logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/07/2019 lúc 11:12:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi nhỏ. Tôi gặp khó khăn khi thỉnh thoảng bạn bè hỏi tôi, “nhà mày theo đạo gì?” Tôi biết chắc là nhà tôi không theo đạo thờ Chúa vì tất cả những gia đình bạn bè tôi theo đạo Chúa đều đọc kinh mỗi tối trước khi cả nhà đi ngủ. Điều ấy không diễn ra trong gia đình tôi nên tôi kết luận là nhà tôi không phải là một gia đình theo đạo Chúa. Gia đình các bạn tôi đều phải đi lễ nhà thờ vào sáng Chúa nhật, gia đình tôi thì không, càng khiến cho tôi tin tưởng là mình đúng. Nhưng riêng tôi, hôm nào thích thì đi lễ nhà thờ như đi chơi với bạn bè, không bị ai trong gia đình ngăn cản hay có ai cấm tôi vào nhà thờ… Song, trả lời bạn bè là, “nhà tao đạo Phật” thì trật lất. Vì trong nhà không có tranh hay tượng Phật, không có bàn thờ Phật thì sao gọi là một gia đình đạo Phật cho được. Nói tóm lại tôi là đứa trẻ ưa suy nghĩ nhưng trời lại không cho thông minh, nên suy nghĩ chồng chất lên nhau trong cái đầu bé tẹo thì làm gì còn chỗ cho những câu trả lời thoả đáng.
Tới hôm đi học về, ghé nhà bạn tôi một lát để cùng làm toán hình học không gian vì đó là môn học thích thú của con trai nhưng ưa làm khó bạn gái. Gặp bà nội của bạn tôi rất tốt bụng nên bà nội mời ăn cơm. Mà chuyện gặp bữa thì ăn cơm chung với gia đình bạn ở miền nam dễ như ăn cơm, đâu cần thiết phải từ chối vì người nam không mời lơi như người bắc, ngặt bà nội cứ hỏi hoài một câu? “Vậy, nhà con theo đạo gì?”
Tôi giải thích hết nồi cơm tới nồi canh, sang nồi cá kho của nội ngon quá nên sạch bách… nội cũng không hiểu là gia đình tôi đạo gì vì không đi lễ nhà thờ. Trong nhà, chỉ mình mẹ tôi đi chùa ngày rằm, lễ, tết… nhưng nhà không có bàn thờ Phật nào hết. Nhà tôi chỉ cúng giỗ ông bà, tổ tiên của gia đình tôi.
Chuyện chưa ngã ngũ thì bà nội rửa cẳng leo lên bàn thờ chỉ sau một trận cảm mưa vì nội mắc mưa chợ chiều hôm công an càn quét chợ chồm hổm để dọn dẹp lòng lề đường – mừng lễ ba mươi tháng tư – mà mẹ của bạn tôi là người bán chợ chồm hồm, bị công an đá thúng mẹt, đá người bán như đá banh. Bà nội phải bỏ bếp bữa chiều để đội mưa ra chợ cứu con dâu vì ba của bạn tôi đang trong tù cải tạo.
Hồi tôi quỳ lạy, thắp nén nhang trước linh cửu của bà nội xong. Bạn tôi nói nhỏ cho tôi nghe, “bà nội nói ông là người đạo Lương. Tức là không đi nhà thờ Thiên Chúa giáo, không thờ Phật trong nhà; chỉ thờ cúng ông bà…”
Tôi không chịu là người đạo lương. Vì từ “lương” thời tôi là trộm cắp! “Nó lương của tao cây viết, cái nón, đôi giày đá banh…” Tôi nghe hoài trong trường, ngoài sân banh. Sau từ “lương” thì tiếng lóng ở Sài gòn mới có từ “chôm”. Nó chôm của tao…
Chỉ tiếc là cãi nhau chưa xong thì cha của bạn tôi từ trại tù được cho về nhà đôi ngày vì mẹ chết. Vậy là ông với người vợ quá tài giỏi, đã thu xếp sẵn nên cả nhà bạn tôi đi vượt biên âm thầm ngay sau tang lễ bà nội. Gia đình bạn tôi định cư bên Úc từ đó.
Tôi lang thang ở Sài gòn tới ngày gặp được một ông già mài dao mài kéo dạo ở khu chợ Cây Quéo. Ông nói cho tôi an tâm: “Đạo của con thì người mình gọi là đạo Lương cũng được, là đạo thờ cúng ông bà cũng là ý đó…”
Thôi thì dòng sống đẩy đưa. Mới đó tôi đã nên gia thất. Thằng bạn thân ở chung nhà trọ những năm còn đi học thì nay đã là bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy. Nó muốn mừng tân gia cho tôi là cái tủ thờ trảm xà cừ. Tôi nhất quyết từ chối vì có tủ thờ thì phải thờ chứ không thể để hương tàn khói lạnh cho đau lòng người sống, tủi thân ông bà đã quá vãng…
Hai thằng bạn thân lại cãi nhau cho tới tôi đi cũng chưa ngã ngũ. Tình thân là những cuộc cãi vã không có ai thắng, người ta chỉ thương nhau hơn khi biết cùng thua thì đã xa nhau. Những đêm buồn viễn xứ, tôi đã gõ cho thằng bạn thân còn ở quê nhà… khi đọc lại thấy sến chảy nước, nhưng trong một hoàn cảnh nhất định với thời gian, không gian, và hoài niệm…
Rồi thì cuộc sống Mỹ tôi từng chứng kiến, trên thành hồ bơi nhà thằng Mỹ hàng xóm, con nhỏ Mỹ hai mảnh trắng như trứng gà bóc, nó kề vai, quàng cổ cái tượng Phật, ưỡn ẹo chụp hình. Tượng Phật bằng đất nung còn trương lên do nắng hay tôi hoa mắt? Ở xứ sở này, người ta dùng tượng Phật để trang trí nội thất, vườn cảnh, hồ bơi… là chuyện thường. Chỉ tâm thức hữu thần cổ lỗ trong tôi kính ngưỡng thần linh theo kiểu chân truyền Việt nam. Nghĩ cho cùng, người Mỹ cũng rất kính ngưỡng Đức Chúa nên họ mới dậy sớm vào ngày nghỉ cuối tuần để đi lễ nhà thờ. Nhưng họ không kinh hãi Đức Chúa như thói quen từ nhỏ của tôi là vừa kính ngưỡng, lại vừa sợ hãi tượng Đức Phật… Là lỗi của người lớn thời tôi đã dạy bọn trẻ kính ngưỡng Đức Phật thì đúng, nhưng sợ trẻ nhỏ phá hư tượng nên hù dọa, răn đe quá đáng mất rồi.
Thôi thì cả cái tốt lẫn cái nghèo, cái khó của cha ông đã hằn trong lòng tôi sự kính ngưỡng lẫn một chút e dè với thần linh. Đi đâu thấy tượng, nơi thờ phượng dù là tôn giáo nào thì cũng kính trọng và không cho phép bản thân có hành vi vô lễ, bất nhã với thần linh. Nhưng ở Mỹ, cuộc sống dễ dãi quá về cả tài chánh và tư tưởng. Người mở tiệm nail cũng mua tượng thần tài, Phật bà về thờ ngay trong tiệm, tiệm sửa xe, tiệm ăn, tiệm giặt, thậm chí nhà chứa sòng bài chui cũng nhang khói và thờ phượng tèm lem. Chỉ quan trọng là làm ăn nên thì tượng thờ sạch sẽ bụi bặm, phong phú nhang đèn, bánh trái; làm ăn không xong thì tượng ăn váng nhện, bụi mờ… tới ngày vô thùng rác cùng với những thứ vứt đi khi dẹp tiệm.
Sống trong đời sống dễ dãi ở Mỹ mà cứ mang lòng bảo thủ thì cũng như tự làm khó bản thân, nhưng biết làm sao được? Hôm tôi thấy cái tượng Phật rất có duyên, tôi tin là người tạc bức tượng bằng đất nung rất có duyên với nhà Phật nên đã tạc ra bức tượng rất có hồn. Nhìn Đức Phật oai nghiêm nhưng hiền, tượng toát ra vẻ nhân từ như hào quang. Chuyện Đức Phật bị đổ đống, bán chung với những thứ phế thải trong chợ Ross mà tôi đã gặp lần ấy cứ ám ảnh tôi với ông Phật bị mẻ một bên tai, miếng giấy đỏ dán ngang ngực Phật với giá một đồng.
Nhưng vốn tôi ngại chuyện thỉnh Phật về nhà mà không nhang khói hương hoa cho tươm tất được thì thà đừng thờ; không gì nhìn đau lòng bằng cái miếu hoang, ngôi chùa không sư sãi, ngôi mộ vô chủ… Nhưng từ đó bất an, tôi cứ ám ảnh hình ảnh ông Phật bị mẻ một bên tai, bị dám tem đỏ đại hạ giá chỉ một đồng. Rồi tự trách sao mình vụng tính? Sao hôm đó không mua ha, để trong xe, đến hôm nào đi ngang chùa thì ghé lại, để trong sân chùa cho ai thích thì thỉnh ngài về đoàn tụ với gia đình họ…
Tôi tính toán dở nên hay ân hận, nên hôm nghỉ lễ Độc lập Hoa Kỳ vừa rồi, tôi quyết thông minh, quyết đoán để không ân hận! Chuyện là tôi đi chợ Home Good để mua cái thớt vì thấy cái thớt ở nhà đã cũ, nhân nghỉ lễ rảnh rỗi thì đi ta bà một chút cũng không sao. Hồi đã chọn được cái thớt ưng ý, trên đường ra trả tiền thì gặp chị bạn làm chung hãng khi xưa. Thăm hỏi nhau và bạn bè một lát, chị cho tôi hay, “Chị thấy ở góc chợ đằng kia kìa, chỗ mấy quầy clearance – đại hạ giá, cũng có mấy cái thớt giống giống như cái em mua. Em lại đó xem đi, nếu chọn được cái nào ưng ý thì một, hai đồng thôi. Cái thớt em mua tới mười mấy đồng, mắc quá!”.
Tôi đến cái đống rác tạp nham đại hạ giá của chợ do người mua cứ bới tung cả lên mà không để lại đúng chỗ khi họ không mua… lại bồi hồi, bấn động trong tim tôi khi thấy một ông Phật nằm trong thúng chó, quanh ngài là đồ chơi của trẻ em, cây chổi lông gà xơ xác xác xơ, hộp son phấn của phụ nữ bị mở tung, vương vãi. Tôi nhớ ông Phật mẻ tai bên chợ Ross cũng trong khu thương mại này. Không biết nay ngài đã ra bãi rác nào, vì khi tôi trở lại bởi lòng ân hận thì ngài đã đi xa. Và lòng ân hận thấy chết không cứu ngài trong tôi vẫn còn nguyên. Nên tôi không suy nghĩ nữa, nếu không phải là bí tích thì Đức Chúa không sinh ra trong máng lừa, không phải là huyền cơ thì Đức Phật không nằm trong cái thúng đan có lót nệm cho chó mèo; và không có tâm nhãn thì tôi không thấy được kiếp nạn của thần linh ở Mỹ.
Hữu duyên tương ngộ nên mới dám vời Phật ông về tệ xá hàn huyên. Thế là mấy ngày nghỉ lễ tôi cứ dọn dẹp trong nhà cho ra một chỗ cho Phật ông ngự toạ. Nhưng nơi trang nghiêm nhất trong nhà là bệ lò sưởi thì đã một Phật bà từ Việt nam qua, hết hạn visa không về nên cư trú bất hợp pháp ở một góc phòng ngủ. Tôi không chủ trương thờ tượng hay hình Phật trong nhà vì thờ mà không nhang khói hương hoa được tươm tất thì đừng thờ. Nay thấy chết mà không cứu thì áy náy trong tôi. Tôi thỉnh Phật ông lên bệ lò sưởi cho trang trọng ngang tầm với Phật bà. Rồi biết bao nhiêu ráng nhớ mới có ngày nhớ được là mua bó nhang ngoài chợ Việt nam về nhà; rồi ráng nhớ dữ lắm mới thỉnh thoảng nhớ thắp được nén hương dâng lên Phật bà; không cầu mà xin là xin lỗi: Con xin lỗi Phật bà vì bận quá, con để áo bà bụi bặm…
Nay Phật ông hết chỗ vì mời ngài an tọa ở đâu trong nhà cũng không xứng đáng với đức độ của ngài. Tôi thật là rối trí khi chiều buông mà sáng mai phải đi làm lại rồi, trong khi vẫn chưa an toạ được cho Đức Phật là lớn tội lắm vì khi đã đi làm lại là không có thời gian để lo chuyện tâm linh.
Nhưng tôi tin chắc một điều là trong lòng có thần linh thì linh thần khai trí, bất chấp thí chủ mất trí như tôi cũng nghĩ ra được tảng đá to trước sân nhà, lại dưới bóng cây mát rượi… là nơi thích hợp nhất cho ngài quán thế.

Thế là tôi vần thêm đá tảng ở sau nhà ra sân trước để làm chỗ đứng cho Phật ông thật thoải mái, đủ mát, đủ cao, trang nghiêm và thanh thản nhìn đời ngoài đường xe chạy…
Hồi làm xong công trình tâm linh thì trời đã tối, nhưng tôi vẫn nhìn ra được ông Phật chỉ có một tay, mức độ thương tật nặng hơn ông Phật mẻ tai nhiều. Tôi hãnh diện đã cứu ngài một bàn thua trông thấy, mong tạ ơn ngài được hạt bụi so với biển tình bao la mà ngài đã cứu độ chúng sanh.
Chắc ngài vui bụng nên hôm sau tôi đi làm về, lái xe vô garage xong là ra sân trước ngay để xem Phật có vãi mồ hôi không vì trời đã nóng hơn trăm độ. Ngài tươi cười nhìn tôi, còn khoe tôi nữa chứ, “Ta đủ hai tay chứ không thương phế binh. Một tay ta niệm chú trước ngực, còn tay kia phải giữ chắc cái passport trong áo cà sa vì nước Mỹ đang truy quét di dân lậu dữ quá! Dù sao ta cũng cảm ơn người đã ngộ đạo mà lăn đá tuỳ duyên…”
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.