logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/08/2019 lúc 09:12:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Lương Vỵ in Tập Thơ Mới: Âm tuyết đỏ thời gian
 
 
UserPostedImage
  
LITTLE SAIGON, California (VB) -- Nhà thơ Trịnh Y Thư, Giám đốc Nhà xuất bản Văn Học Press, hôm Thứ Bảy 17/8/2019 cho biết tập thơ Âm tuyết đỏ thời gian (ÂTĐTG) của  nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ vừa được phát hành trên toàn cầu qua mạng nhà sách Barns & Noble.
Được biết, ấn phẩm này là tập thơ thứ 12 của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.
Thi tập dày 190 trang, ngoài các bài thơ của tác giả, nơi Phụ Lục có 4 tác giả khác viết về thơ của Nguyễn Lương Vỵ, trong đó tuần tự là: Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa và Lê Lạc Giao.
 
UserPostedImage
Gặp nhau ở Garden Grove, mừng thi tập mới ấn hành. Trong hình, từ phải: Trịnh Y Thư (đứng), Nguyễn Lương Vỵ, Phan Tấn Hải, Tô Đăng Khoa (đứng), Lê Lạc Giao.
 
Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh trong bài "Nguyễn Lương Vỵ, ngồi im nghe thơ lắng trong kinh" kể rằng nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ mấy năm gần đây bệnh nặng, cứ nhập viện và xuất viện liên tục, nhưng vẫn giữ tốc độ sáng tác thơ và trung bình vẫn cố gắng mỗi năm ấn hành một tập thơ mới.
Nguyễn Thị Khánh Minh viết bài trên vào khoảng giữa tháng 5/2019, trong dịp mừng sinh nhật Nguyễn Lương Vỵ:
 
"...Nghe chứa chan nỗi trôi cô liêu của thời gian bịnh. Nhưng bạn ơi, rồi bạn sẽ thấy người thơ đã sống với cô liêu ấy như thế nào. Cứ mỗi lần bịnh anh trở chứng là mỗi dấy lên lo âu, cầu nguyện của bạn hữu. Hôm nào được đi thăm anh, thấy anh vui vẻ tươi tỉnh là lúc ấy ai cũng vui, nói với nhau, khí sắc Vỵ đã khá hơn rồi, nhất định anh ấy sẽ vượt qua để lại cùng nhau vui chơi ngày tháng… Vỵ nói, “tôi còn nhiều việc phải làm lắm, dịch cho xong thơ Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, thu xếp tập di cảo thơ của cậu em.”
Thời gian của anh là làm việc và làm việc cật lực cho sáng tác và dịch thuật. Sáng tác thì tôi thiết nghĩ với cả chục thi phẩm đã xuất bản đủ trả lời cho chúng ta, anh và người bạn đường thời gian đã sống với nhau ra sao, anh bảo anh chẳng làm gì chỉ mỗi năm cho ra một tập thơ thôi..." (ATĐTG, trang 120)
 
Trong khi đó, nhà phê bình văn học Tô Đăng Khoa ghi nhận trong bài nhan đề “Huyết Âm, Tinh Âm, Huyền Âm Và “Nốt Lặng Tịch Liêu” Trong Thi Ca Nguyễn Lương Vỵ” về nỗi tịch mịch trong thơ NLV:
“Hơn ai hết, có lẽ Nguyễn Lương Vỵ là người nếm cái hương vị cô độc đến tận cùng. Ông đã tự mình đẩy cái cô độc đó tới tận bờ của “Tịch Mịch Uyên Nguyên” và an trú tâm hồn mình ở chốn đó. Chính sự lặng thinh đó là nền tảng cho Huyết Âm thăng hoa thành Tinh Âm và Phơi Bày trong cõi Thi Ca của Nguyễn Lương Vỵ như là những Huyền Âm. Vì thế, muốn đi vào cõi thơ của Nguyễn Lương Vỵ, đọc giả cũng cần có một chút trải nghiệm về âm thanh của máu và lệ, và quan trọng hơn hết là biết chú tâm vào những “nốt lặng tịch mịch” trong thơ của ông.” (ATĐTG, trang 135)
 
Đặc biệt, nhà văn Lê Lạc Giao trong bài viết nhan đề “Âm Vang Sắc Màu trong cõi thơ Yêu Thương Định Phận của Nguyễn Lương Vỵ” đã ghi một số kỷ niệm nhiều thập niên trước với nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ trước khi nói về thơ NLV:
 
“…Tôi đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ từ thuở còn là một sinh viên văn khoa năm thứ nhất. Lúc bấy giờ thơ anh đăng trên tạp chí Khởi Hành hoặc Văn. Tôi thích thơ anh ngoài bản thân yêu thơ, tôi còn là người luôn cổ xúy tinh thần văn nghệ của thế hệ trẻ miền Trung (đầu thập niên 1970) mà lúc bấy giờ dường như trăm hoa đua nở. Đến khi tham dự quân sự học đường khóa đầu tiên, tôi gặp anh qua một người bạn học miền Trung. Cũng khá đặc biệt là tôi cùng người bạn đến thăm anh tại bệnh viện Sùng Chính. Nguyễn Lương Vỵ bị thương do xô xát với quân cảnh trong một cuộc biểu tình của sinh viên tại Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Tôi còn nhớ, anh người nhỏ thó, ốm yếu xanh xao, tuy nhiên hết sức nhiệt tình trong khi nói chuyện. Sau đó tôi có gặp lại anh vài lần với Võ Chân Cửu khi đi uống café. Năm 1972, tôi bị tổng động viên và sau đó không gặp lại anh lần nào nữa. Khi gặp lại Nguyễn Lương Vỵ tại Mỹ năm 2008, đã gần bốn mươi năm trôi qua.  Tuy vật đổi sao dời nhưng điều tôi thích thú nhất là anh vẫn tiếp tục làm thơ và nhiệt tình làm thơ không kém những năm còn học đại học. Tôi được Nguyễn Lương Vỵ tặng thơ mỗi khi một tập thơ mới in ra và cho đến hôm nay tôi đã có sáu tập thơ của anh.
Cuối năm 2017 Nguyễn Lương Vỵ phải mổ tim và cho đến nay sức khỏe chưa được hồi phục hoàn toàn.  Đi thăm anh và thỉnh thoảng ngồi uống café với nhau, chuyện rôm rả nhất bao giờ cũng là thơ và điều làm anh lo lắng nhất là một ngày sức khỏe không cho phép anh làm thơ được nữa.
...
Dòng sông thơ NLV chính là dòng sông đời tuôn chảy trên dòng thời gian.  Dòng sông thơ hay dòng sông đời này cũng chỉ là biểu hiện tâm thức qua âm vang sắc màu một định mệnh. Thơ Nguyễn Lương Vỵ tuôn chảy từ một cội nguồn đậm nét bi kịch. Nỗi cô đơn, cô tịch chập chùng trong từng bài thơ dù ngắn hay dài của anh. Không những thế, nỗi thống khổ xen kẻ trên những con chữ là biểu tượng một thứ trầm luân thường trực tác động lên con người phải chịu đựng một phận số. Do đó trong từng bài thơ anh hàm chứa chấp nhận thực tại mang căn tính “can đảm (the courage) như hành động con người, như thẩm định giá trị, là một khái niệm có tính luân lý. Tính can đảm, vốn phổ quát và thiết yếu tự xác định sự tồn tại của một con người, là một khái niệm hữu thể.”
...
Không bài thơ nào thiếu âm vang màu sắc dù đa phần những thanh không âm và những sắc không màu là tiếng kêu của một cõi lòng buốt lạnh tình người, tình đời, tình tri kỷ trong cái cô quạnh đất trời. Thơ NLV là lời độc thoại của chính tâm thức mình trước bao la vô tận của môi trường thiên nhiên. Anh nói với một ai thật xa, có khi đã biến mất trên cõi đời, hay với nhiều con người vô hình trước mặt mà họ thực sự tồn tại trong anh như một thứ bóng hình, đồ vật kỷ niệm, âm vọng dấu yêu …" (ATĐTG, trang 143-184)
 
Nhà văn Phan Tấn Hải hôm Thứ Bảy đã chúc mừng Văn Học Press ấn hành thi tập mới, và nói rằng Nguyễn Lương Vỵ là một trong vài nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện nay – và cũng là một nhà thơ có những dòng thơ buồn tới buốt giá tủy xương, thí dụ như ba đoạn thơ nơi trang 92 của thi tập ATĐTG:
 
kiếp người đó ư?! giữa thời mạt pháp
rất nhiều khi sầu ngất những hiên đời
hiên xám máu xô ngang triều gió giật
chân dung người chân dung ma sóng đôi
 
tri ân thi nhân ngồi lau cổ độ
chữ nén huyền âm tượng số ngân dài
huyết hóa mộng em nồng say giấc ngủ
ta hóa cuồng ngâm ngợi những tàn phai
 
kiếp người đó ư?! tìm nhau những ai
những kia những sau những nọ bi hài
cắn một âm nhớ quá mồ viễn xứ
mồ ta hong khô giọt lệ buốt vai
  
Độc giả có thể liên lạc với

Văn Học Press 
22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978
email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press


Thi tập Âm tuyết đỏ thời gian đề giá USD 15.00. Đặc biệt, thi tập đang để bán toàn cầu trên Barns & Noble, với Search Keywords: am tuyet do thoi gian. Hoặc bấm vào đường dẫn đã rút ngắn sau: https://pgvn.org/d_y6qsg5 
song  
#2 Đã gửi : 25/08/2019 lúc 09:51:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vài Suy Nghĩ Nhân Đọc Tập Thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” Của Nhà Thơ Nguyễn Lương Vỵ

“People find out who they are by writing.”

Grace Cavalieri



Tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, người vừa ra mắt tập thơ thứ 13, “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian,” hôm 24 tháng 8 năm 2019, tại một quán cà phê trong vùng Little Saigon.

Trông anh gầy đi sau nhiều lần giải phẫu tim và phải nằm tại viện điều dưỡng để được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Nhưng nụ cười trên môi anh vẫn không hề suy suyển dù đôi mắt ngày càng ẩn kín sâu hơn trong cặp kính dày cộm.

Cầm tập thơ mới tinh còn nóng hổi mà anh tặng, đang nhìn chầm chập vào hình bìa có ngụm máu đỏ tươi phun vọt ra, tôi chưa kịp cảm ơn thì người bạn trẻ Tô Đăng Khoa đứng cạnh bên đã lên tiếng:

- Máu của Huệ Khả đó!

Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ tiếp lời:

- Giọt máu ngộ đạo của Huệ Khả.

Tôi phụ họa theo:

- Nhờ máu từ cánh tay mới chặt đó mà Tổ Huệ Khả đã “tìm không thấy tâm ở đâu.”

Huệ Khả là tổ thứ hai nối nghiệp Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma. Truyền thuyết cho rằng khi Thần Quang (thế danh của Tổ Huệ Khả) đến Động Thiếu Thất cầu đạo, nhưng Tổ Đạt Ma cứ ngồi diện bích hoài mà không đoái hoài gì tới. Bấy giờ Thần Quang mới lấy thanh gươm chặt đứt một cánh tay và quăng trước mặt Bồ Đề Đạt Ma. Lúc đó Tổ Đạt Ma mới quay lại và hỏi Thần Quang đến đó cầu gì. Thần Quang nói đến để cầu pháp an tâm. Tổ Đạt Ma kêu Thần Quang đưa tâm cho ngài an. Thần Quang nói tìm tâm không thấy. Đạt Ma nói ta đã an tâm cho ngươi rồi, đặt Pháp Hiệu Huệ Khả, và truyền Kinh Lăng Già đề kế nghiệp Tổ Sư Thiền tại Đông Độ [tức Trung Hoa].

Hai câu nói của anh Nguyễn Lương Vỵ và Tô Đăng Khoa làm cho tôi ngộ ra một điều rất thực rằng là thơ của Nguyễn Lương Vỵ chính là máu huyết của anh tuôn ra thành lời.


Am Tuyet Do
Buổi chiều cuối hạ hôm đó, ngồi một mình ở quán cà phê vắng đọc “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” tôi mới thấy điều mình vừa ngộ ra quả thật không sai.

“Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” là bước lịch nghiệm tận cùng ý nghĩa sâu thẳm nhất về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.



Khuya tháng tư thinh lặng uy nghi

cuối đời ta chẳng tiếc điều gì

phím gõ lăng nhăng như giẻ rách

thân già lãng đãng tợ âm ti

người đi hắt bóng trong tâm cảnh

kẻ ở in hình giữa loạn ly

lệ khô đêm tận ngồi như núi

một đống chiêm bao đến rủ đi…



Tôi giật mình khi đọc đoạn thơ thứ 3 này của bài thơ Không Đề Tháng Tư trong Âm Tuyết Đỏ Thời Gian! Sau giật mình là cảm giác “thích thú” khi bắt gặp một bài thơ có nội hàm Phật Pháp cao thâm như thế. Phải cả đời hít thở và sống với không khí của Phật Pháp thì mới có thể “ngộ” được những sự thật vi diệu như vậy.

Quả thật không sai. Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ trong bài thơ này đã cho chúng ta thấy rằng ông ngồi thiền cả đêm, “đêm tận ngồi như núi.” Ngồi như núi là thế ngồi thiền vững chãi trong pháp tu thiền xưa nay, đặc biệt Phái Thiền Tào Động. Khi ngồi vững chãi như núi thì thân mới an và tâm mới tịnh.

Nhờ thiền quán, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ đã ngộ ra rằng “người đi hắt bóng trong tâm cảnh,” tức là sự hiện hữu của con người chỉ là cái bóng hay cái cảnh của tâm. Điều này giống như trong Duy Thức của nhà Phật nói rằng tất cả các pháp, gồm con người, chỉ là cái ảnh của thức biến, cũng có nghĩa là không có tự ngã, không có thật. Cho nên, ở tuổi 65 -- lúc ông làm bài thơ này, tháng 4 năm 2017, ông sinh năm Nhâm Thìn, 1952 – nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ có thể buông xả mọi thứ “chẳng tiếc điều gì,” và ngay cả những gì ông sáng tác trong đó chủ yếu là thơ cũng chỉ là “lăng nhăng như giẻ rách.”

“Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” cũng là tựa đề của bản trường ca gồm khoảng 360 câu. Bản trường ca “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” là những lời độc thoại sâu sắc, đầy cảm thán nhưng không tuyệt vọng về cuộc đời. Đó là những bước đi lịch nghiệm cuộc đời của nhà thơ, từ lúc còn thơ ấu đến khi về già. Bàng bạc trong bài trường ca là những trầm tư về ý nghĩa cuộc đời, những trải nghiệm của cuộc sống, và tình mẹ “như đất trời bất tuyệt.”

Nhà thơ họ Nguyễn chiêm nghiệm cuộc đời có rất nhiều đau khổ, giống như đức Phật đã dạy về sự thật thứ nhất [khổ đế] trong bốn sự thật (Tứ Diệu Đế) rằng cuộc đời là khổ. Cuộc đời vốn đã khổ mà còn khổ hơn khi ở vào “thời mạt pháp.” Theo nhà Phật, “thời mạt pháp” là thời kỳ sau Phật ra đời khoảng một ngàn năm, phước đức con người suy vi, nhân tâm điên đảo, pháp nhược ma cường [pháp chân chánh thì suy yếu mà pháp tà ngụy thì mạnh]. Cho nên mới có cảnh “chân dung người chân dung ma sóng đôi,” hoặc là “chật ních chỗ ngồi ma về đông đủ, phủi chân vỗ tay và hát rân trời.”



kiếp người đó ư?!giữa thời mạt pháp

rất nhiều khi sầu ngất những hiên đời

hiên xám máu xô ngang triều gió giật

chân dung người chân dung ma sóng đôi



kiếp người đó ư?! đành thôi thế thôi

trùng vây oan khiên ta nuốt hết rồi

chật ních chỗ ngồi ma về đông đủ

phủi chân vỗ tay và hát rân trời



Ma loạn lên như thế thì làm sao cuộc đời yên ổn được! May mà nhà thơ đã học được pháp Phật có đủ bản lãnh để “trùng vây oan khiên ta nuốt hết rồi.”

Cảm nhận thân phận mình, có lúc nhà thơ đã thốt lên những lời cảm thán làm động lòng người, tưởng chừng như lời bộc bạch của kẻ sắp lên đường đi xa:



ta đã gửi suốt một đời lầm lũi

đời mồ côi thương hạt bụi điêu linh

bụi ca hát cùng ta mơ chin suối

mộng mười sông đông đủ gió thâm tình!!!



khuya nứt nở hồn sơ sinh rướm huyết

tuyết băng ơi và ngấn lệ kia ơi

lời tri ngộ cũng là lời vĩnh quyết

mở lòng tay nghe tỉếng nấc xa xôi



nghe thời khắc nhắn người đi kẻ ở

lá đầu cây rung máu lá trong cây

ta vẫn đợi người về trong hơi thở

tự nhủ thầm: Âm-tuyết-đỏ-trong-tay!!!...



Mấy chữ “âm tuyết đỏ trong tay” làm người đọc không khỏi liên tưởng đến một ngụm máu đỏ vừa phun ra trong lòng bàn tay. Đó phải chăng là lời tự tình phụt ra từ máu huyết xương tủy trinh nguyên như băng tuyết! Có lẽ lúc đó nhà thơ đang trải qua thời khắc bi cảm nhất của một “hạt bụi điêu linh.”

Đứng trước giây phút sanh tử biệt ly của kiếp ngưởi khổ nhiều hơn vui, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ vẫn không bi quan quay mặt với cuộc đời, vẫn không chạy trốn khỏi trần gian:



chào ta nhé một kiếp người lầm lũi

ấy tuy nhiên xin kiếp nữa làm người

người với ngợm với ma ngồi đắm đuối

niệm vô thường niệm mãi vẫn khôn nguôi



chào ta nhé khẽ thôi rồi bặt tiếng

ấy tuy nhiên mộng huyễn đã vang lừng

âm đã vút trên tầng không én liệng

lá đầu cây sông cuối bến sương rung



chào ta nhé điệp trùng ta kẻ lạ

ấy tuy nhiên ta đã gặp ta rồi

thì cũng chẳng đặng đừng chi nữa cả

lá hừng đông sông chuyển dạ thế thôi



Thì ra là vậy. Thảo nào nhà thơ họ Nguyễn chẳng sợ kiếp người lầm lũi và điêu linh này! Ông đã tóm được bửu bối để đối trị với cuộc đời khổ đau, hay nói theo từ ngữ kiếm hiệp Kim Dung, là ông đã luyện xong bí kíp độc môn võ lâm của nhà Phật. Mỗi niệm đều quán các pháp vô thường. Đã vô thường thì sinh diệt không ngừng nghỉ. Đã sinh diệt liên tục thì không tồn tại ở một vị thế nào vĩnh viễn, không cố định. Điều đó cho thấy các pháp vốn không có tự ngã, không có tự thể. Chúng là không. Chúng chỉ là sương rụng khi cây rung. Chúng chỉ là mộng huyễn. Thế thì tại sao phải sợ mà lẫn tránh cuộc đời!

Ngộ được điều đó, cũng có nghĩa là “đã gặp lại ta rồi.” Ta ở đây là “bản lai diện mục” [mặt mũi đích thực của mình xưa nay], như nhà Thiền đã nói.

Tập thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” ngoài phần chính là thơ của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, còn có phần phụ lục các bài viết về Nguyễn Lương Vỵ của Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa, và Lê Lạc Giao.

Tập thơ “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian” dày 190 trang, bìa màu, giấy hẩm rất đẹp, do Nhà Xuất Bản Văn Học ấn hành tháng 8 năm 2019.

Độc giả có thể liên lạc với NXB Văn Học qua địa chỉ, điện thoại và email:

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

Tập thơ Âm Tuyết Đỏ Thời Gian đề giá USD 15.00. Đặc biệt, thi tập đang để bán toàn cầu trên Barns & Noble, với Search Keywords: am tuyet do thoi gian. Hoặc bấm vào đường dẫn đã rút ngắn sau: https://pgvn.org/d_y6qsg5

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ.

Huỳnh Kim Quang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.251 giây.