logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/09/2019 lúc 09:38:41(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Kirsan Ilyumzhinov bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt từ 2015
Kirsan Ilyumzhinov từng là nhân vật quyền lực nhất trong làng cờ thế giới trong cương vị Chủ tịch Liên đoàn Cờ vua thế giới (FIDE) từ năm 1995.
Ông từng làm tổng thống một nước cộng hòa thuộc LB Nga, là tín đồ Phật giáo, ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma nhưng vẫn giữ thẻ đảng viên cộng sản.
Tháng 7/2018, FIDE ngừng chức vụ của doanh nhân người Nga với cáo buộc vi phạm quy tắc đạo đức của liên đoàn.
Trước đó vài năm, tháng 11/2015, ông Ilyumzhinov bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt với cáo buộc giúp đỡ chính phủ Syria.
Sau lệnh trừng phạt của Mỹ, FIDE cho hay ông Ilyumzhinov không còn tham gia hoạt động quản lý liên quan „pháp lý, tài chính, kinh doanh" nhưng vẫn là chủ tịch FIDE - cho đến sự kiện giữa năm 2018.
BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn ông Kirsan Ilyumzhinov, trong đó có nội dung về mối quan hệ của ông với Việt Nam.
Vào tháng 12/2018, FIDE thông báo đạt một thỏa thuận dàn xếp (Settlement Agreement) với Kirsan Ilyumzhinov.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Kirsan Ilyumzhinov nói về thỏa thuận này:
Kirsan IIyumzhinov: Sau khi tôi bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách trừng phạt thì một số thành viên FIDE cho rằng việc trừng phạt đó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của Liên đoàn cũng như bản thân họ. Vì thế họ cho rằng giải pháp tốt nhất là loại bỏ tôi khỏi hoạt động của FIDE thông qua Uỷ bản Đạo đức của FIDE.
Điều này có hợp pháp hay không là chuyện khác. Điều quan trọng là sau đó FIDE có cuộc điều tra kỹ lưỡng về vấn đề này và đưa đến kết luận tất cả cáo buộc không đúng, bị loại bỏ và công lý đã được khôi phục.
Về phần mình, tôi sẵn sàng hợp tác một cách toàn diện với ban lãnh đạo mới của FIDE.
BBC:Như vậy lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã có ảnh hưởng lớn đến ông. Cũng đã 4 năm kể từ ngày Hoa Kỳ công bố lệnh trừng phạt đó. Ông có nghĩ đến ngày ông có thể được xoá khỏi danh sách đen của Hoa Kỳ?
Kirsan IIyumzhinov: Chắc chắn. Hơn nữa điều này phù hợp với lợi ích của chính quyền và người dân Hoa Kỳ.
Việc đưa tôi vào danh sách đen của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã vi phạm những tuyên bố bấy lâu của Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ là "luật pháp, tôn trọng quyền con người và công lý", đây cũng là những giá trị được chính quyền Hoa Kỳ xây dựng bấy lâu. Hành động của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật: Sự giả định vô tội. Tóm lại, việc này không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý cơ bản.
Tôi xin khẳng định tôi không bất kỳ hành động nào vi phạm để làm cơ sở cho lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Đã nhiều lần tôi đề nghị được tới Hoa Kỳ để đưa ra lời khai đầy đủ cho cơ quan thực thi pháp luật ở đó. Tuy nhiên , vì vài lý do, đề nghị đó không được quan tâm.
Tôi tin rằng những hành động như vậy sẽ phá huỷ danh tiếng của Hoa Kỳ với tư cách là quốc gia dân chủ.
BBC: Dẫu vậy đối với nhiều người, danh tiếng của ông đã bị sứt mẻ sau lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ cũng như vụ việc ở FIDE. Ông nghĩ liệu mọi người sẽ nhớ đến ông cũng như những điều ông đã làm cho cờ vua như thế nào?
Kirsan IIyumzhinov: Điều đó hãy để những thế hệ chơi cờ vua tiếp theo quyết định. Như đạo diễn, biên kịch người Nga Konstantin Stanislavski đã nói: Hãy yêu nghệ thuật trong bản thân bạn chứ đừng yêu bạn trong nghệ thuật.
Tôi đã yêu cờ vua suốt cuộc đời và thấy được mục tiêu của mình là có một tỷ người chơi cờ vua trên thế giới.
Như vậy thế giới sẽ có một tỷ người thông minh và họ sẽ làm hành tinh chúng ta tốt đẹp hơn mỗi ngày. Bởi lẽ khi con người thông minh hơn, sẽ ít quyết định sai lầm, sẽ sáng suốt hơn và ít mâu thuẫn. Vì vậy tôi và những người cùng chí hướng vẫn thúc đẩy những dự án như " Cờ vua trong trường học", " Cờ vua gia đình",…
Khi có 1 tỷ người trên hành tinh chơi cờ vua thì việc họ có nhớ tới Ilyumzhinov có còn quan trọng?
Cờ vua với tôi như tình yêu từ cái nhìn đầu tiên. Suốt 23 năm qua tôi đã đầu tư hơn 100 triệu USD cho cờ vua và tôi chưa bao giờ kiếm được tiền từ cờ vua. Đó là sở thích và tôi không hối hận về điều đó.
UserPostedImage
Kirsan Ilyumzhinov (Giữa) có mặt trong một đoàn tháp tùng tổng thống Nga thăm Việt Nam năm 2006 "Việt Nam luôn là điểm đến đặc biệt đối với tôi"
BBC:Năm 1995 ngay sau khi đắc cử vị trí chủ tịch Liên đoàn cờ vua Thế giới FIDE, ông đã đến VN và được Chủ tịch nước khi đó là ông Lê Đức Anh tiếp đón. Vì sao ông lại chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên?
Kirsan IIyumzhinov: Đúng là chuyến thăm chính thức đầu tiên khi tôi đắc cử chủ tịch FIDE là Việt Nam.
Lý do đầu tiên là tôi có nhiều bạn Việt Nam khi học ở MGIMO ( Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva) và tôi hay chơi cờ vua với họ. Qua họ tôi được biết ở Việt Nam môn cờ vua khá phát triển.
Ngoài ra, ngay từ năm 1995 tôi nhận thấy Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển không chỉ cờ vua, thể thao mà cả kinh tế, văn hoá. Bởi Việt Nam có lịch sử, văn hoá lâu đời, không bị mai một theo thời gian. Đó là gốc rễ của dân tộc. Rễ cây càng sâu thì cây sẽ càng tốt, những điều này sẽ cho kết quả tốt trong tương lai.
Thực tế đã chứng minh nhận định của tôi chính xác. Năm 1995, Việt Nam không có mặt trong bảng xếp hạng nào thì nay có nhiều đại kiện tướng cờ vua.
Tôi rất vui khi với tư cách chủ tịch FIDE đã từng trao giải cho các nhà vô địch có không ít người, cả nam lẫn nữ đến từ Việt Nam, cầm quốc kỳ Việt Nam.
Với thế hệ trẻ thông minh như vậy chứng tỏ Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn để trở thành đất nước phát triển.
BBC: Ông từng là Tổng thống nước Cộng hòa Kalmykia thuộc Liên bang Nga từ 1993 đến 2010. Trong cương vị này, ông đã đến Việt Nam bao nhiêu lần, và kỷ niệm đáng nhớ của ông?
Kirsan IIyumzhinov: Tôi có nhiều cơ duyên với các bạn người Việt Nam nhưng với Chính phủ nước Việt Nam thì lần đầu tiên vào năm 1991.
Chính tôi đã tặng Tổng thống Saddam Hussein một túi gạo Việt Nam, chính xác hơn là của Vina-food 2, để tạo điều kiện sau đó Việt Nam đã có thể bán gạo cho Iraq theo chương trình của LHQ "Đổi lương thực lấy dầu mỏ". Một thương vụ rất tốt đẹp cho cả hai quốc gia.
Chính tôi là người vận động chính phủ Nga để cho Tập đoàn RosAtom tham gia xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận với nguồn thu xếp vốn của Nga.
Đáng tiếc rằng vài năm trước chương trình đang triển khai dang dở thì bị dừng lại, và cả Chính phủ Nga lẫn các quan chức Việt Nam cũng chưa thể cho tôi câu trả lời để giải thích vì sao lại dừng.
Hôm nay tôi thấy Việt Nam vẫn đang có nguy cơ thiếu năng lượng trầm trọng, chưa rõ mấy năm tới Việt Nam giải quyết bằng cách nào.
Từ nhiều năm trước tôi từng tổ chức mời một tập đoàn của Nga có kinh nghiệm hàng đầu thế giới về làm việc với Thành phố HCM về việc xây dựng metro. Mất rất nhiều thời gian và công sức làm việc của cả hai bên thì TP Hồ Chí Minh đã có lựa chọn khác…và đến hôm nay, sau hơn chục năm rồi đáng tiếc khi nghe rằng metro còn chưa đi vào hoạt động cũng như chưa biết lúc nào sẽ xong.
Tôi đến Việt Nam nhiều lần, không ở đâu tôi thấy yên bình như ở đây. Tôi nhận được rất nhiều năng lượng tích cực cũng như những bài học văn hóa, tâm linh sâu sắc.
Ở đây tôi có những người bạn lớn, như mới đây tôi nói chuyện và chúc sức khỏe Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Và tôi biết rằng mình còn nhiều việc phải làm với đất nước, con người Việt Nam.
Tôi được biết Việt Nam đang muốn làm tuyến đường sắt cao tốc dọc theo đất nước. Một việc mà cá nhân tôi thấy rất cần thiết bởi ngành đường sắt có lẽ là ngành ít thay đổi nhất tại đất nước rất năng động này. Tôi không thấy những con số mấy chục tỷ để đầu tư ấy là đáng ngại vì chúng tôi vừa mới đây đã thu xếp xong cho chính phủ Uzbekistan số vốn 28 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện nguyên tử do Nga xây với nguồn vốn tư nhân.
Đối với tôi có lẽ là "cái duyên" - nếu tôi bắt đầu việc gì ở Việt Nam, thì sẽ có những người khác xuất hiện và làm thay tôi đúng công việc đó! Thế nên việc này tôi sẽ chờ người khác làm trước, còn thì sẽ tùy duyên.
"Tôi là đảng viên cộng sản nhưng chưa từng là người vô thần"
BBC: Trước kia khi còn Liên bang Xô Viết, ông từng là đảng viên cộng sản. Hiện tại ông là tín đồ Phật giáo. Dường như có sự mâu thuẫn ở đây?
Kirsan IIyumzhinov: Tôi từng là đảng viên Đảng cộng sản nhưng chưa từng là người vô thần. Tôi vẫn giữ thẻ đảng viên cộng sản.
Còn nói về Phật giáo thì đó là câu chuyện từ khi tôi mới 5 tuổi, khi bố mẹ tôi đi làm tôi thấy bà tôi đóng tất cả cửa lại, lấy tượng Phật trong hòm ra và chúng tôi ngồi lên thảm cầu nguyện. Bà không biết chữ nhưng tin vào Phật, vào Chúa vì Phật đã giúp dân Kalmykia sống sót qua chế độ Stalin.
Khi đó, dân Kalmykia đã bị trục xuất đến Siberia và người dân đã gói tượng Phật mang theo để cầu nguyện. Bà tôi luôn tụng kinh, cầu Phật và khuyên tôi cũng nên làm như vậy.
Dưới chế độ cộng sản, mọi người phải che giấu niềm tin với Chúa và Phật nên bà tôi phải đóng cửa lại. Khi đó bà tôi nói tôi sẽ xây dựng một ngôi chùa lớn để mọi người đến cầu nguyện. Tôi không tin và không hiểu vì sao. Tuy nhiên sau này điều đó đã thành sự thật.
Năm 1993, khi tôi được bầu làm Tổng thống Kalmykia (gần 300 nghìn dân), ở Kalmykia không có nổi một ngôi chùa Phật giáo nào và một trong yêu cầu của người dân là "Kirsan hãy xây cho chúng tôi một ngôi chùa".
Năm 1994 tôi cho xây nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên. Đến năm 1996 ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Kalmykia và phía Nam nước Nga được xây dựng. Vào năm 2005 chúng tôi xây ngôi chùa lớn nhất châu Âu - Chùa Đại Già Lam Phật Thích Ca Mâu Ni được chính Đại Lai Lạt Ma 14 ban phước khi khởi công.
Bạn hãy nhớ lại những năm 90 khi đó chúng tôi đang tin vào chủ nghĩa Marx Lenin, tin vào chế độ cộng sản thì mọi thứ sụp đổ. Vậy chúng ta sẽ tin vào điều gì? Vào những đồng dollar hay những bộ phim của Hollywood? Trong khi đó những giá trị đạo đức đang dần biến mất.
Vì thế tôi cho rằng cần phục hồi lại những truyền thống tốt đẹp khi xưa. Khôi phục lại tôn giáo đồng thời giáo dục con người ta thành người có văn hoá. Khi có văn hoá người dân sẽ lựa chọn tôn giáo phù hợp
Vì vậy, là một phật tử. tôi đã đang và sẽ tiếp tục ủng hộ Phật giáo.
Ngoài tên Kirsan IIyumzhinov như bạn biết, trong gia đình tôi còn một tên khác được bà đặt cho dựa trên giấc mơ của bà là Bađma. Tôi chỉ biết mình tên Kirsan cho đến khi 7 tuổi bắt đầu đi học tiểu học vì trước đó tôi được bà nuôi dạy ở nhà.
Badma có nghĩa là "hoa sen" trong tiếng Kalmykia, tương tự với từ " Pad Me" trong câu chú tụng nổi tiếng "OM MANI PAD ME HUNG" của Phật giáo. Mỗi lần cầu nguyện đều tôi đều gọi tên Badma. Đấy là sự liên kết giữa tôi với Phật Pháp.
BBC: Việt Nam cũng là một quốc gia cộng sản như Liên Xô trước đây. Những năm gần đây tôn giáo khá phát triển, nhất là Phật giáo. Ngài nghĩ sao về điều này?
Kirsan IIyumzhinov: Đầu tiên tôi xin chia sẻ quan niệm của tôi về tôn giáo. Tôi cho rằng Muhammad, Đức Chúa Jêsus hay Đức Phật Thích Ca chỉ là những sứ giả của một Chúa Trời duy nhất. Dù tôn giáo khác nhau nhưng có ý tưởng, tư tưởng chung từ " Tyngyr" ( Vũ trụ, Đấng tạo hoá - tiếng Kalmylia). Một số người được tiếp nhận thông tin đó để dẫn dắt thế giới này.
Quan điểm của tôi là có những quy luật vũ trụ thúc đẩy nền văn minh chúng ta nếu không thì không thể từ đống lộn xộn nguyên tử hình thành nên hành tinh rồi nền văn minh này. Chúng ta không đơn độc trong vũ trụ, có Chúa, Phật và đấng Tạo hoá đang theo dõi chúng ta.
Việt Nam cũng giống như Liên Xô là đảng cộng sản và ý tưởng vô thần đôi khi không phù hợp với niềm tin tâm linh. Tuy nhiên, nếu coi tôn giáo không chỉ là tôn giáo mà còn là một phần văn hoá, một phần của nền văn minh nhân loại thì mọi thứ sẽ khác.
Tôi đi thăm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhiều lần và thấy Việt Nam có nhiều ngôi chùa cổ rất đẹp. Tôi quan sát có nhiều người, nhiều đoàn khách đến thăm có cả thanh thiếu niên. Chắc chắn những bạn thanh thiếu niên đó đến chùa không phải với tư cách là người theo tôn giáo mà họ coi đó là một phần văn hoá, của lịch sử
Nếu lớp trẻ biết tìm hiểu về quá khứ chắc chắn sẽ có niềm tin vào lịch sử hào hùng dân tộc thì sẽ càng vững tin vào tương lai đất nước. Vì thế theo tôi Việt Nam có lẽ sẽ có tương lai tốt đẹp.
Với riêng tôi, Việt Nam còn là dấu mốc quan trọng của cuộc đời tôi.
Việt Nam vừa là điểm kết thúc cho giai đoạn hoạt động trước kia ở vị trí Tổng thống Kalmykia, Chủ tịch FIDE, đại biểu Quốc hội Nga, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho giai đoạn hoàn toàn mới trong cuộc sống.
Bất kỳ kết thúc nào cũng là khởi đầu cho điều gì đó to lớn, vĩ đại hơn và giai đoạn mới đó của tôi bắt đầu là Việt Nam.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 02/09/2019 lúc 09:39:27(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.