logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/08/2019 lúc 09:39:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ở hầu hết các quốc gia, mạng thông tin phụ thuộc vào nhiều cổng vật lý truy nhập thông tin
Nga và Trung Quốc bắt đầu công khai nói về "mạng Internet có chủ quyền" vào khoảng năm 2011- 2012, là lúc "mùa đông biểu tình" kéo dài hai năm của Nga bắt đầu nổ ra, và cũng là lúc xảy ra các cuộc cách mạng dựa vào sức mạnh internet,làm rung chuyển các chế độ độc tài toàn trị khác.
Tin chắc rằng những cuộc nổi dậy này là do phương Tây khuấy động, Nga đã tìm cách ngăn chặn những ảnh hưởng nhằm gây rối đến các công dân của họ - mà về bản chất là thiết lập các 'chốt kiểm soát' tại đường biên giới kỹ thuật số của Nga.
Nhưng chủ quyền trên internet không đơn giản như tự cắt đứt mình với mạng internet toàn cầu là xong.
Ngay cả khi nước Nga bằng cách nào đó có đủ mọi thiết bị phần cứng để đáp ứng được thông tin vào, ra khỏi đất nước, thì điều đó cũng vẫn không thể đủ để chặn tất cả các chốt thông tin này, trừ khi họ vui vẻ chấp nhận là họ sẽ phải tách biệt khỏi nền kinh tế thế giới.
Internet hiện là một phần quan trọng của thương mại toàn cầu, và nước Nga không có cách nào tự ngắt kết nối với hệ thống này mà lại không làm tổn hại nền kinh tế của mình.
Có vẻ như điều cần đạt được ở đây là làm sao để có thể cho phép một số loại thông tin tự do lưu chuyển trong khi lại kiểm soát hạn chế những loại thông tin khác.
Nhưng làm thế nào để thứ chủ quyền trên không gian mạng trở nên khả thi khi mà giao thức TCP/IP vẫn đang hoạt động?
Internet mô hình Trung Quốc
Trung Quốc có truyền thống đi đầu trong việc tách biệt các thông tin không mong muốn ra khỏi những nội dung thông tin mà giới chức chấp nhận được.
Golden Shield của Trung Quốc, còn được gọi là Vạn lý Tường lửa, nổi tiếng về việc sử dụng các bộ lọc để chặn một số địa chỉ internet, từ khóa, địa chỉ IP nhất định và những thứ khác nữa mà giới chức nước này muốn chặn.
Đây không hề là một giải pháp tối ưu: việc chặn nêu trên dựa vào phần mềm, cho nên giới lập trình có thể thiết kế các phần mềm khác để qua mặt nó. Virtual Private Networks (VPN - mạng riêng tư ảo) và các trình duyệt web tránh kiểm duyệt như Tor có thể giúp người dùng vượt được tường lửa.
Thêm nữa, hệ thống của Trung Quốc lại không hữu dụng đối với Nga.
Có một điểm là "cách chặn, lọc, gỡ thông tin của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các nền tảng chính của Trung Quốc", Adam Segal, chuyên gia an ninh mạng cho tổ chức tư vấn của Mỹ có tên là Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói, trong khi Nga lại "chủ yếu dựa vào các công ty truyền thông xã hội Mỹ".
Một điểm nữa là phần lớn lợi thế Trung Quốc có được là nhờ vào các đường ống cáp mà mạng internet của Trung Quốc sử dụng.
Trung Quốc, vốn luôn cảnh giác với các công nghệ mới của phương Tây ngay từ đầu, đã chỉ cho phép xây dựng rất ít điểm kết nối thông tin internet toàn cầu vào ra biên giới Trung Quốc, trong khi Nga ban đầu lại khá hoan nghênh sự bùng nổ của internet và do đó hiện đang gặp phải hậu quả và phải giải quyết việc kết nối đan xen. Trung Quốc thì đơn giản là có ít các điểm đường biên kỹ thuật số mà họ cần phải để mắt tới.
UserPostedImage
"Vạn lý Tường lửa" của Trung Quốc cho phép chính quyền kiểm soát phần nào đối với nguồn thông tin xâm nhập vào quốc gia này, nhưng nó vẫn có thể bị vượt qua
Internet mô hình Nga
Nga không thể tự biến mình thành một dạng internet nội bộ. Và Nga cũng không thể bắt chước cách làm của Trung Quốc.
Do đó, Nga đang nghiên cứu một phương pháp "hỗn hợp": không phụ thuộc hoàn toàn vào phần cứng, cũng không hoàn toàn phụ thuộc vào phần mềm.
Thay vào đó, họ can thiệp vào các quy trình và giao thức chuyển thông tin, dữ liệu từ điểm gốc đến đích.
Các giao thức Internet quy định cách máy tính của bạn phải xử lý tất cả thông tin theo một cách nhất định để bạn có thể truyền và định tuyến qua mạng lưới cáp (internet) toàn cầu; điều này giống như việc một máy tính Windows thì không thể khởi động với hệ điều hành của Apple.
Đây không phải là một thứ cụ thể, cố định. "Thực sự thì giao thức là sự kết hợp của nhiều thứ khác nhau - như dữ liệu, thuật toán, địa chỉ IP - qua nhiều tầng khác nhau", bà Dominique Lazanski giải thích. Bà hoạt động trong lĩnh vực quản trị và tư vấn phát triển các tiêu chuẩn internet quốc tế.
Một trong những điều cơ bản nhất là tiêu chuẩn DNS - tức là danh bạ địa chỉ cho phép internet biết cách diễn giải địa chỉ IP. Chẳng hạn như dãy số 38.160.150.31 sẽ được diễn giải thành địa chỉ internet thân thiện cho người dùng là bbc.co.uk, và do đó sẽ chỉ đường đi đến máy chủ nơi đặt địa chỉ IP đó.
Đó là tiêu chuẩn DNS mà Nga muốn tìm biện pháp nhằm kiểm soát theo cách riêng của mình.
Đầu tháng 4/2019, nước này được cho là đã thử nghiệm một phương pháp mới để cách ly toàn bộ hoạt động trên internet ở cả nước, khiến cho mọi truy cập internet của công dân Nga sẽ chỉ được thực hiện trong phạm vi địa lý của Nga thay vì vươn ra khắp thế giới.
Kế hoạch này - vốn bị hầu hết cộng đồng công nghệ, kỹ thuật tỏ ra hoài nghi nếu không nói là thẳng thừng bác bỏ - là nhằm tạo ra một bản sao các máy chủ DNS nhưng chỉ dành cho Nga (chính là danh bạ địa chỉ internet, hiện đặt trụ sở tại California), để cho tất cả các hoạt động trên mạng internet của công dân Nga sẽ hoàn toàn bị chuyển hướng tới các trang web của Nga hoặc các phiên bản tiếng Nga của các trang web ở nước ngoài. Bằng cách này, người dùng internet ở Nga sẽ được chuyển tới Yandex bất kỳ khi nào họ gõ vào Google, hoặc được chuyển tới mạng xã hội VK thay vì vào thẳng Facebook.
Để đặt nền móng cho kế hoạch này, Nga đã mất nhiều năm ban hành luật buộc các công ty quốc tế phải đặt máy chủ lưu trữ tất cả dữ liệu của công dân Nga ở trong lãnh thổ Nga - khiến một số công ty như LinkedIn bị chặn khi họ từ chối tuân thủ.
"Nếu Nga thành công trong các kế hoạch cuối cùng của mình đối với tiêu chuẩn DNS quốc gia thì sẽ không cần đến nhu cầu lọc thông tin quốc tế nữa. Mọi hoạt động truy cập internet của Nga sẽ không bao giờ cần phải ra khỏi đất nước," Morgus nói.
"Điều đó có nghĩa là những thứ duy nhất mà người Nga - hoặc bất kỳ ai - có thể truy cập được từ bên trong nước Nga chỉ là những thông tin đăng tải bên trong lãnh thổ Nga, trên các máy chủ đặt ở trong nước Nga. Điều đó cũng có nghĩa là không ai có thể truy cập được các trang mạng bên ngoài lãnh thổ Nga, cho dù là để kiểm tra tài khoản ngân hàng của họ ở nước ngoài hay vào trang Amazon để đặt mua chiếc khăn quàng cổ."
Hầu hết các chuyên gia thừa nhận rằng mục tiêu chính của Nga khi thực hiện việc này là tăng cường kiểm soát đối với công dân Nga. Song động thái này cũng có thể dẫn đến hậu quả toàn cầu.
UserPostedImage
Các chính phủ hy vọng đạt được "chủ quyền kỹ thuật số" phải tìm ra cách kiểm soát được thông tin xâm nhập vào đất nước đồng thời không chặn các giao dịch kinh tế có lợi
Các cách tiếp cận được thực hiện bởi Nga và Trung Quốc thì quá đắt để các nước có thể làm theo, nhưng điều đó không có nghĩa là các nước nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng.
"Sự lan truyền, đặc biệt là các chính sách đàn áp hoặc mô hình cấu trúc internet không có tự do thì giống như một trò bắt chước mù quáng," Morgus nói.
Nhận định của ông được rút tỉa từ nghiên cứu do Jaclyn Kerr từ Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore thực hiện.
Bà Kerr thấy rằng việc tiếp nhận cách kiểm soát độc tài đối với các giải pháp kỹ thuật số, thứ vốn định hình giới hạn và kiểu kiểm soát internet mà họ muốn sử dụng nhiều khả năng được điều khiển bởi ba biến số.
Thứ nhất là những gì đã tồn tại sẵn.
Thứ nhì là liệu thể chế có chấp nhận được việc thực hiện bất kỳ lựa chọn nào có sẵn hay không.
Và thứ ba, "các chính sách mà các nước lựa chọn trong một nhóm các lựa chọn mà thể chế đó xem xét đến", là một dạng nhằm lý giải vì sao nó được mô tả như một trò chơi bắt chước mù quáng: các chính sách nào đã từng được các nước đồng minh của mình hậu thuẫn hoặc lựa chọn? Đây thường là điểm tác động lớn tới thái độ của thể chế: các nước bằng hữu của mình có tinh thần cởi mở hay phi tự do khi nói tới vấn đề kiểm soát internet?
Về biến số đầu tiên, các nước láng giềng của Nga, như các quốc gia Cộng hòa Trung Á, chắc chắn có thể tận dụng mô hình kiến trúc tiêu chuẩn DNS của Nga để chỉ kết nối được với phiên bản internet riêng của Nga (RUnet). Điều này về cơ bản sẽ mở rộng biên giớ RUnet sang cả các quốc gia vệ tinh của Nga, Morgus nói.
Lựa chọn của các nước thứ ba
Liên quan đến biến số thứ ba, danh sách các quốc gia thấy có nhu cầu phải kiểm soát internet độc tài hơn có chiều hướng ngày càng dài thêm.
Không phải nước nào cũng có chủ ý rõ ràng trong việc chọn đứng hẳn vào hoặc là nhóm muốn có "internet cởi mở" hoặc là nhóm "độc tài đàn áp", kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng internet ở trong nước mình.
Chẳng hạn như Israel thì rơi vào giữa hai thái cực này, như Morgus và các cộng sự của ông, Jocelyn Woolbright và Justin Sherman, nêu ra trong một bài báo đăng năm ngoái.
Họ thấy rằng trong bốn năm qua, các quốc gia còn đang dao động trong vấn đề kiểm soát mạng, trong đó đang kể là Israel, Singapore, Brazil, Ukraine và Ấn Độ, đã ngày càng ngả theo hướng cần bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng và áp dụng cách tiếp cận thông tin có kiểm soát.
Lý do cho sự chuyển hướng này rất đa dạng, song một số quốc gia có chung tình huống: Ukraine, Israel và Hàn Quốc, vốn đều trong tình thế có xung đột kéo dài, nhận ra kẻ thù của họ dùng internet làm vũ khí chống đối.
Một số chuyên gia thấy rằng việc sử dụng internet được chiến lược hóa - đặc biệt là mạng xã hội - đã trở nên chiến tranh mạng. Ngay cả Hàn Quốc - mặc dù nổi tiếng là cởi mở và toàn cầu - gần đây đã phát triển một công nghệ đột phá để trấn áp các thông tin trực tuyến bất hợp pháp.
UserPostedImage
Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia đang lưỡng lự trong vấn đề kiểm soát kỹ thuật số, và quyết định của nước này có thể gây ảnh hưởng tới số phận của internet
Nhưng những quốc gia này có thể sao chép mô hình Trung Quốc hay Nga không?
Các biện pháp công nghệ Trung Quốc áp dụng để bảo vệ chủ quyền trên mạng thì quá đặc trưng để các nước nhỏ có thể làm theo; Mô hình của Nga chưa được thử nghiệm đầy đủ. Cả hai mô hình đều đòi hỏi phải bỏ ra hàng trăm triệu đô la để thiết lập.
Hai nước lớn nhất trong số các quốc gia đang lưỡng lự, Brazil và Ấn Độ, từ lâu đã muốn tìm cách đối phó với mạng internet toàn cầu sao cho không phải phụ thuộc vào các "giá trị cởi mở" của phương Tây, cũng không phụ thuộc vào việc phải tạo mạng nội bộ quốc gia.
"Mạng internet và các giá trị chính trị của họ nằm ở giữa hai thái cực này," Morgus nói. Trong thập niên qua, cả hai nước đã cố gắng đưa ra giải pháp thay thế khả thi cho hai thái cực của mạng internet hiện nay.
Sáng kiến mới này đã được gợi ý vào năm 2017, khi trang web nặng tính tuyên huấn của Nga, RT, tường thuật rằng Brazil và Ấn Độ sẽ hợp tác với Nga, Trung Quốc và Nam Phi để phát triển một giải pháp thay thế mà họ gọi là Internet BRICS (BRICS là từ viết tắt chỉ khối gồm năm quốc gia là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi. Nga nói họ đã tạo ra cơ sở hạ tầng để "bảo hộ năm nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài".
Kế hoạch thất bại. "Cả Nga và Trung Quốc quan tâm theo đuổi BRICS, nhưng các nước còn lại thì không hào hứng cho lắm," bà Lazanski nói. "Nhất là việc thay đổi lãnh đạo ở Brazil đã làm cho kế hoạch chệch choạc."
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.