logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/09/2019 lúc 09:09:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Người đàn ông vạm vỡ trạc năm mươi ngoài tuổi, đầu đội cái mũ giống như mũ thủy quân lục chiến. Anh ta đẩy chiếc xe máy màu đỏ sẫm cũ kỹ rao vừa đi vừa rao rất lớn khi qua phố:
– Ốc hương đây… ốc hương đây
Trong lúc đó thì có một anh chàng mập lùn khác chạy xe máy vù qua cũng rao lớn:
– Ốc đây ốc gạo hai chục đồng một ký đây. Ốc len, ốc bươu đây bà con ơi.
Hắn chạy qua quá nhanh khiến người mua ốc muốn mua từ nhà chạy ra gọi cũng không kịp. Chẳng riêng gì anh chàng bán ốc chạy nhanh qua phố mà phần đông các người bán bằng xe máy đều thế. Này anh chàng bán khăn, anh chàng bán gối gòn… cho đến anh chàng bán mít Thái giòn ngon đều vừa rao vừa chạy vùn vụt như ma đuổi.
Tôi ngạc nhiên không hiểu bán hàng mà chạy qua lẹ quá làm sao nghe kịp khách hàng gọi.
Bà hàng xóm nói:
– Chạy mau như vậy để có thể đi được nhiều nơi. Rõ là phong trào mua chui bán chạy. Dù sao họ biết rõ khu vực hoặc nhà nào hay có người mua. Cứ đến chỗ đó thì chạy chậm lại và cất tiếng rao lớn như thằng cha bán bánh lọt Cần Thơ kia kìa. Hắn biết nhà tôi thích ăn bánh lọt nên hễ cứ đẩy chiếc xe qua đây thì rao như rót vào tai. Nếu hàng hết sớm, họ có thể lên vựa lấy hàng về bán tiếp chứ rề rà có nước chết đói.
Tôi nhìn lại thằng cha bán ốc hương đẩy xe đi khá xa, dừng lại cách cả trăm mét rồi. Ở đó có căn nhà sửa xong sắp giao cho chủ. Đám thợ sơn, thợ hồ đang lao xao mua ốc để nhậu trưa nay.
Tôi bèn lật đật gọi giật lại vì tuy rất nhiều hàng qua lại trong xóm nhưng ít dịp có người đi bán ốc hương dạo như vầy lắm. Các loại ốc hương lớn gần như là ốc lác thật ngon và tươi thì được bỏ mối hết cho mấy nhà hàng lớn cả, có đâu ra đi dạo xóm nhỏ như thế này.
Thật sự là như thế. Ốc hương ít ai mua nổi mà ăn vì mỗi ký có khi lên đến hai, ba trăm ngàn. Người bình dân thường ăn các loại ốc bưu như ốc bưu vàng, ốc cà na giống như hột cà na vậy, ốc gạo… và cả con ốc dừa nhỏ xíu ngày xưa chẳng ai ăn. Những năm gần đây, thành phố nổi lên phong trào ăn ốc. Các quán ốc mọc ra như nấm đi đâu cũng thấy. Vì thế người ta đua nhau càn quét đủ mọi loại ốc để cung cấp cho thực đơn của dân thành phố: Nào ốc móng tay, ốc giác, ốc tỏi, ốc bù chằn, …Ốc tự nhiên ngày càng cạn. Ốc nuôi chưa nhiều và không được chuộng lắm vì không bằng ốc tự nhiên.
Nghe tôi gọi, anh hàng ốc vừa bán xong cho nhóm công nhân sửa nhà, lập tức quay xe đẩy lại. Trên phía sau yên chiếc xe máy đó, là một chiếc xô đặt trong thau lớn. Thế nhưng cái chậu trống rỗng chẳng còn gì. Trong xô chỉ lưng lưng đựng chừng vài ký ốc.
Tôi nhìn người đàn ông hỏi:
– Bao nhiêu ốc anh bán hết sạch rồi à? Tôi thấy hàng ốc thường bán vài loại. Có khi cả ghẹ, ngao và hến nữa.
Anh ta cười nói vang như pháo nổ:
– Tôi chỉ bán có một loại ốc hương thôi là đủ. Giờ này bán hết rồi, còn chừng hai ba ký đây thôi
Tôi nhận xét:
– Khách hàng chín người mười ý. Anh bán nhiều loại cho người ta dễ lựa. Không thích thứ này thì mua thứ khác.
Người đàn ông trả lời:
– Bán nhiều cũng vậy. Nhiều loại nhiều giá. Mỗi người mua một thứ khác nhau, xúm lại lu bu lắm. Đôi khi họ lén rút tiền hay đồ đạc của mình. Tôi từng bị mất cái cân mới ghê chứ. Thông thường tôi chỉ bán một loại ốc như ốc hương đây chẳng hạn. Cùng lắm thì thêm một thau nghêu thôi. Đây là những loại thông thường ai cũng biết và từng ăn.
Tôi nói:
– Bây giờ người ta thích ăn ốc hơn trước kia.
Anh ta nghĩ một lúc:
– Xe tôi chở đầy ốc trong cái thúng dạ đó hoặc nhiều quá thì bỏ vào bao cát hay bao vải đeo hai bên xe. Bán một loại thôi nên tiện lắm. Cứ đảo các hẻm Sài Gòn Chợ Lớn, vòng lên chợ Vườn Chuối qua Phú Nhuận là gần hết. Hôm nay còn một ít, tôi qua đây xem thử khu này thích ăn ốc không, bán nốt luôn và tính coi ngày mai mình bán món ốc nào cho chạy.
Tôi nói:
– Thế thì đủ sống rồi
Người bán ốc nói to. Giọng rao hàng đã quen ăn to nói lớn.
– Tôi kiếm khoảng hai trăm một ngày vừa đủ sống. Nội tiền thuê nhà đã hai triệu một tháng, chẳng để dành được bao nhiêu.
Anh ta mỉm cười láu lỉnh nói thêm:
– Mời bà con mua. Con ốc VN chính cống, không như hoa quả, thậm chí gà, cá… toàn hàng Trung quốc dù người ta ngại ăn nhưng mấy ai phân biệt được hàng Việt hàng Tàu.
Tôi gật đầu:
– Phải. Thế bao nhiêu một ký ốc?
Anh ta nói:
– Hai mươi lăm ngàn thôi.
Tôi đưa tay vốc vào rổ ốc nhỏ. Mùi thum thủm xông lên. Thường gặp ốc chết như thế tôi không mua nhưng nãy giờ cầm chân nói chuyện dài dòng chẳng lẽ để anh bán hàng đi không.
– Anh cân cho tôi một ký.
Tôi nhận thấy đám ốc nhỏ xíu so với bình thường mặc dầu vỏ cũng có màu nâu và trắng như ốc hương. Có lẽ người ta đã chọn hết, chỉ còn sót lại những con nhỏ đáy sọt. Dù sao một ký chỉ ngang giá bằng hai, ba tờ vé số nên tôi cũng không câu nệ mắc hay rẻ.
Anh ta đưa bịch ốc cho tôi:
– Ốc gần hết nên tôi bán rẻ chứ thật ra tới năm chục ngàn một ký ốc này đó.
Rổ ốc chẳng còn mấy. Anh ta cười hỉ hả:
– Hôm nay hết sớm.
Ốc cũng như các món thực phẩm tươi khác, chỉ bán từ sáng đến trưa, nếu ế quá thì lân qua một chút đến trưa muộn. Sau đó còn hay hết cũng vãn chợ về nhà. Từ chiều trở đi, dành chỗ cho hàng quà vặt như bò bía, chè, bắp luộc… Không ai mua rau cỏ ốc hến… nữa.
Anh ta đạp nổ máy xe, trước khi đi còn dặn thêm tôi:
– Ngày mai bác mua sò lông nhé.
Tôi hỏi
– Vậy anh lên chợ đầu mối Tam Bình à?
Anh ta đáp lại :
– Ốc hương ở dưới tỉnh lên chỉ có ở chợ Bình Điền thôi, đủ thứ hoa quả cá mắm khô khô ốc thịt thà gì cũng đủ cả, chớ ở chợ Tam Bình không có
Tôi gật gù
– Tôi có nghe nói các bạn hàng tôm cá hay đi lấy hàng ở chợ Bình Điền luôn . Tôi biết chợ Bình Điền nhưng chưa đến đó bao giờ cả.
Một người hàng xóm đi chợ về ngang nhìn vào xô:
– Anh bán rẻ mớ này bao nhiêu.
Chợ tàn một đắt hai rẻ. Anh ta nói
– Còn gần hai ký ốc, chị đưa tôi bốn chục ngàn cũng được.
Người hàng xóm trả tiền đi khỏi, anh ta có vẻ khoan khoái nói:
– Phải ngày nào bán cũng được như vậy thì đã quá.
Xe ốc vừa lăn bánh thì xe cá nục hấp trờ tới mời chào. Tôi lắc đầu. Vừa mua ký ốc hương nên không mua cá nục nữa. Anh bán cá trề môi:
– Ốc hương ba trăm rưỡi một ký mà bác mua hai mươi lăm ngàn?
– Anh ta bán đồ dỏm người ta không biết nên lầm là ốc hương đầu thịt đầy nhô ra. Nó cũng có bông nâu nâu trắng trắng chứ thật sự là ốc bông đầu thụt vào.
Tôi ngạc nhiên. Chính tôi ăn ốc đã khá nhiều thế mà lại lầm con ốc bông nhỏ này là ốc hương mới thật là tệ hại làm sao!
Khi tôi vào nhà, thằng cháu đã luộc xong ốc đem ra dĩa, lấy kim tay lể từng con ốc chấm muối tiêu ăn ngon lành
Nó vừa ăn ốc vừa nói:
– Thỉnh thoảng mới có ốc hương chạy bán dạo ngoài đường nhưng tới hai, ba trăm ngàn một ký tùy mùa tùy con lớn nhỏ. Loại này cũng không phải ốc bông giá đến hơn trăm ngàn một ký. Ăn cũng như ốc gạo chứ không ngon bằng ốc hương vừa mềm giòn vừa thơm ngọt.
Nói đến đó khiến tôi đổ cơn thèm ăn ốc. Tôi nhìn lại dĩa ốc nhỏ xíu mới mua, giật mình già cái đầu còn bị chúng gạt.
Rồi tôi lại cười khan một mình. Hàng bán cố định một chỗ còn sợ người mua quay lại mắng vốn chứ hàng dạo quả không thể biết thật giả, đắt rẻ thế nào. Lối mua bán của người Việt từ xưa đa số như thế. Nghĩ lại đây cũng là một kinh nghiệm mà mình có mua ốc hương hôm nay mới biết được.
Duy Thức

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.