logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/07/2019 lúc 10:17:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ra mắt sách ‘Tháng Ngày Tao Loạn,’ bi hùng ca trong chiến tranh Việt Nam

UserPostedImage
Bác Sĩ Vĩnh Chánh phát biểu trong buổi ra mắt sách “Tháng Ngày Tao Loạn.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

WESTMINSTER, California (NV) – Chiều Thứ Sáu, 19 Tháng Bảy, buổi ra mắt sách “Tháng Ngày Tao Loạn” của tác giả Vĩnh Chánh tại Royal Restaurant, Westminster, với thật nhiều cảm xúc.
Đây là buổi đại tiệc của văn thơ, với sự tham dự của các các vị cựu tướng lãnh, các “Anh Hùng Mũ Đỏ,” cùng các quân binh chủng Quân Lực VNCH, các giáo sư Y Khoa của Đại Học Y Khoa Huế, Hội Y Khoa Huế, cùng giới văn thi hữu.
“Trong ‘Tháng Ngày Tao Loạn,’ tôi ước mong quý vị tìm thấy một chút nào hình ảnh của chính mình trong cuộc chiến không lối thoát vừa qua, khi miền Nam Việt Nam chúng ta phải chống trả sự xâm lăng khát máu của cộng sản miền Bắc. Hình ảnh ngược xuôi hiểm nguy trong bước đường chinh chiến, những hy sinh hào hùng của người lính chiến, những mất mát đau thương tủi nhục, những thảm cảnh biến cố Mậu Thân, Đại Lộ Kinh Hoàng, vượt biển, đọa đày trong ngục tù cộng sản, những bôn ba, cố gắng phi thường khi làm lại cuộc đời trên xứ người,” tác giả Vĩnh Chánh, phát biểu trong lời khai mạc.
Trong buổi ra mắt sách có sự hiện diện của cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị và phu nhân, Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh và phu nhân, quý vị Giáo Sư Đại Học Y Khoa Huế, cùng các chiến sĩ Mũ Đỏ trên khắp chiến trường xưa.
UserPostedImage
Bác Sĩ Vĩnh Chánh phát biểu trong buổi ra mắt sách “Tháng Ngày Tao Loạn.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Sau nghi thức khai mạc, mọi người cùng lắng lòng trong giây phút tưởng niệm những quân dân cán chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến giữ gìn đất nước, những thuyền nhân bỏ mình trên biển Đông. Phút mặc niệm cũng để tưởng nhớ 4 vị giáo sư Y Khoa người Đức của Trường Đại Học Y Khoa Huế, gồm các Giáo Sư Krainik, Giáo Sư Disher, Giáo Sư Alterkoster bị thảm sát trong trận Mậu Thân Huế, cùng Giáo Sư Nguyễn Văn Đệ chết trên đường dẫn độ ra Bắc, cùng tưởng nhớ đến 67 quân y sĩ, quân dược sĩ, quân nha sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến và trong các trại tù cộng sản sau 1975.
Trên sân khấu là một poster thật lớn, bên trái là hình ảnh chiến tranh với màu đỏ của máu lửa chiến chinh cùng những chiếc trực thăng đổ quân, những cánh hoa dù tung bay trong biển lửa. Bên phải là cả một trời xanh hy vọng với niềm tin yêu sống sót trong lòng, cùng tháp chuông giáo đường cao vút bên trời, biểu tượng màu nhiệm của sự nguyện cầu cho một ngày thanh bình.
UserPostedImage
Ca sĩ Ai Phương hát bài “Mưa Hồng” thay lời tác giả Vĩnh Chánh hát tặng người yêu, để nhớ lại thuở ban đầu. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Ban hợp ca Trường Đại Học Y Khoa Huế đồng ca nhạc phẩm “Tình Hoài Hương” sáng tác Phạm Duy, dưới sự điều khiển của Bác Sĩ Hoàng Thế Định. Nhạc phẩm này đã được ca đoàn Trường Đại Học Y Khoa Huế trình diễn trong dạ tiệc Tất Niên 1968, một tuần trước biến cố Mậu Thân.
Nếu chuyện kể về những trận đánh đi vào lịch sử như Cổ Thành Quảng Trị, Mùa Hè Đỏ Lửa, Trận Lam Sơn, mang tính cách hào hùng bi tráng, thì câu chuyện đến nao lòng về ngọn đồi 31, nơi các chiến sĩ pháo đội 3, dưới sự chỉ huy của Pháo Đội Trưởng, Đại Úy Nguyễn Văn Đương cùng 6 cụ pháo 105 bảo vệ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 và Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù, với lời từ biệt bất tử của ông gởi khắp bốn phương trong máy truyền tin “Bắn lên đầu tôi đi! Vĩnh biệt! Bắn lên đầu tôi đi! Vĩnh biệt!”
Đỉnh đồi nát bấy dưới bom, mục tiêu là một bầy xe tăng và cả những chiến sĩ pháo binh mình trần thân trụi. Tiếng nổ long trời lở đất, sắt thép, mãnh bom, thịt người rơi lào rào, lịch bịch. Xác chết từ 2 phía thân ái ôm nhau rồi đổ ụp xuống, nằm cạnh bên nhau hiền hòa như chưa hề quen biết, làm ngọn núi chợt cao lên với muôn lời ai oán!
UserPostedImage
Bác Sĩ Phạm Gia Cổn (trái), Kiều Hạnh, Hữu Triễu trình bày nhạc phẩm “Đã Một Lần” trong buổi ra mắt sách “Tháng Ngày Tao Loạn.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Trong toàn bộ quyển sách “Tháng Ngày Tao Loạn” là những chuyện kể bi hùng trong các trận đánh vang danh lịch sử, người đọc như đang xem một cuốn phim sống động với từng chi tiết trong trận đánh, đau khổ với những chết chóc chia ly, hoặc cùng hân hoan trong những cảm xúc với mối tình đầu khi tác giả ngồi bên thành cửa sổ, hát bài “Mưa Hồng” để tặng Nàng, nhưng không hát tiếp được vì quá run. Nàng im lặng không dám cười, và tác giả phải xin hát lại.
Tác giả kể tiếp với giọng văn hài hước: “Nhảy Dù là nơi dành cho những người độc thân, thích giang hồ mạo hiểm, rày đây mai đó, thích ‘đi đông về ít.’ Riêng phần tôi đơn giản hơn, vào Nhảy Dù vì …thất tình. Nhưng về sau cũng chính nhờ bộ áo Hoa Dù và Mũ Đỏ, tôi từ từ chiếm lại được trái tim của nàng.”
Người Y Sĩ tiền tuyến luôn sát cánh cùng đồng đội vào sinh ra tử, chính trong giây phút ấy, những áng văn thơ bi hùng đã hình thành, để lại cho đời sau những chi tiết cho lịch sử, góp phần sự thật cho cuộc chiến Việt Nam.
Những chuyện thật của một y sĩ quân y Nhảy Dù, trải qua những biến cố lịch sử Tết Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa, cho đến ngày 30 Tháng Tư, đó là những tài liệu bên lề lịch sử. Có những chi tiết nhỏ đầy cảm động khi đọc câu chuyện người lính VNCH đến ngày cuối cuộc chiến, nếu phải cởi bỏ chiến y, cũng không quên xếp lại trang trọng để ngay ngắn dưới gốc cây bộ đồ mà mình đã chọn để chiến đấu cho lý tưởng tự do.
Bác Sĩ Phạm Gia Cổn, từng ở Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù với Bác Sĩ Chánh. Ông Cổn từng ở trong 3 trận đánh khốc liệt, Tam Biên Mùa Hè Đỏ Lửa, giải tỏa An Lộc, và tái chiếm cổ thành Quảng Trị.
“Lính Nhảy Dù với tinh thần ‘Nhảy Dù Cố Gắng’ luôn hy sinh tối đa để hoàn tất nhiệm vụ, nhất là tinh thần đồng đội rất cao, không bao giờ để xác anh em ở lại chiến trường, cố gắng bằng mọi giá phải đem anh em về,” Bác Sĩ Cổn xúc động nói.
Nhà phê bình văn học Ngu Yên đến từ Texas, dí dỏm nhận xét: “Tháng Ngày Tao Loạn” là ‘Cuốn sách vừa đánh giặc, vừa yêu em’, một cuộc chiến văn chương, nơi trang giấy trắng trở thành trận địa đẫm máu. Nơi chữ nghĩa trở thành binh sĩ, xung phong, càn quét, xáp lá cà. Những chữ nhảy tung lên cao vì trúng pháo, những chữ rách nát vì bị thương, và những chữ trúng đạn đã nằm im vĩnh viễn.”
UserPostedImage
Tác giả và quan khách trong buổi ra mắt sách. Người ngồi thứ 2 từ phải là cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Buổi giới thiệu ra mắt sách để lại cho người nghe những cảm xúc khó quên, với sự phong phú đầy tính văn chương thi phú và nghệ thuật. Với âm thanh, ánh sáng, diễn ngâm thơ, cùng những bước nhảy, người nghe như lạc vào thế giới của sân khấu nhạc kịch Broadway, đi từ ngạc nhiên này đến thú vị khác.
“Tháng Ngày Tao Loạn” là một phần chiến sử hào hùng của dân tộc, không chỉ của thời quá khứ, mà còn cả hiện tại và tương lai, làm sống dậy không khí hào hùng trong cuộc chiến bảo vệ tự do của miền Nam Việt Nam. Tác giả Vĩnh Chánh cũng vừa được giải chung kết “Viết Về Nước Mỹ” 2019 với tác phẩm “Đằng Sau Mặt Trăng.”
Tác giả Vĩnh Chánh tốt nghiệp Y Khoa Huế 1973. Trưng tập Y Nhảy Dù 1974. Tiến Sĩ Y Khoa Đại Học Huế 1974. Quân Y Nhảy Dù 1974-1975. Đi tù và vượt biên, định cư Hoa Kỳ 1980, hành nghề Y Khoa Tổng Quát và Cấp Cứu tại Louisiana 1982-1999. Hiện là cư dân Mission Viejo.
Bác Sĩ Mũ Đỏ Vĩnh Chánh, cựu Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù, từng chiến đấu tại mặt trận Đồi 1062, Thường Đức, Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Sau đó là Y Sĩ Trưởng Tiểu Đoàn 15 Nhảy Dù, bảo vệ thủ đô Sài Gòn đến giờ phút cuối cùng.
Văn Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.