logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/09/2019 lúc 08:58:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Họ lấy nhau vì tình, những năm đầu êm đẹp lắm, con cái lần lượt ra đời đủ cả nếp tẻ. Ai cũng khen đẹp, hạnh phúc. Công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Họ laị thông minh, nhạy bén nắm bắt xu hướng thị hiếu của thị trường nên việc kinh doanh phát triển nhanh. Dư phước tiền kiếp trổ hoa kết quả, chừng mươi năm sau đã trở thành đaị gia, tiền rừng bạc biển, của cải nhiều vô số nhưng sự đời đôi khi laị éo le thay! Tiền ngày càng nhiều thì hạnh phúc laị vơi cạn dần, gia tài phình to ra thì tình nghĩa đạo lý laị teo tóp và tàn lụi đi. Người vợ ngày càng tỏ ra ham tiền vô độ và tham vọng quá lớn. Người chồng thì cũng có những biểu hiện quái lạ khác người, khác đời. Chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh liên miên, ba ngày cãi nhỏ, năm ngày cự lớn. Không khí trong nhà khi thì lạnh như hầm bạc trong nhà băng, khi thì cháy ngùn ngụt như trận chiến; đến đỉnh điểm thì kéo nhau ra toà. Tại toà cũng cãi nhau kịch liệt, rồi đòi chia con, chia gia tài…Toà cũng nhì nhằng kéo dài mấy năm mà không xong. Dân gian có kẻ lanh trí đặt ra câu tục ngữ mới:
- “Bác sĩ nuôi bệnh nhân, luật sư mần thân chủ, quan án dụ người thưa”
 Họ tranh tụng nhiều lắm, bằng chứng, chứng cớ , hồ sơ lên cả trăm ký lô giấy. Một hôm taị toà người chồng cũng là đaị gia mới noí:
 - Tiền nhiều để làm gì?
 Anh ta cũng không ngờ mình đã “ làm nên lịch sử”, lập tức quan dân sĩ thứ, chân dài, truyền thông…bập vào ngay! người người noí theo, nhà nhà lập laị. Câu noí ấy trở thành một thứ kim chỉ nam, một slogan mà ai cũng tôn thờ.
 Có một ông quan cỡ cũng thường thường bậc trung thôi nhưng vì kết hợp gian thương, phỉ quan nên giàu có vô cùng, làm những việc bá đạo haị người haị vật như: chiếm đoạt đất đai, bao che việc xả chất độc làm haị môi trường, phá rừng… nhưng mấy lần đều thoát khỏi lao lý cả. Y tâm đắc với câu noí của vị đaị gia đang ly dị kia nên cũng cảm hứng phát biểu ăn theo:
 - Tiền nhiều để làm gì ư? Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền!
 Giới đaị gia càng hứng chí tợn, càng ra sức khoe của và làm những trò lố bịch. Có gã thì đeo sợi xích vàng nặng mười lăm ký lô cho nó sang. Có tay thì cất biệt phủ mấy tỷ bạc cho chó cưng ở…Còn bọn cave, chân dài thì khỏi phải nói. Có em cười toe toét vén váy vỗ đùi bảo:
 - Tiền nhiều để làm gì ư? để tuị em làm anh sướng!
 Một ông quan làm chức gì trên bộ to lắm cũng phát biểu nhưng yêu cầu giấu tên:
 - Tiền nhiều để làm gì ư? muốn án thế nào ta sẽ y án thế ấy!
 Chao ôi! cả một xứ sở lên cơn sốt vì câu nói của vị đaị gia kia, cả xứ sở mê tiền như điếu đổ. Khi ông ấy ở taị toà noí: “ Tiền nhiều để làm gì?” thì cũng trong lúc ấy ngoài cổng pháp đình có một ông gìa ăn xin. Ông ngồi bên cổng xìa cái ca nhôm cũ kỹ, móp méo gịong van xin:
 - Lạy ông đi qua, lạy bà đi laị, làm ơn bố thí cho kẻ mù loà này vài đồng bạc lẻ.
 Xe máy, xe hơi và qúi ông quí bà nưòm nợp ra vào, ai cũng phục sức sang trọng nhưng dường như có bệnh ở mắt hay tai vì tuyệt nhiên chẳng có ai thấy hay nghe đến ông gìa ăn xin cả. Một chiếc xe hơi bóng loáng trờ tới, họ quay laị nhìn và trầm trồ. Có người bảo:
 - Nghe dân chơi đồn đaị, chiếc Cadillac này giá chót cũng ba triệu Mỹ kim.
 Một người có vẻ nhân viên thì phải, anh ta ca cẩm:
 - Lương của một công chức quèn thì để dành ba đời cũng không dám mơ!
 Chiếc Cadillac lướt nhẹ như ru vào giữa cổng, kiếng bỗng nhiên hạ xuống. Một người trông phốp pháp lắm, bộ mặt phì nộm lộ vẻ hách dịch, y chồm tới hét vào mặt ông gìa:
-           Cút xéo đi! đồ cặn bã xã hội, làm xấu bộ mặt thành đô, mất vẻ tôn nghiêm của pháp đình!
 Ông già lặng lẽ lui về sát gốc cây dầu, bên kia vỉa hè có thằng bé lục lọi thùng rác. Nó nhặt được hộp cơm ăn dở  và reo lên:
 - May quá, hôm qua giờ chưa có ăn gì!
 Nó phủi phủi sơ rồi đưa cho con bé nhỏ thó, đen nhẻm chừng năm tuổi đứng sau lưng:
 - Em ăm cơm đi, cơm tấm đó, ngon lắm!
 Con bé tuy đen nhưng giọng trong trẻo lạ lùng:
 - Anh Hai ăn với em hén!
 Thằng nhỏ gịong chắc nịch:
 - Em ăn đi, anh no rồi!
 Con bé vẫn nài nỉ:
 - Hôm qua giờ có gì ăn đâu mà no anh Hai?
 Thằng nhỏ nhất quyết:
 - Anh no thiệt mà, em ăn đi, đừng cãi lôi thôi!
 Nói xong nó nhanh chân rảo tới mấy thùng rác khác.
 Cũng trong buổi sáng hôm ấy, nhà đài đưa tin chuyện đaị gia ly dị, ti vi ở sảnh chờ của bệnh viện mở to cho mọi người xem. Nhân viên, bệnh nhân ai ai cũng hào hứng theo dõi. Một cô y tá khi nghe đaị gia nói: “ Tiền nhiều để làm gì ?’ thì cô ta cười gằn:
-           Tiền nhiều để làm gì ư? rõ vớ vẩn! tiền nhiều thì khám bệnh không phải xếp hàng chờ, sẽ có chăm sóc dịch vụ, mổ dịch vụ… muốn gì được nấy!
 Chợt có tiếng thút thít, mọi người quay laị nhìn thì thấy một người đàn bà có vẻ quê mùa lam lũ đang bồng đứa bé mền oặt trên tay, chị ta noí với một người bệnh có lẽ cùng phòng hay cùng quê chi đấy:
 - Chị ở laị mạnh giỏi hén! Em ẵm con về đây, không còn tiền nữa, bác sĩ không chữa trị, bệnh viện đuổi ra. 
 Ti vi trên tường vẫn ra rả đưa tin:
 - Tiền nhiều để làm gì?
 Người trên bản tin của ti vi, người của cả xứ sở này vẫn đang hào hứng xôn xao vì câu nói trên. 
 
Steven N

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.