logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2019 lúc 11:51:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dọc theo những ngọn đồi mờ sương tỏa
Kìa khu rừng muôn lá sắc đỏ cam,
Vẳng tiếng hót loài chim giẻ cùi lam
Khắp cảnh vật một mùa thu rực rỡ.

Ven bờ suối hàng cây phong nghiêng bóng
Vươn lá cành khoe nét đẹp kiêu sa
Những cây muối mọc che khắp đồi xa
Chuyển sắc đỏ từ màu xanh lục biếc.

Làn sương mỏng la đà trên mặt nước
Của ao đầm trải rộng ở ven sông
Ngày mùa thu yên ắng cả mênh mông
Bầy chim ngỗng xuôi nam tìm nắng ấm.


Trên đây là bài thơ tôi dịch thoát từ bài thơ Indian Summer của thi sĩ Canada William Wilfred Campbell (1860 – 1918). Bài thơ Indian Summer của ông Campbell sáng tác vào năm 1888 chỉ có 12 câu và dùng toàn những từ ngữ đơn giản dễ hiểu, trình bày trực tiếp một loạt những hình ảnh tự nhiên. Chim “blue jay” thường thấy ở Canada trong tiếng Việt gọi là chim “giẻ cùi lam” nghe lạ hết sức; nếu không tra từ điển thì tôi không bao giờ biết.
Còn một chữ nữa là chữ “sumac”, tôi cũng không biết tên trong tiếng Việt của nó là loại cây gì, đến khi tra từ điển mới biết là “cây muối” hay “cây sơn”.
Xưa nay tôi vốn là một học trò thuần thành của siêu giáo sư Quý Kỳ. Mỗi khi cần tìm hiểu một vấn đề gì, tôi cứ hỏi thầy. Ví dụ như trường hợp này. PH tôi hỏi:
– “Dạ thưa siêu giáo sư, Indian summer nghĩa là gì vậy? Chắc hổng phải mùa hè Ấn Độ?”
Siêu giáo sư Quý Kỳ đáp:
– “Mi nhắc tới cái sai tai hại muôn đời của cái ông nhà thám hiểm Y-ta-lồ Cristoforo Colombo đó phải không? Bắc Mỹ của người ta mà ổng tưởng là Ấn Độ. Thôi tạm dẹp ông Kha Luân Bố qua một bên đi. Để ta đi thẳng vào vấn đề. Indian summer nghĩa là mấy ngày cuối thu ở Bắc Mỹ khi khí hậu bỗng dưng ấm lên để cảnh báo cho thổ dân bản địa biết là mùa đông băng giá sắp tới rồi đó, liệu hồn mà lo săn bắt và thu hoạch để dự trữ đủ lương thực sống cho qua mùa đông, chớ đừng ở đó lo nhảy múa cà tưng suốt ngày.”
– “Thiệt vậy hả siêu giáo sư?”
– “Chẳng lẽ đi nói giỡn với mi? Mi cứ tạm gọi nó là Mùa Hè Da Đỏ thổ dân Bắc Mỹ đi nhá, mặc dù ở châu Âu, nhất là các nước Bắc Âu và Nga sô, cũng có. Họ gọi nó là “mùa hè của mấy bà già”, tiếng Đức là “Altweibersommer”. Mi hiểu tại sao họ gọi như vậy rồi chớ gì phải không? Tại vì trước khi lạnh luôn, mấy bà hay nóng lên bất chợt lắm. Thôi tạm ngừng nha; lần khác ta sẽ nói chi tiết rõ hơn.”
– “Dạ em cảm ơn siêu giáo sư.”
– “Không có “siêu” “ấm” gì hết! Bye!”
Giáo sư Quý Kỳ nghiêm chỉnh giải thích rằng Mùa Hè Da Đỏ là một khoảng thời gian ngắn với thời tiết dễ chịu ở các vùng Trung và Đại Tây Dương, thường xảy ra vào mùa thu, từ cuối tháng 10 qua suốt tháng 11, hiếm khi xảy ra vào tháng 12. Điểm đặc trưng của nó là bầu trời gần như không có mây, không khí yên tĩnh hoặc lay động nhẹ, bầu không khí mù mờ và nhiệt độ ấm hơn bất thường vào ban ngày, nhưng khá mát mẻ vào ban đêm. Nó có thể kéo dài một hoặc hai tuần, và có thể tái diễn hai hoặc ba lần trong một mùa, nhưng hiếm khi hơn hai lần.
Với thời tiết Mùa Hè Da Đỏ, áp kế ở trên mức trung bình, bầu trời không có mây cho thấy xu hướng không khí loãng hơn ở một khoảng cách nào đó trên trái đất. Mấy lúc này con nít thả bong bóng, bong bóng sẽ bay lên rất cao vì không khí ít khi chuyển động theo chiều ngang. Vào mùa này, lá của hầu hết các cây cối khô và rụng đi, làm tăng thêm các mảnh vỡ của chúng vào bụi trong khí quyển.
Do không khí khô khan, cháy rừng và các đám cháy đồng cỏ xảy ra vào thời điểm này, và khói thêm vào cường độ của các đám mây Mùa Hè Da Đỏ, nhưng không nhất thiết là nguyên nhân của nó. Thường thì khói như vậy lan từ từ về phía đông, thu thập độ ẩm cho chính nó, và được theo sau bởi những đám mây và mưa nhẹ.
Thời tiết tương tự xảy ra ở Đức được gọi là ‘mùa hè của mấy bà già’ hay ‘mùa hè Saint Luke’. Bên Anh quốc, người ta gọi nó là mùa hè của Thánh Martin, hoặc ‘All Hallows Summer’.
Theo ghi nhận của các tài liệu, Mùa Hè Da Đỏ cũng từng hiện hữu ở Trung Hoa, Xiêm La và Tây Phi. Sự hanh nắng trong mùa khô Harmattan do gió từ sa mạc Sahara ở vùng Tây Phi vào tháng 12 và tháng 1 xuất hiện rất giống với Mùa Hè Da Đỏ, nhưng bụi diatom đặc trưng cho vùng đất này trước đây vẫn chưa được tìm thấy. Về nguồn gốc của biểu hiện này, nó không xảy ra ở bất cứ nơi nào trong sách in hoặc bản thảo cho đến năm 1794. Nhưng vào thời điểm đó, nó đã được sử dụng trên khắp các quốc gia Đại Tây Dương.
Vậy chính xác Mùa Hè Da Đỏ là gì, khi nào và tại sao? Mỗi năm ở Canada, sau Ngày Lễ Tạ Ơn (tuần lễ thứ nhì của Tháng Mười) trôi qua, hầu như bất kỳ ngày nào hễ cứ ấm áp hơn mức trung bình một chút đều được nhiều người nghĩ bừa, cho đó là một ngày của Mùa Hè Da Đỏ. Như vậy là không chính xác. Chỉ nóng ấm hơn trung bình chưa đủ, những ngày của cái gọi là Mùa Đỏ thực sự phải đáp ứng một số tiêu chí khác. Ngoài sự nóng ấm ra, bầu không khí ban ngày còn phải đục mờ hoặc ám khói, yên gió, phong vũ biểu phải ở mức cao, và trời ban đêm phải trong và lạnh.
Khía cạnh gây tranh cãi hơn về Mùa Hè Da Đỏ là thời điểm xảy ra vào lúc nào, kéo dài bao lâu và liệu thời gian có nhất định không. Hầu hết đều đồng ý rằng những ngày ấm áp bất ngờ vào mùa thu sẽ đúng là Mùa Hè Da Đỏ chỉ khi nào nó được nối tiếp theo bởi một đợt thời tiết lạnh hoặc sương giá. Nhiều tài liệu tham khảo về Mùa Hè Da Đỏ trong văn học Mỹ cho thấy nó xảy ra vào cuối mùa thu. Theo lịch, mùa thu chính thức chấm dứt ngày 20 tháng 12. Nhưng đối với Canada là “xứ lạnh tình nồng”, Mùa Hè Da Đỏ đến sớm hơn vì mùa đông ở đây luôn luôn tới sớm, kéo dài hơn và kết thúc trễ hơn.
Định cư ở xứ này lâu, chắc bạn cũng biết có khi tới Tháng Sáu rồi mà tuyết vẫn rơi đột kích như thường. Sáng ngày 7 Tháng Sáu vừa rồi, cư dân của tỉnh bang Alberta thức dậy ngạc nhiên thấy ngoài trời tuyết rơi phủ trắng xóa. Nên gọi hiện tượng này bằng tên gì đây bây giờ? Nếu cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ngày xưa mà từng sống ở Canada thì khi sáng tác bài “Không Bao Giờ Ngăn Cách”, ông sẽ không viết lời ca với câu “Không bao giờ… không bao giờ giữa mùa hè tuyết rơi…”
Trong 220 năm qua, ấn bản hằng năm của Nông Gia Niên Giám (Old Farmer’s Almanac) Canada đều có ghi câu châm ngôn “If All Saints brings out winter, St. Martin’s brings out Indian Summer”. Như vậy theo quyển cẩm nang này, Mùa Hè Da Đỏ đích thực đúng nghĩa phải xảy ra vào khoảng từ ngày 11 đến ngày 20 tháng Mười Một và hội đủ các điều kiện cấu thành. Còn những ngày nóng ấm bất chợt khác xảy ra trong mùa thu chỉ nên gọi là “giống như” Mùa Hè Da Đỏ mà thôi. Nông Gia Niên Giám Canada là ấn phẩm xuất bản hằng năm nhằm mục đích cung cấp thông tin dự báo thời tiết, thời vụ nông nghiệp, bảng thủy triều và những thông tin được sắp xếp thành bảng và cột theo thứ tự ngày tháng. Những sự kiện thiên văn học và những số liệu thống kê khác cũng được trình bày trong Niên Giám như là thời gian mọc và lặn của mặt trời và mặt trăng, nhật thực, giờ nước lên, các dịp lễ lạt của nhà thờ, các phiên xử của toà án, các mốc thời gian, v.v…
Nguồn gốc của cái tên Mùa Hè Da Đỏ là một đề tài chưa được khẳng định. Thổ dân Da Đỏ gọi như vậy? Người định cư gốc châu Âu đến Bắc Mỹ quan sát và đặt ra? Hay đó là do người Anh gọi như vậy khi họ nghĩ đến khí hậu nóng bức ở Ấn Độ sau những năm tháng kinh nghiệm ở đó?
Một số người nói rằng tên này xuất phát từ người Da Đỏ. Họ nói người Da Đỏ tin rằng tình trạng thời tiết với những ngày nóng ấm bất chợt trong mùa thu là do vị thần Cautantowwit, tiếng Da Đỏ có nghĩa là Tây Nam. Thần này tạo ra cơn gió thổi lên hướng đông bắc mang theo luồng không khí nóng ấm. Nhờ đó thổ dân bản địa có thêm thời gian săn bắt và dự trữ lương thực cho mùa đông. Những người khác nói rằng thuật ngữ này phát xuất từ thực tế là vào khoảng thời gian của Mùa Hè Da Đỏ, hoặc không lâu trước đó, cảnh mùa thu với lá phong đổi màu rực rỡ ở vùng đông bắc của Bắc Mỹ trông cũng giống như trang phục màu mè của người Da Đỏ.
Một ý kiến khác cho rằng nguồn gốc của thuật ngữ này là do những người châu Âu định cư đầu tiên ở vùng New England đặt ra. Họ giải thích như sau. Mỗi năm khi thời tiết bắt đầu trở lạnh vào cuối tháng 10, những người định cư da trắng mừng lắm vì họ biết rằng họ có thể yên tâm khỏi lo sợ bị những nhóm thổ dân bản địa Da Đỏ tấn công cướp phá mùa màng và lương thực của họ. Theo họ nghĩ, người Da Đỏ không thích tấn công trong thời tiết lạnh. Nhưng rồi đến một lúc, hầu như mọi năm vào khoảng ngày Thánh Martin, 11 tháng Mười Một, khi thời tiết đột nhiên ấm trở lại, người Da Đỏ lại mở cuộc tấn công cướp phá người định cư da trắng. Vì vậy, những người định cư đã gọi khoảng thời gian thời tiết ấm lên bất thường mang đến tai họa đó là Mùa Hè Da Đỏ.
Kiểu giải thích này có tiềm ẩn tính cách phân biệt chủng tộc không, và liệu người Da Đỏ có cảm thấy bị xúc phạm không? Tôi không biết nữa. Cái này tôi chỉ có cách là đi thỉnh ý giáo sư Quý Kỳ mà thôi.
Sử gia nghiên cứu thời tiết người Mỹ William R Deedler tin rằng thuật ngữ này xuất phát từ Bắc Mỹ. Năm 1996, Deedler đã trích dẫn St John de Crevecoeur, một tác giả người Mỹ gốc Pháp trở thành nhà nông. Vào năm 1778, Crevecoeur đề cập và mô tả Mùa Hè Da Đỏ là một khoảng thời gian ngắn với những ngày yên lặng và ấm áp, một bầu không khí yên tĩnh và ám khói.
Từ thập niên 1920 trở về sau, báo chí đề cập đến thuật ngữ Mùa Hè Da Đỏ thường xuyên hơn và không quan tâm đến việc nó xuất xứ từ đâu hay ý nghĩa ra sao. Bất cứ ngày nào nóng ấm trong mùa thu cũng có thể bị gọi một cách vô tội vạ là Mùa Hè Da Đỏ.
Bây giờ tôi xin chép ra đây một truyện truyền kỳ của người bản địa để giải trí. Như các bạn biết, truyện truyền kỳ của bất cứ dân tộc nào chăng nữa cũng đều ý nhị cả vì nó không như sự thật ngoài đời.
Ngày xưa tại một bộ lạc nọ có hai anh em thổ dân. Người anh tên Sấm, người em tên Gió. Cả hai đều có tài chạy rất nhanh. Mỗi khi họ chạy thi, họ chạy nhanh đến nỗi tạo ra một luồng gió hút làm cành cây đong đưa xào xạc. Họ thường cùng nhau thi thố trong tinh thần thân thiện hòa nhã. Biết tính người em thích ganh đua và hiếu thắng, người anh đôi khi nhường nhịn giả bộ chạy thua cho đứa em vui lòng.
Một ngày hè nóng bức, Gió đến gặp Sấm và than: “Anh Sấm ơi, hôm nay em cảm thấy bứt rứt cuồng chân quá. Em muốn chạy một chuyến thật xa. Anh có muốn chạy với em không?”
Sấm đáp: “Được chứ. Lần này mình sẽ chạy lên phía bắc đến tận cuối nơi không còn cây cối mọc xong rồi chạy trở về đây. Anh nghĩ cuộc chạy này phải mất thời gian lâu lắm đó, có khi đến cả năm.”
Gió ngẫm nghĩ một hồi rồi nói chắc: “Lâu cả năm cũng được! Dù sao em cũng sẽ trở về trước anh cho mà xem.”
Sấm nói: “Vậy thì em ăn uống nghỉ ngơi hôm nay cho khỏe và chuẩn bị đầy đủ đi rồi đúng sáu giờ sáng ngày mai, anh em mình sẽ cùng bắt đầu chạy một cuộc hành trình kỷ lục.”
Đúng hẹn, sáng hôm sau anh em Sấm Gió bất đầu chạy băng núi rừng, sông suối. Họ chạy qua nơi nào cũng đều để lại cơn gió ấm làm cho bầu không khí hết lạnh lẽo và trở nên dễ chịu. Sấm đã ước tính đúng theo khả năng và vận tốc chạy của mình là sẽ trở về lại nhà vào mùa hè. Nhưng vì thỉnh thoảng Sấm phải chạy chậm lại để chờ người em, đến giữa mùa thu, hai anh em mới về đến nhà, mang theo hơi nóng kéo dài trong khoảng mươi ngày ấm áp như thể mùa hè trở lại.
Không thắng được anh mình, mỗi năm Gió đều rủ Sấm chạy thi nữa nhưng bao giờ cũng trễ, qua mùa thu mới về đến nhà mà cứ nghĩ là mình về kịp trong mùa hè. Từ đó trên thế gian có Mùa Hè Da Đỏ.
Chắc ai cũng thích Mùa Hè Da Đỏ cả vì phong cảnh mùa thu vào cuối Tháng Mười đẹp lắm. Gặp một hai ngày có nắng ấm trời trong và lặng gió để đi ra ngoài ngắm cảnh và chụp ảnh thì thú vị vô cùng.
Phan Hạnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.163 giây.