logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/09/2019 lúc 08:30:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Loạng choang đi vào bếp, vứt cái túi vải có mấy quyển vở và cái bút chì cứng quèo, mòn vẹt, thằng Hấu kêu:
– Bà ơi, cháu đói qúa, có cơm chưa?
Bà Cầm nhìn nét mặt trắng nhợt như củ sắn vừa kịp lột lột vỏ, môi tím tái như vỏ khoai lang và thân hình gầy vêu vao của đứa cháu đích tôn, giọng thương hại:
– Có rồi đây, nhưng phải đợi thầy u về cả nhà ăn cho vui cháu ạ.
Thằng Hấu vùng vằng;
– Sáng nay ngủ dạy muộn, cháu không kịp ăn cơm nguội, chỉ vớ vội mấy lát khoai khô đi học, hôm nay lại có tiết thể dục, thầy bắt chạy vòng quanh khu chuồng bò bỏ hoang của hợp tác xã, cháu đói lả rồi đây, đợi đợi cái gì ?
– Cha bố mày, chỉ được cái cái háu ăn, thôi để bà lấy trước một bát ăn cho nóng rồi chờ thầy u mày cũng vừa, ngồi xuống đi con à.
Bà Cầm mở vung nồi, cố gắng tránh chỗ ngô vàng khè để lấy được nhiều phần cơm cho cháu, rồi lò dò ra vại lấy dưa. Thằng Hấu kêu lên:
– Giời ơi! Lại cơm ngô với dưa chua chan nước tương à? Thịt cá đâu sao bà không cho cháu ăn?
Giọng bà Cầm run run:
– Cha bố tổ anh, làm như tôi giấu hết cá tôm không bằng, thời buổi giặc giã đói kém lại hợp tác hóa nông nghiệp thế này, thịt cá ở đâu ra?
– Ứ ừ, thằng Hấu đạp thẳng chân vào chiếc bếp kiềng đen nóng rẫy, hờn dỗi: – Cháu thèm thịt cơ, sao nhà mình không mổ lợn đi, như nhà thằng Bột ấy.
– Chết chết! Bà Cầm ngẩn ngơ: – Con nói gì thế, lợn nuôi để đóng nghĩa vụ cho hợp tác xã mà, làm sao mổ được?
Nhìn bát cơm độn ngô vàng khè kèm mấy lát dưa chua xanh lét trên tay bà, thằng Hấu kể, nước mắt vòng quanh:
– Tôi ứ biết! Cả lớp bọn tôi biết nhà thằng Bột mổ lợn đem bán cho một số nhà trong xóm, nên tiết thể duc hôm nay chúng nó được thầy giáo khen chạy khỏe, đạt thành tích cao, cho điểm 10, chỉ tôi và mấy đứa con gái chạy chậm bị điểm 3 thôi. Tôi còn bị chúng nó “lêu lêu” vì chạy thua con gái đây này.
Thương cháu, bà không cãi lý nữa mà hỏi lại:
– Thật hả con, nếu nhà cu Bột có thịt lợn bán trong xóm bà cũng cố mua cho mày ăn…Khổ, chả biết hợp tác, hợp tung gì mà quanh năm suốt tháng chỉ được vài miếng thịt vào ngày tết. Giỗ chạp cũng phải nói gãy lưỡi mới được chung đụng 20 cân cả lòng, cả thủ, cả làng, cả tổng,mấy trăm con người ngồi mút mát với nhau .
Không thèm để ý đến những lời tố khổ quen thuộc của bà, mắt thằng Hấu sáng lên, hỏi gặng:
– Bà bà có tiền không hở bà, nhà nó vừa thịt trộm con lợn 50 cân tối hôm qua đấy…Lúc ấy cả làng đã đi ngủ sau khi họp bình công điểm ở sân hợp tác xã về, mà tiếng lợn kêu to lắm. Sáng nay nhiều người thắc mắc, bố nó bảo là tại lợn say lá sắn sắp chết nên phải thịt vội trong đêm, nhưng bọn thằng Tiến, thằng Hào, con Hoa kể là ăn ngon lắm bà ạ, cháu thấy mấy đứa kể nên thèm qúa.Từ tết đến giờ bố mẹ cháu có mua thịt cho cháu ăn lần nào đâu?
-Ờ ờ, bà Cầm buông bát cơm xuống nền bếp bảo: – Thôi con ăn tạm đi để bà xem, tiện thể thầy bu mày chưa về. Nói rồi bà vội đi vào trong buồng, xúc trộm năm đấu thóc đổ vào trong ruột tượng rồi bươn bả ra khỏi ngõ. Thằng Hấu quệt nước mắt, vừa trệu traọ nhai bát cơm nóng chan nước tương và dưa chua trước mặt, vừa nhìn theo cái dáng đi tất tưởi của bà nội, vẻ háo hức thèm thuồng.
Chạy ra chợ thấy chợ vắng ngắt như chùa bà Đanh, bà Cầm nháo nhác khắp khu vực chợ rồi chạy tọt vào nhà người quen gần chợ thì thào:
– Này bà Bẩu ơi, tôi nghe cháu tôi bảu nhà Bồng hôm qua thịt trộm con lợn nửa tạ, hôm nay có thịt bán cho mấy người trong xóm, bà giúp tôi mua mấy lạng cho thằng cháu đích tôn của tôi được không bà?
Bà Bẩu ngó trước ngó sau bảo:
– Chết, bà be bé cái mồm thôi, kẻo lãnh đạo xã biết là phạt nó cả tạ thóc không ít đâu.
– Ờ bà Cầm hé cánh cửa chui vào : -Tôi cũng nghe thằng cháu tôi đi học về kể thế, nên xúc trộm năm đấu thóc đổi cho nó mấy lạng thịt ăn cho đỡ thèm… Tình làng, nghĩa xóm bà giúp tôi đi.
Giọng bà Bẩu thẽ thọt: – Thôi được rồi, bà đã nói thế , tôi nỡ lòng nào…Bà vào đi, sáng nay nghe thằng Bồng nói khó, tôi nhận lời bán giúp cho nó chục cân, giờ còn mấy miếng tôi để trong buồng ấy…Rõ khổ, ăn thịt lợn nhà mình nuôi mà qúa ăn vụng của địa chủ ngày xưa.
-Vâng Bà Cầm thì thào vẻ từng trải, hiểu biết :- Ngày xưa địa chủ nó cho ăn đói, mặc rách mà không cầm lòng được, ăn vụng thịt trong bếp nhà nó, nó không đánh cho tuốt xác, cũng chửi cho mục mả, nhưng bây giờ là thời đại mới “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, mà chủ sợ lãnh đạo xã hơn sợ địa chủ ngày xưa bà ạ. Hơi một tí là đè ra phạt công điểm rồi quy vào thóc, đói cứ là vàng mắt ra, còn khổ hơn cảnh địa chủ bóc lột ngày xưa bà nhỉ.
– Ấy chết, bà có con là đảng viên mà ăn nói mất lập trường, quan điểm qúa…Tất cả là do tụi Đế Quốc Mỹ xâm lược thôi, phải nhịn ăn, nhịn mặc để dồn lương thực, thực phẩm cho bộ đội ăn no, đánh thắng bà ạ.
Bà Cầm ngúng nguẩy:
-Đảng viên, đảng hòn, đảng cục gì tôi chẳng biết, cứ thấy từ ngày vào hợp tác xã là đói rã họng ra. Ngày nào con trai, con dâu tôi cũng phải ra ruộng từ tinh mơ mờ đất, lo cho đám ruộng 5% của cả nhà xong, hễ nghe kẻng là ba chân, bốn cẳng ra đồng lấy công điểm của hợp tác xã để trừ vào tiền bơm nước, tiền thuốc trừ sâu, phân bón, tiền gửi trẻ, con cái đi học v.v. Cả buổi ngong ngóng nghe tiếng kẻng để chạy về nhà ăn vội bát cơm lại ra đồng làm đến 5 giờ chiều mới được về, lại ngụm sống ngụm chín để lo cho đám ruộng của nhà, rồi chăn con lợn con gà để làm nghĩa vụ thực phẩm với hợp tác xã…7 giờ tối nghe kẻng lại quầy quả ra đình làng bình bầu công điểm trong ngày. Cứ gọi là cãi nhau hơn mổ bò đến tận nửa đêm bà ạ…Mà thực ra có bò đâu mà mổ, có chó gì đâu mà xơi? Mỗi ngày lao động phụ được cao nhất 5 điểm ,lao động chính được tám đến mười điểm, mỗi điểm vài lạng thóc, trừ đầu trừ đuôi, khoản nọ, khoản kia, mỗi tháng dôi ra được 9 ky lô gam thóc, nếu không có mảnh ruộng 5 % thì bà bảo …chả khổ hơn thời địa chủ, cường hào, ác bá là gì?
-Thôi thôi bà Bẩu gắt: – Cái gì là chính sách của đảng và nhà nước, bà chớ có đụng vào, kẻo tai bay, vạ gió, rách chuyện lắm; Giờ bà đưa thóc của bà đây để tôi cân nào…Nhanh, không có đứa nào trong đội du kích của xã ập vào, tôi lại giấu không kịp…
– Ờ ờ, bà Cầm nghẹn giọng thì thào: – Của tôi 5 cân – 5 đấu như mọi bận, bà cứ xẻo đại cho tôi một miếng đi, khỏi cân đo đong đếm gì, kẻo cháu tôi nó đợi. Khổ thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa gì mà sao khốn khổ, khốn nạn vậy hả giời…
Tong tả cầm miếng thịt bụng giấu vào cạp quần, bà Cầm ra về , thằng Hấu chờ ở cổng mắt sáng lên:
– Bà mua được rồi hở bà, bà làm nhanh lên, cháu ăn hết cả bát ô tô cơm rồi mà nhớ tới thịt vẫn thèm rỏ giãi.
– Ờ ! Bà Cầm bảo: – Mày khép cánh cửa bếp vào cho bà, rồi chạy ù ra vừờn cắt nắm hành vào đây bà làm cho mà ăn.
Hai bà cháu đang lúi húi đảo thịt trong nồi thì con trai và con dâu bà đi làm về; Quẳng tạch cái cuốc mẻ xuống đất, đưa mũi hít hít ,miệng lẩm bẩm: “ mùi thịt lợn thơm qúa”.
Như hiểu ra cơ sự, cả hai xô cửa bếp ùa vào:
– Bu, bu lại xúc trộm thóc mua thịt lợn chui để bà cháu ăn với nhau đấy phỏng?
Bà Cầm ngẩng lên kinh hãi:
– Tôi tôi …
Hiểu rõ cơ sự, Cải đáp thay vợ:
– Khổ, con đâu có tiếc u, u khổ cả đời rồi, ăn hơn con, hơn cháu một miếng rồi chờ ngày chết cũng không sao, nhưng u thông cảm cho chúng con. Hai người làm, sáu miệng ăn, mấy lạng thịt của u, bốc bay nửa yến thóc, chúng con bù ở đâu ra?
Thương điệu bộ ngớ ngẩn, ú ớ của bà, thằng Hấu láu táu:
– Tại con đòi đấy, không phải tại bà thèm thịt mà tự mua như mọi bận đâu.
Thắm, con dâu bà ngẩn ra:
– Thôi chết, một mình bà ăn vụng chưa đủ sao mà còn cả mày nữa hở thằng trời đánh, thánh vật kia?
Bà Cầm nước mắt giàn dụa:
– Tại tôi, tại tôi cả, tôi thương cháu gầy guộc, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, nên…
Nuốt một cục nghẹn từ lục phủ, ngũ tạng trào lên, Cải nghiến răng:
– Con biết không phải tại u, cũng không phải tại cu Hấu, tại cái thời buổi khốn kiếp này. Đất nhà mình, lợn nhà mình, trâu bò nhà mình ,công sức lao động của mình mà tất cả phải xung vào công quỹ hết. Lúc nào cũng “tất cả cho tuyền tuyến”, “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”… Ừ thì cứ cho là xung công tất cả đi, nhưng phải để cho người ta tự do làm, tự do ăn mới có của cải sức lực mà đóng góp, mà đánh thắng chứ. Cứ đè đầu dân mà bắt đóng góp rồi trói tay, chân họ lại thì người dân biết ăn gì, làm gì cho lại?
Thắm đay nghiến;
– Tôi đã nói với ông rồi, tham gì hai chữ đảng viên ấy, bỏ cha hợp tác xã mà ra ngoài nuôi mẹ già, con dại…
Cải vặn lại:
– Cái cô này ăn nói hay nhở? Cô đang là bí thư chi đoàn thanh niên đấy, cô có dám bỏ hợp tác xã không, hay là cả làng, cả huyện này họ tảy chay gia đình cô? Nước hợp tác xã phụ trách, lấy nước đâu cô tưới? Phân hợp tác xã cung cấp, cô đào đâu ra mà bón cho lúa? Hở, mới có 5% đất nông nghiệp mà còn lệ thuộc bỏ mẹ ra kia.
Thắm cong cớn:
– Tẩy chay thì mặc mẹ họ, tôi chỉ cần con no, chồng no là được. Lợn tôi nuôi, tôi bán, tôi thịt. Phân chuồng, phân người tôi bón cây, bón lúa. Nước thì gánh nước ao thả vào. Nếu không, tôi chỉ cần nuôi cá ở nửa sào ao trong vườn nhà mình thôi rồi đổi gạo, đổi thóc, đéo phải phụ thuộc vào con nào, thằng nào cả.
Cải quay sang đay nghiến vợ:
– Cô giỏi nhỉ? Phụ nữ ba đảm đang cơ đấy, cô không nghe các cụ bảo “bớt bát mát mặt” à? Cô định ra khỏi hợp tác xã, làm ăn cá thể để du kích xã vào gô cả tôi với cô lên đồn công an ở huyện à? Ai cung cấp cá giống, lợn giống, thóc giống cho cô nuôi, cô cấy? Còn ba đứa con cô nữa , ai dám nhận chúng nó đến trường hả ?
Đến nước này, bà Cầm chỉ còn biết quay lại mếu máo; Hy vọng những giọt nước mắt khổ sở, nọc nhằn của mình xoa dịu những tia lửa hằn thù trong mắt con trai, con dâu:
– Thôi tôi xin anh chị, đừng cắn cấu nhau nữa. Đã bảo tôi còn khỏe; 60 tuổi đầu, tôi lo đám ruộng 5 % được, các anh chị cậy là đảng viên đoàn viên, muốn đóng góp gì cho hợp tác xã cũng được, đừng bắt tôi ngồi nhà lệ thuộc miếng ăn, miếng uống vào các anh, các chị, nhục lắm.
Mải cãi nhau, cả nhà không biết đứa con lớn đã đi học từ lúc nào về…Len lén vào trong bếp, nó lấy dưa, múc tương đặt lên chiếc mâm gỗ bợt bạt, cũ kỹ kèm đĩa thịt rang cháy cạnh, thơm lừng, đon đả:
– Thôi, cả nhà mình ăn cơm thôi, con đói lắm rồi. Bố mẹ đừng giận bà nữa, con đi học ở trường cũng nghe mấy đứa kể chuyện nhà nó mua thịt từ nhà bác Bồng, bố thằng Bột, con cũng ao ước trưa nay nhà mình có thịt lợn ăn như nhà chúng nó lắm, không ngờ về nhà có thật. Thịt này mà ăn cơm nóng với dưa chua vừa kịp muối, ngon hết xảy.
Mùi thịt thơm lừng hòa quyện vị cơm nóng hổi ngào ngạt tuôn ra khắp bếp, khỏa lấp vị buồn bực trong người, Cải đỡ lời :
– Thôi! trời đánh còn tránh miếng ăn! Cả nhà ăn cơm đi, ăn một bữa cho hết thèm thịt rồi lại nhịn đến tết. Gì chứ tôi thèm vào cái danh hiệu đảng viên hão, tôi không chấp mấy lời bọn sĩ diện nói: – “Cứ thấy miếng ăn trước mặt là phản đảng, phủ nhận chủ nghĩa xã hội”…Gì thì gì, cứ có thực mới vực được tình, tình là người ấy đồng bào ạ.
Thắm kéo ghế từ góc bếp ra ngồi, nghe chồng nói bỗng phì cười tán thưởng :
– Sao ông đảng viên quèn không nói “Có thịt mới vực được tình, tình là tình người trong nhà mình ấy, cả nhà ạ?”
Hơi cơm, hơi thịt ùa vào từng tế bào cơ thể, làm ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu, Cải ghé tai vợ nói nhỏ, cốt không để mẹ và hai đứa con nghe thấy:
– Có thịt mới …ịt được vợ… bu nó ạ!
Thắm nghe vậy, quên cả thực tại trước mặt, kêu ré lên:
-Giời ạ, hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn, thêm một đứa đang gửi nhà trẻ hợp tác xã, mỗi tháng mất cả mấy trăm công điểm kia…đẻ nữa thì… tay gậy tay bị khắp thôn tung hoành à?

Trần Khải Thanh Thủy
Trích “chuyện dài xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.