logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/09/2019 lúc 09:08:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Theo dõi các cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ ở Hương Cảng trong hơn 11 tuần lễ vừa qua tôi thường nghĩ đến tài tử võ thuật Lý Tiểu Long( 1940-1973). Tôi cũng tin chắc rằng rất nhiều người trong số hơn 1.5 triệu người tham gia các cuộc biểu tình trong thời gian vừa qua đã tìm được nguồn cảm hứng từ nhà võ sĩ huyền thoại này.
Thật vậy, câu “thần chú” “Hãy là nước” (Be Water) được Lý Tiểu Long tụng niệm để tập luyện và xem như linh hồn của môn phái mới do ông sáng lập, đã được nhiều người Hương Cảng, nhứt là giới trẻ, đưa lên các trang mạng xã hội để kêu gọi nhau xuống đường trong tinh thần ôn hòa. Hình ảnh của hơn một triệu người âm thầm di chuyển trên các khu phố chính, các tòa nhàHãy là nước!
Chính phủ hay ngay cả tại phi trường không thể không gợi lên một dòng nước chảy mạnh có sức phá vỡ mọi thứ cản ngại.
Câu thần chú “Hãy là nước” đã được Lý Tiểu Long ghi lại trong một bài văn nghi luận triết học tại Đại học Washington khi ông vừa đến Hoa Kỳ năm vừa tròn 18 tuổi với tư cách là một công dân của nước này. Trong bài luận văn, người thanh niên nhớ lại những bài học của sư phụ Yip Man, người thường chê trách thói ngựa non háu đá của anh. Người sinh viên triết học kể lại: “Sau nhiều giờ nghiền ngẫm và tập luyện, tôi đã quăng hết mọi thứ để xuống biển chèo xuồng một mình. Trên biển, tôi không ngừng nghĩ đến thời gian đã tập luyện: tôi bực tức đến độ đã dùng nắm tay đấm vào nước! Chính giây phút đó một ý nghĩ đã chợt đến với tôi: phải chăng nước không là cốt lõi của “Công Phu” (Võ thuật Trung Hoa)? Phải chăng nước đã chẳng cho thấy tức khắc nguyên tắc của “Công Phu”? Tôi đã “đánh” nước, nhưng nước đã chẳng hề hấn gì…Cái chất này, vốn là thứ mềm mỏng nhứt trên thế giới, lại có thể được đựng trong bình chứa nhỏ nhứt, xem ra rất mỏng manh. Trong thực tế, nước có thể đi vào chất liệu cứng nhứt trên thế giới. Vậy đó! Kể từ đó tôi đã tìm cách trở nên như nước”.
(https://blog.mondediplo.net/tarantino-a-hongkong).
“Hãy là nước” (Be Water), câu thần chú này của Lý Tiểu Long không chỉ có giá trị trong võ thuật hay được áp dụng trong các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân Hương Cảng. Tôi nghĩ nó cũng cần phải được mang ra tụng niệm trong trường học làm người. “Hãy là nước” có nghĩa là hãy tập luyện và ứng xử bằng chữ “Nhẫn”.
Trong triết lý Á đông cũng như trong ngôn ngữ Tây Phương, chữ “Nhẫn” không chỉ nói lên sự nhẫn nhục, chịu đựng khi đứng trước nghịch cảnh, nó cũng bao gồm những đức tính khác như tự chủ, khiêm tốn, khoan nhượng, quảng đại, nhân ái…Tựu trung đó là cột trụ và linh hồn của mọi nhân đức.
Nhưng ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật dường như không còn muốn dành một chỗ đứng cho một nhân đức như thế trong xã hội. Chữ nhẫn xem ra đã lỗi thời. Trong một cuộc nghiên cứu với một triệu người sử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, chỉ trong khoảng 10 giây đồng hồ, một nửa những người sử dụng đã bỏ cuộc đối với những băng hình nào không chịu chiếu lên màn ảnh. Tệ hơn, những người sử dụng những thiết bị có tốc độ nhanh nhứt là những người bỏ cuộc nhanh nhứt. Điều này cho thấy sự tiến bộ kỹ thuật đang xói mòn sự kiên nhẫn của con người. Chờ đợi, ngay cả chỉ chờ đợi trong một thời gian rất ngắn, đã trở thành một sự tra tấn vượt quá sức chịu đựng của nhiều người. Từ thức ăn nhanh (fast food) cho đến bất cứ một nhu cầu nào khác, cái gì con người thời đại cũng muốn có tức khắc. Nhưng bạo phát thường cũng là bạo tàn.
Tôi không được học Hán văn cho đến nơi đến chốn. Nhưng tra tự điển Hán Việt, tôi thấy chữ Nhẫn được ghép từ hai chữ: Đao ở trên và Tâm ở dưới. Tâm, tức trái tim, mà không chịu nằm yên thì Đao, tức con dao, sẽ phập xuống tức thì. Như vậy, nếu biết nhẫn nhục chịu đựng thì dao có kề cổ cũng vẫn bình yên vô sự !
Dường như Michelangelo hay một bậc vĩ nhân nào đó đã nói: “Thiên tài là một sự kiên nhẫn trường cửu”. Riêng văn sĩ Pháp Jean de La Bruyère (1645-1696) giải thích: “Không có con đường nào quá dài đối với người cương quyết tiến tới và không vội vàng; không có vinh dự nào xa vời đối với người kiên trì chuẩn bị để lãnh nhận nó”. Không là thiên tài, nhưng tuổi đời cũng vừa đủ để tôi nhận ra rằng có chữ Nhẫn con người có thể thành công trong mọi lãnh vực của cuộc sống. Chỉ riêng với việc chăm sóc sức khỏe, tôi thấy rằng nếu thiếu chữ Nhẫn, có lẽ tôi chẳng còn sống cho tới ngày hôm nay. Tôi đã thắng được một số bệnh tật nhờ kiên trì chiến đấu chống lại một số “lăng nhăng” như thuốc lá và rượu cũng như nhờ vận động cơ thể mỗi ngày… Các nhà nghiên cứu thường đánh giá chỉ số sức khỏe của con người và chỉ số nhẫn nhịn của họ; sự nhẫn nhịn có thể thúc đẩy sức khỏe của con người. Chỉ số nhẫn nhịn của một người càng cao thì tâm lý của người ấy càng lành mạnh. Một cách cụ thể, sự nhẫn nhục có thể giúp làm giảm các cơn đau và khả năng mắc bệnh tim mạch…
Nhưng không đâu chữ Nhẫn quan trọng cho bằng quan hệ giữa người với người. Xét cho cùng, nhẫn nhục cũng chính là tên gọi khác của sự cảm thông. Có nhẫn nhục thì người ta mới chịu khó bỏ thì giờ công sức và tâm trí vào việc tìm hiểu và cảm thông với người khác. Người biết cảm thông là người không tìm cách miệt thị và loại trừ người khác, nhưng tìm cách biến họ thành bạn hữu và đồng minh. Hiểu như thế thì nhẫn nhục hay cảm thông không phải là biểu hiện của yếu nhược mà là sức mạnh.
“Hãy là nước”: đoàn người biểu tình ở Hương Cảng đã kiên trì tiến tới như một dòng nước! Tôi không biết rồi đây tương lai của một Hương Cảng tự do sẽ như thế nào. Biết đâu những gì xảy ra ở Thiên An Môn ngày 4 tháng Sáu năm 1989 lại chẳng lập lại ở Hương Cảng trong những ngày sắp tới. Nhưng liệu sự đàn áp đã man của Trung Cộng có phải là một chiến thắng thực sự không?
Thế giới không chỉ dựa vào kinh tế để đánh giá sức mạnh của Trung Cộng. Hình ảnh của một người thanh niên vô danh không dùng một thứ khí giới nào khác hơn là tấm thân nhỏ bé còm cõi của mình để chận đứng nguyên một đoàn xe tăng thiết giáp đã nói lên sức mạnh đích thực của chữ Nhẫn: nó đã đánh thức được lương tâm của nhân loại trước những giá trị đích thực trong cuộc sống con người!
Đoàn người biểu tình ở Hương Cảng đã và đang là một dòng nước tiến tới trước bạo quyền. Họ có thể sẽ bị đàn áp một cách dã man. Các cuộc biều tình có thể sẽ bị dập tắt. Nhưng thế giới vẫn nhận ra rằng trong cuộc sống con người sức mạnh đích thực không phải là súng đạn hay bạo lực, mà là “dòng nước” của sự nhẫn nhục, cảm thông, ôn hòa, nhân ái.
Chu Văn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.