao đó, nên không tiếp tục học thêm, thi vào vào trường y-tá, ra trường, ông ngoại đi lính nhảy dù, phục vụ trong quân-y. Rồi ông ngoai cưới vợ, sinh ra bầy con là cậu Hai, mẹ, dì Tư và cậu Năm là út. Cậu Hai là sĩ-quan hải-quân VNCH, dì Tư có chồng sĩ quan không quân VNCH lái máy bay.
“Hồi đó Việt-nam mình chiến-tranh giữa hai miền Nam-Bắc dữ dội lắm. Lớn lên học lịch-sử con sẽ biết. Bác Tiếng thi vào Đại-học sư-phạm, ra trường, đi dạy, lập gia-đình có ba người con. Cậu Hai, dì Tư và mẹ nhờ bác Tiếng kèm học thêm hàng đêm bên nhà bác ấy nên đứa nào cũng học giỏi, trong khi ông ngoại phục vụ nơi chiến
trường, không thể săn sóc học hành cho con cái được.
“ Ông ngoại bị thương trong một nhiệm-vụ cứu thương-binh ngoài chiến trường miền Trung rồi ông ngoại được thuyên-chuyển về làm việc tại hậu-cứ sư-đoàn nhảy dù gần Sài-gòn. Tại đây, ông ngoại có hai bạn đồng-nghiệp cũng bị thương ngoài mặt-trận là thượng-sĩ Đạo và hạ sĩ Hiếu Thượng-sĩ Đạo lớn hơn ông ngoại hai tuổi và hạ-sĩ Hiếu nhỏ hơn ông ngoại gần mười tuổi. Hai người nầy có gia-đình ở Bà-chiểu và Gò-vấp, thường xuyên đến nhả mình chơi và đi ăn uống với ông ngoại vào những ngày cuối tuần không bận trực ban. Thượng-sĩ Đạo có vợ không con. Hạ-sĩ Hiếu chưa có vợ. Hạ-sĩ Hiếu nhờ đã can-đảm nhiều lần xông-pha dưới bom đạn để cứu thương đồng-đội, trận đánh sau cùng được thăng cấp ngoài chiến-
trường từ cấp bậc binh nhất lên hạ-sĩ. Lúc đó cậu Năm còn nhỏ, thường gọi hạ-sĩ Hiếu là chú Hiếu và thượng-sĩ Đạo là bác Đạo. Chú Hiếu thường dẫn cậu Năm đi uống nước đá bào, nhận si-rô, còn bác Đào thì hay cho bánh kẹo mua ở quày hàng Quân-tiếp-vụ. Mẹ ngừng lại, cặp mắt xa xăm:
“Mùa xuân Mậu-Thân, năm 1968, chiến tranh tiến vào đến thành phố, khu gia-đình mình đang ở hiện nay. Ông ngoại nói quân-đội Miền Bắc vi phạm lệnh ngừng chiến do hai bên đã đồng ý để dân chúng ăn Tết. Binh chủng nhảy dù được vận chuyển đến để giải tỏa áp-lực của lính cọng-sản. Lính nhảy dù có vài người bị thương. Toán cứu thương hậu-cứ sư đoàn dù được gọi đến di-tản thương binh và thường dân bị thương. Toán cứu thương gồm có ông ngoại, thượng-sĩ Đạo và hạ-sĩ Hiếu. Sau khi thương binh và người dân bị thương được đưa lên xe, thay vì hạ-sĩ Hiếu có trách nhiệm lái xe đưa người bị thương đến bịnh-viện, thượng-sĩ Đạo ra lệnh trung-sĩ Linh (tức ông ngoại ) thay thế, với lý do trung-sĩ Linh rành đường trong thành phố, mà “cứu người bị thương như chữa lửa”. Khi ông ngoại lái xe chạy chừng vài chục thước thì có mấy quả đạn 122 ly của quân-đội Miền Bắc rơi xuống khu phố. Pháo kích nầy làm cho thượng-sĩ Đạo, hạ-sĩ Hiếu, toàn thể gia-đình bác Tiếng cùng vài gia-đình khác trong khu phố chết thảm."
Kể đến đây, mẹ thở dài và im-lặng một lúc rồi nói tiếp:
“Chuyện xẩy ra, ông ngoại con buồn lắm. Sau đó, quân cọng-sản miền Bắc bị đánh bại, rút lui vào rừng. Dân chúng trong khu phố nầy tự động lập trang thờ cho những người trong khu đã bị chết trong những ngày tết năm ấy. Cái trang thờ được lập dưới gốc cây bàng đầu hẻm bên kia đường, ngay nơi bác Đạo và chú Hiếu chết.
Ông ngoại thường đi qua thắp nhang mỗi khi từ đơn vị về thăm nhà. Ông ngoại thường căn dặn bà ngoại phải nhớ thắp nhang hàng ngày để cho bác Đạo, chú Hiếu, gia-đình bác Tiếng cùng những người khác đã chết được ấm lòng nơi cõi âm."
Chuyện cái trang thờ dưới gốc cây bàng đầu hẻm bên kia đường được dân chúng lập ra cho đến nay là khoảng mười năm. Hàng năm, trải qua mưa nắng, sơn phai màu, gỗ mục nát, người dân trong khu phố tự nguyện thay trang mới. Chuyện người dân hương khói cho cái trang thờ hàng bao năm nay là chuyện bình thường.
Nhưng sau khi hết chiến tranh, chính-quyền mới đưa một người miền Bắc đến làm tổ trưởng khu phố. Gia-đình ông sống trong một nhà của người bỏ lại đi vượt biên. Gia-đình nầy có thân nhân bị đạn pháo-kích chết cùng thời với bác Đạo, bác Tiếng và chú Hiếu. Một tháng sau khi làm tổ trưởng khu phố, ông họp tổ thông báo sẽ tháo bỏ trang thờ dưới gốc cây bàng. Dân chúng phản đối, hỏi lý do, ông chỉ nói." Thờ như vậy là mê tín dị-đoan, phản lại đường lối cách mạng vô-sản chuyên chính. Chưa kịp thực-hiện thông-báo của mình, mấy ngày sau, ông tổ-trưởng chở vợ bằng xe đạp đi đâu đó, trên đường về, trời tối, bị xe công-an đang đuổi bắt cướp đụng phải. Ông bị thương nhẹ, nhưng vợ ông thì chết khi được đưa đi cấp-cứu ở bịnh-viện.
Những ngày sau đó,người ta truyền miệng nhau vợ ông trưởng khu phố chết vì tai-nạn là do bị những vị được thờ nơi trang thờ trừng phạt vì tội người chồng quyết-định đập bỏ trang thờ. Lại có tin một gia-đình cầu xin tại trang thờ cho được vượt biển binh-yên..và gia-đình nầy đã đến đảo ờ Mã-lai an-toàn. Người ta nói đó là gia-đình Bà Tám bán bún gánh mà gia-đình minh thỉnh thoảng gọi mua ăn con nhớ không ?..Rồi bà Lan, cách nhà mình không xa, bán hợp-tác xã, công khai nói bà đã cầu xin ở trang thờ trước khi mua số Đề và bà đã được ban cho trúng mấy trăm đồng. Và còn nhiều chuyện nữa...
Đột nhiên Ty hỏi mẹ:
- Sao mẹ và ông bà ngoại không cầu xin cho sớm có giấy tờ đi định cư để con được gặp ba con, ông bà ngoại được gặp cậu Hai và dì Tư ?
Mẹ không trả lời thẳng câu hỏi của Ty, chỉ nói:
- Cầu xin từ chốn linh-thiêng là một chuyện. Mình sống đạo-đức, cư-xử tốt với mọi người, không gây thù oán với một ai thì ơn phước sẽ đến với mình con ơi.
Mỗi khi nghe Ty nhắc đến ba, cậu Hai, dì Tư thì thấy trong hai mắt mẹ có những giọt nuớc long lanh. Ty thấy thương mẹ. Ty rời mẹ đi vào giường ngủ nhưng
Ty trằn trọc không ngủ được. Ty đã đươc sáu tuổi. Ty chỉ thấy được ba qua những tấm hình chụp. Ba Ty cưới mẹ gần một năm, trước khi Ty được sinh ra. Ba Ty có học bỗng đi học bên Mỹ, hồi đang dạy học tại trường Phú-Thọ. Sau ba năm học, ba Ty được cấp học bỗng thêm hai năm nữa, và sau đó trường Đại-học nơi ba học nhận ba ỏ lại làm việc. Ba đã làm giấy tờ cho mẹ và Ty qua Mỹ với ba. Năm 1975,chính-quyền mới Việt-nam chưa có quan-hệ ngoại giao với Mỹ nên hồ sợ của ba không được xét. Cậu Hai và vợ chồng dì Tư theo tàu Hải-quân và máy bay Không quân di-tản qua Mỹ từ tháng tư năm bảy mươi lăm. Ba, cậu Hai, dì Tư thỉnh thoảng gởi thuốc Tây về để mẹ và cậu Tư đem ra bán ngoài chợ trời. Ông ngoại cũng có thuốc chích cho những người bịnh cần. Ty không hiểu sao những thuốc tây gởi về đều được đến từ nước Pháp,trong khi Ba, Cậu và Dì đều đang ở
Mỹ ? Mấy chuyện nầy mẹ nói cho Ty nghe, mỗi khi Ty lẫn quẩn bên mẹ.
***********************************
Từ ngày ông ngoại đem trang thờ về để thờ trong vườn trước nhà, thỉnh-thoảng Ty thấy có người đứng ngoài đường, trước nhà, nhìn trước nhìn sau rồi hướng mặt vào vái mấy vái rồi đi. Ty đem chuyện nầy kể lại cho mọi người trong gia-đình nghe. Tất cả đều nói đã biết vì đã nhìn thấy nhiều lần rồi. Chỉ có mẹ căn dăn Ty:
- Mỗi khi con thấy người ta vái như vậy con đừng nhìn, làm như không thấy, đó là chuyện của người ta.
Những ngày sau nữa, buổi sáng mẹ dẫn Ty đi học, khi ra cồng, Ty nhìn thấy bên trong cổng có ai đó để vài thẻ nhang. Mẹ nói với Ty:
- Chắc ai đó muốn nhờ gia-đình mình thắp nhang ở trang thờ.
Mẹ đem mấy thẻ nhang để trước trang thờ rồi đi vào nhà. Mẹ trở ra, ông ngoại theo sau mẹ. Ông ngoại đi đến trang thờ, mở bao nhang châm lửa đốt nhang rồi cắm vào lư hương .
Trên đường đi đến trường, mẹ còn nói với Ty:
- Kiểu nầy chắc ông ngoại không còn đưa tiền cho mẹ mua nhang nữa !
Không lâu sau, thỉnh thoảng Ty lại nhặt bên trong cổng, những mẫu giấy nhỏ sạch sẽ được xếp lại, ghi:
- Hôm nay con mua số Đề 15 và số 18, cầu xin quý ngài ban cho con trúng để có tiền mua thuốc cho mẹ.
- Cầu mấy ông chiến-sĩ VNCH cho con trúng số .......mà con đã mua, để giúp gia-đình con có phương tiện sinh sống, sau khi trốn khỏi vùng Kinh-tế mới, đang lang thang trên các vỉa hè và công-viên thành phố.
- Cầu xin các Thánh linh-thiêng ban sự bình yên và sức khỏe cho chồng con, cha của bầy con tré, đang bị tù cải-tạo ngoài Bắc xa xôi mà con không có phương tiện thăm gặp.
- Cầu xin các Thần các Thánh ban cho con nghị lực để sống với các con. Nguời ta đã tịch thu nhà của con, nói nhà của con, nói là nhà của sĩ quan Ngụy quân trong khi chồng của con đang bị tù cải-tạo. Hiện chúng con không có nơi cư ngụ, phải sống ngoài đường.
Ông ngoại đọc những mảnh giấy nầy xong, yên lặng đem đến bật lửa đốt trước trang thờ.
Cùng ngày hôm đó, buổi chiều đi học về, Ty đang ngồi xem tranh vẽ nơi bàn học cạnh cửa sổ, Ty nhìn thấy thằng Minh, con ông tổ trưởng khu phố đứng trước cổng nhà, nhìn tới nhìn lui rồi ném thẻ nhang vào sân rồi biến mất.
Ty chạy ra nhặt thẻ nhang đem để chung với những thẻ nhang khác cạnh trang thờ.Thằng Minh học chung lớp với Ty, hai đứa ngồi cạnh nhau, nó là con trai út của ông tổ trưởng khu phố. Ty đem chuyện thằng Minh ném thẻ nhang vào nhà cho mọi người nghe lúc ăn cơm tối, ông bà ngoại cười. Mẹ và câu Năm không nói gì. Nhưng sau bữa cơm, cậu Năm dắt Ty đi uống nước mía, trên đường đi, cậu Năm bảo Ty:
- Ngày mai cháu vào lớp, hỏi thằng Minh nó ném thẻ nhang vào nhà mình để làm gì, xem nó trả lời như thế nào ?
Ngày hôm sau, trước giờ tập-trung vào lớp,Ty hỏi thằng Minh:
- Chiều qua tau nhìn thấy mày ném thẻ nhang vào nhà tau để làm gì vậy ?
Thằng Minh do dự, nhìn quanh không có ai đứng gần, vừa nói vừa căn dặn Ty:
- Mày đừng nói cho ai biết nhé ! Chuyện này do bố tau bảo anh tau làm, nhưng anh tau sai tau, tau không chịu, anh ấy doạ đánh nên tau phải làm. Tau thương bố tau nhiều, từ sau khi tai nạn làm mẹ tau chết, có đêm bố tau không ngủ được, bố tau nói bố hay mơ thấy mẹ tau trách bố tau đã phá bỏ trang thờ ở gốc cây bàng nên thánh vật mẹ tau chết để phạt bố tau đau khổ suốt đời. Bố tau hối-hận nên bắt chước những người khác ném nhang vào nhà mầy vì biết nhà mày nhặt nhang người ta ném vào thắp vào trang thờ. Bố tau muốn xin lỗi...và mầy nhớ dấu kỹ chuyện nầy nhé.
Khi cậu Năm kể chuyện nầy cho mọi người trong nhà cùng nghe, bà ngoại nói với cậu Năm:
- Con ơi, chuyện cõi âm, mình người trần không thấu hiểu hư thật như thế nào nên khó giải thích lắm. Chỉ có điều, người ta không nên nhân danh quyền lực của mình áp đặt lên người khác, lấy của người khác làm của mình, phá hoại hay đập phá những cái mình không thích...tạo hiềm khích và oán ghét của người dân. Ông tổ trưởng tổ dân phố này nếu thật lòng hối tiếc việc đập phá dời bỏ trang thờ trước đây thì ông phải công-khai nói cho mọi người biết. Ông phải thân hành đến gốc cây bàng xin lỗi những vong linh được dân thờ nơi ấy. Việc ông sai con mình đem thẻ nhang ném vào nhà mình nói là hối-hận, xin lỗi vong hồn những người được thờ nơi trang thờ là lòng ông còn vướng mắc, chưa thật sự trãi lòng hối hận của mình...chỉ là một hình thức đối với gia-đình con cái của ông thôi.


************************
Ông ngoại vừa đưa người khách trong khu phố đến nhờ chích thuốc ra khỏi cửa thì bà vợ ông chủ-tịch phường đã xuất hiện trong sân nhà. Ông ngoại mời bà vào nhà, hỏi:
- Hôm nay phu-nhân ông chủ-tịch phường đến đây có chuyện gì vậy ?
Bà cười hích- hích rồi đứng ngay trước cửa, nhìn cái trang thờ rồi tự nói một mình :
- Như vậy là thiếu trang- nghiêm, các Ngài sẽ khiển trách, rồi bao xui xẻo sẽ đến....con sẽ xin và sẽ hầu quý Thánh một nơi trang trọng hơn, đẹp hơn.
Bước vô nhà vừa ngồi xuống ghế, trong khi ông ngoại sai Ty pha trà mời khách, bà nói không ngừng:
- Tôi nghe anh em cán bộ trong phường mình truyền nhau chuyện ba năm trước đây, dân chúng trong khu phố khiếu nại lên trên yêu cầu đòi dẹp bỏ cái trang thờ dưới gốc Bàng bên kia đường. Bác Linh đã tiếc vì thấy cái trang thờ đẹp nên đã xin lại để trang hoàng trước nhà như hiên nay ?
Ông ngoại cười mũi, đáp lời bà vợ ông chủ-tịch phường:
-Mấy anh cán-bộ nói vậy chứ thật ra dân chúng trong khu phố không có ai khiếu nại gì ráo, ngược lại họ có xin ông trưởng khu phố giữ lại cái trang thờ nhưng không được. Khi trang thờ được công-an tháo gỡ đem đi ném nơi bãi rác, tôi đã nhặt lại đem về để thờ trong nhà như bà đang thấy. Không phải để trang-hoàng như bà nghĩ.
Ngày xưa dân chúng hương khói, ngày nay cá-nhân gia-đình tôi hương khói, không ảnh-hưởng, phiền hà đến ai hết. Nói vừa hết câu, ông ngoại lại hỏi:
- Bà cho biết bà đến nhà tôi có chuyện gì vậy?
Bà lại cười hích..hích, trả lời không do dự:
-Tôi đến gặp ông cũng vì cái trang thờ đấy ! Nghe nói ông chỉ để trang thờ làm cảnh. Dân chúng bảo, ngày trước mấy Ngài ngự trong trang thờ thiêng lắm, dân chúng cầu xin điều gì cũng ứng ngay. Đất nước mình đã hòa-bình thống nhất mấy năm rồi, nhưng bọn tàn dư Mỹ Ngụy và bọn Đé-quốc phương Tây luôn tìm cách đánh phá cách
mạng, bao vây kinh-tế nên dân chúng vẫn còn khổ cực. Tôi muốn xin ông cho tôi được rước trang thờ nầy về bên tôi để được làm tôi tớ hầu hạ mấy Ngài..để dân chúng có nơi đến với mấy Ngài, xin mấy Ngài ứng ơn phước cho họ bớt khổ. Tuy ông để trang trí, nhưng ngày trước là Nhà của mấy Ngài. Mấy Ngài đã bị người dân vô ơn, quấy phá, mấy Ngài đã lánh chốn hồng-trần, chu-du tiên cảnh. Nếu tôi thỉnh trang thờ về được, tôi sẽ lập đàn lớn cầu xin cung thỉnh mấy Ngài giáng lâm về nhà cũ.
Ty nhìn ông ngoại nghe bà ta nói, hai mắt chằm chặp nhìn bà, miêng hé mở, đầu hơi lắc qua lắc lại. Ông ngoại chận lời bà, tính nói gì đó, bà không để ông ngoại nói, bà tiếp tục:
- À, mà này, nghe đâu trên thành phố có văn thư về Phường, thông tư cho các trường học biết, năm học mới nầy sẽ ngừng, không cho tiếp tục học những con em có cha mẹ hay anh em đang làm việc cho Mỹ, gia- đình ông có ai vướng không vậy ?
Nói đến đây, bà đứng lên bước ra cửa chào ông ngoại ra về. Khi ra khỏi cửa, bà quay lại nói tiếp:
- Ông nhớ cho tôi biết sớm quyết định của ông về việc tôi xin thỉnh cái trang thờ nhá !
Ông ngoại trở vào nhà, ngồi im lặng một lúc rồi thở dài. Ty dọn ly nước bà vợ ông chủ tịch phường không uống,
Ty nghe ông ngoại nói một mình:
- Khốn nạn, nó lại đe dọa mình, không cho thằng nhỏ đi học để trao đổi cái trang thờ !
*************************
Nghe ông ngoại kể lại chuyện bà vợ ông chủ tịch phường đến nhà sáng nay, cậu Năm cười ồ lên:
- Ba và cả nhà đừng lo cái tin-tức xét lại không cho đi học những con em của chính quyền cũ vào học bậc trung học. Đây là chủ tương của nhà Nước. Nhiều trường học địa phương đã lơ là trong công-tác thanh lọc, để lọt một vài con cái của các sĩ quan và viên chức chánh quyền cũ được đi học.Tuy nhiên có ngoại lệ dành cho
con em những sĩ-quan và viên chức chính quyền cũ đã bí mật hợp tác làm việc với họ trong thời kỳ chiến tranh hay gia đình không có tội với nhân dân.
Cháu Ty sẽ không bị ảnh hưởng gì với chủ trương mới nhắc nhỡ nầy. Bạn học cũ của con làm việc ở ban giáo-dục quận, cho biết trường hợp của Ty là ngoại-lệ, Ba của Ty chỉ đi dạy học rồi được học bỗng du-học, không tác động nhiều về mặt chính-trị.
Cậu Năm lại vừa hỏi ông bà ngoại vừa tự giải thích:
- Ba mẹ biết nguyên do tại sao bà vợ ông chủ-tịch phường hôm nay đến nhà mình muốn thỉnh cái trang thờ không ? Chuyện dễ hiểu, ba mẹ ít ra ngoài nên không biêt, còn dân quanh đây họ biết hết. Bà ấy là dân Đồng Bóng thứ thiệt, nghĩa là sinh sống bằng nghề nầy. Phần phía sau nhà bà đã lập một điện thờ, hơn cả năm nay được công-an phường khóm bảo vệ kỹ. Người ta nói bà làm Hầu-đồng ngoài Bắc từ khi mới biết đi. Bà nhập
vai Đúc Thánh Gióng, ba tuổi biết đánh giặc cứu nước. Bà theo chồng vào Nam và mang theo cái nghề gia truyền nầy theo. Giá cả cho một cái lễ hầu Đồng ít nhiều tùy theo lời phán của bà lúc đang nhập vai trong lễ hầu. Vì vậy người cầu xin lễ phải trả tiền ngoài sức có thể chi trả của mình. Lễ phí cao phải trả theo lời phán của hầu đồng đã làm giảm đi và có thể làm mất luôn những người đến xin lễ ....Đền của bà ngày càng vắng người viếng xin. Lại có tin đồn đền của bà đã hết linh. Ngược lại cái trang thờ trong nhà ông Linh chỉ cần đứng ngoài xa vái vọng vào là cầu gì cũng ứng, không mất một cây nhang.
Nghe đến đây, bà ngoại ngắt lời cậu Năm:
- Mẹ hiểu rồi. Như vậy bà ấy muốn thỉnh cái " Linh-Thiêng” nhà mình về nhà bà ta và viện lẽ “Linh-Thiêng " để ra giá cho một lễ hầu Đồng ?
Mẹ Ty vốn tính ít nói, mỗi khi trong nhà có chuyện gì mọi người "bàn" với nhau mẹ chỉ nghe chứ không bao giờ góp ý, hôm nay tự nhiên mẹ lên tiếng:
- Theo con nghĩ, trước sau gì vợ của tên phường trưởng cũng bằng mọi cách, nó "khuân " cái trang thờ từ nhà mình về nhà nó do sự cuồng tín sân si của của mụ nầy. Để tránh mọi phiền toái do mụ nầy gây ra cho gia -đình mình, con đề nghị ba mẹ đưa quý " Vị " trong trang thờ đến an-trú trong một ngôi chùa nào đó, ngày đêm nghe kinh-kệ để được siêu- thoát, không còn vướng bận vì người cõi trần khuấy động cách nầy hay cách khác. Mình mua hậu cho Linh thì chùa nào cũng chấp thuận dễ dàng không cần phải qua thủ tục mua hậu tro cốt, có phần khó khăn ...Khi quý " Vị " trong trang thờ đã đi vào chùa rồi, người ta có áp lực thì cũng chỉ “khuân” được cái trang không, đâu còn ai "ngự" trong đó.!
Lời đề-nghị của mẹ dược ông bà ngoại đồng-ý.
Hai ngày sau, ông ngoại chở bà ngoại đi chùa bằng xe Honda. Lúc trở về,ông ngoại kể cho mẹ và cậu Năm :
- Hôm nay ba mẹ vô chùa Kỳ-Vân bên Nhà Bè thắp nhang cho ông bà nội hai con, đồng thời ba mẹ có gặp và trình bày xin sư thầy chấp nhận cho gởi Hậu để thờ như ý-kiến của con Ba, mẹ cháu Ty nêu ra mấy hôm trước, và sư Thầy đã thuận. Chúa-nhật nầy gia-đình mình sẽ thỉnh và đưa quý Vị nơi trang thờ vào chùa.
Nhà chỉ có hai xe Honda và một xe đạp. Chùa quá xa, từ nhà,đến chùa phải đi bằng xe Honda. Nhà có năm người mà chỉ có hai xe, nên Ty còn nhỏ bất buộc phải ở nhà. Sáng Chúa nhật, mọi người đang chuẩn bị thì có bạn hàng của mẹ đến gọi đi chia thuốc Tây, hàng mới về. Sợ mất mối, mẹ phải ở nhà để đi chia thuốc. Ty lại được đi chùa.
Trước lúc khởi hành, ông bà ngoại thắp nhang vái trước trang thờ. Cậu Năm chở bà ngoại, ông ngoại chở Ty. Ông ngoại giao cho Ty cầm ba cây nhang còn đang cháy, căn dặn:
- Trên đường đi, nếu ba cây nhang sắp tàn, nhắc ông ngoại ngừng xe lại đốt thêm ba cây khác, giữ nhang cháy liên-tục cho đến chùa. Trên đường đi, Ty đã nhắc ông ngoại hai lần ngừng xe lại để đốt thêm nhang.
Sau khi sư Ông làm lễ tiếp-nhận mấy "Vị " vào hậu, lúc trở về nhà, khi bước vô cổng, Ty cảm thấy sân vườn trở nên vắng lặng khác thường, như thiếu một thứ gì đó mà Ty mới cảm nhận được lần đầu tiên. Ty nhìn trang thờ, lòng Ty trở nên buồn, Ty cũng không hiểu tại sao. Ông ngoại cũng dừng lại nơi sân nhìn về cái trang thờ. Có lẽ ông ngoại cũng buồn
như Ty. Bà ngoại là người sau cùng bước vô nhà và đóng cửa lại.
Ngày bà vợ ông phường-trưởng đến tiếp thu trang thờ, được cho là đem về đền hầu hạ nhang khói để cầu cho dân chúng an vui, ông bà ngoại tránh mặt. Ông bà ngoại giao cho cậu Năm tiếp bà, cậu Năm từ chối, cậu nại lý do bà nầy hách dịch với mọi người, cậu không muốn nói chuyện với bà. Nhà chỉ còn mẹ.
Bà vợ ông phường trưởng mặc áo dài màu đỏ óng-ánh kim-tuyến, đầu chít khăn mỏ quạ màu vàng, chân mang hài đính cườm, son phấn trên mặt hơi nhiều. Theo sau bà có hai công-an sắc phục màu vàng. Mẹ tiếp bà ngay ngoài sân.
Mẹ nói:
- Hôm nay ba mẹ tôi đi vắng, bà đến vì cái trang thờ thì cứ tự nhiên.
Ty nghe bà nói với mẹ:
- Các Thánh đã khai trí cho ông nhà...nên hôm nay các Thánh thong-dong về đền.
Bà toe toét cười, đưa tay vỗ đầu Ty mấy cái rồi nói với Ty:
- Hôm nào khai trương ngày chầu các Thánh, bà sẽ không quên xin các Thánh ban ân cho cháu tiếp tục được đi học nhá .
Bà đến trước trang thờ, vái và lâm râm nói gì đó, xong bà đi ra khỏi ngõ. Hai người công-an khuân trang thờ theo chân bà. Cả ba không có một lời cáo-từ.
Ty nghe đâu đó vang lên tiếng của những ai đó như lời trách móc:
- Công-an đã khuân đi cái trang thờ nhà ông y-tá Linh...tại sao lại khuân đi...của nhà người ta mà ...!
Mẹ thở ra. Ty nhìn theo hai người công an đang băng qua đường, đi vào hẻm, hai tay hai bên, nâng cái trang thờ. Ty đua tay chùi những giọt nước mắt.
*****************
Năm 1985, Ty được mười sáu tuổi. Hai mẹ con Ty được ba đón qua định-cư tại Mỹ.
Ba năm tiếp theo, ông bà ngoai và cậu Năm được cậu Hai và dì Tư bảo lãnh định-cư bên Canada.
Hai mươi sáu năm sau, năm 2011, Ty rời Việt-nam tròn 26 năm. Tính tuổi đời, Ty đang ở tuổi 42.
Rời xa quê-hương hai mưới sáu năm, nay Ty trở về thăm chốn cũ trong một cuộc du hành có hướng dẫn. Lợi dụng một ngày tự do mua sắm trước khi đoàn du-hành trở lại Mỹ.Ty dắt con trai đến thăm khu phố ngày xưa của mình. Thằng con đang là mười tuổi, bằng cái tuổi Ty đã sống ở đây thời cũ. Khu phố đã hoàn toàn thay đổi, nếu không nhìn thấy cây Bàng,chắc Ty sẽ phải hỏi thăm một ai đó ! Nhà của ông bà ngoại đã được thay thế bằng một nhà cao-tầng. Cây Bàng sum suê, tàng lá rộng ra, bóng mát che lấn quá nửa lòng đường. Ty đến gần cây Bàng, quanh thân gốc cây Bàng, có rất nhiều lon nhôm. Coca-cola, Seven-up, Bia 33, Bia Sài-gòn....được đóng chặt bằng đinh...mỗi lon nhôm là một bát nhang thờ, có vài cái còn nhang đang cháy dở. Tý đứng im lặng khá lâu, mùi nhang thơm làm Ty cảm thấy người thanh-thoát giữa trưa hè cuối tháng bảy. Ty đến thăm thằng Minh con ông tổ trưởng khu phố. Nhà nó đã được sửa sang lại, người ở đây cho biết gia-đình Minh đã trở về lại miền Bắc hơn mười năm rồi. Ty còn tìm ghé thăm những bạn bè cùng học, cùng chòm xóm, nhưng không còn ai. Ty đi xa hơn vào con hẻm cây Bàng, trường tiểu học Ty học cũng được thay bằng một hãng sửa xe đủ loại. Nhà của ông Phường-trưởng mà sân sau là Đền hầu Đồng của bà vợ ông phường-trưởng nay là đồn công an phường, đã được lên thêm lầu. Ty đứng lớ ngớ nhìn tới nhìn lui con hẻm thì từ trong đồn công-an một người đàn bà bước ra. Bà nhìn hai cha con Ty rồi tiếp-tục bước đi. Bỗng nhiên bà ngừng lại, quay người hỏi Ty:
- Có phải chú em là người sống ở nước ngoài mới về phải không ?
Ty gật đầu...người đàn bà nói liền:
- Hèn chi, nhìn là biết ngay.. người nước ngoài ăn mặc có khác...nhìn người lạ cũng khác, bình thản, không xoi bói nhau.. như người .;.À, mà chú em trước đây nhà ở đâu vậy chắc là gần đâu đây ?
- Dạ, nhà cháu bên kia đường, đối diện với cây Bàng đầu hẻm nầy.
Người đàn bà tỏ vẻ suy nghĩ rồi đưa tay lên vỗ mấy cái vào trán :
- Có phải nhà ông y-tá Linh không? Nếu phải thì hồi đó cô có buôn bán thuốc tây chung với con gái ông ấy.
- Dạ, người đó là mẹ cháu.
Người đàn bà lại nói:
- Cô nhớ ra rồi, hồi đó cô có ghé nhà ông y-tá Linh gặp mẹ cháu, thấy cháu còn nhỏ cỡ chừng em nhỏ nầy,
Bà chỉ tay vào con trai Ty...
- Ông y-tá Linh, mẹ cháu và mọi người khỏe hết không ?...mẹ cháu có về cùng cháu ?
- Dạ, mẹ cháu không có về. Gia-đình xa gần bên cháu ở nước ngoài đều bình an. Cám ơn cô.
Cả ba đi lần ra đầu hẻm. PBà lại hỏi Ty:
- Cháu tìm ai ở đây vậy ?
- Dạ, cháu từ Mỹ về, ghé thăm người thân lối xóm, nhưng họ di dời hết không còn ai, cháu định trở lại khách-sạn đi ngang qua đây, cháu nhớ ngày trước nơi đây có đền Hầu đồng nay không còn thấy nữa nên tò mò, dừng lại thì gặp cô.
.Bà cười có vẻ thích-thú:
- Cái con mẹ vợ tên phường-trưởng hồi đó, đã bị tù hơn chục năm nay rồi về cái tội mượn oai Thánh Thần lừa thiên hạ, bị dân tố. Lũ ấy giờ nầy về lại ngoài ấy rồi.
Vừa ra đến đầu hẻm, một thanh-niên ngừng xe máy bên cạnh bà, Ty nghe người thanh-niên hỏi bà:
- Chuyện có ổn không mẹ ?
Bà cười rồi trả lời:
- Có tiền là ổn hét. Bây giờ mình chỉ lo tiền thôi.
Nói xong, bà ngồi lên sau xe, người thanh niên nấn ná một chốc, xe từ từ chạy. Ty chỉ kịp nghe bà nói:
- Con cho bà gởi lời thăm mẹ cháu và ông y-tá Linh. Con nói bà Sáu Liên là mẹ con biết ngay.
Tự nhiên Ty cảm thấy trong lòng trống vắng một cách lạ thường, rồi từ từ dâng trào nổi buồn không tả được.
Ty thấy mình mất hết trong tâm thức hình ảnh, những thân-tình của khu phố cũ thời thơ-ấu. Ty đang lạc- lõng trong khu phố thân yêu của mình. Tự nhiên Ty thấy yêu ngay cả những cái đáng ghét, bị người đời nguyền rủa thậm tệ đã xẩy ra trong giai đoạn mình hiện hữu ở đó.
Ty nhận ra mình đang lang thang trên những con hẻm đã từng chạy theo sau chiếc xe đạp của ông ngoai, hai tay giữ chặt cái trang thờ cho khỏi rơi xuống đất, hai chân được mang giày, không bị đau nhói như thời chạy chân không vì ông ngoại thúc hối không kịp mang giày. Quá khứ và hiện tại bị nhòa đi trước mắt của Ty.

Ngày 14/07/2019
Nguyễn-đai-Thuật
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.637 giây.