logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/07/2019 lúc 11:06:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

WESTMINSTER, California (NV) – “Cho đến ngày nay, chúng ta chưa có một nhận định rõ ràng về cội nguồn dân tộc, vì hầu hết các sách sử cũ viết từ những thế kỷ 19, 20 chưa cập nhật được những kết quả mới nhất của khoa học. Ngay cả bộ Lịch Sử Việt Nam của Viện Sử Học nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam viết theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền nên hết sức thiếu sót và sai lầm. Điều này đã được Trần Văn Giàu và nhà sử học Phan Huy Lê, Viện Trưởng Viện Sử Học thú nhận là ‘Viết sử theo nghị quyết của đảng thì lịch sử không còn là lịch sử nữa.’ Sử gia Đào Duy Anh đã viết sử theo nghị quyết của Đảng Cộng Sản nên sử gia đã phải cay đắng thốt lên rằng ‘Người ta biết tôi nhờ lịch sử và hậu thế lên án tôi cũng vì lịch sử’.”
Sử gia Phạm Trần Anh nói trong buổi ra mắt sách “Lịch Sử-Danh Tướng Việt-Văn Minh Việt-Danh Nhân Văn Hóa” và “Lược Sử Việt Nam” của ông, cùng hai tuyển tập “Tấc Lòng Non Nước” và “Bão Tuyết” của nhà văn Chu Tấn.

Buổi ra mắt sách được tổ chức vào trưa Thứ Bảy, 20 Tháng Bảy tại phòng hội Westminster, thành phố Westminster. Ngày này, cách nay 65 năm cũng là ngày Hiệp Định Geneve đã ký kết chia đôi đất nước Việt Nam vào năm 1954.
UserPostedImage
Nhà văn Chu Tấn (phải) và Hòa Thượng Thích Minh Tuyên. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

“Chính vì vậy, hơn lúc nào hết một bộ Lịch Sử Việt Nam được viết trên quan điểm dân tộc kết hợp với tri thức thời đại là một nhu cầu cấp thiết, hết sức cần thiết cho thế hệ trẻ Việt Nam có một sử quan chân chính, một nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc. Từ đó, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ hiểu rõ để tự hào về nguồn gốc dân tộc và cội nguồn văn hóa Việt, hãnh diện với các chiến tích oanh liệt hào hùng của tiền nhân bao đời cùng với những danh tướng Việt Nam, các anh hùng vô danh đã tạo nên những kỳ tích có một không hai trong lịch sử Việt Nam và của cả nhân loại nữa,” Phạm Trần Anh cho biết thêm.
Nhà văn Chu Tấn nói: “‘Tất Lòng Non Nước’ gồm hai tập viết về văn hóa và chính trị. Tập một tôi viết về văn hóa Việt Nam, có bàn về 20 năm định nghĩa văn hóa tiêu biểu nhất trên thế giới và Việt Nam, trong đó cũng có viết về sứ mạng và chủ đạo văn hóa Việt Nam. Còn tập hai thì tôi viết về chính trị, và tác phẩm ‘Bão Tuyết’ là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn.”
Khi hỏi về nguyên nhân tác giả viết sách, Chu Tấn kể: “Khi chúng tôi còn là học sinh thì tôi thích nghiên cứu về triết lý, về tôn giáo. Thành ra, khi còn học trung học thì tôi có mua cuốn ‘Lịch Sử Triết Học Đông Phương’ của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục. Từ đó, chúng tôi rất thích thú khi được hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Đông Phương.”
“Trước 1975, tôi có viết một bài gọi là ‘Bàn Về 12 Định Nghĩa Văn Hóa’ đăng ở tập san Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh. Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông có nói rằng, ‘Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,’ rồi ông còn khuyên tôi rằng, ‘Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách.’”
UserPostedImage
Sử gia Phạm Trần Anh và sách ra mắt của ông. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vẫn còn là sinh viên thì làm sao dám viết sách? Học Giả Nguyễn Hiến Lê lại nói với tôi: “Anh tìm hiểu đến đâu thì anh cứ viết theo ý kiến đó, rồi anh tham khảo thêm những ý kiến của nhiều người khác. Sau đó, anh so sánh những ý kiến đó với ý kiến của anh, thì anh sẽ hoàn thành những cuốn sách của anh.”
Từ lời khuyên của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, nên đến hôm nay, tôi đã được xuất bản nhiều bộ sách do chính tôi biên soạn hoặc cùng soạn chung với nhiều người khác,” Chu Tấn kể thêm.
Giới thiệu về Sử Gia Phạm Trần Anh, Giáo Sư Tiến Sĩ Cao Văn Hở cho biết: “Cái quý giá là anh đã sống trong trại tù của cộng sản, cho nên anh đã tu luyện và học được những bài học mà anh đã kinh nghiệm ở trong trại tù. Theo tôi, anh đã trở thành một người tù nhân bất khuất. Cho nên, người tù bất khuất nầy đã dùng cái trại tù giam cầm mình để chiêm nghiệm về lịch sử của dân tộc Việt Nam. Và, chiêm nghiệm lịch sử đó để cho mọi người thấy rằng, có nhiều điều sai trái với tinh thần của dân tộc. Tôi muốn nói, tinh thần đó là tự chủ, tự cường và không có thể để cho dân tộc Việt Nam bị phân hóa.”
“Nhà biên khảo Phạm Trần Anh đã miệt mài đem tất cả những tâm huyết của mình để biến nó ra thành những dòng chữ nhằm nung đúc tinh thần của dân tộc Việt. Tôi ngưỡng mộ Phạm Trần Anh vừa là một người bạn đồng môn của Đại Học Quốc Gia Hành Chánh, đồng thời cũng là một người ở trong Viện Nghiên Cứu Lịch Sử của Giáo Sư Nguyễn Song Thuận, trong đó có sự yểm trợ tinh thần quý báu của Giáo Sư Trần Huy Bích,” Giáo Sư Hở chia sẻ thêm.
UserPostedImage
Nhà văn Chu Tấn và sách ra mắt của ông. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Hòa Thượng Thích Minh Tuyên, Phó Pháp Chủ, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới, viện chủ Tổ Đình Minh Đăng Quang, Santa Ana có lời phát biểu rằng, “20 Tháng Bảy, 1954 là ngày mà cả chúng ta đau thương, cắt thân hình mẹ Việt Nam ra làm hai để rồi nửa miền Bắc, nửa miền Nam lệ chan hòa núi xương, sông máu. Ngày hôm nay, không biết ông Phạm Trần Anh và nhà văn Chu Tấn nghĩ như thế nào mà chọn ngày nầy để ra mắt những tác phẩm có giá trị tại thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản. Những tác phẩm nầy, như là những tường đồng, vách sắt để bảo vệ cái quốc túy, cái lâu đài văn hóa mà bốn nghìn năm tổ tiên của chúng ta đã gầy dựng.”
“Cũng theo hòa thượng, mỗi người của chúng ta dù cho xa quê hương nghìn dặm, nhưng cùng chung một tấm lòng với quê cha, đất tổ và dân tộc. Chúng ta quyết bảo vệ gìn giữ sự thật, trả sự thật về cho sự thật. Quyết gìn giữ cái quốc hồn, quốc túy của dân Đại Việt, đó là thiện, là trong sáng; Đó là nếp sống đẹp văn hóa của chúng ta.”
Nói về nhà văn Chu Tấn, MC Bích Ty cho biết: “Nhà văn Chu Tấn sinh năm 1939 tại Nam Định Bắc Việt. 1958, theo học Khóa 7 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. 1963, từ Binh Chủng Pháo Binh đổi sang Quân Chủng Không Quân. 1967 -1968, chủ bút Nguyệt San Lý Tưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân. 1969 là Giám Đốc Tại Bộ Thông Tin. Đến năm 1972, ông tốt nghiệp đại học Cần Thơ.”
Bích Ty cho biết thêm: “Đến năm 1973, cấp bậc Trung Tá không quân, kiêm Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 4 KQ Cần Thơ. Từ 1975-1984: Tù nhân Cộng Sản Việt Nam, qua nhiều trại tù cải tạo từ Nam ra Bắc. Rồi đến 1987, ông vượt biên, và được đến định cư tại San Jose, Hoa Kỳ. Sau đó, 1989 ông là sáng lập viên Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Từ những năm 1990-1996, ông là Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (2 nhiệm kỳ). Cho đến năm 1995, sáng lập viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại. Và từ 1997-2000, ông là Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam Bắc California.”
UserPostedImage
Giáo Sư Tiến Sĩ Cao Văn Hở phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)

Nói với nhật báo Người Việt, ông Phạm Trần Anh cho biết: “Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào mà chịu đựng thử thách gian nan khốn khó hơn dân tộc Việt. Lịch sử cũng đã chứng minh dân tộc ta đáp ứng được những yêu cầu bức bách, sự thách thức của từng thời đại để Việt Nam là một trong những nền văn minh cổ của nhân loại còn tồn tại mãi đến ngày nay.”
Ông quyết định: “Chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng hãnh tiến hướng về tương lai trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ III. Tuy nhiên, chúng ta không thể đứng yên mà trông chờ vào cái gọi là ‘Định mệnh lịch sử’ mà nên nhớ rằng, lịch sử hôm nay là chính trị của những ngày qua và chính trị ngày nay sẽ là lịch sử ở ngày mai. Lịch sử là cuộc trưng cầu dân ý mỗi ngày của một dân tộc, thế nên chính chúng ta, mỗi ngày đang góp phần lịch sử vào tương lai của dân tộc chúng ta. Trong ý thức đó, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn trẻ yêu nước, chúng ta cùng tìm về cội nguồn Việt tộc, về Việt Nam thời lập quốc từ truyền thuyết đến hiện thực lịch sử Việt Nam.”
Buổi ra mắt sách có phụ diễn phần văn nghệ do Ban Văn Nghệ Quỳnh Hoa đảm trách. Điều hợp chương trình hai MC Bích Ty và Xuân Chung. 

Lâm Hoài Thạch/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.