logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/09/2019 lúc 09:16:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu. Với người Việt mình là thế. Có lúc tiền nhân lại bảo: Nữ thập tam, nam thập lục. Người trưởng thành (vì thế) được xác định không chỉ từ nhận thức và hiểu biết, yếu tố cơ thể học và những phát triển tâm sinh lý đóng một phần quan trọng không nhỏ.
Bàn về tuổi người trưởng thành nhằm liên hệ đến cột mốc 9-11 được nước Mỹ hồi tuần trước kỷ niệm mười tám năm sững sờ bị quân khủng bố tấn công ngay sân nhà. Trong tiếng Anh có từ anniversary (ngày kỷ niệm) sử dụng cho mọi sự kiện, cả hiếu lẫn hỷ. Còn người Việt chúng ta có phần khác. Hiếu là hiếu, hỷ là hỷ. Để phân biệt rõ hơn, với các biến cố lớn, trang trọng chúng ta có “đệ nhất chu niên, đệ nhị chu niên”, với các sự kiện mang tính chất gia đình, cá nhân chúng ta có “ngày kỷ niệm”. Còn đến nói đến kỷ niệm ma chay, tang chế chúng ta có “ngày giỗ”, “ngày mất”…
Nhìn lại biến cố kỷ niệm mười tám năm sự kiện 9-11 (cũng là để thắp nén hương lòng) nhân ngày giỗ mười tám năm những nạn nhân đã tử vong. Những đứa trẻ chào đời hôm đó nay đã chính thức mười tám tuổi. Các em có thể tự quyết định nhiều thứ cho cuộc đời mình. Các em có thể đi bầu, có thể tự kết hôn,.. Tóm lại, ngưỡng mười tám là cột mốc quan trọng đời người của các em.
Tháng chín về. Thời gian trôi đi. Cái nắng oi bức của mùa hè đang nhạt dần. Trời còn nóng, song so với giai đoạn khốc liệt nhất từ cuối tháng 7 và giữa cuối tháng 8, nhiệt độ bây giờ đã dịu lại. Những gốc sồi già lá đang lăm le nhuốm màu. Chả mấy mà thu về, chính thức bắt đầu ngày thu phân 21 tháng 09. Các chợ bày bán bí đỏ, đổ hàng đống khắp nơi. Mấy tiệm nails rủ nhau tranh thủ thêm ít tháng trước khi mùa đông giá lạnh kéo đến. Và năm nay người ta giật mình nhìn lại biến cố 9-11, mới đó đã mười tám năm rồi!
Trong tâm tưởng người đến Mỹ cách đây mười tám năm 9-11 còn đọng lại những gì? Suốt nhiều ngày liên tiếp màn ảnh TV phát sóng hình ảnh hai tòa nhà chọc trời của New York bốc lửa ngang hông, lửa đỏ ngòm, khói đen kịt, sau khi bị máy bay phản lực của phe khủng bố đâm vào. Bầu trời New York từ đó khác hẳn. Chỉ trong ít phút, hai tòa nhà sụp xuống. Đường nét thành phố New York hắt lên bầu trời chiều lúc chạng vạng vĩnh viễn thay đổi vì sự hiện diện của hai tòa nhà cao tầng ấy đã biến mất.
Xôn xao bao cuộc bình luận. Người ta ngạc nhiên. Một cuộc tổng tấn công khá ngoạn mục bởi một bộ óc xuất chúng. Hai tòa nhà cao tầng tại New York bị tấn công. Lầu năm góc cũng bị tấn công. Một phi cơ phản lực khác (nếu không có những công dân anh dũng đứng lên ngăn chặn) một mục tiêu khác nữa đã bị tấn công, con số tử vong sẽ tăng lên. Vâng. Lần đầu tiên nước Mỹ bị tấn công. Không thể tưởng tượng được. Một sự kiện thay đổi cách nghĩ của người Mỹ về vấn đề an ninh quốc phòng (vốn trước đó chẳng mấy ai để ý, quan tâm đến).
Ngay sau đó tinh thần ái quốc hiếm khi xuất hiện bỗng trỗi dậy khắp nơi. Tim người Mỹ nhói lên. Vâng. Khủng bố có thể xảy ra đâu đó tại những nơi khác xa lạ, nhưng tại Mỹ, giữa New York, thật không thể nào tin được. Những tay khủng bố được đào tạo thuần thục, rành rẽ. Họ trà trộn vào những hành khách đi máy bay. Cabin phòng lái của phi công bị họ khống chế. Mục tiêu định sẵn nằm trong tầm ngắm. Cuốn lịch năm 2001 đã thay đổi hoàn toàn pho sử cận đại Mỹ vào ngày thứ 11 của tháng chín.
Trước đó dân Trung Đông tại Mỹ đi lại bình thường. Bề ngoài trông họ khác các sắc dân khác, song đó chỉ là sự khác biệt mang tính sắc diện cơ thể học, vốn khác với thái độ dè dặt, càng không phải là đố kỵ hay kỳ thị. Sau biến cố 9-11 mọi chuyện bỗng đổi thay. Hàng xóm của họ bỗng nhìn họ với ánh mắt khác hẳn. Đến khổ. Người Mỹ đâu thể làm gì khác hơn. Báo đài đưa tin. Khủng bố đích thị là người gốc Trung Đông. Thế là thành kiến lập tức xuất hiện, bén rễ rất nhanh, bám rất sâu trong nhận thức của dân Mỹ chỉ qua đêm.
Đạo Hồi cũng bị vạ lây. Có dịp tìm hiểu, Hồi Giáo là một tôn giáo nhân văn như bao tôn giáo khác. Đạo Hồi rất đẹp, cổ xúy nhiều luật lệ đặc trưng cơ bản với những hướng dẫn tuân thủ cặn kẽ, vốn khác hẳn với lời đồn thổi là một tôn giáo hiếu chiến. Đạo Hồi chứa đựng những triết lý công đạo, công bằng. Tiếc thay Hồi Giáo bị những thành phần cực đoan bẻ cong những giáo lý cơ bản ấy, đẩy mạnh những chiến dịch tuyên truyền mang tính tẩy não. Hậu quả: Nhiều tín đồ Hồi Giáo bình dân sa vào những cái bẫy tuyên truyền độc hại ấy. Đó là giải thích lý do nhiều thanh niên với suy nghĩ đơn thuần đã ngộ nhận hành vi khủng bố là thể hiện vinh dự nhất của trách nhiệm tham gia thánh chiến; phần thưởng là một thế giới tốt đẹp sau này, thậm chí còn được thưởng những trinh nữ xinh đẹp trên thiên đàng.
Sau biến cố 9-11, mỗi lần đi máy bay, gặp một người Trung Đông ngồi bên cạnh, phản ứng chung của chúng ta, tính an toàn của chuyến bay bỗng giảm hẳn. Con người mà, tâm lý chung ai chẳng thế, dễ mắc bẫy suy diễn thành kiến, dễ nặng cảm xúc trước những địa hạt khác biệt chủng tộc; nên người ta có quyền nghĩ: Liệu có phải đây là kẻ khủng bố? Vẫn biết đó là kỳ thị, thật đáng tiếc, con người dễ suy nghĩ và suy nghĩ xa hơn về những mối hiểm họa mơ hồ xa xôi.
Vâng. Thường là thế. Mất bò mới lo làm chuồng. Hiếm khi chúng ta nghĩ những biến cố nguy hiểm sẽ xảy ra với mình. Nhưng làm chuồng sau khi mất bò gẫm lại không thừa. Bởi làm chuồng để không bị mất bò thêm lần nữa. Có lẽ vì thế (không chỉ Mỹ) cả thế giới vội nghĩ đến chuyện thắt chặt an ninh hàng không dân dụng để tránh những tình trạng khủng bố như sự kiện 9-11 có dịp xảy ra!
Tại các phi trường một dạo an ninh lỏng lẻo, gần như bỏ không. Vâng. Những ai đến Mỹ đầu thập niên 1990 còn nhớ phi trường ngày đó làm gì có những cổng kiểm tra an toàn (security gate) kiểm tra ngặt nghèo những hành khách chuẩn bị lên máy bay. Giờ thì khác hẳn. Nhiều thủ tục an ninh rà soát, soi mói bỗng trở nên vướng víu, bất tiện. Song vì mục đích an toàn chung, thiên hạ không thấy khó chịu vì họ không muốn mình là nạn nhân của một vụ khủng bố, hay một sự kiện cháy nổ nào đó trên độ cao hơn 30.000 feet.
Thế là “văn hóa an ninh sân bay” thay đổi hẳn không lâu sau biến cố 9-11 năm 2001. Vâng. Các cổng kiểm tra an ninh xuất hiện. Hành khách phải xếp những hàng dài. Phải trình sổ thông hành, nếu bay nội địa phải có bằng lái, phải có vé (boarding ticket) mới được vào khu vực đợi sát cổng dẫn ra máy bay. Nhiều người trễ chuyến bay vì đợi quá lâu. Người ta dặn nhau đi sớm. Văn hóa “đi sớm vì phải đợi” nhanh chóng trở thành thói quen mang tính thủ tục của khách đi máy bay.
Một dạo người thân có thể tiễn nhau tận cổng ra máy bay. Cảnh vẫy tay tạm biệt nhau trước khi khách bước lên máy bay không hiếm. Nhiều khi phi cơ lăn bánh ra phi đạo, người thân vẫn còn nấn ná nhìn theo. Cảnh đó giờ đã hết. Nay, ký gởi hành lý xong, in vé xong (do mình tự in tại mấy kiosk in tự động) là vội bước đến cổng kiểm tra an ninh security gate xếp hàng. Nấn ná nói được vài câu vội vã. Sau đó là thủ tục khám xét, rà soát, tháo giày, tháo dép, máy rà kim loại. Xong xuôi. Rảo chân đến cổng phi trường, C10, B8, D34, E2…, đợi đến lúc loa thông báo hành khách chuẩn bị thủ tục lên máy bay.
Nước uống và chất lỏng một dạo đem lên máy bay thoải mái nay phải tuân theo những quy định khá nghiêm ngặt. Chất lỏng không được phép nhiều hơn 3.4 ounces (100 milliliters), phải được xếp trong túi Ziploc, được nhân viên TSA (Transportation Security Administration) nhìn thấy. Thùng rác để sát cổng kiểm tra an ninh bây giờ vứt đầy những chai nước lọc.
Vâng. Mười tám năm đã trôi qua song sự kiện 9-11 trong pho sử Mỹ vẫn còn tươi rói tính thời sự. Khắp nơi thấy cắm cờ như thể đây là một ngày lễ quan trọng của người Mỹ. Báo đài đua nhau đưa tin về sự kiện này như lời cảnh tỉnh nước Mỹ từ nay luôn đối diện với những đổi thay khó tiên liệu trước. Thậm chí nhiều sự kiện xã hội cũng bị cuốn vào biến cố 9-11. Chẳng hạn tấm ảnh Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melanie đứng bên nhau, ống kính chụp từ sau lưng, ngây thơ là thế vẫn bị chính trị hóa. Người yêu kẻ ghét, bởi “củ ấu” có sở thích của “củ ấu”, “bồ hòn” có sở thích của “bồ hòn”, chuyện này thiên hạ ai cũng biết. Hay sự kiện Tổng thống Trump bí mật mời thủ lãnh Taliban đến Trại Camp David đàm phán quân sự đã bị hủy bỏ vào phút chót, chỉ vài hôm trước biến cố 9-11. Tóm lại, nhiều chi tiết lắm. Đủ cả. Khen ông có. Chê ông cũng có. Trong đó những bàn cãi sôi nổi xoay quanh mấy câu hỏi như: Tại sao phải bí mật? Tại sao sự kiện này không nằm trong sách lược của Ngũ giác đài? Tại sao Mr. Trump “hất nguyên mâm cỗ” vào phút chót? Tại sao lại oang oang bắc loa cho cả làng biết cuộc đàm phán bị hủy?
Vâng. Mười tám năm trôi qua. Sự kiện 9-11 xảy ra nhưng nó không âm thầm ra đi trong lặng lẽ. Nó vẫn đứng đó, sừng sững, hiên ngang như một nhắc nhở: Lịch sử nhân loại luôn có những biến cố đau thương xảy ra. Câu hỏi được đặt ra: Loài người có thể làm gì trước những biến cố như sự kiện 9-11 để xích lại gần nhau hơn, hay cứ mãi đào bới, đục khoét; lấy hiểu lầm nuôi hiểu lầm, lấy thành kiến nuôi thành kiến; cuối cùng hận thù sẽ kéo dài với những chu kỳ không biết đến bao giờ mới có dịp dừng lại?
Nguyễn Thơ Sinh

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.