logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2019 lúc 07:57:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đầu tuần trước, một ông anh trong giới cầm bút chuyển đến hộp thư của bằng hữu/đàn em cái video clip nói tiếng Pháp và ông đính kèm mấy chữ: “Thỉnh thoảng đọc lại mấy câu diễu của bọn Pháp cũng vui vui.” Ông nói vậy mà không hoàn toàn vậy vì xem ra tuy diễu là vui rồi nhưng hình như ở đây có cái gì nghèn nghẹn…
Tác giả của cái clip nhan đề “Sans Commentaires” là ai, không thấy để tên nhưng chắc chắn là một người nói tiếng Pháp rành rẽ, có lẽ đã gửi đi từ nước Pháp vì so với Mỹ bây giờ, Pháp có cuộc sống chậm rãi hơn, người Pháp chưa phải từ bỏ thói quen “faire la sieste” (ngủ ngày) nên người Pháp còn giữ được nhiều hoài niệm lãng mạn một thời đã qua.
“Sans Commentaires,” tạm dịch nghĩa tiếng Việt là “Miễn Phê Bình,” là cách nói khá thông dụng của người Việt đứng trước một vấn nạn vượt lên trên, vượt ra ngoài mọi ý kiến, không còn cách nào giải quyết được. Suy diễn như thế, tôi lại đoán mò một lần nữa: tác giả có thể là một người Việt định cư ở Pháp, đang ngất ngư với cuộc sống bị kỹ thuật hiện đại như con tuấn mã lồng bốn vó phi nước đại, bờm dựng ngược, chỉ nhìn thôi cũng đủ xây xẩm mặt mày, chi phối hầu như toàn diện.
Phải công nhận tác giả có óc hài hước và sáng tạo. Ngay hình ảnh đầu tiên, đã trình bày thật đầy đủ và gọn ghẽ sự khác biệt thế hệ “up side down” bằng hai cái đầu chụp từ phía sau: ông bố hói tóc, bày ra khoảng da đầu nhẵn nhụi, bóng loáng hình chữ V nhìn từ đỉnh đầu xuống gần gáy; ông con mái tóc xanh nghít, phải nhờ phó cạo tỉa tót thành hình chữ V lộn ngược, chân tóc xanh rì, cũng từ đỉnh đầu đổ xuống, ráp đầu tóc ông con vào đầu tóc ông bố, hai chữ V khít khao y khuôn.
Clip gom lại hình ảnh một số sinh hoạt của con người với nhau và trong xã hội được ghi nhận trung thực, khách quan, không có lời bàn, ở những thời điểm từ 1996 đến 2018, cho thấy ảnh hưởng của khoa học/kỹ thuật với những ứng dụng tiện nghi, cụ thể, thần kỳ (như của điện thoại thông minh) đã làm thay đổi nếp sống của mọi người ra sao qua thời gian.
Ý kiến của ông anh văn nghệ là: “Xem ra thì cũng chưa có hiện tượng nào có thể gọi là tai hại quá đáng cho xã hội cũng như cá nhân vì smart phone cả. Thuận lợi thì quá nhiều.” Đằng sau nhận định này là thái độ ứng xử trung dung, thực tế, khôn ngoan, có tính cách thích nghi với thời thế, ai sao tôi vậy vì đâu còn cách nào khác được nếu không muốn bị gạt ra ngoài lề cuộc sống, trơ trọi như sỏi đá bên bờ dòng sông chan chứa nắng vàng đang cuồn cuộn trôi đi? Làm gì có cái cảnh “Đôi chân ta đi, sông còn ở lại” như Trịnh Công Sơn từng tiếc thương những ngày sau 30 Tháng Tư, 1975, người ùn ùn di tản bỏ lại quê hương như con nước cạn nguồn nằm chết thiêu trong nắng hạn?
Trước khi người khác có ý kiến (thậm chí tại sao phải quan tâm đến ý kiến?) thật tình tôi xem cái clip, thấy nó vui, dễ thương và cười suốt từ đầu đến cuối. Biết rằng nó có thể dài hơn nữa, kể ra nhiều hơn nữa những hoạt cảnh xung quanh cái smart phone, sinh vật quái dị (hay kỳ diệu) nhất của nhân loại thế kỷ 21. Tài sản hàng mấy trăm tỷ đô la của những người khai sinh ra nó vốn đã là nhiệm mầu khó hiểu với những người tầm thường như tôi nhưng nếu đem so sánh với trí tuệ, tài năng của chủ nhân những khối tài sản vĩ đại nằm mơ cũng không thấy được ấy, nhiệm mầu càng không biết cách nào giải thích ngoài ý nghĩ “trời cho!”
Mới đây thôi, năm 1996, mỗi người dân sáng sớm tựa lưng vào tường dọc theo con phố vắng, đọc ngấu nghiến tờ báo mực in chưa khô hẳn để biết tin tức xa gần trong khi chờ xe buýt đi làm.
Năm 2018, tờ báo lồm xồm, cồng kềnh, được thay thế bằng cái điện thoại thông minh bé bằng bàn tay những người của đám đông từng đứng ở đây hơn 20 năm trước hoặc những người mới, trẻ hơn, vừa gia nhập lực lượng lao động hàng ngày tỏa ra trên các con đường nay xe ô tô đậu san sát dưới lề thay cho xe thổ mộ. Điện thoại thông minh bỏ xa tờ báo về phương diện cung cấp thông tin, chưa kể nó làm được nhiều việc mà tờ báo không thể dù chi phí cho nó có cao mười lần hơn thì cũng không ai kêu ca.
Năm 2001, vóc vạc con người thanh mảnh, ngồi trước cái TV dày cui như cái rương. Năm 2018, TV mỏng dẹt đi, con người ngồi nhiều, ăn chip thay bánh mì, thay cơm để coi TV, xù ra bằng cái rương.
Năm 1996, chiều xuống, mẹ búi tóc củ hành, túm áo con bảo ngừng đá banh ngoài lộ, vào nhà ăn cơm rồi còn làm bài tập. Năm 2018, mẹ văn minh hơn, mặc sundress, tóc nhuộm, cắt chải thời trang, dúi điện thoại thông minh (hay thứ gì cũng điện tử) vào tay con, hét nó ra ngoài chơi để nhà cửa được yên ắng vì bà chưa xong việc.
Nơi nào treo bảng đọc sách miễn phí thì vắng như chùa Bà Đanh, không một ai lai vãng. Nơi nào niêm yết “Wifi miễn phí” thì mọi người chen lấn nhau kịch liệt để vào. Con chó bị xích vào cột đèn; con người bị cột vào cái ổ điện, tù ngục giống nhau tuy con người có hai tay tự do để tháo gỡ nhưng cả hai tay lại bận với cái điện thoại thông minh cần điện.
Cả nhà đi ăn tiệm, trong khi chờ thức ăn, mỗi người chúi vào một máy. Ba bà bạn già thăm viếng nhau, rủ nhau đi kéo ghế, ngồi uống nước trong quán cũng mỗi người một máy, không ai nói với ai câu nào? Ở nhà ga xe điện ngầm, ở trạm xe buýt, ở bất cứ đâu, bất cứ đứng/ngồi, cũng cứ cái cảnh mỗi người chúi vào một máy, chăm chú, miệt mài… Cả một vũ trụ câm nín đến rợn người như không còn ai.
Người ở xa, điện thoại thông minh giúp gần lại nhưng người ngay bên cạnh, điện thoại lại làm xa ra, thậm chí hà tiện với nhau cả một tiếng nói, một ánh mắt, một nụ cười, bao nhiêu hồn vía thu vào điện thoại thông minh hết! Hình ảnh dễ thương trong cái clip bệnh thời đại này là một ông nội hay ngoại, hớn hở reo vui, cười khoái tỉ khi nhìn xung quanh, thấy trên lưng mỗi cái dụng cụ điện tử thông minh tụi cháu đang cầm đều có trái táo bị cắn một miếng, cụ la to: “Vui quá vui quá! Tụi trẻ ngày nay chịu ăn nhiều táo rồi!”
Hai cô bạn chanh cốm ngồi đuỗn ra trên mấy bậc thềm, than thở: “Mẹ tao tịch thu điện thoại của tao, kêu là có nó bà không nói chuyện được với tao, không biết bả đang sống ở thế kỷ nào đây? Mày có thấy bả kỳ cục không? Muốn nói gì với tao thì text, dễ quá mà sao không làm chứ?” Cô kia gật gù: “Mẹ mày kỳ cục thật đấy!” Chả lẽ mẹ con sống bên nhau bao nhiêu năm trước khi smart phone ra đời, chuyện trò với nhau bao nhiêu lần, mắt trong mắt, có khi tay trong tay mà các cô không cảm nhận sự được khác biệt với những cái text lạnh lùng, vô âm trên điện thoại hay sao mà cho là cái này hoàn toàn thay thế được cái kia?
Hai nhóc tỳ còn ngậm vú cao su đầy một mồm, nhìn ông lão đang lục lọi túi áo tìm kiếm vật gì, bèn bảo nhau: “Người lớn cần điện thoại thông minh như tao với mày cần cái tù ti, không thấy là hoảng kinh liền!” Tất cả những gì ống kính ghi nhận, bỏ vào clip, chỉ đưa ra một số những sự quá đà làm mọi người bật cười.
Thực tế, sự quá đà nhiều hơn thế và còn gây ra nguy hiểm chết người nữa qua tin tức truyền thông loan tải. Một bà mẹ trẻ để đứa con nhỏ tựa vào lòng, chạy xe gắn máy qua đường phố Sài Gòn lưu thông như mắc cửi, tỉnh bơ một tay bẻ lái, một tay áp chặt cái điện thoại vào tai, coi như vừa mù vừa điếc đi giữa chỗ không người, mặc kệ đứa bé vặn vẹo, ngả nghiêng như quả lắc của cái đồng hồ treo tường, không mày may lưu ý như thế là gây nguy hại cho con mình.
Kinh khủng hơn nữa, không chỉ một bà mẹ này, nhiều bà mẹ khác trong những hoàn cảnh khác cũng xao lãng việc chăm sóc con để cận kề cái điện thoại làm được đủ mọi việc bà cần và thích.
Sức mạnh của điện thoại thông minh làm thay đổi nề nếp sinh hoạt của xã hội, của thế giới không đáng sợ bằng khi nó làm thay đổi trái tim những bà mẹ xưa nay không ngớt sống vì con cái, hy sinh vì con cái, con cái trên hết.
Đi chợ, đi shop, đi bác sĩ, đi mỹ viện, nấu nướng, giặt giũ, rửa bát, trong phòng vệ sinh, tại sở làm nếu không bị kiểm soát, nghĩa là ở mọi nơi, mọi lúc, phụ nữ thời đại mọi lứa tuổi không rời cái điện thoại thông minh. Sách vở, báo chí, TV rẻ hều, không mua, không đọc, không xem vì đã có điện thoại thông minh trả lời mọi câu hỏi và cả những câu chưa biết mà hỏi.
Họ yên tâm đi ngủ với điện thoại bên cạnh như bùa hộ mệnh, bất chấp lời cảnh giác ảnh hưởng điện từ không tốt cho sức khỏe.
Thoạt tiên, gạt cái tôi chậm lụt ra ngoài, thấy tuổi trẻ, tuổi trung niên, tuổi hơi già, nam giới và nữ giới say mê, sử dụng nhuần nhuyễn iPhone, được xem là sản phẩm đặc trưng của thời buổi tân tiến ngày nay, gồm thâu cả năm châu bốn biển vào cái màn hình nhỏ của nó, tôi phục lăn, mừng thầm, nghĩ rằng dân trí nhờ vậy mà đi hia bẩy dặm thì còn gì đáng ao ước hơn?
Thế nhưng qua thời gian, đã có iPhone 10, sinh hoạt cộng đồng sao thấy ngày càng rối rắm hơn, phân tán hơn, ít thân thiện hơn, con người ít cơ hội giao tiếp cận kề nhau hơn, dường như lợi ích phổ thông nhất của iPhone là giúp tài xế không đi lạc đường khi cần đến một địa chỉ. Bù lại, kể từ ngày iPhone ra đời, theo Cơ Quan Quốc Gia An Toàn Xa Lộ (National Highway Traffic Safety Administration) hành vi tài xế gởi tin nhắn (texting) qua iPhone trong lúc lái xe là hình thức chia trí gây nguy hại nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng cùng một lúc đến mắt, tay và khả năng tập trung.
Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật (CDC), tai nạn do chểnh mảng trong lúc lái xe, cụ thể do dùng iPhone, trung bình mỗi ngày gây tử vong chín nạn nhân trong 1,000 vụ đụng xe có thương tích, được coi là tai hại năm lần nhiều hơn say rượu lái xe. Quý độc giả muốn biết thêm chi tiết, mời truy cập vào mạng: www.millerandzois.com/te...-driving-statistics.html
Hiện nay, báo chí dùng chữ “addiction, nghiện” để mô tả sự gắn kết không có không được của con người với cái smart phone. Nghiện có nghĩa là không có không được, là tình trạng yêu thích hay lệ thuộc quá đáng một thứ gì như rượu, thuốc xái, cờ bạc, tình dục, mua sắm…
Bọn Pháp thường phán: “Tout excès est mauvais,” quá đáng là hỏng, không tốt, mất quân bình. Vì vậy, xã hội có dịch vụ cai nghiện nhưng nghiện iPhone có lẽ ngoại lệ vì hầu như cả thế giới đều nghiện món này, chưa kể nhận định được coi là chung nhất của một nhà văn nêu ở đầu bài viết: “Xem ra thì cũng chưa có hiện tượng nào có thể gọi là tai hại quá đáng cho xã hội cũng như cá nhân vì smart phone cả. Thuận lợi thì quá nhiều.”
Những ai ít chuyện trò với ai thì đã thế lâu rồi, chả phải chờ có smart phone mới thưa thớt nhìn và thưa thớt nghe nhau. Vả chăng, chưa thấy ai bỏ ai vì smart phone cả! Trẻ con vẫn học giỏi, khôn ra. Người lớn thêm hạnh phúc vì có rất nhiều thì giờ xả hơi nên ít thì giờ cãi nhau… Nhà buôn thì thêm vây thêm cánh, tăng tiến lợi tức.
Bạn tôi về hưu có cái đọc gọn nhẹ để dỗ giấc mỗi tối, chưa kể nhờ smart phone, bạn tôi trở nên thông thái, chỉ một cái búng tay là tìm ra gốc gác, ngọn nguồn những thông tin thất thiệt hoặc bịa đặt để giúp người xung quanh tránh vạ. Bạn tôi bảo: “Smart phone là vật dụng cho phép mình giải quyết một số lớn vấn đề, làm cho đời sống dễ dàng và tốt đẹp hơn, sử dụng nó thế nào là do con người thôi!”
Bạn tôi nói đúng nên tôi xem cái clip phàn nàn khéo smart phone, thấy mình ở trong mà cũng ở ngoài. Tuy kém cỏi, không làm chủ được nó một cách tuyệt vời như bạn tôi nhưng thay vì lèm bèm cay cú, có chút gì nghèn nghẹn ở cổ, tôi cảm thấy thật may mắn được sống ở cái thời đại có những con người ngoại khổ làm ra những siêu phẩm lạ thường.
Bùi Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.