logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/09/2019 lúc 10:29:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong bối cảnh chính trị hiện nay, những thuật ngữ liên quan đến di cư, di dân chợt bùng nổ trong xã hội Hoa Kỳ.  Trong đó có chữ “birthright”.
 
“Birthright” diễn dịch một cách đơn giản là “quyền có quốc tịch” theo nơi sinh.  Quyền quốc tịch vốn là một chủ đề phức tạp trong quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia.  Hơn ai hết, Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, một đất nước được hình thành bởi nhiều chủng tộc, vấn đề quyền quốc tịch luôn luôn là trọng điểm ngay từ ngày lập quốc.
 
Một cách tổng quát, về nền tảng lý luận luật pháp: sự thành lập quyền quốc tịch của mọi quốc gia trên thế giới đều dựa trên hai khái niệm căn bản là “Jus Sanguinis” và “Jus Soli”.
  
 
KHÁI NIỆM “JUS SANGUINIS” VÀ “JUS SOLI”
 
 “Jus Sanguinis” có nghĩa là quyền theo huyết thống.  Tức là: Con sanh ra có quyền mặc nhiên thừa hưởng quốc tịch của cha hay mẹ.  Đây là khái niệm được chấp nhận ở mọi quốc gia trên thế giới.
 
“Jus Soli” có nghĩa là quyền quốc tịch theo nơi sanh.  Nhiều quốc gia áp dụng khái niệm cho quyền quốc tịch những ai sinh ra trên lãnh thổ. Hiện nay, có 30 quốc gia áp dụng khái niệm Jus Soli, trong đó có Hoa Kỳ.
 
Trong khi, không cần phải bàn cãi việc đưa ra luật quốc tịch dựa trên khái niệm “Jus Sanguinis”, tuy nhiên, khi áp dụng khái niệm “Jus Soli” thì các quốc gia hầu như phải tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
  
 
KHỞI THỦY QUYỀN CÔNG DÂN THEO NƠI SINH RA TẠI HOA KỲ CHỈ ÁP DỤNG CHO NGƯỜI DA TRẮNG
 
Năm 1787, Hiến Pháp Hoa Kỳ định nghĩa Công Dân là những người sinh ra tại hoặc nhập tịch Hoa Kỳ và những lãnh thổ thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ.  Sau khi giành độc lập hoàn toàn từ Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ vẫn tiếp nhận những làn sóng di dân từ Âu Châu tiếp tục đổ vào. Do đó, nhu cầu thiết lập quyền công dân cần được nới rộng.  Luật nhập tịch năm 1790 viết rằng: “That any Alien being a free white person, who shall have resided within . . . the United States for the term of two years, may be admitted to become a citizen.”  Tạm dịch: “Những người da trắng tự chủ có thể được quyền công dân nếu sống tại Hoa Kỳ 2 năm.” Luật còn đòi hỏi người xin nhập tịch phải có nhân thân tốt và tuyên thệ trung thành với Hiến Pháp Hoa Kỳ.  
 
Luật 1790 cũng cho phép con cái dưới 21 tuổi của những người này, dù không sinh ra tại Hoa Kỳ, cũng được cấp quyền công dân.  Luật trên được tu chính vào năm 1795 đòi hỏi thời gian cư trú là 5 năm, đây cũng là tiêu chuẩn trong nhiều năm sau này (ngoại trừ thay đổi vào năm 1798 đòi hỏi 14 năm, nhưng sang năm 1802 lại trở lại 5 năm).
 
Nhưng luật nhập tịch thời gian này không hề đá động đến hai nhóm dân đông đảo cùng hiện hữu tại xã hội Hoa Kỳ lúc ấy là “dân nô lệ” và những “thổ dân da đỏ”.  Những người thuộc hai  nhóm này không được xem là công dân Hoa Kỳ lúc đó.  Thật mỉa mai, người thổ dân da đỏ mới thật sự là chủ nhân Mỹ Châu và nền văn minh Inca phát triển rực rỡ trước khi Christopher Columbus chưa ra đời.  Còn những người gốc Phi Châu bị bắt cóc tại xứ sở của họ rồi bị đem lên các chuyến tàu của người Âu Châu chở sang Mỹ Châu bán làm nô lệ.

Sự thật lịch sử đó nêu rõ bản chất sự hình thành tinh thần kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ.
 
Ngoài ra, ít người chú ý hay biết về nạn kỳ thị lẫn nhau giữa những người da trắng gốc Âu Châu dù đây là một thực tế tệ hại trong thời kỳ đầu lịch sử Hoa Kỳ.  Người Anh và Tô Cách Lan theo Thanh Giáo, hay Tin Lành, qua trước, bạc đãi và hiếp đáp những người Ái Nhĩ Lan và Ý, theo đạo Công Giáo. Do đó, ngay từ sơ khai nền Cộng Hòa Bắc Mỹ, quyền quốc tịch của các di dân thường xuyên bị thách thức. 
 
Một trong những vụ án sớm nhất về quyền quốc tịch theo nơi sinh mà liên quan giữa sắc dân da trắng là vụ Lynch vs Clarke hồi năm 1844.  Trong vụ án này, quan tòa Lewis Sandford ra phán quyết một cô con gái, được sinh ra tại tiểu bang New York, có cha mẹ là di dân gốc Ái Nhĩ Lan, là công dân Hoa Kỳ.  Khi vụ án xảy ra, cha mẹ cô gái đã trở về cố quốc. Trong án lệnh, thẩm phán Sandford lập luận: “By the law of the United States, every person born within the dominions and allegiance of the United States, whatever were the situation of his parents, is a natural born citizen.”  Tạm dịch: “Chiếu theo luật của Hoa Kỳ, mỗi cá nhân sinh ra trong phạm vi chủ quyền và lãnh thổ của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, bất luận hoàn cảnh nào của cha mẹ, là công dân bẩm sinh.” 
 
Tuy nhiên, hệ thống tư pháp Hoa Kỳ lại không áp dụng “Jus Soli” trong trường hợp người liên quan không phải người da trắng.
  
 
NỘI CHIẾN NAM BẮC LÀM THAY ĐỔI LUẬT QUỐC TỊCH CHO NGƯỜI GỐC PHI CHÂU
 
Trong vụ án Dred Scott vs Sandford năm 1857, người đào thoát khỏi tay chủ nô Dred Scott, dòng dõi của nộ lệ từ Phi Châu được sinh ra tại Hoa Kỳ, không được xem là công dân.  Chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Roger B. Taney ra phán quyết: Không có bất ký dòng dõi nô lệ Phi Châu nào được xem là công dân ngay cả được sanh ra tại Hoa Kỳ.
 
Tuy nhiên, kết thúc cuộc nội chiến Nam Bắc với chiến thắng của phe Liên Quân Miền Bắc chống chế độ nô lệ đã làm tâm thức chủ nô ở Hoa Kỳ thay đổi.  Năm 1864, Bộ trưởng tư pháp Hoa Kỳ, Edward Bates, nối kết vấn đề quốc tịch theo nơi sinh với những chiến binh gốc nô lệ Phi Châu trong quân đội Liên Quân Miền Bắc đã khẳng định tất cả những người tự chủ da màu sinh ra tại lãnh thổ Hoa Kỳ đều là công dân.  Thời hậu chiến, Quốc Hội đã thông qua luật dân quyền ban quyền công dân cho tất cả những ai sinh ra tại Hoa Kỳ và những người đó không bị lệ thuộc trong vòng tài phán của bất kỳ quốc gia ngoại quốc nào.
 
Và theo trình tự phát triển xã hội sau cuộc Nội Chiến, đến lúc Hiến Pháp Hoa Kỳ, văn bản luật cao nhất của quốc gia, được cập nhật tình trạng quyền quốc tịch với Tu Chánh Án 14.
 
TU CHÁNH ÁN 14 XÁC ĐỊNH QUYỀN QUỐC TỊCH THEO NƠI SINH TẠI HOA KỲ
 
Năm 1868, Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn thuận Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ áp dụng khái niệm “Jus Soli,” viết: 
 
 “All persons born or naturalized in the United States, and subject to the jurisdiction thereof, are citizens of the United States and of the state wherein they reside.” Tạm dịch: “Tất cả những ai sinh ra hoặc được nhập tịch Hoa Kỳ trong vùng thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ, là công dân Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ và tiểu bang mà họ cư trú.”  
 
Như vậy, hiến pháp công nhận: Người nào sinh ra ở Hoa Kỳ và vùng lãnh thổ thuộc quyền tài phán của Hoa Kỳ đều là công dân Hoa Kỳ. Chấm hết.   
 
Hệ luận: Cho dù cha mẹ không phải công dân Hoa Kỳ, con sinh ra trên đất Hoa Kỳ, là tự nhiên được hưởng quốc tịch Hoa Kỳ.
 
Tuy nhiên,Tu Chính Án 14 đặt ra một số miễn trừ đó là: Không áp dụng cho con cái sinh ra tại Hoa Kỳ của những viên chức ngoại giao ngoại quốc, thành viên quân ngoại bang chiếm đóng hoặc người thổ dân Mỹ Châu thuộc các chính quyền bộ lạc, vì các nhóm này “không thuộc quyền tài phán” của Hoa Kỳ.
 
Như vậy, luật quốc tịch theo nơi sinh ra không phải là kết quả của một sự kiện đơn giản mà được hình thành theo tiến trình tiến hóa thăng trầm của lịch sử đất nước Hoa Kỳ.  Sự anh minh công lý của luật pháp cũng phải trải qua một quá trình đào thải bất công.  
 
Hai mươi năm sau khi Tu Chánh Án 14 ra đời, một vụ án về hiến pháp lớn xảy ra năm 1898 liên quan đến một bộ luật đầy tính kỳ chủng tộc: Luật Miễn Hoa Kiều (Chinese Exclusion Act).
  
 
VỤ ÁN WONG KIM ARK
 
Wong Kim Ark, một đầu bếp, dòng dõi người Hoa, sinh ra tại Hoa Kỳ năm 1873.  Năm Wong 25 tuối, 1898, ông bị giữ lại không cho nhập cảnh tại San Francisco sau khi trở về từ Trung Hoa.
 
Vì sao?
 
Cho dù, Tu Chánh Án 14 ra đời năm 1868, nhưng 12 năm sau, năm 1882, luật Miễn Hoa Kiều- Chinese Exclusion Act cấm di dân từ Trung Hoa và cấm Hoa Kiều được nhập tịch Hoa Kỳ được thông qua.   Luật này bất chấp thực tế là hệ thống hỏa xa nối liền miền Đông và miền Tây, biểu tượng cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ đã thấm đầy mồ hôi và nước mắt của những người Trung Hoa từ thế kỷ 19.  
 
Khi bị từ chối nhập cảnh, Wong buộc phải sống trên một chiếc tàu hàng nằm tại vịnh San Francisco nhiều tháng trời trong khi chờ luật sư của ông khiếu nại về quyền công dân.  Câu hỏi mấu chốt là song thân của Wong Kim Ark không là công dân nhưng đương sự sinh ra tại Hoa Kỳ có được Tu Chánh Án 14 bảo vệ hay không?
 
Đặc biệt, vụ án này được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chọn thử nghiệm nhằm tạo tiền lệ rằng hậu duệ Hoa Kiều không phải là công dân.  Do đó, vụ án này đi thẳng lên Tối Cao Pháp Viện.
 
Điều không ngờ đã xảy ra một cách ngoạn mục: Wong thắng vụ kiện đối đầu với Bộ Tư Pháp.  Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Horace Gray luận giải: “The Fourteenth Amendment, in clear words and in manifest intent, includes the children born, within the territory of the United States, of all other persons, of whatever race or color, domiciled within the United States.” Tạm dịch: “Tu Chánh Án 14, bằng những ngôn từ rõ ràng và trong chủ ý, bao gồm các trẻ em sinh ra trong lãnh thổ của Hoa Kỳ, con của  bất kỳ người nào, chủng tộc hay màu da nào, đều hợp pháp trong lãnh thổ Hoa Kỳ.”
 
Thẩm Phán Horace Gray lập luận thêm rằng nếu để Tu Chánh Án 14 loại trừ quyền công dân của trẻ em được sinh tại Hoa Kỳ mà là con của công dân quốc gia khác thì quyền quốc tịch hàng ngàn trẻ em, trong tình trạng tương tự, bị đe dọa khi cha mẹ là công dân nước Anh, Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan, Đức, và các quốc gia Âu Châu khác.  Lập luận của Thẩm Phán Gray nêu rõ rằng ban quốc tịch cho một trẻ em người Mỹ gốc Hoa không đe dọa người Mỹ da trắng. Còn nếu tước quyền quốc tịch của Wong, thì về mặt luật pháp, sẽ đe dọa đặc ân quốc tịch mà những người Mỹ da trắng đang có.
 
Án lệ từ vụ kiện của Wong Kim Ark được vận dụng bảo vệ cho người Mỹ gốc Nhật bị đe dọa tước quốc tịch trong vụ án cấp liên bang Regan vs King thời Đệ Nhị Thế Chiến.
 
NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN TẠI HOA KỲ VÀ VẤN ĐỀ NHẬP TỊCH
 
Đối với người Việt Nam ào ạt sang Hoa Kỳ sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 qua các đợt di tản, vượt biên, bảo lãnh và chương trình HO đều được tuần tự nhập tịch và không ít người Việt xem nhận được quốc tịch Hoa Kỳ là một chuyện đương nhiên.  Nhưng với hiểu biết được hoàn cảnh lịch sử sự hình thành Tu Chánh Án 14, và sự tranh đấu của những người thiểu số như trong các vụ án được kể ở phần trên, không có gì “đương nhiên” cả.  
 
NGƯỜI VIỆT MAY MẮN
 
May mắn vì đã được những người thiểu số khác đi trước tranh đấu và trả giá cho những bất công xã hội về mặt luật pháp.  Rõ ràng, nếu không có những người nô lệ da đen chiến đấu hy sinh trong hàng ngũ Liên Quân Miền Bắc thời Nội Chiến Hoa Kỳ thì không có Tu Chánh Án 14, không có án lệ Dred Scotts vs Sanford, Wong Kim Ark, Regan vs King.  
 
Thử tưởng tượng, nếu không có những sự kiện vừa nêu, trong khi bậc cha mẹ thuộc thế hệ thứ nhất đang chờ đợi nhập tịch, thì bao nhiêu hậu duệ của người Việt tị nạn, vừa sinh ra không được thừa nhận quốc tịch và hưởng những ưu đãi dành cho công dân Hoa Kỳ?  Hoặc giả bao nhiêu hậu duệ trong độ tuổi vị thành niên không được “ăn theo” cha mẹ, khi cha mẹ vừa nhập tịch Hoa Kỳ, mà phải chờ đến 18 tuổi để thi quốc tịch, thì suốt trong những năm trung học hay đầu đại học không có quốc tịch thì bao nhiêu ưu tiên cho công dân Hoa Kỳ đến trường sẽ không tới tay họ.
 
Như vậy, liệu rằng lòng hãnh diện trước sự thành công trên con đường học vấn của thế hệ con cháu thứ hai và thứ ba có hay không?
 
Lịch sử cho thấy: Luật Pháp không là qui luật tuyệt đối.  Luật Pháp chỉ là qui ước xã hội được con người đặt ra và luôn có lỗ hổng.  Luật Pháp chỉ trở thành Công Lý và Anh Minh vì những nỗ lực hoàn thiện không ngừng qua sự tranh đấu của những người bị đối xử bất công vì những lỗ hổng đó.
 
Châm ngôn Việt có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
   
 
August, 2019
Mai Phi-Long
______________  
 
Tham Khảo:
 
https://www.history.com/...ip-history-united-states
 
https://www.nationalgeog...r-united-states-history/
 
https://www.britannica.c...ic/Chinese-Exclusion-Act
 
https://www.vox.com/2018...mendment-executive-order
 
https://books.google.com...0test%20case&f=false
  
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.172 giây.