logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/09/2019 lúc 09:10:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
1.
Sáng chủ nhật nên đồng hồ báo thức cũng nghỉ cuối tuần, ngặt cái đồng hồ sinh học trong người cứ đúng giờ là dựng thân chủ của nó dậy. Nằm nhớ những sáng chủ nhật của mùa đông cũ mà thương thân, chui ra khỏi cái mền dầy là tay chân lạnh cóng, nhưng tập mãi cũng không quen được thói quen mang vớ, mang găng tay. Ôi cái gốc nông dân rồi di dân nên những buổi sáng mùa đông trong căn nhà nhỏ thêm cô quạnh và nỗi nhớ tràn về…
Sáng nay cũng chủ nhật nhưng vào cuối hè nên mặt trời vẫn còn thức sớm, ngoài vườn rộn tiếng chim. Còn quá sớm nên trời chưa nóng dữ, tôi thả bộ ra vườn với ly cà phê đầu ngày. Nhìn hoa lá xôn xao với đủ thứ rau mùi, bạc hà che dù cho tía tô tím ngát; đọt lá lốp như Việt cộng nằm vùng, bò chen vào bụi riềng cứ nhởn nhơ đọt lá trên cao mà không cảnh giác hạ tầng cơ sở. Hoa đậu bắp vàng nhung nhớ ngày xưa, hoa hẹ trắng bần thần dĩ vãng… nhiều giống ớt chen nhau không gian để thở vì mảnh đất trồng thì nhỏ mà người trồng lại muốn trồng đủ các loại ớt, nhưng cũng chắc nhờ vậy mà rau càng cua được bóng những cây ớt che nắng nên xanh mướt cả vườn như vuông mạ non…
Nơi góc vườn chim chóc líu lo trên cây táo tàu vì táo đã ửng chín. Nhớ mươi năm trước là hái tranh với chim ăn, sóc vặt, để đem vào nhà hấp bằng chõ đồ xôi, rồi phơi nắng hạ cho táo thật khô. Sau đó ngâm vô rượu vodka trắng, đem giấu hũ rượu ngâm vô phòng sách là thích hợp nhất về độ ánh sáng, độ ẩm lạnh, và quan trọng nhất là không lọt vô tầm mắt của những người bạn thích cái chung nhỏ nhỏ, nóng nóng, chuyền chuyền… thì mới giữ được tới những ngày gió bấc về mà tỉ tê với giọt mưa thu; ngày không đi làm được vì tuyết đổ trắng trời thì lại xin khất mẹ “xuân này con không về…” Tình mẹ, tình quê ngọt như hương táo cây nhà lá vườn, lòng con đắng cay như vodka không màu, không mùi nên càng cay đắng.
Sao nay đứng lặng nhìn sóc đuổi chim bay để tranh ăn; chim cũng không vừa, hè nhau tấn công lại sóc tới cong đuôi chạy. Cuộc sinh tồn khốc liệt từ muông thú thì nói gì tới con người có trí tuệ nên chiến tranh từ xa xưa tới mai sau cũng sẽ không bao giờ hết.
Có phải cuộc sinh tồn đầy rủi ro và được mất là nguồn gốc của các tôn giáo ra đời để giúp con người bớt sát hại đồng loại; nhưng muông thú không suy tư, sao cũng chiến đấu tới cùng?
Tôi âm u trong câu hỏi tự đặt ra để làm khó mình vào một sáng Chủ nhật chỉ có việc uống cà phê thôi thì sao không khơi nguồn sáng tạo mà lại muốn nhức đầu? Có lẽ do nhớ tới người đã cho tôi cây táo để trồng, nhớ tới những người bạn thích thù tạc loại rượu vodka ngâm táo tàu. Rượu cây nhà lá vườn ấy có màu tuyệt đẹp, vị lại dễ uống. Cứ mùa cuối tháng mười về cuối năm, mấy anh em đi câu về thì đốt cái lò ngoài sân sau nhà để vừa sưởi ấm, vừa nướng xù mấy con cá câu, rồi lai rai ba sợi, lẩy khẩy đàn thùng chút nhạc lính của Trần Thiện Thanh là mấy ông anh lính già ca hát tới quên hết mấy chị hiền ngắp vặt trong nhà…
Nhưng mươi năm rồi nên sáng nay bỡ ngỡ với người xưa nay đâu? Chị cộng tác viên cho cây táo chắc còn khoẻ, nhưng đã lâu không thấy chị viết nữa. Mấy ông anh lính già quắc cần câu nhưng còn cầm cờ, mặc quân phục đi diễu hành ngày quốc hận 30 tháng 04 đã thưa dần như lá xa cành tuần tự…
…Chỉ còn lời cảm ơn các anh chị đã ghé chơi tệ xá của tiểu đệ một quãng ngắn thời gian như nỗi nhớ dài trong đời người sau…
2.
Chủ nhật buồn – là bài hát từ trong nhà văng vẳng ra vườn. Nguyên gốc tiếng Hungary là Szomorú Vasárnap, và tên tiếng Anh của bài hát là Gloomy Sunday. Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress sáng tác làm kỷ niệm cho một lần thất tình của nhạc sĩ nên sau khi trình làng đã làm cho hàng trăm người tự tử với bài hát quá buồn và được mệnh danh là “Bài hát tử thần”. Nó còn được biết đến với cái tên “Bài ca tự sát Hungary – Hungarian Suicide Song. Qua tới Việt nam thì nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt vả đặt tên là “Chủ nhật buồn”.
Buồn thật. Buồn thật là buồn như đêm qua tôi nghe ca khúc ấy… rồi khó ngủ. Sáng nay lên mạng tìm lý lịch trích ngang của nhạc phẩm và nhạc sĩ sáng tác. Rồi nghe lại một mình như chuông gọi hồn ai bởi biết bao kỷ niệm tràn về…
Lang thang ra vườn tôi chợt nghĩ, đến một lúc nào đó người ta nghe một bản nhạc không phải là nghe lời bản nhạc đó hay quá, ai soạn hợp âm hay quá, hay ca sĩ hát hay quá… mà là nghe dĩ vãng đã qua, nghe đến “mặc lệ tràn câu thiên thu” thì vỡ oà.
3.
Thật lãng đãng từ vườn rau tỵ nạn lan man tới bản nhạc Chủ nhật buồn, chẳng liên quan gì nhau, nên thăng hoa tới mấy con cá rô…
Cơ man là cá rô dưới con suối sau nhà, nhưng tôi chẳng thể mua được cái lưỡi câu bé xíu, bé xíu tới gọi là bé xíu xìu xiu ở Mỹ, nên đàn cá rô cứ mặc sức trêu ngươi.
Đến hôm đưa anh bạn là lính cũ về Việt nam thăm mồ mả ông bà cha mẹ một lần trước khi anh chết vì anh già quá rồi, anh hỏi tôi trước lúc chia tay nhau ngoài phi trường, “Mày có muốn mua thứ gì bên Việt nam thì nói đi. Anh về. Anh mua cho…”
Tôi nói, “hết mấy ông anh là lính cũ của em ở thành Đà thì chỉ có mình anh là dân ruộng thứ thiệt như em. Nếu được. Anh Hai Lúa mua cho em mấy cái lưỡi câu cá rô, vì em tìm đỏ con mắt ở Mỹ rồi nhưng không có…”
Hai anh em tôi cười đã thiệt ngoài phi trường, vì ai mà nghĩ được hai người bạn vong niên chia tay nhau ở phi trường lớn thứ tư trên nước Mỹ mà chỉ xin mua cho em mấy cái lưỡi câu cá rô khi ông anh về quê lần đầu cũng như lần cuối.
Vậy đó. Tôi vô nhà, kéo hộc tủ bàn viết, là nơi cất giữ rất nhiều thứ không ai hiểu vì sao lại nằm trong đó? Tìm tìm một chút cũng thấy được hộp lưỡi câu cá rô tới một trăm cái, mà chưa xài cái nào dù đã có cả chục năm nay.
Có ông anh cũng là lính cũ mãi bên Toronto, ông ấy mắng tôi bầy đặt già thì nay chắc anh tin là tôi già không bầy đặt nữa, vì tôi không sao cột được cái lưỡi câu cá rô nhỏ xíu xìu xiu nên cái lỗ để xỏ cước nhỏ tới… tôi đi lấy kính lúp để xỏ cước cột lưỡi câu.
Nói nghe ha. Cá rô, cá sặc nhạy mồi trứng kiến dữ lắm. Nhưng xung quanh nhà tôi chỉ dễ bị kiến cắn thôi chứ ổ trứng của chúng ở đâu thì tôi tính là bên nhà hàng xóm.
Thôi đành ra vườn bới mấy con trùn làm mồi. Nhớ ơi là nhớ mấy thằng bạn nhỏ trong xóm thuở câu cá, tắm sông, chơi tạt lon ở quê nhà, nhưng lạ lùng là trong ký ức mù sương vẫn còn nguyên từng gương mặt, mái đầu cháy nắng của mỗi đứa mỗi kiểu khác nhau mới ra mùi khét nắng cũng khác nhau mới độc. Thằng sún răng trên thì thằng răng dưới bỏ đi chơi riêng… nhớ những khoảng trống vô duyên của hàm răng, hay nhớ những nụ cười khi đời chưa vướng bận vì còn (có) những khoảng trống?
Tôi ra suối. Ngồi móc con trùn vô lưỡi câu, nhớ cả đoạn ân tình với anh Hai Lúa. Khi làm không hết việc thì anh em không có thời giờ đi nhậu, nên làm được bao nhiêu đem về nhà giao hết cho vợ. Cái vụ này hối hận tới chết vì khi bác sĩ chê, anh Hai tôi nói vợ, “Mua cho anh chai rượu ngon thật là ngon đi em. Để anh em nào còn nhớ tới anh, tới thăm anh thì cưa với nó một chung tạm biệt…”
Nhưng chị Hai tôi sợ tới không dám mua là sợ anh Hai chết chứ không phải tiếc tiền mua chai rượu ngon thật là ngon. Nhưng cuối cùng ổng cũng bỏ đi chơi một mình.
Tôi hiểu đàn bà hơn.
Nhớ anh Hai là nhớ hồi ít việc, anh em chia nhau xấp tiền làm công mỏng lét để về trả “biêu” vì cuối tháng rồi! Ai cũng muốn nói với nhau là ra quán làm vài ve giải khát, nhưng ai cũng lầm lũi ra xe lặng thinh…
Thương cái tình quân dân cá nước ở những cú điện thoại khi đang lái xe, “…thằng mắc dịch. Tao lái nãy giờ cũng chưa quên được cái mặt đưa đám của mày. Thôi, ghé nhà anh đi. Tháng này mình héo quá thì anh cũng còn hũ rượu thuốc ở nhà. Mày nhợn gắng gích (rắn rít), bìm bịp… không dám uống thì ngồi coi anh uống…”
Đã bao lọn gió lòn sống lưng tới nổi da gà khi đêm thu buồn bã ánh trăng khuya, cơn bão tuyết nào qua đây chỉ có hai anh em nhà họ men không sợ chết vì chết ngắc trước khi bão tới patio nhà anh Hai Lúa. Chị Hai-nhà-máy-chà chỉ đủ sức gom hết mền trong nhà ra đắp cho hai cục cưng của ngài lưu linh… để sáng chửi cho xứng danh chị Hai-nhà-máy-chà là Lúa cỡ nào chị cũng chà cho ra trấu, ra gạo mới thôi. Ha chị Hai?
Sao anh Hai lại đi rồi khi thằng em câu được mấy con cá rô ngoài suối bằng lưỡi câu từ quê nhà anh đem sang.
Tôi nướng xù mấy con cá rô để nghe mùi cá cháy cho đỡ thèm tiếng anh sang sảng giọng miền nam rặt, “… mày ngu thấy mẹ. Cá gô (rô) đồng thì hổng có làm con mẹ gì hết cho mất công mà hết ngon nữa. Mày cứ thảy nắm muối vô xô cá cho tự tụi nó quẩy bớt nhớt, rồi nướng xù lên, chấm nước mắm me. Ớt nhà tươi rói, rau nhà đủ loại… không có nhà hàng nào bì lại tụi mình đâu…”
Giá còn anh chắc đêm nay muỗi được no với anh em mình vì chị Hai cũng đâu còn đi đắp mền nổi cho hai anh em, để sáng ra chửi chơi như hát tình anh lính chiến ha anh Hai.
Nhớ anh Hai khi con cá rô nhễu mỡ xuống than hồng, cháy lên đúng cái lửa xanh lục, khói trắng có lọn, và mùi thơm bất tử của tri âm…
Hình như vì sao Hai Lúa mới xẹt xuống tệ xá của tiểu đệ còn nhớ tới những người muôn năm cũ…
Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.