logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2019 lúc 09:52:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Còn mấy hôm nữa về Việt Nam. Text hỏi người bạn ở Sài Gòn vừa mới ở Huế vô bây giờ là mùa sen phải không. Anh trả lời đúng rồi anh Q., lúc anh về chắc chắn là có sen tươi. Chắc Anh nghĩ mình muốn xin một nồi chè hột sen mà ngại nên hỏi loanh quanh, nhưng không phải như vậy. Ai lại đi làm phiền bạn mình vì một món ăn. Số là trong mấy ngày qua báo chí trong nước đua nhau thông tin đang có một phong trào mới nở rộ của các cô ra giữa hồ sen chụp hình, làm nhớ tới tháng ba năm ngoái về Huế, chụp được mấy tấm hình ở Lăng Tự Đức ưng ý, bỏ vào trong lịch, nhưng nhìn lui nhìn tới thấy thiếu thiếu cái gì, té ra hồ sen mà không có sen.
Mấy cô chụp hình ở hồ sen đăng trên báo lúc đầu không mặc gì nhiều, bị cho là phản cảm, nên bây giờ đổi qua mặc áo, đội nón, vấn khăn… Có dân mạng đưa lên hình của mấy cô Tây, mặc áo dài kín đáo đứng cạnh hồ sen, để so sánh với mấy cô Việt Nam không quần áo nõn nà da thịt và cho là Tây đẹp hơn! Mấy cô Việt Nam nầy chắc là thấy hình cô Ngọc Trinh ở đại hội Cannes vừa rồi hoành tráng quá nên noi gương. Ngay báo Mỹ cũng loan tin Bộ Thông Tin Văn Hóa vẫn đang tìm biện pháp trừng phạt. Nhưng trừng phạt cô nầy vì, dù đi Cannes với tư cách cá nhân, đã làm xấu hình ảnh của người Việt trước mắt thế giới thì tính sao với những viên chức đại diện Nhà Nước đi ra nước ngoài mà làm bao nhiêu điều tệ hại? Trừng phạt những viên chức nầy thì Nhà Nước có thể thu hồi được bao nhiêu là đất đai vàng bạc, trừng phạt cô nầy Nhà Nước thu được gì? Cô nầy đâu còn gì! Tới một mảnh vải che thân còn không có!
**
Người con thứ vừa mới text, hỏi have you read this book yet? kèm theo là hình bìa của cuốn sách crucial conversation-tools for talking when stakes are high với hơn 3 triệu ấn bản đã bán. Thấy mệt rồi, không biết có chuyện chi đây. Cứ tưởng tượng bổng dưng mình nhận được cuốn sách, hay một cái link, học làm người lịch sự, thì phải biết là dưới mắt người gởi mình là người lịch sự như thế nào rồi. Nhưng anh chàng nầy thích đọc những loại sách nặng nề, chưa biết giá đó chém đây, nên chắc chỉ muốn chia sẻ một cuốn sách hay đang đọc thôi chứ không có ẩn ý gì. Vì thế mà trả lời thành thật là chưa, khi nào đọc xong cho mượn đọc với và anh chàng hứa là sẽ cho một cuốn khi gặp nhau ở Việt Nam. Thế là đã có việc làm trong gần hai mươi tiếng trên máy bay trong chuyến đi về rồi.
Nhờ hai người con mà mình học thêm không biết bao nhiêu điều. Biết nghe NPR, podcasts…trên đường lái xe thay vì chỉ nghe “hội luận thương mại”, hôm nay mấy chợ sale thứ gì, thuốc tiên nào mới tìm ra trị mọi thứ bịnh. Uống chai số 13 thì phải đi kèm chai nào nữa để chai số 13 phát huy hết hiệu quả thần kỳ. Biết thức ăn dù có ngon đến mấy cũng chỉ ngon vài ba miếng đầu thôi, càng ăn thêm càng dở. Biết đọc những bài “phi chính trị” rất hay trên tờ NY Times.
Nhớ có lần ngồi đợi ở phi trường khi dẫn con đi tìm trường, anh chàng chạy ra sạp báo mua tờ NY Times gần 5 dollars, đọc một bài nào đó thôi rồi bỏ lại trên ghế. Quá phí phạm, mình nghĩ. Đã trả tới 5 dollars cho một tờ báo thì phải đọc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài cho đáng của. Mình mà thấy ai để lại trên ghế một tờ báo địa phương, hay may hơn tờ USA Today, là lật đật cầm lên đọc từ trước ra sau. Nhưng người phí phạm không phải là người con mà chính là mình. Trả 5 đồng để đọc một bài viết hay là giáo dục, không phí phạm chút nào. Không trả đồng nào để đọc những thứ không cần thiết, vô bổ, mới là phí phạm một thứ mình không bao giờ có lại và không tiền bạc nào mua được: thời gian.
Bà Ann Landers trả lời một độc giả than phiền học phí đại học quá đắt, nên được khấu trừ vào thuế: I have no hesitation about saying so. But if you think education is expensive – try ignorance. Nghe quá trịch thượng nhưng có đúng vậy không?
 **
Sáng nay nghe tin Anh Hoàng Thi Thao mất. Dù không gặp gỡ anh thường xuyên, nhưng vì lòng ngưỡng mộ những người nghệ sĩ và thêm chút tình đồng hương nên cũng thấy thân tình. Anh bước xuống toa tàu, bỏ cuộc chơi, để lại gia đình bằng hữu, nhưng mong Anh không hối tiếc vì không làm được hết mọi điều Anh muốn lúc còn ở trên toa tàu.  Mỗi lần gặp, Anh hay than thở cho những người nhạc sĩ tài năng trong các ban nhạc. Có bất công không khi thu hoạch của cả ban nhạc suốt buổi trình diễn không bằng của một ca sĩ hát vài ba bài, nói năm bảy câu không đầu không đuôi, không dính dáng gì tới những bài mình hát…Nhưng ai học Economics mà không biết luật cung cầu. Marta, được bầu là người phụ nữ đá banh hay nhất thế giới trong nhiều năm nhưng lương chỉ bằng .3% của Neymar, một nam cầu thủ nổi tiếng cùng đến từ Ba Tây! Anh chàng nầy có máy bay riêng, có yatch, đi trực thăng tới nơi luyện tập, còn Marta chắc là dùng Uber.
Biết Anh lúc Anh tổ chức buổi gây quỹ cứu trợ cho Huế năm có lụt lớn. Forward mấy cái hình hoang tàn trong cảnh lụt lội Anh gởi cho một bà chủ ở đây nhờ bà giúp. Chỉ mấy phút sau khi gởi email đi, bà qua phòng mắt còn đỏ hoe, giao cho một cái check $5000 và xin lỗi không biết như thế có quá ít không so với tai ương.
Cũng vì cái check nầy, và những lần giúp đỡ khác, mà cho đến bây giờ khi nào nhờ người mua dùm chả giò đem vào sở cũng dặn họ để riêng trước cho bà hai cái, nếu không thì chẳng bao giờ bà có cái nào vì mua bao nhiêu cũng thiếu, cũng có người qua phòng than phiền all gone. I did not get any! Thật lạ, một người ngồi trên tiền trên bạc, chắc chỉ có gan rồng là không thể mua thôi, mà quý hóa hai cái chả giò Phúc Lộc, cứ qua phòng cám ơn lui, cám ơn tới mỗi khi thấy trên bàn.
Không phải chỉ vì cái paycheck mỗi hai tuần và cái bonus cuối năm mà chính những người như bà nầy, và rất nhiều người khác nữa quanh đây, đã làm mình gắn bó với chỗ làm gần 30 năm qua. Cứ tự hỏi mình đâu có làm gì hay, đâu có gì đặc biệt mà họ tử tế với mình đến thế! Quanh đây là bảy tám CPA, ba luật sư, hai ba kiến trúc sư, rồi construction, maintenance, facilities, leasing, gardenening.  Mình ngồi đây như vũng nước trũng nước cứ chảy vào, muốn biết gì họ cũng tận tình chỉ dạy. Mà họ chỉ nói những điều họ biết tường tận thấu đáo trong lãnh vực của họ, không lấy chuyện nói ba hoa chứng tỏ mình biết mà thật sự rất mù mờ để làm thú tiêu khiển. Có người đụng xe mình? bà luật sư đọc dùm cái report và bảo mình cần làm gì. Nước hồ cá nước bị đục, ông construction bày, đôi khi còn cho vật liệu, làm filter. Ông property manager nhắc chừng mình đem nồi về nấu bánh chưng khi ông biết Tết sắp đến. Ông engineer bày mình mua cái filter 5 đồng trên Internet cho chiếc xe thay vì trả dealer một trăm rưỡi, lại còn vẽ sơ đồ để biết chổ mà thay. Con hỏi chuyện finance, investment, thuế má…mà mình không biết chắc, chạy qua phòng ông CPA cầu cứu. Ông leasing dạy mình về chiều hướng của food và restaurant business hiện nay và cho đi ăn thử lúc có tiệm mới mở. Mới đây lại còn bàn tính với ông làm vườn đóng mấy cái thùng gổ vuông để “nuôi” dưa hấu trong mùa tới coi thử có giống bên Nhật không.
Nói như thế thật ra cũng chưa đúng hết bởi mình còn có ý đồ riêng. Muốn nán thêm để mong có ngày thuyết phục được bà nầy về Việt Nam lập ra vài cô nhi viện như gia đình bà đã làm bên South Africa. Chắc phải đem chả giò vô thường xuyên hơn và tăng thêm phần của bà lên ba cái thay vì chỉ hai cho mau có kết quả.  
**
Mấy hôm rồi clean up cái pc ở sở trước khi đi, thấy có truyện ngắn Bên Mái Hiên Chùa, viết đã lâu, đăng trong tờ Văn năm 1991. Định khi có thì giờ sẽ sửa lại lỗi chính tả và nhờ người đánh máy lại dùm cho dễ đọc. Mình nói giọng Huế nặng nề rồi mà khi viết chỉ dùng hai dấu hỏi với nặng! Gởi bài đi cho mấy người vẫn còn ham đọc, có người viết trả lời: …, bài này có mấy trang mà mình đọc 2 giờ đồng hồ mới xong. Vừa đọc vừa nhớ lại những chuỗi ngày xa xưa của đời mình. Đất nước mình tao loạn, người cùng một dân tộc, một tổ quốc mà rất độc ác với nhau.
Không ngờ truyện ngắn nầy, kể một mối tình dở dang, oái ăm ở một ngôi làng nhỏ ở Huế, có ngôi chùa nhỏ nghèo nàn ẩn sau mấy cây bông sứ, có con đường làng uốn lượn dưới đêm trăng, có buổi chợ chiều, có sòng bài tứ sắc lối xóm… tưởng là bình yên, nhưng không, bởi hai bên hờm giết nhau mỗi tối… lại còn có thể mang cảm xúc tới người đọc. Phần mình, nếu có viết lại truyện ngắn nầy cũng sẽ viết y chang, vì khi đọc lại vẫn còn như “sống” với nó, tưởng như chuyện vừa mới xảy ra và những người trong truyện vẫn còn quanh quẩn đâu đây…
**
Về Sài Gòn mấy hôm thì được gặp một nhóm bạn nhỏ ở nhà anh chị Trần Mạnh Tuấn. Có lẽ không ai không biết Anh là nhạc sĩ saxophone hàng đầu ở Việt Nam. Tiếng kèn của Anh đưa Trịnh Công Sơn về nơi an nghỉ, là tiết mục không thể thiếu trong những những chương trình nhạc thính phòng lớn, trong những sự kiện quan trọng, văng vẳng thiết tha trong mọi ngõ ngách từ Bắc vô Nam, nhưng không biết có bao nhiêu người biết anh còn là một người chụp ảnh cực kỳ tài ba.
Lúc ở nhà Anh, nói chuyện học hành của con cái, chuyện tại sao có nhiều người thương Huế đến thế mà không thể ở lại Huế…rồi đi dần tới nhạc Việt Nam. Anh lấy ra cái Ipad cho coi mấy tấm hình portrait anh chụp một cô ca sĩ mấy hôm trước. Vô cùng ấn tượng! Không dàn dựng, natural light, soft background, expression trong mắt cô nhìn, bàn tay cô để, dáng cô ngồi…Rồi anh cho coi thêm nhiều hình Anh chụp trên đường phố, vô cùng độc đáo, sinh động và đa dạng. So impressive!
Nhiếp ảnh không dừng lại ở màu sắc, bố cục, ánh sáng, độ tương phản và nay resolution mà là, như những nghệ thuật khác, phương tiện chuyên chở cảm xúc, kể lại một câu chuyện. Ống kính chỉ biết hướng về và ghi nhận cái ĐẸP để chia sẻ. Những bức ảnh đẹp sống với thời gian, nhìn không bao giờ chán. Mỗi lần nhìn lại thấy thêm cái mới bởi chính mình, người nhìn, cũng đang đổi thay.
Qua lâu rồi những tấm hình dàn dựng mấy cô mặc áo dài trắng, trang điểm kỷ càng, kẹp vở đi qua chiếc cầu khỉ bắt ngang qua con lạch mà không sợ té hay hình của những em bé ở trần ngồi trên lưng trâu về nhà trong buổi xế chiều. Cuộc sống rất bình thường hàng ngày chung quanh đây, qua cái nhìn nhạy cảm nhưng sắc bén của một người nghệ sĩ, trở thành tác phẩm nghệ thuật. Anh nhìn thấy cái ĐẸP, ghi lại được cái ĐẸP để chuyên chở tới người xem. Anh chụp “lén” một người bán hàng vắng khách đang ngủ gà gật lẫn giữa một rừng mũ nón, một đôi nam nữ ngồi quay lưng chia nhau cái cánh gà, một người lao động ngồi trước hiên nhà nhìn xa xăm như lo nghĩ điều chi…
Anh dùng máy Leica nhưng không phải vì kỹ thuật, vì ống kính tinh vi của cái máy ảnh nầy, mà vì cái NHÌN, Anh đã ghi lại được cái ĐẸP lên phim. Chắc không phải vì tiếng tăm của Anh trong lãnh vực âm nhạc mà Leica chọn Anh làm brand ambassador cho họ ở Việt Nam. Họ phải thấy những hình Anh đã chụp…
Như đọc được một bài thơ, một cuốn sách, nghe một bản nhạc hay, hay uống một ly trà ngon… những tấm ảnh của Anh theo mình trong nhiều ngày sau. Định bụng khi về sẽ chọn những hình chụp trong lần nầy cho cuốn lịch 2020 làm tặng bạn bè rồi ebay hết mấy cái máy ảnh, mấy ống kính, chân cẳng, đèn đóm…Thế là xong, giải nghệ! Phải biết giới hạn của mình, cố gắng đèo bồng làm chi cho mệt. Chỉ cần xin Anh cho coi những hình mới Anh chụp khi có cơ hội là quá đủ rồi…
**
Hôm nay là ngày cuối ở Sài Gòn trước khi ra Huế. Đến ăn tối với gia đình người bạn quý trước khi bước qua căn bên cạnh là private salon của Anh để tham dự một đêm nhạc của hai nhóm, opera và nhạc Việt Nam. Mấy món ăn Huế vô cùng đặc sắc: gà xé phay với xôi trắng, gõi bắp chuối, bánh canh tôm cua… Ở Mỹ có bán nếp Nhật hạt tròn nấu bánh chưng rất ngon, nhưng không thơm như nếp ở Việt Nam, hay là vì cái mùi thơm không đến từ khứu giác? Mình tiếp tục được nuôi ăn kiểu nầy có mập ú thêm thì cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa! (Kiều) Ồ, còn thêm bánh bột lọc, bánh nậm mà một người ở Mỹ về nói là có lần chị mua tới 1500 cái mang về cất tủ lạnh ăn dần. Một ngàn năm trăm cái!
Đây là lần thứ hai được nghe anh Tuấn-Mạnh đàn piano và chị Ngọc-Mai hát. Anh Tuấn-Mạnh, theo như người bạn, là một trong những pianist hàng đầu của Việt Nam bây giờ và là ambassador của Steinway piano ở Việt Nam. Anh cho nghe vài medley anh soạn, phối hợp nhạc Trịnh Công Sơn và nhạc cổ điển. Quá đỗi mượt mà! Nhạc Trịnh Công Sơn nghe là biết, nhưng nhạc cổ điển Anh phải nói rõ ra là bài gì của ai bởi Anh biết trong đám ngồi dưới kia có mình, không biết Chopin, Beethoven là ai nói chi tới biết nhạc của họ! Không những chỉ tiếng đàn tuyệt vời, nghe mà người nhủn ra như bánh tráng nhúng nước, những chuyện Anh chia sẽ cũng vô cùng lý thú, mở mắt cho mình. Anh kể có lần có một nhạc trưởng người Nhật anh rất ái mộ sang điều khiển một giàn giao hưởng ở Sài Gòn. Sau buổi trình diễn, anh lén vào hậu trường gặp ông xin tham gia trong những chương trình sau. Ông nói ông chỉ có mười phút và muốn Anh đàn thử cho ông nghe một bài. Anh chọn một bài ưng ý nhất, phô diễn được hết kỹ thuật ngón mà anh đã học và dày công tập luyện. Anh nghĩ cho dù không được chọn thì chỉ việc được đàn cho ông nghe cũng là hạnh phúc rồi. Xong bài, ông nhạc trưởng hỏi thế thì Cậu biết bài nào ít note hơn không. Anh tìm mãi mới nhớ ra một bài căn bản anh học những năm đầu ở Nhạc Viện để đàn. Đàn xong bài ít note nầy, anh nghe có tiếng vổ tay. Người nhạc trưởng nói tôi chọn Cậu là pianist trong buổi giao hưởng vùng Đông Nam Á sang năm. Cái tinh hoa không nằm ở chổ rườm rà rắc rối mà tụ lại ở chổ cô đọng giản đơn.
Trước khi đi hỏi cô dạy đàn cho mình ai là người hát hay nhất ở Sài Gòn bây giờ để mình tìm nghe trong đêm duy nhất rãnh rỗi. Cô nói có một người cô rất thích là Ngọc Mai. Tài ba ở chổ không để kỹ thuật điêu luyện cầm tù mà ngược lại giúp nâng lên cảm xúc của từng bài chị hát.  Có nhiều bản nhạc của Đoàn Chuẩn, Từ Linh (?) hay Phạm Duy… nghe chị nầy hát nổi da gà…Và bây giờ, chị Ngọc Mai nầy đang đứng trước mặt mình đây!
Cũng như cô dạy piano hay nói và chị Ngọc-Mai lập lại ở buổi tối hôm đó, người nhạc sĩ, ca sĩ không “sợ” những bài nhanh, rộn ràng, ngân nga lên xuống rầm rộ mà “sợ” những bài chậm, lắng đọng. Hát thế nào, đàn thế nào để chuyên chở hết cảm xúc của từng nốt nhạc tới người nghe. Đó là lúc biết đá biết vàng, là lúc anh hoa phát tiết ra ngoài (Kiều). Âm nhạc rốt lại phải đi từ trái tim. Đã có bao nhiêu lần đi nghe những người có kỹ thuật rất cao hát mà chỉ muốn bước ra đi về sau khi nghe câu đầu chỉ vì không có “hồn”, chưa kể những lần “hồn” đã không có mà kỹ thuật cũng không!
Chị Ngọc-Mai đang dạy thanh nhạc ở Nhạc Viện Sài Gòn. Chị nói người nghe thì có nhiều level khác nhau, nhưng chỉ cần có một người thôi trong đám khán thính giả cảm nhận được bài hát là đủ rồi.  Mình vì năng khiếu kém cõi, có thể không bao giờ đàn được những bài mình muốn, đủ để trải lòng ra, nhưng sẽ tiếp tục học, để biết NGHE. Như một cách cám ơn những người nghệ sĩ tài hoa đã phân bón, nước non cho lòng mình thêm những cành hương sắc.
Hỏi thế thì trong cả chục ngàn bài nhạc Việt Nam, nếu chị chỉ hát một bà thôi thì chị sẽ hát bài chi. Chị nói bài Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa của Tô Vũ. 
Chỉ tiếc đêm qua quá nhanh. Ước chi được ở lại vài ba tuần lễ nữa để nghe Tuấn Mạnh đàn, Ngọc Mai hát mỗi đêm. Và, nghe họ nói thêm về âm nhạc…
**
Hôm nay về Huế. Mà tại sao lại VỀ, bởi vì có VỀ thì phải có ĐI mà mình có bao giờ ĐI đâu mà VỀ! Nhưng có về cũng không phải là đi du lịch, bởi không ai có thể là du khách trên quê hương mình. Về để tìm, và thương, những ngõ ngách của quãng đời đã bỏ lại phía sau. Đã năm mươi năm! Không ai có thể ngoảnh mặt với quê hương. Có điều, người đi thì mong muốn trở về, nhưng chắc gì nơi trở về – qua bao nhiêu biến động đổi thay – còn nhận ra, còn biết tới người đi? Khổ biết mấy khi không còn biết mình là ai, lạc lõng ngay giữa quê hương mình. Hỏi tên: Rằng biển xanh dâu, Hỏi quê: rằng mộng ban đầu đã xa (Bùi Giáng).
Mình còn chút may mắn. Năm ngoái, vào một tiệm bán tranh hỏi địa chỉ của một nơi muốn đến thăm, có người đàn ông nhận ra ngay mình là bạn học cũ thời trung học, đã 50 năm, lại còn nhớ là mình học khá những môn gì. Rồi gặp con cháu của những người bà con cách nhau cả hai thế hệ, chưa hề gặp nhau, thế mà chỉ qua cái nhìn, vài ba câu thăm hỏi, bỗng dưng tìm ra sự “liên hệ”, thân thiện, gần gủi, như những người bạn thiết vui mừng gặp lại nhau sau 50 năm. Đây là những sợi dây buộc cho con diều đời mình còn bay lên, không rớt xuống ven đê (Trần Lãng Minh).
Có nhiều bài thơ tuyệt vời về sự trở về ở mãi trong lòng không chịu ra đi. Khi người về tôi không nhìn không trông, lòng tôi sông nước đủ trăm dòng, quanh co một nỗi buồn vô hạn, qua suốt một đời vẫn nhớ mong (Hoài Khanh). Hay, Khi Em về thấy khung trời sụp đổ, xin tìm Anh trong tận đáy lòng Em (Thích Nhất Hạnh). “Anh” đây những ngọn đèn đường vàng vọt dùng ánh sáng học thi mỗi tối, những hàng cây, góc phố, hàng quán, những ngày lụt lội, những bữa ăn trên mâm chỉ có mấy bát nước ruốt, biết là kho với thịt ba chỉ nhưng tìm mãi không ra.  Có điều, “khung trời” mà thiền sư Thích Nhất Hạnh cho là “sụp đổ” vào những năm sáu mươi nhằm gì so với “khung trời” sau nầy: dối trá, lừa lọc, tù tội, đày ải, hận thù, đói rách… Người lái xe một hôm nói bây giờ khá rồi, không còn sợ đói nữa.  Cái đói, sau gần năm mươi năm ở thế kỷ nầy, vẫn còn là một nỗi ám ảnh ghê sợ!   
Con người là sản phẩm của thời đại mình sống, không ai có thể “vô cảm” được với biến động chung quanh. Làm gì được hay không còn tùy, nhưng không thể dửng dưng cho là không phải việc của mình. Tình yêu đôi lứa cũng không ra khỏi số phận chung. Không thể chỉ Sang Ngang rồi Ngăn Cách là xong, là chấm hết. Ngoài bài Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan do Phạm Duy phổ thành ca khúc Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà đã lâu, ai cũng biết nhưng vẫn còn gây xúc động, bàng hoàng khi ba người anh trên chiến trường Đông Bắc, được tin em gái mất trước tin em lấy chồng, rồi tội nghiệp tủi thân lúc nhìn áo rách vai, tôi hát trong màu hoa, áo anh sứt chỉ đường tà, vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu, ông Giang Nam có bài thơ rất hay, Quê Hương, kể về một cô “du kích” có người yêu đi “bộ đội” bị “giặc” giết rồi chôn đâu đó mất xác. Hy vọng bài này làm thời kháng chiến chống Pháp cho nhẹ phần dị ứng. Không hào hùng như Màu Tím Hoa Sim, nhưng thơ mộng và nhẹ nhàng. Mấy câu cuối bài nói hết sự bi thương của một tình yêu đôi lứa lồng trong tình yêu quê hương trãi dài từ thời thơ ấu cho tới ngày khôn lớn, biết chuyện yêu đương. Xưa yêu quê hương vì có hoa có bướm, có những ngày trốn học bị đòn roi, nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất, có một phần xương thịt của em tôi.
**
Chỉ ở Huế chưa tới hai ngày trước khi đi Hà nội. Quá ngắn ngủi nhưng cũng đã ăn được một tô bún sợi lớn mà không khổ tâm vì phải thấy một dĩa giá, bắp chuối, rau răm, bắp sú… bên cạnh, lại còn được đến thăm Không Gian Lưu Niệm LeBaDang, nơi hiện thực giấc mơ của Ông “về một không gian nơi đó có thể tự do sáng tạo và trưng bày các tác phẩm của mình với chiều kích thật…”. Thật khó tưởng tượng mình đang đứng trong một phòng triễn lãm như thế nầy ở Huế, như một Getty museum thu nhỏ mà còn có phần tân kỳ hơn là đằng khác, trong lòng đất, coi tranh Lê Bá Đảng, coi phim tư liệu về cuộc đời của Ông.
Lê Bá Đảng không những là một họa sĩ lẫy lừng mà, như một tờ báo đã viết, là người chưa bao giờ rời xa quê hương mình, tâm hồn ông luôn gắn bó với quê nhà và toàn bộ sự nghiệp nghệ thuật của ông chỉ phản ánh tình yêu thương muôn mặt đó.                        
Lần nầy thì được ở Ancient Hue trên Phú Mộng/Kim Giao, Kim Giao có gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi (ca dao), trước đây là nhà hàng Huế nay mới sửa lại thành một compound với mười mấy villa kiểu nhà rường Huế. Một sự hài hòa tuyệt diệu giữa Xưa và Nay, tưởng như mình đang ở đâu đó trong Architecture Digest. Lại được ăn mấy bữa ở đây. Amazing Hue food, service, decor, music selection…Chắc phải viết một bài riêng, thêm hình ảnh, mới hy vọng nói hết những điều trải nghiệm và muốn nói về Ancient Hue.
Huế khi nào cũng êm đềm, thơ mộng nhưng lúc nầy cực kỳ sạch sẽ. Huế như một người đàn bà biết mình đẹp, được nhiều người khen đẹp, nên nghĩ như thế là đủ rồi mà chểnh mảng việc chăm sóc nhan sắc. Nhưng cho dù có đẹp tới mấy cũng nên tươm tất, có chút phấn son. Với thời gian, cũng cần phải tẩy đi mấy vết nám, đi nha sĩ làm trắng lại cái răng đã hơi vàng, tập chút thể dục cho còn thon thả… Huế đang làm những việc đó…
**
Buổi sáng sớm sau khi đi Sapa về, ra Hồ Hoàn Kiếm coi thiên hạ. Mới sáu giờ sáng mà đã nóng bức. Những băng ghế quanh bờ hồ đã đầy người ngồi, ở trần, vẫy quạt. Trên đường về thấy gánh xôi bên lề chưa có ai nên ngồi xuống mua một phần xôi bắp 10 ngàn. Tuyệt vời!  Nếp thơm lừng, bắp mềm, nấu khéo, thêm cái bùi bùi của đậu xanh và mùi thơm của hành phi, muối mè. Một sự hài hòa tuyệt vời. Sao không ai nói cho ông Anthony Bourdain biết món nầy để ông mang lên TV trước khi ra đi. Bà bán xôi hãnh diện cho biết gia đình bà đã ba đời bán xôi, riêng bà đã bán 25 năm. Kể lại với mấy người lễ tân ở khách sạn rồi hỏi bà bán xôi sinh sống làm sao với gói xôi 10 ngàn, chưa tới 50 xu Mỹ. Họ cười nói tuy chỉ 10 ngàn một gói nhưng bà bán cho cả trăm người mỗi ngày chỉ trong vài giờ buổi sáng, thu nhập còn cao hơn họ rất nhiều. Hèn chi bà kể bà có rất nhiều khách đến mua mang đi Sài gòn và còn có người trả 50 ngàn đi Grab tới ăn, mà có khi tới nơi thì xôi đã hết rồi.
Một cô làm việc trong khách sạn khi nghe lần cuối mình về Hà Nội là 10 năm trước hỏi có thấy gì thay đổi không. Có và không.  Hồ Gươm vẫn thế. Có hai cặp đang đánh vũ cầu trên một chổ đất trống, không buồn căng một sợi dây ngang làm lưới mà nối dựng hai chiếc xe đạp và một chiếc xe gắn máy lại với nhau. Những hàng quán bên đường vẫn vô tư lùa rác xuống đường khi dọn dẹp đóng cửa hàng của mình lúc tối. Đã hơn 40 năm rồi, còn cần thêm bao nhiêu năm nữa? Bù lại, hạ tầng cơ sở ở những vùng ngoài Hà Nội phát triển rất nhiều, đường sá đi lại dễ dàng. Bây giờ, chắc không còn ai phải đi xe lửa suốt đêm từ Hà Nội lên Lào Cai mà không dám bước vô restroom, rồi từ đó mới đón xe lên Sapa. Có lẽ nhà cầm quyền tập trung vào việc xây dựng những cái mới mà không chú tâm cải thiện những cái cũ. Xây thêm cầu mới, nới rộng đường cao tốc là cơ hội tăng thu nhập. Sửa lại vệ đường, lấp những ổ gà…sẽ được gì?
Nhưng, phải nói tới con người. Người Hà Nội, đúng như đã nói đến qua sách vở, vô cùng thanh lịch. Không phải chỉ những em lễ tân, phục vụ, trong khách sạn để nói đó là công việc của họ, họ phải gắng làm, mà từ người bán phở gà trong con hẽm bên đường, tới bà bán xôi. Từ ông bán đậu phụng tới các người ngồi bên vĩa hè khi mình dừng lại hỏi đường đi.
Khoe với cô lễ tân đã tìm ra được nhà sách cô chỉ, tiếc là không ở lâu để mua thêm sách vì trong nhà sách nóng như thiêu đốt. Thấy sách là ham mua nhưng ôm đồm quá thế nầy thì làm sao có thì giờ để đọc, chắc chỉ đọc phần mục lục thôi! Cô lễ tân nói đó cũng là nhà sách cô đến đọc cọp, có khi cả ngày, khi còn học Trường Ngoại Ngữ ở Hà Nội vì không mua nỗi sách nước ngoài. Không riêng gì cô nầy mà các cô kia ai cũng nói tiếng Anh cực hay, lưu loát, thoãi mái khi giao dịch với người nước ngoài, hơn hẳn người làm sở Mỹ đã mấy chục năm như mình. Thế hệ trẽ nầy mang hy vọng tới ngày mai.
 
**
Hai năm nữa, tháng tư, sẽ có nhiều chương trình nhạc lớn ở Huế và Sài Gòn để tưởng niệm 20 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn. Mấy người trong ban tổ chức đã rủ về. Làm sao mà không VỀ được…
 

July, 2019
Nguyen Q.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.299 giây.