logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/08/2019 lúc 09:48:55(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện xảy ra tại trung tâm Thành phố Sydney, Úc Đại Lợi buổi xế ngày thứ Ba 15 tháng Bảy2019 vừa qua khơi dậy trong tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Thoạt tiên, tôi nghĩ: may quá, hung thủ Mert Ney chỉ có trong tay một con dao làm bếp! Nếu người thanh niên này có súng liên thanh hay vũ khí giết người hàng loạt trong tay thì có lẽ số người chết oan chắc phải rất nhiếu. Cảm thương trước số phận hẩm hiu của một số nạn nhân, không hiểu sao tôi cũng thấy thương hại đối với chính hung thủ: giữa thanh thiên bạch nhựt, cầm dao đâm túi bụi vào bất cứ ai mình gặp…chỉ có thể là hành động của một kẻ điên loạn mà thôi.
Tuy đã xa lắc xa lơ nhưng chuyện đâm chém ở Sydney vừa qua không khỏi gợi lên trong ký ức của tôi một vụ án mạng xảy ra trong làng tôi vào khoảng giữa thập niên 1960. Làng tôi nằm sát nách một trong những quận lỵ quan trọng trong tỉnh. Ngoài những vụ pháo kích bừa bãi trật mục tiêu khiến cho nhiều người trong làng tôi phải oan mạng, mấy ông Việt Cộng còn thường xuyên bò về làng tôi để tấn công vào quận. Bị một đơn vị Biệt Kích Mỹ trấn đóng trong làng phục kích bắn chết là chuyện “thường ngày ở huyện” đối với mấy ông du kích. Cứ vài tuần lại có một số tử thi được mang ra “phơi” ở dọc đường để cho thân nhân bà con đến nhận diện và đem về mai táng. Người dân làng tưởng như chai lì trước cảnh tượng chết chóc ấy. Thế nhưng vào một buổi trưa mùa hè nóng bức, cả làng xôn xao trước một cảnh tượng hãi hùng: một người đàn ông trên 30 tuổi dùng dao phay chém chết người cha của mình, lôi ông ra trước nhà, cắt lưỡi ông và sau đó chạy thẳng lên nhà thờ cách đó vài trăm thước, xông vào nhà xứ và chém túi bụi vào vị linh mục quản xứ. Kịp tri hô, nhiều người đã nhanh chóng can thiệp để cứu vị linh mục.
Được biết hung thủ là một người “điên”. Thời đó, dân làng tôi chưa quen với kiểu nói “bệnh tâm thần”, nghe có vẻ “hàn lâm” và trừu tượng. Họ chỉ biết có 2 hạng người là khùng và điên! “Khùng” là hơi bị sái trí, cư xử và hành động không giống ai. Còn “điên” thì nặng hơn: hoàn toàn mất trí, lúc tỉnh lúc mê…Nghe nói hung thủ giết cha trong làng tôi trước kia là một người bình thường. Anh cũng có vợ con như mọi người. Nhưng sau một thời gian đi lính, bị thương nặng, với một mảnh đạn còn ghim trong đầu, anh được chẩn đoán là “điên” và được đưa vào nhà thương “Chợ Quán” để chữa trị. Nghĩ rằng anh đã hoàn toàn bình phục, nhà thương cho anh về lại gia đình. Không ngờ khí trời mùa hè nóng bức chăng, cơn “điên” tái phát khiến anh đã cầm dao gây ra án mạng. Anh đã được áp giải trở lại nhà thương “Chợ Quán” và có lẽ đã qua đời ở đó.
Tôi thấy thương anh. Anh chẳng có trách nhiệm gì trong cái chết của cha anh và dĩ nhiên vị linh mục cũng như cả làng tôi, chẳng có ai lên án anh.
Trong thời gian gần đây, cứ mỗi khi xảy ra một vụ bắn giết hàng loạt ở Mỹ, tôi lại nghĩ đến anh. Bởi lẽ, hễ cứ có bắn giết hay đâm chém người ta lại nói đến những người mặc bệnh tâm thần.
Hai vụ bắn giết mới nhứt tại Hoa Kỳ, một tại El Paso, Tiểu bang Texas và một tại Dayton, Tiểu bang Ohio, lại được dịp cho nhiều người lôi những người mắc bệnh tâm thần ra để trút lên đó mọi thứ tội lỗi. Đại diện cho nhóm người này, dĩ nhiên, không ai khác hơn là tổng thống Donald Trump. Trong một cuộc tập họp của những người ủng hộ ông tại Tiểu bang New Hampshire, đông bắc Hoa Kỳ, Tổng thống Trump hứa: “Chúng ta sẽ đưa những người mắc bệnh tâm thần và những thành phần nguy hiểm ra khỏi phố xá để chúng ta không còn phải quá bận tâm về họ. Đây quả là một vấn đề lớn. Có những người bệnh hoạn thật sự và họ đang ở giữa phố xá”. Ông giải thích: “Cò súng không tự kích hỏa mà là người cầm súng”. Và như vậy, theo ông Trump người cầm súng và bóp cò ở Mỹ chính là những người mắc bệnh tâm thần!
Cách đây vài ba chục năm, những người bị tâm thần thường bị quản thúc trong những viện tâm thần. Điều này dẫn đến việc nhiều người mắc bịnh tâm thần bị tách ra khỏi xã hội và gia đình một cách không cần thiết, có khi phải sống suốt đời trong bốn bức tường của viện và bị cưỡng ép dùng những phương pháp trị liệu ngoài ý muốn. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong lãnh vực tâm thần, hầu hết được sống hòa đồng với cộng đồng.
Thật ra, những người mắc bệnh tâm thần đâu phải là những quái vật hay là những thành phần xấu trong xã hội. Rối loạn tâm thần là một chứng bệnh không biết “kỳ thị”: da mầu, da trắng, “có đạo” hay “không có đạo”, đàn ông hay đàn bà, là cha, là mẹ, là cảnh sát viên, là bác sĩ, luật sư, già trẻ lớn bé hay ngay cả những kẻ đang cầm cân nẩy mực trong một quốc gia…ít hay nhiều, ai cũng có thể mắc bệnh tâm thần. Và ngay cả khi mắc bệnh tâm thần, người ta cũng vẫn có thể có một cuộc sống lành mạnh, thành công và hạnh phúc! Tuy nhiên, ngược lại với cái nhìn của Tổng thống Trump và của nhiều người, các chuyên gia tâm lý cho rằng liên kết những vụ bắn giết với bệnh tâm thần là một điều bất công.
Trong cuốn sách “Gun Violence and Mental Illness” (Súng, bạo động và bệnh tâm thần) xuất bản năm 2016, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tỷ lệ những vụ bắn giết hàng loạt do những người mặc bệnh tâm thần trầm trọng thực hiện không chiếm quá một phần trăm của tất cả những vụ sát nhân liên quan đến súng đạn.
Theo thống kê, trên toàn thế giới, cứ 7 người thì có một người bị rối loạn tâm thần. Điều này có nghĩa là trong năm 2017 trên thế giới có khoảng một tỷ người đã từng bị rối loạn tâm thần. Riêng tại Mỹ, cứ 5 người lớn có một người (nghĩa là 46.6 triệu người) sống với chứng rối loạn tâm thần. Theo một cuộc thăm dò hồi năm 2017, có đến 40 phần trăm người Mỹ nói rằng họ có một cây súng hay sống trong một gia đình có ít nhứt một cây súng. Tỷ lệ sát nhân hay ngộ sát bằng súng đạn tại Mỹ được xem là cao nhứt trong thế giới phát triển. Chỉ trong năm 2017, đã có gần 11.000 cái chết do hành động sát nhân hay ngộ sát bằng súng đạn. Những vụ giết người bằng súng đạn tại Mỹ chiếm 73 phần trăm những vụ sát nhân. Trong khi tại Gia Nã Đại, tỷ lệ này chỉ chiếm 38 phần trăm, và chỉ có 3 phần trăm tại xứ Anh và Wales. Thống kê còn cho thấy rằng Hoa Kỳ là nơi dân sự có nhiều súng đạn nhứt trên thế giới (x.https://www.psychologytoday.com/au/blog/happiness-is-state-mind/201908/we-need-stop-blaming-mental-illness-mass-shootings).
Điều đáng suy nghĩ là theo các cuộc nghiên cứu, đa số những cá nhân được chẩn đoán có mắc bệnh tâm thần lại không hề có thái độ bạo động đối với người khác. Phần lớn xem tự tử như giải pháp duy nhứt để chấm dứt nỗi khổ tinh thần và cảm xúc của họ.
Nếu phần lớn những người mắc bệnh tâm thần không có thái độ bạo động đối với người khác và nếu tỷ lệ của những vụ bắn giết hàng loạt do những người mắc bệnh tâm thần trầm trọng thực hiện không chiếm đến một phần trăm của tất cả những vụ sát nhân bằng súng đạn thì trút bỏ lên họ mọi tội lỗi mỗi khi có bắn giết xảy ra chẳng khác nào chỉ nhìn thấy những con kiến nhỏ mà đui mù trước những con voi lồ lộ trong phòng là những động lực thúc đẩy từ những người chủ trương và gieo rắc chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và hận thù. Hãy đọc lại “tuyên ngôn” của tên sát nhân tại Christchurch, Tân Tây Lan dạo trung tuần tháng Ba vừa qua hay của kẻ giết người hàng loạt tại El Paso mới đây để thấy không gì oan ức cho bằng trút mọi tỗi lỗi lên đầu những người mắc bệnh tâm thần để chạy tội cho những kẻ có chủ trương kỳ thị chủng tộc và gieo rắc hận thù cũng như những kẻ làm giàu bằng súng đạn. Ông Trump nói không sai: “Cò súng không tự kích hỏa”. Nhưng nếu không bị châm ngòi bởi những ý tưởng ngông cuồng, thù hận, một người tự nhận là bình thường không thể ngang nhiên bắn vào người khác một cách vô tội vạ hay bắn người như một “sứ mệnh cao cả”.
Bệnh tật không phải là một cái tội. Cũng như bất cứ bệnh nhân nào, người mắc bệnh tâm thần cần được cảm thông hơn là lên án. Với thống kê 1 trong 5 người ở Mỹ từng bị chuẩn đoán bị tâm thần ở một mức độ nào đó trong một giai đoạn nào đó trong đời, thì có lẽ tôi hay bất cứ ai trong chúng ta cũng nằm trong con số thống kê đó. Vấn nạn bắn giết là một con voi mà bệnh tâm thần chỉ là một phần nhỏ.
Xét cho cùng, chỉ có sự cảm thông, nhứt là cảm thông trước những dị biệt của người khác, mới giúp giảm bớt được bạo động trong xã hội và dĩ nhiên cũng mang lại an lạc cho thân tâm.
Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.