logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2019 lúc 11:18:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Hồ Trường An tại tòa soạn một tạp chí văn nghệ khi ông từ Pháp qua thăm Hoa Kỳ. (Hình: Viên Linh)

Nhà văn Hồ Trường An sống và viết nhiều năm ở Paris, Pháp, song ông viết báo viết văn bằng Việt Ngữ, và bài vở đăng trên báo Saigon Nhỏ (Little Saigon, Westminster, California), nên sự nghiệp văn chương của ông tự nhiên là một phần của văn học miền Nam, Việt Nam hải ngoại.
Có thể nói tôi gặp Hồ Trường An ngay từ năm đầu anh bước chân vào làng báo; hoặc khi anh tới thăm người cậu là ký giả Trần Quân làm ở tuần báo Màn Ảnh, lúc  tôi làm ở đó, khoảng 1960; hoặc anh mang bài của chị ruột là nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ cho mấy tờ báo hồi đó, và dịp đó tôi gặp anh.
Sau năm 1960 tôi về ngồi tòa soạn báo Màn Ảnh sau khoảng một năm viết bài cho các tuần báo chuyên về xi-nê, như Điện Ảnh, Kịch Ảnh, và nhất là từ khi được anh Trịnh Quan, chủ một kiosque trên đường Nguyễn Huệ mời làm chủ biên tuần báo Hồng, chuyên về nhạc trẻ, lúc phong trào nhạc jazz và thời trang Hyppy tràn ngập thủ đô miền Nam.
Các tuần báo như Điện Ảnh, Kịch Ảnh, và Màn Ảnh lúc ấy in ấn mỗi tuần khoảng 3,000 số (tôi viết và làm cho cả ba tờ báo này), khi được mời làm tổng thư ký tuần báo Hồng, anh chủ kiosque Trịnh Quan để tôi toàn quyền biên tập và mời các nhà văn cộng tác theo ý tôi, báo Hồng đã in 20,000 ấn bản mỗi tuần.
Do người chị thuộc nhóm mấy nhà văn nữ trẻ xuất hiện cùng thời bên nhau nên Hồ Trường An tự nhiên nghĩ mình thuộc lớp đàn em, thật sự tuổi tác anh không phân cách bao nhiêu với các nhà văn đó. Mặt khác truyện ngắn, truyện dài đầu tay của Hồ Trường An chỉ in thành sách mãi sau này, nhất là ở hải ngoại. Tôi không tìm thấy tác phẩm của anh in thành sách trước 1975, mặc dù anh từng có truyện đăng trên tờ Tiểu Thuyết Tuần San trước 75.
Năm 1967 một tác phẩm của Hồ Trường An thấy rao trên báo là sẽ do nhà Ngọc Minh xuất bản, nhưng tôi chưa từng thấy cuốn này, chỉ khoảng năm 1985 sách của anh mới xuất hiện tại hải ngoại, và liên tiếp, như “Lớp Sóng Phế Hưng,” “Phấn Bướm”… Trong khi truyện ngắn hay thơ thường là tác phẩm đầu tay của một tác giả thì với Hồ Trường An, đó là truyện dài, hai cuốn trên là truyện dài, năm cuốn tiếp theo cũng là truyện dài.
Dường như anh đã sản xuất tới bảy cuốn truyện dài liên tiếp trước khi chuyển sang bút ký: “Lớp Sóng Phế Hưng” (truyện dài, 1985); “Phấn Bướm” (truyện dài, 1986); “Hợp Lưu” (truyện dài, 1987); “Nửa Chợ Nửa Quê” (truyện dài, 1987); “Đêm Chong Đèn” (truyện dài, 1989).
Như thế, mãi nửa sau của thập niên 1980, hay 10 năm sau của ngày miền Nam sụp đổ 30 Tháng Tư, 1975, Hồ Trường An mới thực sự nổi tiếng. Lúc ấy, 10 năm sau 1975, Hồ Trường An thực sự là một khuôn mặt văn chương nối kết của một nền văn học Việt Nam phân tán, giữa Việt Nam Trung Nam Bắc và Việt Nam quốc nội hải ngoại.
Trường hợp anh khá bề bộn: sinh ở Vĩnh Long, sống và viết ở Paris đã hơn chục năm, độc giả tại khắp nơi có báo chí tập san Việt Ngữ, nhà xuất bản chính in sách của anh là Tân Văn ở Đông Kinh Nhật Bản, một hai tạp chí ở Canada và Hoa Kỳ.
Hồ Trường An là bút hiệu chính của Nguyễn Viết Quang, các bút hiệu khác là Đinh Xuân Thu, Đào Huy Đán, hai bút danh nữ Nguyễn Thị và Đặng Thị. Ông sinh năm 1938 tại Vĩnh Long, cùng bản thổ với nhà văn nữ Nguyễn Thị Thụy Vũ, và là em ruột nhà văn nữ này.
Khi đang học dở dang dược khoa Sài Gòn thì nhập ngũ khóa 26 trường Võ Bị Thủ Đức, rồi phục vụ toàn thời gian trong ban thông tin báo chí Quân Đoàn III cũng như cộng tác bài vở, gửi sáng tác truyện ký cho các tạp chí tại Sài Gòn cho tới ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ.
Năm 1977 Hồ Trường An rời đất nước miền Nam qua định cư tại Pháp. Anh ở Troyes cho tới tận bây giờ. Mỗi lần qua Pháp chúng tôi gặp nhau ở Paris, trong một quán ăn có tên Đào Viên tọa lạc trong phạm vi Quận XIII của thủ đô ánh sáng.
Ngoài khoảng tám truyện dài xuất bản liên tiếp thành sách (khác với các nhà văn viết truyện dài từng kỳ cho các nhật báo và tuần báo), nét chú tâm khác của nhà văn này là viết ký sự văn nghệ, sau khi gặp hay đọc hay phỏng vấn (hỏi thì đúng hơn, vì rất ít bài bản phỏng vấn), Hồ Trường An đã thu thập lại và qua nhà xuất bản Minh Văn ở Virginia in thành hai tập “Chân Trời Lam Ngọc” tập I và tập II, trong đó có những bài như sẽ kể ra dưới đây. Trụ sở nhà sách Minh Văn ở 2808 Graham Road, Falls Church, Virginia 22042, điện thoại (703) 698-6490 hoặc (703) 698-8491.
“Chân Trời Lam Ngọc” tập I, Hồ Trường An viết về 12 tác giả, mỗi tác giả có một chương riêng với hình chân dung chụp hoặc minh họa nguyên trang rất trang trọng, thoáng đẹp, tuy rất tiếc là thiếu phần tiểu sử. Các tác giả được trình bày trong sách theo thứ tự như sau: Bình Nguyên Lộc. Võ Phiến. Thanh Tâm Tuyền. Vi Khuê. Võ Đình. Kiệt Tấn. Nguyễn Ngọc Ngạn. Hàn Song Tường. Võ Kỳ Điền. Hoàng Du Thụy. Trần Long Hồ. Trần Thị Diệu Tâm.
Cuốn II có 16 tác giả được in theo thứ tự như sau: Viên Linh. Phạm Thăng. Nguyễn Văn Ba. Lê Quang Xuân. Huỳnh Hữu Cửu. Nguyễn Tấn Hưng. Hồng Lan. Trương Anh Thụy. Mai Thảo. Trần Văn Tích. Trần Thị Nhật Hưng. Việt Phương. Bích Xuân. Hứa Hoành. Xuân Vũ. Thụy Khanh.
Các thứ tự này không có gì đáng thắc mắc nếu ta đọc “Lời nhà xuất bản” ở ngay đầu sách: từ Pháp, nhà văn Hồ Trường An viết xong bài nào thì gửi qua bưu điện cho nhà xuất bản Minh Văn ở Virginia; Minh Văn do Bác Sĩ Trần Long Hồ, một bạn học thời niên thiếu của Hồ Trường An, thành lập. Ông cho biết bài nào nhận được trước thì cho đánh máy trước, tức là sắp chữ trước, vào khuôn trước. Vậy các thứ tự trong sách là thứ tự do thời gian khi nhận được bài mà có, không phải do nguyên do gì khác.
Với 28 tác giả viết trong thời gian sinh hoạt trong bút mực, qua thư từ, qua việc đọc qua tác phẩm nhiều hơn là qua tiếp xúc hay phỏng vấn trò chuyện, Hồ Trường An đã tạo nên “Chân Trời Lam Ngọc,” một tác phẩm bút ký văn nghệ đặc biệt trong tủ sách văn học Việt Nam hải ngoại nhất là về mặt tài liệu sống thực.

Viên Linh/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.