logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 27/07/2019 lúc 10:16:13(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tác giả Trần Thị Diệu Tâm. (Hình: Tài liệu)

Truyện tình của Trần Thị Diệu Tâm không éo le, gay cấn, không đẫm lệ, không tang thương sầu muộn.
Tình nào cũng rất nhẹ. Như hơi gió thoảng. Như sợi mây mỏng. Như vết trầy qua da. Nhớ cũng được mà quên thì cũng thôi. Nhưng đọc xong, cái tình đó đọng lại những bụi phấn, vương vướng đâu đó, phủi hoài không hết.
Một mặt, chị không bi kịch hóa tình yêu, mà cũng không tô son vẽ phấn tình yêu. Mặt khác, văn của chị gọn gàng, tỉnh táo, đơn giản mà thấm thía. “Tôi cho rằng khi các đồ vật được người sử dụng lâu đời, truyền qua sự sống, hơi thở vào những đồ vật ấy. Tuy rằng là những vật thể vô tri, nhưng nhờ sự động chạm, sờ mó vào của người, những vật thể trở thành có tri giác và có cảm xúc. Khi chủ nhân của chúng chết đi, các đồ dùng ấy còn lại, tồn tại với sự sống của người chủ, giữ lại cái tinh thần bất diệt, chất chứa những kỷ niệm hạnh phúc cũng như đau buồn.”
“Thánh Ca” là truyện tình nhưng không cho ta một “mối tình.” Nhân vật trong truyện là một chàng trai hiền lành, chơn chất, không xông xáo, không chủ động. Chàng không có đạo nhưng yêu một cô gái có đạo, và nghe lời cô, chàng vào hát trong ca đoàn của nhà thờ. Chàng đi nhà thờ, tập hát thánh ca rất chuyên chỉ, không phải vì đã có niềm tin mà vì yêu nàng.
Cho đến một lúc, chàng nhận ra rằng cô gái không để ý gì đến chàng, mà gắn bó tình cảm với vị linh mục trong nhà thờ, người thường đàn cho cô hát. Ở đây, tôi bắt gặp một ý tưởng bất ngờ xuất hiện giữa trang văn, y như thể chúng đột ngột trào lên từ đầu ngòi bút khi nhà văn đang viết, hơn là một ý nghĩ có trước.
“Tôi để ý khi Hân đứng cạnh Cha P tập hát, tôi cắc cớ tự hỏi Hân cảm thấy mùi vị gì. Mùi đàn ông, hay mùi thần thánh. Thánh thần chắc hẳn chẳng có mùi vị nào vì họ không còn có phái tính. Chỉ có vạn vật chúng sinh đau khổ mới phát sinh ra mùi. Mùi của chất người.” “Nàng chỉ hát cho một người, với một người.” “Vũ trụ ấy chỉ có hai người, người đàn và người hát.” Chàng “đau đớn tuyệt vọng của một tình yêu không được đáp trả.”
Lạ cái là chàng không ghen. Không những thế, khi nhìn hai người đàn và hát, chàng không muốn “làm tan biến khung cảnh kỳ diệu ấy.” Và từ đó, thay vì tiến tới, mỗi lần nghe “các bản thánh ca tôi gửi gấm chút lòng thành đơn chiếc.” Về sau, khi tất cả vượt biên ra nước ngoài để trốn tránh chế độ Cộng Sản, nàng lấy ông linh mục, lúc đó đã cởi áo nhà dòng. “Trong nỗi tiêu điều của thần linh, có nỗi tiêu điều của tôi,” Trần Thị Diệu Tâm viết.
“Chốn Cũ” là một mối tình, tình lớn, nhưng lại chẳng có gì gay cấn, thậm chí còn đơn giản hơn cả “Thánh Ca.” Chantal và Guy gặp nhau ở bãi biển trong một lần đi nghỉ Hè và yêu nhau. Thế nhưng chuyện tình của họ không kết thúc tốt đẹp như lòng họ mơ ước. Vì bố mẹ của Chantal bắt nàng lấy một người đàn ông góa vợ lớn tuổi nhưng rất giàu có tại Paris. Trước ngày đám cưới, Chantal viết cho Guy một lá thư nhưng không hề được gửi đi, mà cất giấu trong một chiếc hộp gỗ. Và từ ngày ấy, hai người bặt tin nhau mãi cho đến cuối đời.
Một hôm, bà lão Chantal, tóc bạc trắng, mắt mờ, tay run, thể xác còm cõi thì “từ rất xa, có tiếng gọi văng vẳng, vọng âm của một nỗi niềm. Âm vang ấy năng động như một chủ thể đầy uy quyền làm sống lại những gì đã mục nát cùng thời gian. Tình yêu làm tái sinh hạnh phúc mà định mệnh đã quyết tâm hủy diệt.” Trong giờ phút hấp hối, bà nhờ người giúp việc nhà mang lá thư không gửi đến trao cho người tình. Người giúp việc tìm gặp được ông Guy.
Nhưng người tình năm xưa của bà, cũng như bà, đã quá già, cho nên lá thư kỷ vật ấy “đối với ông chẳng còn nghĩa gì cả, ông không hề biết người yêu Chantal còn sống hay đã chết, ông không còn khả năng quan tâm.” Không lấy được Chantal, ông thường tìm về bãi biển, nơi hai người quen nhau, yêu nhau, “sống lại với cô Chantal yêu quý, ngoài ra ông không còn biết gì thêm. Không khí của bãi biển, tiếng chim kêu, gió biển lạnh, hình như ông cảm được trong ấy hơi thở nồng nàn của người yêu dấu.”
UserPostedImage
Trần Thị Diệu Tâm và quyển “Cầu Pont Neuf” của chính tác giả. (Hình: Tài liệu)

“Đi Tìm Quá Khứ” không lãng đãng, không vô vọng và buồn như hai cuộc tình trên. Người đàn bà tên Anne, trải qua những sóng gió ghê gớm trong cuộc đời, chồng thất lạc sau ngày 30 Tháng Tư, con mất trong chuyến vượt biên, khi đến định cư ở Pháp, thay tên đổi họ, muốn hóa thân, hóa kiếp để đừng nhớ lại hình ảnh quá khứ. “Người ta phải chờ chết mới luân hồi kiếp khác, tôi chẳng phải đợi chết, tôi luân hồi tôi ngay tại kiếp này.”
Như khi tình cờ gặp một người đàn ông Việt Nam mắc bệnh tâm thần, tưởng nàng là người yêu cũ, thì tâm tình nàng thay đổi. “Anne nhói đau, xót xa cho ông, xót xa cho mình, tại sao ông muốn tìm về quá khứ, trong khi mình, mình muốn quên hết. Một người đàn ông điên đi tìm trí nhớ, một người đàn bà không muốn đánh mất trí nhớ. Anne muốn chắp quá khứ của người đàn ông vào quá khứ của mình.” Để rồi, sau đó, Anne quay quắt với mình. Hai lần gặp gỡ với với người đàn ông đã để lại hồn Anne một quyến rũ mới thấy lần đầu. Và họ tìm đến với nhau khi người đàn ông lành bệnh, xuất viện.
“Thiếu Nữ và Con Mắt Trái” là chuyện tình trái khoáy và nghịch lý. Thiếu nữ, bạn của tác giả, là một y tá, “phụ trách phòng hồi sinh, nghĩa là người nào sắp được ăn bát cháo lú quên chuyện đời, bước qua cây cầu biên giới giữa sống và chết thì cô ta kéo ngược họ trở về, bắt họ đổ mồ hôi lẫn nước mắt cho cuộc trần ai này.” Cô bốn mươi tuổi mà vẫn sống độc thân, không hề có người yêu. Vì cô tính tình khó chịu, nhìn cuộc sống bằng phía trái của con mắt, có nghĩa là “nhìn sự việc phía mặt sau của nó.” Bạn bè không ai ưa vì cô có tật “nói thẳng, nói như đâm vào tim.”
Cô không tin tình yêu. Theo cô, đàn ông mê đàn bà chỉ là mê “sex” và đàn bà “trau chuốt óng ả cốt để quyến rũ thu hút dâm tính đàn ông.” Cô chê những người tham gia làm việc xã hội. Cô chê văn chương vì văn chương chỉ tạo ra ảo ảnh. Cô cũng chê cả tôn giáo: “Con người khá thông minh dùng chữ nghĩa linh thiêng biện luận sự sống trần thế: Tôn giáo chỉ là một phương tiện cho đời người.” Theo cô, “Có gì vĩnh cửu mà tin.”
Một hôm, thiếu nữ trở về nhà với một thái độ khác thường. Cô cho biết cô vừa cứu sống một người đàn ông tự tử. Thay vì được tri ơn, cô lại bị chính người được cứu sống nguyền rủa, chỉ vì đối với ông ta, hạnh phúc chính là được chết. Điều này khiến cô day dứt ân hận, và lần đầu tiên, cô bị đẩy vào một tình trạng khó xử, nghịch lý: cái gọi là lương tâm bỗng trở thành phi lương tâm. Cứu sống một mạng người trở thành một tội phạm. Cô cho biết, “Ông ta hét om sòm khi biết mình còn sống, ông thù hận tôi, mỗi lần đến gần, tôi bị ông ta mắng nhiếc thô bỉ. Nghĩ cho cùng, tôi đã phạm tội với ông ấy như người giết chết một kẻ đang muốn sống, vì ông cho rằng sau cái chết, ông được hạnh phúc.” Cô băn khoăn, không tìm ra câu trả lời.
Vào một chiều Thứ Bảy trời nắng, thiếu nữ hối hả đến nhờ tác giả trang điểm giúp. Vốn không hề trang điểm, lần này, sau khi mặc áo quần, đeo bông tai trông thiếu nữ lạ hẳn đi, hiện ra người con gái mặn mà duyên dáng. Hỏi ra mới biết cô có hẹn hò. Với ai? Hóa ra, với người đàn ông tự tử mà cô cứu sống ngày nào.
Cô nói với bạn, “Đó là người đàn ông hỉểu rõ tình thương và giá trị của nó.” Từ đấy, “tính tình thiếu nữ dịu dàng hơn, tươi mát hơn. Môi luôn luôn sẵn sàng cười. Nói những câu làm dịu lòng người nghe. Cô nhìn cuộc đời bằng hai con mắt phải và trái với một chiều rộng nhân ái. Tâm đạo chìm sâu dưới đáy lòng cô nay thoát hiện, bắt đầu bén rễ trên mảnh đất bụi bặm này. Bởi vì thiếu nữ đã yêu.”
“Thánh Ca” là tình câm. “Chốn Cũ” là tình nhớ. “Đi Tìm Quá Khứ” và “Thiếu Nữ và Con Mắt Trái” là tình muộn! Tình câm, tình nhớ hay tình muộn thì cũng là… tình yêu.
Nhà văn Trần Thị Diệu Tâm sinh tại Huế, cử nhân Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Định cư ở Pháp từ năm 1987. Những tác phẩm đã xuất bản: Người Về (Nam Á, Paris, 1992), Rong Biển (tự xuất bản, 1997), Phía Bên Kia Mặt Trăng (Văn Mới, Hoa Kỳ, 2001), Cầu Pont Neuf (Văn Mới, Hoa Kỳ, 2008).

Trần Doãn Nho/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.